Attie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếu trong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới yêu cầu của mỗi doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp thương mại phải có được những mặt hàng không chỉ hợp về mẫu mã, đủ về số lượng hay mang yếu tố hiện đại mà còn chú ý đến chất lượng của mặt hàng đó. Ngày nay nhờ đổi mới khoa học kỹ thuật mà chu trình sản xuất được rút ngắn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mặt khác thu nhập quốc dân càng ngày càng cao, nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn đổi mới đa dạng nên càng đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Như ông Hoàng Mạnh Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã nói: "chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hương vong trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung".
Tuy nhiên trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa, với sự phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật,công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt quyết liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với những thử thách to lớn như: Sức ép của hàng nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Môi trường kinh doanh mới mẻ đầy biến động. Cung thường xuyên vượt cầu. Hàng rào thuế quan dần bị xoá bỏ. Những thị trường quan trọng như thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản lại hết sức nghiêm ngặt về thủ tục và tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm... Vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng bằng pháp luật về chất lượng sản phẩm ngày càng cấp bách và trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu. Chính vì ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, tui chọn đề tài . "Pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và thực tiễn tại việt nam"
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sản phẩm hàng hóa và tình hình chất lượng sản phẩm của Việt Nam trước và sau khi có Luật chát lượng sản phẩm hàng hóa, từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng trên. Bài viết sẽ tập trung phân tích bản chất và vai trò của chất lượng hàng hoá đối với Nhà nước, các doanh nghiệp, và người tiên dùng. Đồng thời nêu lên những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật chất lượng hàng hóa vào thực tiễn để tìm ra hướng hoàn thiện Pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Phân tích các khái niệm về chất lượng hàng hóa để hiểu được bản chất cuả nó. Bên cạnh đó, cần phân tích vai trò của chất lượng hàng hóa để nói lên sự cần thiết phải điều chỉnh cũng như hoàn thiện pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra, trên cơ sỏ đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của hàng lang pháp lý về chất lượng sản phẩm để có phương hướng giải quyết những hạn chế đó.
Phưong pháp tổng hợp: Đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật về chất lượng hàng hóa.
Phương pháp liệt kê: liệt kê hệ thống các văn bản có liên quan để tiện theo dõi và làm căn cứ cho phần lý luận của mình.
4. Kết cấu của đề tài :
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4 Kết cấu của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa
PHẦN KẾT LUẬN



PHẦN NỘI DUNG
Chương1: Cơ sở pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa

1.1 Khái quát về chất lượng sản phẩm hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Theo quan điểm của triết học Mác thi chất lượng là mức đọ , thước đo biểu hiện giá trị sử dụng của nó. Gía trị sử dụng của sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm và nó chính là chất lượng sản phẩm.
Theo Giáo sư Ishikawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng: “Chất lượng là sự thõa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Theo quan điểm chất lượng hướng theo công nghệ thì chất lượng sản phẩm là “tổng tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thỏa mãn những yêu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kỹ thuật, kinh tế, xã hội”
Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm có khả năng thỏa mãn được những nhu cầu phù hợp công dụng của sản phẩm đó, chất lượng sản phẩm là sự phù hợp các tiêu chuẩn hay tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu(EOQC) thì "Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng"
Theo tiêu chuẩn của Australia(AS1057-1985)thì "Chất lượng là sự phù hợp với mục đích"
Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đưa ra định nghĩa ISO 9000 - 1994 (TCVN 5814 - 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước chấp nhận định nghĩa này:"Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu ra hay còn tiềm ẩn".
Qua các định nghĩa trên ta có thể nêu ra 3 điểm cơ bản về chất lượng sản phẩm hàng hoá sau đây:
+ Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện chức năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.
+ Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.
+ Chất lượng sản phẩm phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần xem xét sản phẩm thoả mãn tới mức nào của người tiêu dùng.
Ở nước ta, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quan niệm hẹp hơn, chỉ là các yêu cầu về an toàn mà sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá định nghĩa chất lượng sản phẩm, hàng hoá “là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được hiểu là chất lượng về mặt an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với người tiêu dùng nên thực chất Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là luật về bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm, hàng hoá và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cơ bản do yếu tố con người, công nghệ và nguyên liệu đầu vào quyết định nhưng với mục tiêu bảo đảm an toàn nên luật chỉ điều chỉnh các quan hệ để bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá từ khâu sản xuất, đưa ra lưu thông trên thị trường đến bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng.
1.1.2. Đặc trưng của chất lượng sản phẩm.
+ Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội - công nghệ tổng hợp. Ở đây chất lượng sản phẩm được quy định bởi 3 yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật chúng ta không được coi chất lượng chỉ đơn thuần là kỹ thuật hay kinh tế mà phải quan tâm tới cả 3 yếu tố.
+ Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế chất lượng luôn phải được cải tiến để phù hợp với khách hàng với quan niệm thoả mãn khách hàng ở từng thời điểm không những thế mà còn thay đổi theo từng thị trường chất lượng sản phẩm được đánh giá là khách nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trường đó.
+ Chất lượng là khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể.
Trừu tượng vì chất lượng thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng.
Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua các đặc tính chất lượng cụ thể có thể đo được, đếm được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì được thiết kế và sản xuất trong giai đoạn sản xuấ
1.1.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa
Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá thể hiện ở mức độ đáp ứng của sản phẩm, hàng hóa với nhu cầu của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn cho con người, động thực vật, tài sản, môi trường.. Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với người tiêu dùng, người sản xuất mà còn cả với nhà nước trong việc duy trì an ninh, trật tự công cộng và lợi ích quốc gia
Chất lương sản phẩm là chính sách do doanh nghiệp thực hiện các chiến lược Marketing tạo uy tin và danh tiếng cho sản phẩm của doanh nghiệp, khẳng định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường từ đó làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền lâu của doanh nghiệp. Nhờ phát triển chất lượng đã giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm tai nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép các nhà sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh.Tình hình trên đã khiến cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo hướng dẫn và kích thích tiêu dùng. Riêng đối với sản phẩm là tư liệu sản xuất chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo cho việc trang bị lỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao dộng. Chất lượng sản phẩm không những làm tăng uy tín hàng hóa nươc ta trên thị trường thế giới mà còn tạo điều kiện tăng cương thu nhập ngoại tệ cho đât nước.
Bên cạnh đó đảm bảo chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng nhái, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng lậu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.
1.2. Pháp luật Việt Nam về chất lượng sản phẩm hàng hóa
1.2.1. Các văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Vì yêu cầu đó nên liên tục những năm gần đây, nhiều nước đã ban hành các đạo luật chuyên ngành để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1990 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1999) với gần một trăm văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về chất lượng chưa thống nhất và đồng bộ, đang ngày tỏ ra bất cập với yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong tình hình mới. Trong những năm gần đây, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá nước ta không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.. Để nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhà nước đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/1/2007). Ngày 21 tháng 11 năm 2007, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá (số 05/2007/QH12), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.
Bên cạnh Luật Chất lượng sản phẩm là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành được các cơ quan chức năng ban hành để hướng dẫn áp dung Luật chất lượng sản phẩm như vào thực tiễn như:
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hang hoá
- Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3/8/2009 của Chính phủ Sửa đổi một số của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 5/6/2009 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009 Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
-Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 8/4/2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp
Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 8/4/2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
- Thông tư số 11/2009/TT-BKHCN ngày 6/5/2009 Quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 2/6/2009 Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
- Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Thông tư số 19/2009/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 Quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường
- Thông tư số 22/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký sản phẩm mới có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Thông tư số 06/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông
- Thông tư số 07/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 Ban hành Danh mục sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy
- Thông tư số 19/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
- Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19/1/2010 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 và hướng dẫn trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất...
Ngoài ra, một còn một số quy định khác được quy định rải rác ở một số luật có liên quan như Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Bộ luật dân sự, Luật thương mại...
quan chuyên nghành để các cơ quan ày chủ động trong hoạt động của mình.
Tăng cường hợp tác quốc tế cũng cực kỳ cần thiết trong lĩnh vực này.
Tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân và các doanh nghiệp từ đó tạo nên phong trào nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa trong toàn xã hội.




PHẦN KẾT LUẬN

Bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng với người tiêu dùng, người sản xuất và nhà nước trong việc duy trì an ninh, trật tự công cộng và lợi ích quốc gia. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá gắn trực tiếp với trách nhiệm của người sản xuất và nhà nước, trong đó người sản xuất chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hoá nhưng nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm, hàng hoá của người sản xuất. Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ quản lý khác và kiểm tra việc thực hiện các quy định này, tác động đến các yếu tố hình thành chất lượng của sản phẩm, hàng hoá để bảo đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hoá được đưa ra thị trường sử dụng.
Tuy nhiên, vì chất lượng sản phẩm hàng hoá là những vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm, nên trong thực tế đời sống xã hội vẫn còn nảy sinh những vấn đề mới cần được bổ sung và giải quyết./.













DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
2- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa
3- Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010
4- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng 2006
5- Bộ luật dân sự 2005
6- Pháp lệnh chất lượng hàng hóa 1999
7- Lý thuyết về thị trường lemon
8-
9-
10-

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu. 1
3. Phương pháp nghiên cứu. 2
4. Kết cấu của đề tài : 2
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương1: Cơ sở pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa 3
1.1 Khái quát về chất lượng sản phẩm hàng hóa 3
1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa 3
1.1.2. Đặc trưng của chất lượng sản phẩm. 4
1.1.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa 5
1.2. Pháp luật Việt Nam về chất lượng sản phẩm hàng hóa 6
1.2.1. Các văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa 6
1.2.2. Các quy định của luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 8
Chương 2:Thực tiễn áp dụng pháp luật về chất lượng 19
sản phẩm hàng hóa 19
2.1. Tình hình thực tế chất lượng sản phẩm hàng hóa VN 19
2.2. Thực trạng pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa. 24
2.3. Nguyên nhân của tình trạng trên. 27
2.4. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Luật chất lượng hàng hóa 28
PHẦN KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top