yeulam_laiyeu_lailam_potay
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO TRONG HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP 5
1.1. Quá trình phát triển ERP 5
1.2. Nội dung triển khai ERP trong doanh nghiệp 9
1.3. Phân hệ quản lý kho trong hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp 10
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN THEO HƯỚNG CẤU TRÚC 13
2.1. Cách tiếp cận hệ thống và các khái niệm cơ bản 13
2.2. Các mô hình sử dụng 16
2.3. Quy trình phân tích và thiết kế hệ thống 19
Chương 3: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO 23
3.1. Khái quát về tổ chức yêu cầu xây dựng hệ thống 23
3.2. Mục tiêu quản lý 27
3.3. Yêu cầu quy trình nghiệp vụ 27
3.4. Hồ sơ dữ liệu cần sử dụng 39
3.5. Mô hình nghiệp vụ 45
Chương 4 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN 48
4.1. Mô hình phân tích xử lý 48
4.2. Mô hình phân tích dữ liệu 52
Chương 5 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 61
5.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý và logic 61
5.2. Thiết kế đầu ra 72
5.3. Mô hình luồng dữ liệu hệ thống 73
5.4. Thiết kế giao diện 75
Chương 6 : LẬP TRÌNH THỬ NGHIỆM 78
6.1. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ lập trình VISUAL BASIC 6.0 78
6.2. Các giao diện 80
6.3. Mẫu các báo cáo 82
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 83
KẾT LUẬN CHUNG 84
PHỤ LỤC 85
PHỤ LỤC 1.Hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng 85
PHỤ LỤC 2. Tài liệu tham khảo 87
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO TRONG HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình phát triển ERP:
ERP được nhen nhóm từ những năm đầu của thập kỷ 50 và thực sự bắt đầu vào những năm 60. Ngày nay nó đã trở thành một thị trường phát triển vững chắc ở trên thế giới và thị trường này cũng đã hình thành ở Việt Nam cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin tại Việt nam.
Để hiểu ERP bắt đầu từ đầu và sẽ đi về đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm: MRP, MRP II, ERP và ERM.
MRP: Material Requirements Planning - Hoạch định nhu cầu vật liệu
MRP II: Manufacturing Resource Planning - Hoạch định nguồn lực sản xuất
ERP: Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
ERM: Enterprise Resource Management - Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Thập niên 50, quá trình hoạt động sản xuất của các công ty đã đặt ra các yêu cầu cần giải quyết đó là:
Số lượng đặt hàng kinh tế(EOQ).
Lượng tồn kho an toàn(Safety Stock).
Danh sách nguyên liệu(Bill of Material_BOMP).
Quản lý lệnh sản xuất(Work Orders).
Việc giải quyết các yêu cầu trên sẽ quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của một công ty. Vì vậy nó mang một ý nghĩa sống còn đối với hoạt động kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này cần xử lý và tính toán nhanh và không thể đáp ứng được nếu xử lý bằng tay.
Cũng trong giai đoạn này, máy tính đã trở nên rẻ hơn, mạnh hơn và thân thiện với con người hơn. Do đó từ giữa những năm 60, nhiều hệ thống quản lý trên máy tính đã lần lượt xuất hiện, làm đảo lộn các kỹ thuật quản lý sản xuất truyền thống. Các yêu cầu trong quản lý đã cấu thành hệ thống MRP - Material Requirements Planning hay hoạch định nhu cầu vật liệu.
Những năm 1975, hệ thống MRP đã được định nghĩa và hiều biết một cách đầy đủ và chính xác hơn. Kể từ đó bắt đầu hình thành hệ thống MRP II – Manufacturing Resource Planning-Hoạch định nguồn lực sản xuất. Từ đây thường có sự nhầm lẫn giữa MRP và MRP II.
MRP là một tập hợp công nghệ sử dụng dữ liệu về BOM, thông tin kho và lịch sản xuất để tính toán ra nhu cầu nguyên vật liệu. Còn MRP II được định nghĩa là: “ Một phương pháp hoạch định hiệu quả các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Nó nhắm đến việc hoạch định hoạt động cho từng đơn vị bộ phận, hoạch định tài chính và có khả năng dự trù cho các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất. MRP II là kết quả trực tiếp và mở rộng từ các vòng lặp MRP.
Đến những năm 90, cùng với sự phát triển của phần cứng và mạng máy tính doanh nghiệp dựa trên mô hình Client/Server. Các hệ thống MRP nhường chỗ cho một họ phần mềm mới là ERP – Enterprise Resource Planning nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Nó bao trùm lên toàn bộ các chức năng, hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp như: quản lý tài chính, bán hàng, sản xuất, quản lý kho, nhân lực...
Thập kỷ 90 là thời kỳ hoàn kim của hệ thống ERP, thu hút hàng loạt các hãng phầm mềm và nhiều tên tuổi đã trở thành huyền thoại như: SAP của Đức, Computer Associate, People Soft, JD Edward và Oracle của Mỹ…
Định nghĩa :
ERP là chữ viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning, đó là phần mềm trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP là phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.
Các phân hệ trong ERP :
Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ(module). Phần mềm có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn. Các phân hệ của ERP bao gồm :
• Hoạch định kế hoạch sản xuất .
• Quản lý kho hàng .
• Tài chính – Kế toán .
• Quản lý Đơn hàng - bán hàng .
• Quản lý khách hàng .
• Quản lý Nhân sự .
• Chấm công - Tính lương theo mọi tiêu chí .
• Quản lý Tài sản - Máy móc thiết bị .
• Công cụ Quản trị – Dự báo – Phân tích .
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống ERP:
Lợi ích mà ERP mang đến cho các doanh nghiệp cũng không phải nhỏ. So với việc sử dụng các phần mềm rời rạc khác nhau (như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) thì ERP thiết thực hơn hẳn. Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp đánh giá là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tổ chức theo phòng, ban này cũng rất khác nhau tùy từng doanh nghiệp. Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hay dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin hay dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của doanh nghiệp, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng, ban. Các phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự...) và không liên quan với các phần mềm của phòng ban khác. Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản, copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. Các module của ERP cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình. Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ. Các báo cáo trên phần mềm ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau. Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho doanh nghiệp. Từ thế mạnh này mà ERP mang lại một loạt các lợi ích khác cho doanh nghiệp như :
• Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy .
• Công tác kế toán chính xác hơn .
• Cải tiến quản lý hàng tồn kho .
• Quản lý nhân sự hiệu quả hơn .
• Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn .
Các chi phí cho một hệ thống ERP :
Chi phí bản quyền
Là chi phí phải trả ban đầu cho quyền được sử dụng phần mềm. Chi phí này thường được tính dựa vào số phân hệ và số người sử dụng phần mềm .
Chi phí triển khai
Đây là chi phí triển khai hệ thống ERP, bao gồm chi phí phải trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ/nhà phân phối và thời gian mà các nhân viên của công ty phải tham gia vào quá trình triển khai hệ thống ERP.
Nâng cấp cớ sở hạ tầng của công nghệ thông tin
Các chi phí khác bao gồm số tiền phải trả cho việc nâng cấp cớ sở hạ tầng công nghệ thông tin của công ty, như chi phí bản quyền hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng của máy chủ, tăng độ băng thông, thiết bị mạng và các máy vi tính hay máy chủ mới.
Chi phí tư vấn
Việc sử dụng một chuyên gia tư vấn phân tích hệ thống hiện tại có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố gây thất bại và đánh giá giải pháp tối ưu và/hay giám sát quá trình triển khai của công ty bán hay phân phối lại ERP.
Chi phí bảo trì hàng năm
Chi phí bảo trì hàng năm phải trả cho công ty xây dựng phần mềm hay công ty bán phần mềm để sửa chữa các vấn đề phát sinh.
Chi phí hành chính nội bộ.
Là chi phí liên quan đến nhân sự trong công ty phụ trách duy trì hệ thống ERP, hỗ trợ người sử dụng và giải quyết các sự cố liên quan đến hệ thống. Một yếu tố khác của chi phí hành chính nội bộ nên xem xét là thời gian giá trị của người sử dụng hệ thống trong phạm vi mà họ phải tiêu tốn thời gian trong việc triển khai hệ thống hay để giải quyết các sự cố của hệ thống.
Triển vọng phát triển ERP ở Việt Nam
Việc triển khai ERP ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là thiếu một lộ trình hợp lý. Lý giải cho hiện tượng chưa cân xứng giữa vị trí và vai trò của ERP tại Việt Nam, các chuyên gia khẳng định nguyên nhân do lượng thông tin đến với doanh nghiệp chưa giúp họ hiểu cụ thể những tác động của nó. Việc đề ra giải pháp để nâng cấp doanh nghiệp trở nên cấp thiết khi đến gần ngưỡng cửa hội nhập. Cơ cấu quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam là rất phức tạp và không cụ thể. Yêu cầu tất yếu đặt ra là phải thay đổi lại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, các quy trình hoạt động cho phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp đều có xu hướng giữ lại quy trình cũ của mình. Bản thân quy trình đó đã gắn bó với họ một thời gian dài, mang lại sự thành công và phát triển nhất định. Việc thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất là điều không dễ và đây chính là khâu đặc biệt khó khăn khi triển khai một dự án ERP. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn cần được giải quyết như trình độ của đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất, sự khách biệt với kế toán truyền thống, việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu…
Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia vào WTO, và các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Do đó yêu cầu triển khai ERP để làm quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, nâng cao tính cạnh tranh là một điều tất yếu. Bức tranh về “Thị trường ERP Việt Nam” đã có rất nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực và trong những năm tới nó sẽ còn phát triển hơn nữa. Và thực sự “ERP Việt Nam” là một mảnh đất màu mỡ cho những nhà phát triển.
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình :
Chương trình “Quản lý kho trong hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” đã đạt được những kết quả sau :
- Chương trình có đầy đủ các chức năng nhập, sửa, xóa, in thông tin.
- Có sự phân quyền người sử dụng đảm bảo an toàn thông tin.
- Có các chức năng thông báo cho người dùng khi người dùng thao tác sai hay không đầy đủ.
- Có sự giới hạn trong nhập thông tin tránh tình trạng người dùng nhập nhầm gây ảnh hưửong tới hệ thống và nghiệp vụ công việc.
- Đưa ra được các giao diện cập nhập như: cập nhập hàng,khách hàng, nhân viên, loại hàng…
- Đưa ra được các giao diện phục vụ cho việc lập phiếu kho như : phiếu nhập, phiếu xuất…
- Có các giao diện tìm kiếm thông tin.
- Hỗ trợ kiểm kê hàng bằng máy tính.
- Đưa ra các báo cáo như : báo cáo Nhập – Xuất – Tồn theo từng tháng, báo cáo hàng tồn kho theo tháng….
Tuy nhiên chương trình vẫn còn nhiều hạn chế như sau :
- Cân đối thu chi
- Chưa hoàn thiện modul ghép nối
- Chưa mã háo dữ liệu.
Do vậy để chương trình đưa vào ứng dụng thực tế thì chương trình phải đươc củng cố, nâng cấp và sủa chỗ nhiều.
KẾT LUẬN CHUNG
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP đã có một quá trình phát triển lâu dài có thể coi nó được bắt đầu từ những năm 1960 với tên gọi MRP và sau đó phát triển thành MRPII, nhưng các hệ thống MRP và MRPII chủ yếu tập trung vào các quy trình sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống ERP như hiện nay thực sự ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 90. ERP là một giải pháp công nghệ tích hợp toàn bộ các ứng dụng sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại...) của một tổ chức. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân sự, vật tư, máy mọc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Hệ thống ERP cho phép công ty tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu nói trên.
Nội dung khoá luận này đã giới thiệu khái niệm về ERP và một số vấn đề liên quan đến ERP. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu được ERP là gì và vai trò, lợi ích của nó đối với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những kiến thức thu được, chúng ta sẽ say mê hơn và bắt tay vào tìm hiểu về ERP để ERP Việt Nam phát triển vững mạnh hơn.
Khoá luận đã trình bày việc phân tích thiết kế “Phân hệ Quản lý kho trong hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)”. Nội dụng phân tích thiết kế đã cố gắng bám sát các yêu cầu chung của nghiệp vụ quản lý kho – cũng như những yêu cầu riêng đối với một phân hệ phần mềm trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, bản phân tích thiết kế vẫn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.HƯỚNG DẪN CÁCH CÀI ĐẶT VÀ CÁCH SỬ DỤNG :
I. Cách cài đặt chương trình :
Để chạy được chương trình yêu cầu máy phải cài đặt trước SQL Sever. Người dùng phải Attach dữ liệu chương trình. Dữ liệu chương trình đặt trong file CSDL đi theo bộ cài chương trình.
Chương trình đã được đóng gói thành một bộ cài. Cài đặt chương trình :
+ Chạy file Setup
+ Thao tác theo hướng dẫn của chương trình cài đăt.
II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm :
Sau khi đã cài đặt được chương trình . Vào Start/Program/QLKHO để chạy chương trình. Xuất hiện giao diện chính của chương trình :
Để chương trình có thể chạy trên các máy khác nhau với các sever khác nhau, trước hết người dùng phải đổi tên sever cho phù hợp với tên sever đang sử dụng. Thao tác : He thong / Doi Sever. Giao diện đổi sever xuất hiện, nhập tên sever đang sử dụng sau đó ấn nút Nhập và chờ thông báo “Đổi sever thành công “ . Để biết tên sever đang sử dụng chọn Start/Program/Microsof SQL Sever/ Sever Manager. Tên sever nằm trong ô Sever.
Lưu ý: Chỉ đổi tên Sever ở lần đầu tiên làm việc với các lần làm việc sau không cần đổi tên sever vì chương trình đã cập nhập sever hiện hành mà máy đang sử dụng.
Truớc khi làm việc với chương trình, người dùng được người quản trị cung cấp cho tên đăng nhập và mật khẩu đồng thời cũng phân quyền cho người dùng. Khi đăng nhập thành công vào hệ thống, người dùng có thể thay đổi lại mật khẩu để đảm bảo tính an toàn với chức năng Đổi mật khẩu (He thong/Chuc nang nang cao/Doi mat khau).
Với mỗi loại người dùng khác nhau mà có thể sử dụng các chức năng của chương trình.
- Người dùng là Admin : có thể thao tác với tất cả các chức năng của hệ thống. Loại người dùng này có chức năng quản trị toàn bộ hệ thống.(VD: tên đăng nhập luchuong Pass 1111985)
- Người dùng là Power : Người dùng này có chức năng cập nhật thông tin cho hệ thống bao gồm thông tin nhân viên, thông tin khách, thông tin nhà cung cấp, thông tin hàng hóa,…..ngoài ra người dùng còn có thể sử dụng thêm chức năng tìm kiếm và trợ giúp. Tuy nhiên người dùng này không thể sử dụng chức năng cập nhật thông tin người dùng, chức năng tạo phiếu và báo cáo.(VD: tên đăng nhập hoang Pass hoang)
- Người dùng là user : Người dùng này thường là nhân viên kho hay thủ kho có nhiệm vụ lập phiếu và báo cáo tình hình kho hàng tháng vì vậy người dùng này có thể sử dụng chức năng Lập phiếu, báo cáo và tìm kiếm. Tuy nhiên người dùng không được sử dụng chức năng cập nhật người dùng và cập nhật thông tin.(VD: tên đăng nhập giang Pass giang)
Với chức năng tìm kiếm, có thể tìm kiếm theo 2 tiêu chí, với mỗi tiêu chí người dùng có thể tìm kiếm tương tự (LIKE) hay tìm kiếm bằng (=) . Với tìm kiếm LIKE người dùng có thể đánh từng kí tự của mục tìm kiếm, chương trình sẽ tìm kiếm trong dữ liệu chương trình và đưa ra những dữ liệu có chứa những kí tự mà người dùng đã nhập vào textbox.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO TRONG HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP 5
1.1. Quá trình phát triển ERP 5
1.2. Nội dung triển khai ERP trong doanh nghiệp 9
1.3. Phân hệ quản lý kho trong hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp 10
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN THEO HƯỚNG CẤU TRÚC 13
2.1. Cách tiếp cận hệ thống và các khái niệm cơ bản 13
2.2. Các mô hình sử dụng 16
2.3. Quy trình phân tích và thiết kế hệ thống 19
Chương 3: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO 23
3.1. Khái quát về tổ chức yêu cầu xây dựng hệ thống 23
3.2. Mục tiêu quản lý 27
3.3. Yêu cầu quy trình nghiệp vụ 27
3.4. Hồ sơ dữ liệu cần sử dụng 39
3.5. Mô hình nghiệp vụ 45
Chương 4 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN 48
4.1. Mô hình phân tích xử lý 48
4.2. Mô hình phân tích dữ liệu 52
Chương 5 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 61
5.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý và logic 61
5.2. Thiết kế đầu ra 72
5.3. Mô hình luồng dữ liệu hệ thống 73
5.4. Thiết kế giao diện 75
Chương 6 : LẬP TRÌNH THỬ NGHIỆM 78
6.1. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ lập trình VISUAL BASIC 6.0 78
6.2. Các giao diện 80
6.3. Mẫu các báo cáo 82
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 83
KẾT LUẬN CHUNG 84
PHỤ LỤC 85
PHỤ LỤC 1.Hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng 85
PHỤ LỤC 2. Tài liệu tham khảo 87
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO TRONG HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình phát triển ERP:
ERP được nhen nhóm từ những năm đầu của thập kỷ 50 và thực sự bắt đầu vào những năm 60. Ngày nay nó đã trở thành một thị trường phát triển vững chắc ở trên thế giới và thị trường này cũng đã hình thành ở Việt Nam cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin tại Việt nam.
Để hiểu ERP bắt đầu từ đầu và sẽ đi về đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm: MRP, MRP II, ERP và ERM.
MRP: Material Requirements Planning - Hoạch định nhu cầu vật liệu
MRP II: Manufacturing Resource Planning - Hoạch định nguồn lực sản xuất
ERP: Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
ERM: Enterprise Resource Management - Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Thập niên 50, quá trình hoạt động sản xuất của các công ty đã đặt ra các yêu cầu cần giải quyết đó là:
Số lượng đặt hàng kinh tế(EOQ).
Lượng tồn kho an toàn(Safety Stock).
Danh sách nguyên liệu(Bill of Material_BOMP).
Quản lý lệnh sản xuất(Work Orders).
Việc giải quyết các yêu cầu trên sẽ quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của một công ty. Vì vậy nó mang một ý nghĩa sống còn đối với hoạt động kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này cần xử lý và tính toán nhanh và không thể đáp ứng được nếu xử lý bằng tay.
Cũng trong giai đoạn này, máy tính đã trở nên rẻ hơn, mạnh hơn và thân thiện với con người hơn. Do đó từ giữa những năm 60, nhiều hệ thống quản lý trên máy tính đã lần lượt xuất hiện, làm đảo lộn các kỹ thuật quản lý sản xuất truyền thống. Các yêu cầu trong quản lý đã cấu thành hệ thống MRP - Material Requirements Planning hay hoạch định nhu cầu vật liệu.
Những năm 1975, hệ thống MRP đã được định nghĩa và hiều biết một cách đầy đủ và chính xác hơn. Kể từ đó bắt đầu hình thành hệ thống MRP II – Manufacturing Resource Planning-Hoạch định nguồn lực sản xuất. Từ đây thường có sự nhầm lẫn giữa MRP và MRP II.
MRP là một tập hợp công nghệ sử dụng dữ liệu về BOM, thông tin kho và lịch sản xuất để tính toán ra nhu cầu nguyên vật liệu. Còn MRP II được định nghĩa là: “ Một phương pháp hoạch định hiệu quả các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Nó nhắm đến việc hoạch định hoạt động cho từng đơn vị bộ phận, hoạch định tài chính và có khả năng dự trù cho các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất. MRP II là kết quả trực tiếp và mở rộng từ các vòng lặp MRP.
Đến những năm 90, cùng với sự phát triển của phần cứng và mạng máy tính doanh nghiệp dựa trên mô hình Client/Server. Các hệ thống MRP nhường chỗ cho một họ phần mềm mới là ERP – Enterprise Resource Planning nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Nó bao trùm lên toàn bộ các chức năng, hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp như: quản lý tài chính, bán hàng, sản xuất, quản lý kho, nhân lực...
Thập kỷ 90 là thời kỳ hoàn kim của hệ thống ERP, thu hút hàng loạt các hãng phầm mềm và nhiều tên tuổi đã trở thành huyền thoại như: SAP của Đức, Computer Associate, People Soft, JD Edward và Oracle của Mỹ…
Định nghĩa :
ERP là chữ viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning, đó là phần mềm trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP là phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.
Các phân hệ trong ERP :
Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ(module). Phần mềm có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn. Các phân hệ của ERP bao gồm :
• Hoạch định kế hoạch sản xuất .
• Quản lý kho hàng .
• Tài chính – Kế toán .
• Quản lý Đơn hàng - bán hàng .
• Quản lý khách hàng .
• Quản lý Nhân sự .
• Chấm công - Tính lương theo mọi tiêu chí .
• Quản lý Tài sản - Máy móc thiết bị .
• Công cụ Quản trị – Dự báo – Phân tích .
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống ERP:
Lợi ích mà ERP mang đến cho các doanh nghiệp cũng không phải nhỏ. So với việc sử dụng các phần mềm rời rạc khác nhau (như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) thì ERP thiết thực hơn hẳn. Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp đánh giá là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tổ chức theo phòng, ban này cũng rất khác nhau tùy từng doanh nghiệp. Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hay dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin hay dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của doanh nghiệp, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng, ban. Các phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự...) và không liên quan với các phần mềm của phòng ban khác. Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản, copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. Các module của ERP cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình. Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ. Các báo cáo trên phần mềm ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau. Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho doanh nghiệp. Từ thế mạnh này mà ERP mang lại một loạt các lợi ích khác cho doanh nghiệp như :
• Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy .
• Công tác kế toán chính xác hơn .
• Cải tiến quản lý hàng tồn kho .
• Quản lý nhân sự hiệu quả hơn .
• Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn .
Các chi phí cho một hệ thống ERP :
Chi phí bản quyền
Là chi phí phải trả ban đầu cho quyền được sử dụng phần mềm. Chi phí này thường được tính dựa vào số phân hệ và số người sử dụng phần mềm .
Chi phí triển khai
Đây là chi phí triển khai hệ thống ERP, bao gồm chi phí phải trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ/nhà phân phối và thời gian mà các nhân viên của công ty phải tham gia vào quá trình triển khai hệ thống ERP.
Nâng cấp cớ sở hạ tầng của công nghệ thông tin
Các chi phí khác bao gồm số tiền phải trả cho việc nâng cấp cớ sở hạ tầng công nghệ thông tin của công ty, như chi phí bản quyền hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng của máy chủ, tăng độ băng thông, thiết bị mạng và các máy vi tính hay máy chủ mới.
Chi phí tư vấn
Việc sử dụng một chuyên gia tư vấn phân tích hệ thống hiện tại có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố gây thất bại và đánh giá giải pháp tối ưu và/hay giám sát quá trình triển khai của công ty bán hay phân phối lại ERP.
Chi phí bảo trì hàng năm
Chi phí bảo trì hàng năm phải trả cho công ty xây dựng phần mềm hay công ty bán phần mềm để sửa chữa các vấn đề phát sinh.
Chi phí hành chính nội bộ.
Là chi phí liên quan đến nhân sự trong công ty phụ trách duy trì hệ thống ERP, hỗ trợ người sử dụng và giải quyết các sự cố liên quan đến hệ thống. Một yếu tố khác của chi phí hành chính nội bộ nên xem xét là thời gian giá trị của người sử dụng hệ thống trong phạm vi mà họ phải tiêu tốn thời gian trong việc triển khai hệ thống hay để giải quyết các sự cố của hệ thống.
Triển vọng phát triển ERP ở Việt Nam
Việc triển khai ERP ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là thiếu một lộ trình hợp lý. Lý giải cho hiện tượng chưa cân xứng giữa vị trí và vai trò của ERP tại Việt Nam, các chuyên gia khẳng định nguyên nhân do lượng thông tin đến với doanh nghiệp chưa giúp họ hiểu cụ thể những tác động của nó. Việc đề ra giải pháp để nâng cấp doanh nghiệp trở nên cấp thiết khi đến gần ngưỡng cửa hội nhập. Cơ cấu quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam là rất phức tạp và không cụ thể. Yêu cầu tất yếu đặt ra là phải thay đổi lại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, các quy trình hoạt động cho phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp đều có xu hướng giữ lại quy trình cũ của mình. Bản thân quy trình đó đã gắn bó với họ một thời gian dài, mang lại sự thành công và phát triển nhất định. Việc thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất là điều không dễ và đây chính là khâu đặc biệt khó khăn khi triển khai một dự án ERP. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn cần được giải quyết như trình độ của đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất, sự khách biệt với kế toán truyền thống, việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu…
Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia vào WTO, và các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Do đó yêu cầu triển khai ERP để làm quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, nâng cao tính cạnh tranh là một điều tất yếu. Bức tranh về “Thị trường ERP Việt Nam” đã có rất nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực và trong những năm tới nó sẽ còn phát triển hơn nữa. Và thực sự “ERP Việt Nam” là một mảnh đất màu mỡ cho những nhà phát triển.
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình :
Chương trình “Quản lý kho trong hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” đã đạt được những kết quả sau :
- Chương trình có đầy đủ các chức năng nhập, sửa, xóa, in thông tin.
- Có sự phân quyền người sử dụng đảm bảo an toàn thông tin.
- Có các chức năng thông báo cho người dùng khi người dùng thao tác sai hay không đầy đủ.
- Có sự giới hạn trong nhập thông tin tránh tình trạng người dùng nhập nhầm gây ảnh hưửong tới hệ thống và nghiệp vụ công việc.
- Đưa ra được các giao diện cập nhập như: cập nhập hàng,khách hàng, nhân viên, loại hàng…
- Đưa ra được các giao diện phục vụ cho việc lập phiếu kho như : phiếu nhập, phiếu xuất…
- Có các giao diện tìm kiếm thông tin.
- Hỗ trợ kiểm kê hàng bằng máy tính.
- Đưa ra các báo cáo như : báo cáo Nhập – Xuất – Tồn theo từng tháng, báo cáo hàng tồn kho theo tháng….
Tuy nhiên chương trình vẫn còn nhiều hạn chế như sau :
- Cân đối thu chi
- Chưa hoàn thiện modul ghép nối
- Chưa mã háo dữ liệu.
Do vậy để chương trình đưa vào ứng dụng thực tế thì chương trình phải đươc củng cố, nâng cấp và sủa chỗ nhiều.
KẾT LUẬN CHUNG
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP đã có một quá trình phát triển lâu dài có thể coi nó được bắt đầu từ những năm 1960 với tên gọi MRP và sau đó phát triển thành MRPII, nhưng các hệ thống MRP và MRPII chủ yếu tập trung vào các quy trình sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống ERP như hiện nay thực sự ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 90. ERP là một giải pháp công nghệ tích hợp toàn bộ các ứng dụng sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại...) của một tổ chức. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân sự, vật tư, máy mọc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Hệ thống ERP cho phép công ty tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu nói trên.
Nội dung khoá luận này đã giới thiệu khái niệm về ERP và một số vấn đề liên quan đến ERP. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu được ERP là gì và vai trò, lợi ích của nó đối với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những kiến thức thu được, chúng ta sẽ say mê hơn và bắt tay vào tìm hiểu về ERP để ERP Việt Nam phát triển vững mạnh hơn.
Khoá luận đã trình bày việc phân tích thiết kế “Phân hệ Quản lý kho trong hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)”. Nội dụng phân tích thiết kế đã cố gắng bám sát các yêu cầu chung của nghiệp vụ quản lý kho – cũng như những yêu cầu riêng đối với một phân hệ phần mềm trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, bản phân tích thiết kế vẫn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.HƯỚNG DẪN CÁCH CÀI ĐẶT VÀ CÁCH SỬ DỤNG :
I. Cách cài đặt chương trình :
Để chạy được chương trình yêu cầu máy phải cài đặt trước SQL Sever. Người dùng phải Attach dữ liệu chương trình. Dữ liệu chương trình đặt trong file CSDL đi theo bộ cài chương trình.
Chương trình đã được đóng gói thành một bộ cài. Cài đặt chương trình :
+ Chạy file Setup
+ Thao tác theo hướng dẫn của chương trình cài đăt.
II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm :
Sau khi đã cài đặt được chương trình . Vào Start/Program/QLKHO để chạy chương trình. Xuất hiện giao diện chính của chương trình :
Để chương trình có thể chạy trên các máy khác nhau với các sever khác nhau, trước hết người dùng phải đổi tên sever cho phù hợp với tên sever đang sử dụng. Thao tác : He thong / Doi Sever. Giao diện đổi sever xuất hiện, nhập tên sever đang sử dụng sau đó ấn nút Nhập và chờ thông báo “Đổi sever thành công “ . Để biết tên sever đang sử dụng chọn Start/Program/Microsof SQL Sever/ Sever Manager. Tên sever nằm trong ô Sever.
Lưu ý: Chỉ đổi tên Sever ở lần đầu tiên làm việc với các lần làm việc sau không cần đổi tên sever vì chương trình đã cập nhập sever hiện hành mà máy đang sử dụng.
Truớc khi làm việc với chương trình, người dùng được người quản trị cung cấp cho tên đăng nhập và mật khẩu đồng thời cũng phân quyền cho người dùng. Khi đăng nhập thành công vào hệ thống, người dùng có thể thay đổi lại mật khẩu để đảm bảo tính an toàn với chức năng Đổi mật khẩu (He thong/Chuc nang nang cao/Doi mat khau).
Với mỗi loại người dùng khác nhau mà có thể sử dụng các chức năng của chương trình.
- Người dùng là Admin : có thể thao tác với tất cả các chức năng của hệ thống. Loại người dùng này có chức năng quản trị toàn bộ hệ thống.(VD: tên đăng nhập luchuong Pass 1111985)
- Người dùng là Power : Người dùng này có chức năng cập nhật thông tin cho hệ thống bao gồm thông tin nhân viên, thông tin khách, thông tin nhà cung cấp, thông tin hàng hóa,…..ngoài ra người dùng còn có thể sử dụng thêm chức năng tìm kiếm và trợ giúp. Tuy nhiên người dùng này không thể sử dụng chức năng cập nhật thông tin người dùng, chức năng tạo phiếu và báo cáo.(VD: tên đăng nhập hoang Pass hoang)
- Người dùng là user : Người dùng này thường là nhân viên kho hay thủ kho có nhiệm vụ lập phiếu và báo cáo tình hình kho hàng tháng vì vậy người dùng này có thể sử dụng chức năng Lập phiếu, báo cáo và tìm kiếm. Tuy nhiên người dùng không được sử dụng chức năng cập nhật người dùng và cập nhật thông tin.(VD: tên đăng nhập giang Pass giang)
Với chức năng tìm kiếm, có thể tìm kiếm theo 2 tiêu chí, với mỗi tiêu chí người dùng có thể tìm kiếm tương tự (LIKE) hay tìm kiếm bằng (=) . Với tìm kiếm LIKE người dùng có thể đánh từng kí tự của mục tìm kiếm, chương trình sẽ tìm kiếm trong dữ liệu chương trình và đưa ra những dữ liệu có chứa những kí tự mà người dùng đã nhập vào textbox.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: