starla1774

New Member
Đề tài Phát triển xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

Download miễn phí Đề tài Phát triển xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đổi mới





Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 62.7 tỷ USD, trong đó khoảng 37% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 39.8% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 22,6% là hàng nông, lâm, thủy sản. Trong khi đó cùng năm, giá trị nhập khẩu ước đạt 80,7 tỷ USD, trong đó ước khoảng 30,2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, công cụ các loại, 63,7% là nguyên, vật liệu, chỉ có 6,1% là hàng tiêu dùng.
Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với quý IV năm 2008.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ại chưa thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thế giới nên nguy cơ tồn đọng hàng hóa, xuất khẩu với giá thấp hay xuất khẩu sang nước trung gian là rất nhiều, do đó làm giảm thu nhập của người lao động, nếu tình trạng thị trường diễn biến phức tạp hàng hóa không tiêu thụ được có thể làm cho người lao động thất nghiệp, và dẫn đến nhiều hệ lụy khác diễn ra như : cờ bạc, trộm cắp...Mặt khác thúc đẩy xuất khẩu cũng đồng nghĩa với việc làm ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.Ngành công nghiệp phát triển, các nhà máy mọc nên như nấm. Mặt khác công nghệ xử lý rác thải của các quốc gia đang và chậm phát triển nên nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao. Các quốc gia này lại thường xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô: Than đá, dầu thô, gỗ... nếu khai thác bừa bãi không có quy hoạch cụ thể thì nguy cơ cạn kiệt tài nguyên ngày một gia tăng và môi trường ngày càng bị hủy hoại, do hầu hết các nguồn tài nguyên đều không có khả năng tái tạo do khai thác quá mức.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới
2.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990
Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn. Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới nhiều chính sách về sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439 triệu rúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm 1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất 1,5 triệu tấn gạo; nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1986- 1990
Năm
ĐVT
Tổng KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
1985
Triệu USD
25559
6985
18574
1990
51564
24040
27524
2.2 Giai đoạn từ 1990 đến nay.
Đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO. Từ đây xuất khẩu của việt nam có nhiều chuyển biến:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao
+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản, gạo…nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của việt nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính….
+ Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có
+ Các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vựcdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cân đối
(XK - NK)
Triệu USD
1990
5156.4
2404.0
2752.4
-348.4
1991
4425.2
2087.1
2338.1
-251.0
1992
5121.5
2580.7
2540.8
39.9
1993
6909.1
2985.2
3923.9
-938.7
1994
9880.1
4054.3
5825.8
-1771.5
1995
13604.3
5448.9
8155.4
-2706.5
1996
18399.4
7255.8
11143.6
-3887.8
1997
20777.3
9185.0
11592.3
-2407.3
1998
20859.9
9360.3
11499.6
-2139.3
1999
23283.5
11541.4
11742.1
-200.7
2000
30119.2
14482.7
15636.5
-1153.8
2001
31247.1
15029.2
16217.9
-1188.7
2002
36451.7
16706.1
19745.6
-3039.5
2003
45405.1
20149.3
25255.8
-5106.5
2004
58453.8
26485.0
31968.8
-5483.8
2005
69208.2
32447.1
36761.1
-4314.0
2006
84717.3
39826.2
44891.1
-5064.9
2007
111326.1
48561.4
62764.7
-14203.3
2008
143398.9
62685.1
80713.8
-18028.7
Sơ bộ 2009
127045.1
57096.3
69948.8
-12852.5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ năm 1990 trở lại đây, quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Tổng mức giá trị xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm, nhưng do tổng giá trị nhập khẩu cũng tăng nhanh nên nước ta vẫn là nước nhập siêu. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu lại có sự chuyển biến tích cực: nhóm nông- lâm- thủy sản có tỷ trogj giảm tương đối, nhóm cong nghiệp có tỷ trọng ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng…
Về thị trường xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2005:
* Khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong xuất khẩu hàng hóa việt nam.
* Khu vực thị trưởng Châu Âu: Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
* Khu vực thị trường Châu Mỹ: Xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ tăng khá đột biến, chiểm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường hoa kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005.
* Khu vực thị trường Châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp 4 lần trong giai đoạn này.
* Khu vực thị trường châu Đại Tây Dương t...
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát Triển Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Intimex Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Luận văn Kinh tế 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu Sông Mã Khoa học Tự nhiên 1
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ thuật Điện và Hoá Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
I nâng cao hiệu quả Tín dụng cho vay thông qua tổ nhóm đến hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Quảng Xương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top