dangcaycuocdoi_qn
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (số liệu năm 2006). Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.
Trong Kết luận số 20/2003/KL-TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị đã khẳng định Nghệ An là một trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, điều này được thể hiện tiếp tại Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An và thành phố Vinh đến năm 2020.
Để trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH, Nghệ An đã đề ra mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy hoạch phát triển các KCN tập trung.
Việc xây dựng đề tài để nghiên cứu về quá trình phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận sẽ làm rõ sự hình thành và phát triển các mô hình KCN trong quá trình CNH, HĐH. Còn về thực tiễn, việc xây dựng và phát triển các KCN ở Nghệ An sẽ hiện đại hoá nền sản xuất công nghiệp ở địa phương, đồng thời sẽ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và góp phần lớn cho nguồn thu ngân sách của Tỉnh, đưa Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và phát triển các KCN ở từng địa phương nói riêng trong quá trình CNH, HĐH là nội dung mà đã có nhiều Đề tài, công trình nghiên cứu (Đề án, Luận án, Luận văn...) đề cập đến. Các công trình nghiên cứu đều đã phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển các KCN và giải pháp để tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của từng địa phương cũng như của cả nước.
Mặc dù vậy các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu phân tích về chiến lược phát triển KCN trong quá trình CNH, HĐH, chưa đưa ra được những nội dung hình thành và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCN mang tính hiện đại trong quá trình CNH, HĐH, vì vậy chưa đưa ra những giải pháp phát triển các KCN có hiệu quả và tính bền vững cao.
Do đó, đề tài này ngoài việc đánh giá thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở Nghệ An nói riêng, còn đưa ra các nội dung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN hoàn thiện và bền vững, từ đó đề ra các giải pháp trước mắt và những giải pháp mang tầm chiến lược để phát triển các KCN ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Cùng với việc làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH. Đề tài còn tập trung nghiên cứu phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH; phân tích quá trình hình thành và phát triển các KCN ở tỉnh Nghệ An, từ đó đề ra các giải pháp để phát triển có hiệu quả, bền vững các KCN ở tỉnh Nghệ An.
Ngoài ra, đề tài gắn với Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng phát triển công nghiệp Nghệ An giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến 2020, trong đó xác định rõ các KCN tập trung theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế Nghệ An.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Mô hình phát triển KCN.
- Các nội dung để phát triển KCN.
- Cơ chế chính sách để phát triển KCN.
- Tác động của các KCN với cơ cấu kinh tế và phát triển đô thị
- Thực trạng phát triển KCN cả nước và của Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được đề cập ở hai khía cạnh cả về không gian và về thời gian. Về không gian, phạm vi nghiên cứu đó là các KCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH. Còn về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu phát triển các KCN ở Việt Nam và ở tỉnh Nghệ An từ năm 1992 (là năm bắt đầu xuất hiện mô hình KCN đầu tiên ở Việt Nam bằng việc thành lập KCX Tân Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh) đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. Ngoài ra còn thu thập thông tin, tài liệu, số liệu từ các cơ quan Bộ ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là từ các Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ban quản lý các KCN Nghệ An về phát triển các Khu công nghiệp.
6. Những đóng góp của Đề tài.
- Đề tài đã bổ sung thêm lý luận về KCN; phân tích quá trình hình thành, phát triển và vai trò của các KCN đối với nền kinh tế quốc dân; đưa ra các nội dung để phát triển hoàn thiện KCN từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp thực hiện.
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển các KCN ở Nghệ An trong thời gian qua, đồng thời qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển một số KCN ở trong và ngoài nước, Luận văn đã đưa ra những giải pháp thiết thực và mang tầm chiến lược trong việc phát triển các KCN ở Nghệ An.
- Một số nội dung cụ thể của đề tài sẽ đóng góp vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển các KCN Nghệ An theo hướng CNH, HĐH.
7. Kết cấu của Luận văn.
Tên Đề tài: PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NGHỆ AN.
Phần mở đầu.
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phát triển các Khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2. Thực trạng phát triển KCN ở Nghệ An
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH ở Nghệ An
Kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.
1.1. TÍNH TẤT YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH.
1.1.1. Khu công nghiệp và đặc điểm phát triển các KCN Việt Nam.
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp.
Trước hết, cần có sự khái quát về lịch sử hình thành và phát triển các KCN vì “Lịch sử từ đâu thì tư duy lô gíc cũng bắt đầu từ đó”. KCN đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. Anh là nước CN đầu tiên và KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester và sau đó là vùng CN Chicago (Mỹ), KCN Napoli (ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng CN và các KCN phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước CN như là một hiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng CN và gần 1.000 KCN, Pháp có 230 vùng CN, Canada có 21 vùng CN. Tiếp theo các nước CN đi trước, vào năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các KCN và KCX hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước CNH thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳ này, ở các nước XHCN trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các CCN lớn, các trung tâm CN tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của KCN. Trên các sách báo, ở trong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về các khái niệm: Xí nghiệp liên hợp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp. Nhưng khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và còn những quan niệm khác nhau về KCN. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đó cũng là điều dễ hiểu, vì trong nhận thức biện chứng, sự vật đang vận động và do đó khái niệm không thể là bất biến. Nhận thức về KCN và KCX có những quan niệm khác nhau. Có thể khái quát thành những loại quan niệm sau về KCN và KCX:
Thứ nhất: KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học và khu chung cư…..
Quan niệm trên về KCN là của các nhà quản lý Thái Lan và của một số các nhà kinh tế học các nước CN thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á như Malaysia, Philipine… Nếu hiểu KCN đồng nhất với thàng phố CN trên giác độ quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện cần thiết cho các sinh hoạt của cộng đồng, thì khái niệm KCN chưa phản ánh nội dung kinh tế, với những mối liên hệ bên trong cùng với sự vận động và mục đích hoạt động của KCN. Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là cách tiếp cận KCN từ giác độ quy hoạch xây dựng KCN và tổ chức đời sống xã hội, trong đó chúng cần được kế thừa.
Thứ hai: Từ một cách tiếp cận khác, Hiệp hội KCX thế giới (WEPZA) định nghĩa: KCX là khu vực tự do, do chính phủ xây dựng để xúc tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm đột phá. Khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa, phần lớn các chính sách áp dụng cho KCX là cởi mở hơn.
Theo cách hiểu này về KCX, một mặt nó là khu vực tự do kinh tế tức là phản ánh tính chất hoạt động kinh tế, mặt khác cũng xác định rõ chủ thể và mục tiêu xây dựng KCX là gắn liền với các quan hệ kinh tế đối ngoại. Song, định nghĩa trên về KCX chưa phản ánh đầy đủ mặt bản chất của KCX, những mối liên hệ kinh tế bên trong và tính quy luật vận động của nó.
Thứ ba: Tổ chức phát triển CN Liên Hiệp quốc (UNIDO) cho rằng, KCX là khu vực SXCN, giới hạn ở hành chính, về địa lý, được hưởng chế độ thuế quan cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành, cùng với những quy định về luật pháp ưu đãi, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam, Khu công nghiệp được đề cập đến khi miến Bắc xây dựng khu gang thép Thái Nguyên còn ở miền Nam xây dựng KCN Biên Hoà. Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ), "KCN" là khu tập trung các DN công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Qua những quan niệm của các nhà nghiên cứu và các tổ chức KT - XH khi nghiên cứu về KCN, cùng với hoạt động thực tiễn tại các KCN Nghệ An, tác giả rút khái niệm tổng quát chung nhất về KCN như sau:
KCN được hiểu là hình thức thực hiện quá trình CNH, HĐH. Đó là một tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xác định bởi những giới hạn nhất định, trong đó có những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; có cơ chế chính sách và cách quản lý riêng nhằm tạo ra lợi thế thu hút các DN sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ CN.
1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp.
Tùy theo góc độ tiếp cận và dựa vào các tiêu thức khác nhau trong việc phân tích, đánh giá về KCN sẽ có một số cách phân loại khác nhau. Cụ thể có một số cách phân loại sau đây:
- Dựa vào tính chất ngành nghề chia thành: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái.
+ KCN chuyên ngành: Hình thành do phân công chuyên môn hóa, bao gồm các xí nghiệp trong cùng một ngành sản xuất ra một hay một số loại sản phẩm. KCN chuyên ngành hoạt động trong một số ngành như: Cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng.
+ KCN đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau có mối liên hệ với nhau. Loại hình này cho phép khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ
+ KCN sinh thái: Là loại hình cộng sinh công nghiệp, tạo sự hài hoà giữa sản xuất – cuộc sống và sự thân thiện với môi trường. Trong đó có sự lựa chọn xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp có mối liên hệ hỗ trợ tương tác với nhau, tạo ra sự cân bằng môi trường và phát triển bền vững.
- Căn cứ vào qui mô: KCN chia thành KCN qui mô lớn, KCN qui mô vừa và KCN qui mô nhỏ
- Dựa vào đặc thù của từng đối tượng quản lý KCN lại được phân thành : KCN tập trung, KCN chế xuất, KCN công nghệ cao.
- Phân theo cấp quản lý tương ứng với 3 cấp quản lý nhà nước có các loại KCN: KCN do Chính phủ thành lập, KCN do tỉnh, thành phố thành lập, cụm CN do huyện thị thành lập.
1.1.1.3. Đặc điểm phát triển khu công nghiệp Việt Nam.
Một là, về công tác quy hoạch:
Trong thời gian qua sự phát triển KCN hầu như đều do các địa phương đua nhau xây dựng KCN với những chức năng tương tự giống nhau. Vì vậy các KCN phát triển riêng lẻ, phải đầu tư cho tất cả các hạng mục công trình (kể cả cụm dân cư). Tình hình đó đem lại thực trạng rất nhiều KCN không hoạt động hay hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng phát triển KCN quá nóng ở các địa phương có nhiều tiềm năng (như các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam). Điều đó phản ánh trình độ và tầm nhìn của cả Trung ương và địa phương chưa phù hợp.
Quy hoạch phát triển KCN thường chậm đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN.
Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCN bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các phương diện: thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động lành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong KCN, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư.
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Một số KCN triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều kho khăn như: KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ (Hải Phòng), KCN Bắc Phú Cát (Hà Tây), KCN Nam Cấm (Nghệ An), KCN Cát Lái IV (thành phố Hồ Chí Minh). Tại một số địa phương khác, trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng KCN, do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân, dẫn đến nhiều khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án.
Về công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn gặp nhiều khó khăn. Người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu hay là không có đất sản xuất, cuộc sống không ổn định.
c
Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, của Tỉnh ủy, từ thực trạng tiềm năng thế mạnh, và hạn chế của các doanh nghiệp ở các KCN, sự phát triển các KCN gắn liền với việc xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể ở các doanh nghiệp, việc hình thành các tổ chức đảng, phát triển lực lượng đoàn viên, đảng viên ở các loại hình doanh nghiệp KCN ở tỉnh Nghệ An là rất cần thiết, góp phần cùng với chủ doanh nghiệp lãnh đạo thực hiện được các mục tiêu định hướng xây dựng và phát triển các KCN cho những năm tới mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.
Để nhanh chóng thành lập các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp của Tỉnh cần thực hiện một số chủ trương, giải pháp như sau:
Trước hết, cấp ủy các cấp tiếp tục quán triệt thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng, củng cố kiện toàn các tổ chức đảng trong các DN; Chỉ thị số 07 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời thành lập mới các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên ở các DN chưa có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Thông qua các tổ chức đoàn thể để phát hiện những nhân tố tích cực, quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên mới.
Hai là, tiến hành khảo sát cụ thể về tình hình tổ chức Đảng và đảng viên ở các DN trong các KCN, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân của những hạn chế, để tìm giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức đảng và đoàn thể quần chúng. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cơ sở đã được thành lập. Vận động, thuyết phục các chủ DN tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng hoạt động. Xúc tiến thành lập tổ chức đảng ở DN có đủ điều kiện theo quy định Điều lệ Đảng. Những DN chưa có đủ đảng viên hay có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đảng, cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp bố trí cán bộ, đảng viên có kinh nghiệm đến làm việc ở các DN; vận động các đảng viên đang làm ở DN mà sinh hoạt nơi cư trú chuyển sinh hoạt đảng về để thành lập tổ chức đảng mới.
Ba là, tăng cường và phân công cán bộ chuyên trách theo dõi giúp cấp ủy chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể ở các KCN của Tỉnh. Từng bước sắp xếp các tổ chức đảng ở các DN về trực thuộc Đảng ủy khối Doanh nghiệp của Tỉnh để thống nhất quản lý. Trong điều kiện thực tế và quy định cho phép, nếu xu hướng số đông các tổ chức đảng được thành lập ở các DN, tiến tới thành lập Đảng bộ các KCN trực thuộc Tỉnh ủy.
Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ các KCN của tỉnh, dự kiến có nhiều doanh nghiệp mới thu hút nhiều lao động làm việc ở các KCN. Sự phát triển các doanh nghiệp sẽ không tách rời việc thành lập và phát triển của các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể quần chúng ở các doanh nghiệp mới. Đây là yêu cầu nhiệm vụ cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương./.
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc hình thành và phát triển các KCN để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một bịên pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.
Đáp ứng yêu cầu trên, việc hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng là một tất yếu. Do dó, ngoài việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở Nghệ An nói riêng, Luận văn còn đề cập đến các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN hoàn thiện và bền vững, đồng thời đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như những giải pháp mang tầm chiến lược để phát triển các KCN ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH. Ngoài ra, Luận văn có thể còn bổ sung thêm lý luận về KCN và một số nội dung cụ thể sẽ đóng góp vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển các KCN Nghệ An theo hướng CNH, HĐH.
Trong khuôn khổ của Luận văn không thể bao quát và phân tích chi tiết hơn nữa đối với những khía cạnh mà quá trình phát triển các KCN sẽ tác động đến, đây là một hạn chế của Luận văn. Tuy nhiên, Luận văn cũng đã góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới và đây là cơ sở để tác giả có thể phát triển đề tài này trong tương lai khi xây dựng Luận án sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh./.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (số liệu năm 2006). Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.
Trong Kết luận số 20/2003/KL-TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị đã khẳng định Nghệ An là một trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, điều này được thể hiện tiếp tại Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An và thành phố Vinh đến năm 2020.
Để trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH, Nghệ An đã đề ra mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy hoạch phát triển các KCN tập trung.
Việc xây dựng đề tài để nghiên cứu về quá trình phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận sẽ làm rõ sự hình thành và phát triển các mô hình KCN trong quá trình CNH, HĐH. Còn về thực tiễn, việc xây dựng và phát triển các KCN ở Nghệ An sẽ hiện đại hoá nền sản xuất công nghiệp ở địa phương, đồng thời sẽ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và góp phần lớn cho nguồn thu ngân sách của Tỉnh, đưa Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và phát triển các KCN ở từng địa phương nói riêng trong quá trình CNH, HĐH là nội dung mà đã có nhiều Đề tài, công trình nghiên cứu (Đề án, Luận án, Luận văn...) đề cập đến. Các công trình nghiên cứu đều đã phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển các KCN và giải pháp để tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của từng địa phương cũng như của cả nước.
Mặc dù vậy các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu phân tích về chiến lược phát triển KCN trong quá trình CNH, HĐH, chưa đưa ra được những nội dung hình thành và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCN mang tính hiện đại trong quá trình CNH, HĐH, vì vậy chưa đưa ra những giải pháp phát triển các KCN có hiệu quả và tính bền vững cao.
Do đó, đề tài này ngoài việc đánh giá thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở Nghệ An nói riêng, còn đưa ra các nội dung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN hoàn thiện và bền vững, từ đó đề ra các giải pháp trước mắt và những giải pháp mang tầm chiến lược để phát triển các KCN ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Cùng với việc làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH. Đề tài còn tập trung nghiên cứu phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH; phân tích quá trình hình thành và phát triển các KCN ở tỉnh Nghệ An, từ đó đề ra các giải pháp để phát triển có hiệu quả, bền vững các KCN ở tỉnh Nghệ An.
Ngoài ra, đề tài gắn với Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng phát triển công nghiệp Nghệ An giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến 2020, trong đó xác định rõ các KCN tập trung theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế Nghệ An.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Mô hình phát triển KCN.
- Các nội dung để phát triển KCN.
- Cơ chế chính sách để phát triển KCN.
- Tác động của các KCN với cơ cấu kinh tế và phát triển đô thị
- Thực trạng phát triển KCN cả nước và của Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được đề cập ở hai khía cạnh cả về không gian và về thời gian. Về không gian, phạm vi nghiên cứu đó là các KCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH. Còn về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu phát triển các KCN ở Việt Nam và ở tỉnh Nghệ An từ năm 1992 (là năm bắt đầu xuất hiện mô hình KCN đầu tiên ở Việt Nam bằng việc thành lập KCX Tân Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh) đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. Ngoài ra còn thu thập thông tin, tài liệu, số liệu từ các cơ quan Bộ ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là từ các Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ban quản lý các KCN Nghệ An về phát triển các Khu công nghiệp.
6. Những đóng góp của Đề tài.
- Đề tài đã bổ sung thêm lý luận về KCN; phân tích quá trình hình thành, phát triển và vai trò của các KCN đối với nền kinh tế quốc dân; đưa ra các nội dung để phát triển hoàn thiện KCN từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp thực hiện.
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển các KCN ở Nghệ An trong thời gian qua, đồng thời qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển một số KCN ở trong và ngoài nước, Luận văn đã đưa ra những giải pháp thiết thực và mang tầm chiến lược trong việc phát triển các KCN ở Nghệ An.
- Một số nội dung cụ thể của đề tài sẽ đóng góp vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển các KCN Nghệ An theo hướng CNH, HĐH.
7. Kết cấu của Luận văn.
Tên Đề tài: PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NGHỆ AN.
Phần mở đầu.
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phát triển các Khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2. Thực trạng phát triển KCN ở Nghệ An
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH ở Nghệ An
Kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.
1.1. TÍNH TẤT YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH.
1.1.1. Khu công nghiệp và đặc điểm phát triển các KCN Việt Nam.
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp.
Trước hết, cần có sự khái quát về lịch sử hình thành và phát triển các KCN vì “Lịch sử từ đâu thì tư duy lô gíc cũng bắt đầu từ đó”. KCN đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. Anh là nước CN đầu tiên và KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester và sau đó là vùng CN Chicago (Mỹ), KCN Napoli (ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng CN và các KCN phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước CN như là một hiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng CN và gần 1.000 KCN, Pháp có 230 vùng CN, Canada có 21 vùng CN. Tiếp theo các nước CN đi trước, vào năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các KCN và KCX hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước CNH thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳ này, ở các nước XHCN trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các CCN lớn, các trung tâm CN tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của KCN. Trên các sách báo, ở trong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về các khái niệm: Xí nghiệp liên hợp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp. Nhưng khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và còn những quan niệm khác nhau về KCN. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đó cũng là điều dễ hiểu, vì trong nhận thức biện chứng, sự vật đang vận động và do đó khái niệm không thể là bất biến. Nhận thức về KCN và KCX có những quan niệm khác nhau. Có thể khái quát thành những loại quan niệm sau về KCN và KCX:
Thứ nhất: KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học và khu chung cư…..
Quan niệm trên về KCN là của các nhà quản lý Thái Lan và của một số các nhà kinh tế học các nước CN thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á như Malaysia, Philipine… Nếu hiểu KCN đồng nhất với thàng phố CN trên giác độ quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện cần thiết cho các sinh hoạt của cộng đồng, thì khái niệm KCN chưa phản ánh nội dung kinh tế, với những mối liên hệ bên trong cùng với sự vận động và mục đích hoạt động của KCN. Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là cách tiếp cận KCN từ giác độ quy hoạch xây dựng KCN và tổ chức đời sống xã hội, trong đó chúng cần được kế thừa.
Thứ hai: Từ một cách tiếp cận khác, Hiệp hội KCX thế giới (WEPZA) định nghĩa: KCX là khu vực tự do, do chính phủ xây dựng để xúc tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm đột phá. Khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa, phần lớn các chính sách áp dụng cho KCX là cởi mở hơn.
Theo cách hiểu này về KCX, một mặt nó là khu vực tự do kinh tế tức là phản ánh tính chất hoạt động kinh tế, mặt khác cũng xác định rõ chủ thể và mục tiêu xây dựng KCX là gắn liền với các quan hệ kinh tế đối ngoại. Song, định nghĩa trên về KCX chưa phản ánh đầy đủ mặt bản chất của KCX, những mối liên hệ kinh tế bên trong và tính quy luật vận động của nó.
Thứ ba: Tổ chức phát triển CN Liên Hiệp quốc (UNIDO) cho rằng, KCX là khu vực SXCN, giới hạn ở hành chính, về địa lý, được hưởng chế độ thuế quan cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành, cùng với những quy định về luật pháp ưu đãi, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam, Khu công nghiệp được đề cập đến khi miến Bắc xây dựng khu gang thép Thái Nguyên còn ở miền Nam xây dựng KCN Biên Hoà. Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ), "KCN" là khu tập trung các DN công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Qua những quan niệm của các nhà nghiên cứu và các tổ chức KT - XH khi nghiên cứu về KCN, cùng với hoạt động thực tiễn tại các KCN Nghệ An, tác giả rút khái niệm tổng quát chung nhất về KCN như sau:
KCN được hiểu là hình thức thực hiện quá trình CNH, HĐH. Đó là một tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xác định bởi những giới hạn nhất định, trong đó có những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; có cơ chế chính sách và cách quản lý riêng nhằm tạo ra lợi thế thu hút các DN sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ CN.
1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp.
Tùy theo góc độ tiếp cận và dựa vào các tiêu thức khác nhau trong việc phân tích, đánh giá về KCN sẽ có một số cách phân loại khác nhau. Cụ thể có một số cách phân loại sau đây:
- Dựa vào tính chất ngành nghề chia thành: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái.
+ KCN chuyên ngành: Hình thành do phân công chuyên môn hóa, bao gồm các xí nghiệp trong cùng một ngành sản xuất ra một hay một số loại sản phẩm. KCN chuyên ngành hoạt động trong một số ngành như: Cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng.
+ KCN đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau có mối liên hệ với nhau. Loại hình này cho phép khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ
+ KCN sinh thái: Là loại hình cộng sinh công nghiệp, tạo sự hài hoà giữa sản xuất – cuộc sống và sự thân thiện với môi trường. Trong đó có sự lựa chọn xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp có mối liên hệ hỗ trợ tương tác với nhau, tạo ra sự cân bằng môi trường và phát triển bền vững.
- Căn cứ vào qui mô: KCN chia thành KCN qui mô lớn, KCN qui mô vừa và KCN qui mô nhỏ
- Dựa vào đặc thù của từng đối tượng quản lý KCN lại được phân thành : KCN tập trung, KCN chế xuất, KCN công nghệ cao.
- Phân theo cấp quản lý tương ứng với 3 cấp quản lý nhà nước có các loại KCN: KCN do Chính phủ thành lập, KCN do tỉnh, thành phố thành lập, cụm CN do huyện thị thành lập.
1.1.1.3. Đặc điểm phát triển khu công nghiệp Việt Nam.
Một là, về công tác quy hoạch:
Trong thời gian qua sự phát triển KCN hầu như đều do các địa phương đua nhau xây dựng KCN với những chức năng tương tự giống nhau. Vì vậy các KCN phát triển riêng lẻ, phải đầu tư cho tất cả các hạng mục công trình (kể cả cụm dân cư). Tình hình đó đem lại thực trạng rất nhiều KCN không hoạt động hay hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng phát triển KCN quá nóng ở các địa phương có nhiều tiềm năng (như các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam). Điều đó phản ánh trình độ và tầm nhìn của cả Trung ương và địa phương chưa phù hợp.
Quy hoạch phát triển KCN thường chậm đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN.
Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCN bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các phương diện: thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động lành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong KCN, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư.
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Một số KCN triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều kho khăn như: KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ (Hải Phòng), KCN Bắc Phú Cát (Hà Tây), KCN Nam Cấm (Nghệ An), KCN Cát Lái IV (thành phố Hồ Chí Minh). Tại một số địa phương khác, trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng KCN, do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân, dẫn đến nhiều khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án.
Về công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn gặp nhiều khó khăn. Người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu hay là không có đất sản xuất, cuộc sống không ổn định.
c
Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, của Tỉnh ủy, từ thực trạng tiềm năng thế mạnh, và hạn chế của các doanh nghiệp ở các KCN, sự phát triển các KCN gắn liền với việc xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể ở các doanh nghiệp, việc hình thành các tổ chức đảng, phát triển lực lượng đoàn viên, đảng viên ở các loại hình doanh nghiệp KCN ở tỉnh Nghệ An là rất cần thiết, góp phần cùng với chủ doanh nghiệp lãnh đạo thực hiện được các mục tiêu định hướng xây dựng và phát triển các KCN cho những năm tới mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.
Để nhanh chóng thành lập các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp của Tỉnh cần thực hiện một số chủ trương, giải pháp như sau:
Trước hết, cấp ủy các cấp tiếp tục quán triệt thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng, củng cố kiện toàn các tổ chức đảng trong các DN; Chỉ thị số 07 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời thành lập mới các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên ở các DN chưa có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Thông qua các tổ chức đoàn thể để phát hiện những nhân tố tích cực, quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên mới.
Hai là, tiến hành khảo sát cụ thể về tình hình tổ chức Đảng và đảng viên ở các DN trong các KCN, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân của những hạn chế, để tìm giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức đảng và đoàn thể quần chúng. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cơ sở đã được thành lập. Vận động, thuyết phục các chủ DN tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng hoạt động. Xúc tiến thành lập tổ chức đảng ở DN có đủ điều kiện theo quy định Điều lệ Đảng. Những DN chưa có đủ đảng viên hay có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đảng, cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp bố trí cán bộ, đảng viên có kinh nghiệm đến làm việc ở các DN; vận động các đảng viên đang làm ở DN mà sinh hoạt nơi cư trú chuyển sinh hoạt đảng về để thành lập tổ chức đảng mới.
Ba là, tăng cường và phân công cán bộ chuyên trách theo dõi giúp cấp ủy chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể ở các KCN của Tỉnh. Từng bước sắp xếp các tổ chức đảng ở các DN về trực thuộc Đảng ủy khối Doanh nghiệp của Tỉnh để thống nhất quản lý. Trong điều kiện thực tế và quy định cho phép, nếu xu hướng số đông các tổ chức đảng được thành lập ở các DN, tiến tới thành lập Đảng bộ các KCN trực thuộc Tỉnh ủy.
Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ các KCN của tỉnh, dự kiến có nhiều doanh nghiệp mới thu hút nhiều lao động làm việc ở các KCN. Sự phát triển các doanh nghiệp sẽ không tách rời việc thành lập và phát triển của các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể quần chúng ở các doanh nghiệp mới. Đây là yêu cầu nhiệm vụ cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương./.
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc hình thành và phát triển các KCN để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một bịên pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.
Đáp ứng yêu cầu trên, việc hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng là một tất yếu. Do dó, ngoài việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở Nghệ An nói riêng, Luận văn còn đề cập đến các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN hoàn thiện và bền vững, đồng thời đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như những giải pháp mang tầm chiến lược để phát triển các KCN ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH. Ngoài ra, Luận văn có thể còn bổ sung thêm lý luận về KCN và một số nội dung cụ thể sẽ đóng góp vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển các KCN Nghệ An theo hướng CNH, HĐH.
Trong khuôn khổ của Luận văn không thể bao quát và phân tích chi tiết hơn nữa đối với những khía cạnh mà quá trình phát triển các KCN sẽ tác động đến, đây là một hạn chế của Luận văn. Tuy nhiên, Luận văn cũng đã góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới và đây là cơ sở để tác giả có thể phát triển đề tài này trong tương lai khi xây dựng Luận án sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh./.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: