Collin

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Link tải miễn phí Luận văn: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885-1895) : Luận án TS. Lịch sử: 62 22 54 05
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2006
Chủ đề: Lịch sử Việt Nam
Thanh Hóa
Thế kỷ 19
Thực dân Pháp
Miêu tả: 258 tr. + Tóm tắt+CD-ROM
Nêu một số nét về vị trí chiến lược, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa và tình hình tỉnh Thanh Hóa trước khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp bùng nổ (tháng 7-1885). Phục dựng lại diễn biến quá trình phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX qua hai giai đoạn: Từ căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng đến khởi nghĩa Ba Đình (1885-1887) và khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1895). Nêu lên một số đặc điểm, tính chất và kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở tỉnh Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX
Luận án TS. Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
Electronic Resources
MỞ ĐẦU
Chương 1: THANH HÓA TRƯỚC KHI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ (THÁNG 7-1885)
1.1. Vài nét về vị trí chiến lược, truyền thống yêu nước chống
ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa
1.2. Tình hình tỉnh Thanh Hóa trước khi phong trào Cần Vương
bùng nổ (7-1885)
Chương 2: TỪ CĂN CỨ ỔN LÂM - KỲ THƯỢNG ĐẾN KHỞI
NGHĨA BA ĐÌNH (1885 - 1887)
2.1. Căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng và đội nghĩa quân của
Nguyễn Ngọc Phương
2.1.1. Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào chống Pháp ở Thanh
Hóa những năm 1886 - 1887
Chương 3: KHỞI NGHĨA HÙNG LĨNH BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI
CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THANH
HÓA (1887 - 1895)
3.1. Căn cứ Bồng Trung - Đa Bút (Vĩnh Lộc)
3.2. Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao… với phong trào miền Tây
Thanh Hóa
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ KINH NGHIỆM CỦA
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Ở TỈNH THANH HÓA CUỐI THẾ KỶ XIX
4.1. Đặc điểm, tính chất của phong trào
4.2. Vị trí, nguyên nhân thất bại và kinh nghiệm về phong trào
yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
TỚI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có dân số đông, giữ một vị trí quan trọng
cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống yêu nước, bất khuất chống
ngoại xâm. Cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp dùng vũ lực buộc triều
đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884), áp đặt
nền bảo hộ của chúng lên toàn bộ đất nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương
của vua Hàm Nghi, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân
Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân đã bùng nổ mạnh mẽ,
quyết liệt, góp phần cùng nhân dân cả nước ngăn cản quá trình bình định quân
sự và tiến hành khai thác bóc lột trên qui mô lớn của chúng, tô đậm thêm
những trang sử hào hùng của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân
Thanh Hóa nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Do có vị trí lịch sử đặc biệt quan trọng, cho nên từ lâu nay, phong trào
yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa đã được đề cập đến trong rải rác nhiều
công trình và thể loại xuất bản phẩm, cả trong các tài liệu nghiên cứu và tài
liệu thông sử của các tác giả trong và ngoài nước. Những công trình này đã
giúp người đọc phần nào hiểu được những nét cơ bản về diễn biến của phong
trào Cần Vương ở Thanh Hóa, với những cuộc khởi nghĩa và lãnh tụ tiêu biểu
như khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh và các thủ lĩnh nghĩa quân như Phạm
Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao... hay
hoạt động của nghĩa quân Cần Vương ở một số căn cứ, một số khu vực riêng
lẻ miền ven biển, vùng đồng bằng, vùng rừng núi. Nhưng nhìn lại, cho tới nay
phong trào chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX vẫn chưa đề
cập một cách cặn kẽ, chi tiết để có được cái nhìn tổng thể, thấy rõ vị trí và ý
nghĩa của nó đối với xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung.
Nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh
Hóa cuối thế kỷ XIX là nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện, hệ thống về quá
trình hình thành và phát triển các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở
Thanh Hóa trong khoảng 10 năm (từ 1885-1895). Những hoạt động tiêu biểu
của nghĩa quân ở các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa; xác định mối quan hệ
giữa phong trào của nhân dân Thanh Hóa với phong trào các tỉnh khác. Trên
cơ sở đó, đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, vị trí, nguyên nhân
thất bại, và kinh nghiệm của phong trào. Đề xuất giải pháp bảo tồn hiện trạng,
tôn tạo các di tích liên quan đến các yếu nhân và các phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ thứ XIX. Kết quả
nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác giảng dạy và học tập,
nghiên cứu cho cán bộ và sinh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam ở các
trường đại học, cao đẳng trong cả nước và cho những ai quan tâm đến vấn đề
này. Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho
các tầng lớp nhân dân nhất là cho thanh thiếu niên ở Thanh Hóa nói riêng, cả
nước nói chung.
Vì những lý do trên, chúng tui chọn vấn đề: "Phong trào yêu nước
chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895)" làm
đề tài luận án tiến sĩ lịch sử của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Khi viết về phong trào Cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế
kỷ XIX, các tác giả Pháp, trong đó có cả những người đã từng trực tiếp tham
chiến, đã thừa nhận phong trào kháng chiến ở Thanh Hóa có vị trí quan trọng,
diễn ra trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, có ảnh hưởng đến địa bàn Bắc Bộ
và miền Trung. Vào tháng 10-1886, Paul Bert lúc đó là Tổng trú sứ Bắc Kỳ
và Trung Kỳ đã viết: "Tình hình các tỉnh phía Bắc Trung Kỳ, đặc biệt là
Thanh Hóa, đã khiến chúng ta phải lo lắng... Tầm quan trọng của khởi nghĩa,
cung cách tổ chức của họ, vùng giàu có phong phú, tầm quan trọng chính trị
như là quê hương của hoàng tộc, những mối quan hệ các dòng sông lớn chảy
qua Lào..." [65, tr. 59-60]. Tổng kết hoạt động quân sự của Pháp ở Đông
Dương, Daufès đã viết: "Trong chiến dịch Thu - Đông 1886 - 1887 cuộc công
hãm Ba Đình là cuộc chiến đấu quan trọng nhất" [65, tr. 60].
Các sử gia của triều đình Nguyễn và bọn tay sai đã hằn học khi nhắc
đến phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa với dụng ý xuyên tạc, bôi
nhọ, nhưng trong một chừng mực nào đó cũng phải thừa nhận tầm vóc to lớn
của các sự kiện đó. Trần Lục (cha Sáu), tên thầy tu phản động được thực dân
Pháp phong chức "Khâm sai tuyên phủ sứ" sau khi kéo quân vào Thanh Hóa
cùng bọn xâm lược đánh dẹp phong trào, trong báo cáo gửi cho quan thầy
cũng phải nhận định rằng:
Các huyện như Ngọc Sơn (Tĩnh Gia), Nông Cống, Đông Sơn,
Quảng Xương giặc giã tứ tung, đường chạy trận thì hiểm trở, tướng
giặc đồn tại làng Thạch Đồng, Ổn Lâm thuộc huyện Nông Cống, giả
dân cạo trọc đầu, trắng răng chực toan lấn sang Yên Định, Thọ Xuân,
Quảng Hóa... quân giặc thế ngày thêm hống hách [65, tr. 60].
Sách "Đại Nam thực lục chính biên" bộ quốc sử của triều Nguyễn cũng
phải dành tới 11 lần nói về phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa [20, tập 37,
tr. 47; 82; 126; 141; 152; 170; 174; 243-244; 255; 271; 307].
Trước Cách mạng tháng 8-1945, dưới ách thống trị của đế quốc Pháp,
việc nghiên cứu lịch sử các phong trào chống Pháp là điều cấm kỵ. Tuy vậy,
bộ "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim trong các phần viết về "sự đánh
dẹp của các quân quan thực dân" cũng đã gián tiếp nói đến phong trào vũ
trang chống Pháp, nhưng sơ lược và có dụng ý hạ thấp ý nghĩa, giá trị lịch sử
của các phong trào. Đề cập đến phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa, Trần
Trọng Kim chỉ có vài dòng nói về hoạt động của Hà Văn Mao, nhưng lại nhấn
mạnh đến các chi tiết phản ánh hạn chế của phong trào như việc nghĩa quân
đốt phá làng đạo, còn các phong trào khác hầu như không được đả đụng tới.
Cũng dưới thời Pháp thuộc, chúng ta biết đến một cuốn sách nói về
khởi nghĩa Ba Đình, đó là sách "Ba Đình truyện ký " của Phan Trần Chúc.
Tuy nhiên, đấy là cuốn sách đầy rẫy những hư cấu văn học, căn cứ khoa học
mỏng manh và phương pháp khảo cứu ít đáng tin cậy.
Theo dòng mạch này, một số cuốn sách khi viết lịch sử về giai đoạn
cận đại Việt Nam xuất bản ở miền Nam trước ngày giải phóng (1975) có đề
cập tới phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa, trong bối cảnh phong trào Cần
Vương cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu, đặc biệt do thiếu
những phương pháp nghiên cứu khoa học và bị hạn chế bởi những quan điểm
chính trị chống Cộng, các cuốn sách đó điển hình như: "Việt Nam quân sử"
(tập II, Việt sử Tân biên) của Phạm Văn Sơn dù có nhấn mạnh đến phong trào
vũ trang chống Pháp, nhưng lại biện hộ tuyên truyền cho chủ nghĩa thực dân
mới của Mỹ và "gắn liền cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của ông cha với
cuộc chiến tranh miền Bắc chống cộng sản xâm lược"(?!). Vì vậy, những
đóng góp về phương diện khoa học lịch sử của các cuốn sách này hầu như
không có.
Ngược với quan điểm của bọn thực dân xâm lược và tay sai, sự đánh
giá của nhân dân ta đối với những chiến tích oai hùng và tinh thần hy sinh cao
cả của các nghĩa sĩ chống Pháp đã được thể hiện trong các áng văn, thơ mang
đậm tính cách dân gian, được lưu truyền qua các thế hệ.
Trong sự nghiệp vận động giải phóng dân tộc, các nhà yêu nước như
Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền... và cả lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng
tỏ lòng ngưỡng mộ, khâm phục, ca ngợi các chiến công của ông cha ta trong
sự nghiệp đánh giặc cứu nước, trong đó có sự nghiệp của nghĩa quân Ba Đình
- Hùng Lĩnh, với các tấm gương: Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân và luôn
coi đó là sức mạnh truyền thống, cổ vũ các thế hệ tiếp nối và quyết tâm đưa
sự nghiệp cứu nước đến thắng lợi [133].
Chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 và đặc biệt là từ sau khi miền
Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), cùng với sự hình thành và phát triển
của nền sử học mácxít, truyền thống lịch sử dân tộc ta nói chung, trong đó có
phong trào Cần Vương Thanh Hóa, mới thực sự được giới sử học nghiên cứu
như một đối tượng của khoa học lịch sử, và nhờ đó đã đạt được những thành
tựu đáng kể, góp phần từng bước làm sáng tỏ các sự kiện, các nhân vật lịch sử
của phong trào lịch sử này.
Nhiều trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở Trung ương cũng
như địa phương, nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu lịch sử đã dành sự quan tâm
đối với đề tài nghiên cứu phong trào vũ trang chống Pháp ở Thanh Hóa cuối
thế kỷ XIX. Những thành tựu nghiên cứu được phản ánh trong các luận văn
khoa học, các bài báo, báo cáo khoa học, các công trình thông sử và chuyên
khảo, các giáo trình giảng dạy, các sưu tập sử liệu, văn liệu, các báo cáo điền
dã, trong đó có nhiều công trình đã được xuất bản. Các công trình tiêu biểu
như: "Dự thảo lịch sử cận đại Việt Nam", "Lịch sử 80 năm chống Pháp" [93]
của Trần Huy Liệu; "Chống xâm lăng" [35] của Trần Văn Giàu; bộ giáo trình
"Lịch sử cận đại Việt Nam", 4 tập của tập thể giảng viên trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, tập II "Lịch sử Việt Nam"; "Lịch sử cận đại Việt Nam" [38] [39]
của Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Đặng Huy Vận; "Lịch
sử Việt Nam" của Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính [83]; "Lịch sử Việt Nam"
tập 2 của Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo,
Phạm Xuân Nam, Bùi Đình Thanh; "Lịch sử Việt Nam 1858 - 1896" Viện Sử
học do Vũ Huy Phúc (chủ biên) cùng Phạm Quang Trung, Nguyễn Ngọc Cơ
[159]; "Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay" [25]... Những công trình vừa nêu
đã đề cập đến bối cảnh phong trào kháng chiến chống Pháp dưới danh nghĩa
Cần Vương, khái quát sự hình thành các căn cứ địa, diễn biến trận chiến và
một số nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của từng cuộc khởi nghĩa của nhân
dân ta nói chung và nhân dân Thanh Hóa nói riêng.
Ngoài ra, còn nhiều luận văn khoa học được đăng tải trên các tạp chí
nghiên cứu lịch sử, các tập san, nội san của khoa Sử các trường đại học: Tổng
hợp, Sư phạm Hà Nội I; một số tư liệu, một số tác phẩm văn học khai thác các
sự kiện, các nhân vật lịch sử liên quan đến phong trào Cần Vương Thanh Hóa
cũng đã được sưu tập, công bố trong các hợp tuyển, hay sách tham khảo. Thêm
vào đó, các luận văn tốt nghiệp cử nhân Sử học: "Bước đầu tìm hiểu phong
trào Cần Vương miền biển Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ XIX " của Nguyễn Văn
Tường [134], "Tìm hiểu hệ thống căn cứ Mã Cao trong phong trào chống Pháp
của nhân dân Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ XIX " của Vũ Thế Truyền [135],
"Cao Thắng và vai trò của ông trong cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng" của
Hoàng Việt Phương [122],... đã cung cấp một số tư liệu về từng địa phương
tỉnh Thanh trong phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX.
cần nhấn mạnh thêm về những đóng góp rất thiết thực và có giá trị
của một số xuất bản phẩm địa phương, như: " Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" [74],
"Thành phố Thanh Hóa" [78]. "Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nông Cống
cuối thế kỷ XIX "(1885 - 1895) [117], "Địa chí Nông Cống" [26], "Địa chí
Thanh Hóa "[29], "Ba Đình - Nga Sơn " [53], v.v... Các công trình này nêu
khái quát sự hình thành phong trào và cuộc chiến đấu bảo vệ các căn cứ địa
diễn ra trên từng địa bàn. Riêng cuốn "Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" đã tập trung
trình bày trực tiếp hơn về quá trình xây dựng căn cứ Ba Đình - Mã Cao, căn
cứ Hùng Lĩnh, về hoạt động chiến đấu, cũng như về ý nghĩa, kinh nghiệm đấu
tranh chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa.
Tháng 12 năm 1986 Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối
hợp với Viện Sử học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: "Khởi nghĩa Ba Đình
và phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX
"nhân kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Ba Đình (1886-1996) [65]. Tháng 6 năm 1995
Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin
Thanh Hóa tổ chức: "Hội thảo khoa học về danh nhân Cầm Bá Thước" nhân kỷ
niệm 100 năm ngày mất của ông (1895-1995) [66]. Tháng 12 năm 2002 Huyện
ủy, Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin
Thanh Hóa tổ chức: "Hội thảo khoa học danh nhân Hà Văn Mao" [67]. Các
cuộc hội thảo này tập trung đánh giá vị trí, vai trò của căn cứ Ba Đình - Mã
Cao, Trịnh Vạn, Điền Lư, cũng như những đóng góp của các thủ lĩnh Phạm
Bành, Đinh Công Tráng, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao... trong việc chỉ huy
nghĩa quân, xây dựng căn cứ chống Pháp ở Thanh Hóa.
Chúng tui rất đồng ý với ý kiến của Đỗ Thị Hảo khi nghiên cứu các
cuộc khởi nghĩa và phong trào Cần Vương - Thanh Hóa là phải nhìn nhận trên
bình diện chung của cả tỉnh:
Nhìn Thanh Hóa là một hậu phương vững chắc, có thể thấy
tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Ba Đình mà chỉ có những tư
liệu khác trong kho tàng văn nghệ dân gian mới minh họa được
nhiều nét. Ở lĩnh vực này chắc các nhà nghiên cứu folklore lịch sử
sẽ phát hiện được nhiều. Còn nhìn vào kho tài liệu Hán Nôm, nếu
chỉ bằng sử liệu thì sẽ ít gặp những tài liệu trực tiếp ghi chép như
vậy [65, tr. 64].
Cũng theo hướng này chúng ta hãy tìm xem giữa Nguyễn
Xuân Ôn - Nghệ An và Nguyễn Phương ở Thanh Hóa có quan hệ gì
mà lời thơ của ông nghè Diễn Châu viếng Tú Tĩnh lại đề cao ông
này đến như vậy:
Khoa hoạn nhân trung đệ nhất hào
Nghĩa thanh chán nhiếp quỷ phương tào
Nghĩa là: Trong đám văn thân đệ nhất ông
Bọn giặc nghe danh phải hãi hùng [65, tr. 66].
Trên các tạp chí Lịch sử quân sự, Nghiên cứu lịch sử, một số bài đã được
công bố như: "Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng tiêu biểu cho phong trào
văn thân 1885-1896" của Trần Huy Liệu; "Về cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh" [111]
của Trịnh Nhu, "Ba Đình làng chiến đấu độc đáo cuối thế kỷ XIX " [7], "Đinh
Công Tráng với khởi nghĩa Ba Đình" [6] của Phan Trọng Báu... đã phân tích,
đánh giá một số khía cạnh về quá trình xây dựng, chiến đấu bảo vệ căn cứ địa,
vai trò của các thủ lĩnh... trong từng cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương
chống Pháp.
Cùng với trong nước, phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa cũng được đề
cập tới trong các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả nước
ngoài, trong đó có các sử gia phương Tây như: "Souvenirs de L' Annam et du
Tonkin" (Hồi ký Trung Kỳ và Bắc Kỳ) của Masson [168], "L'Indochine: erreurs
et dangers" (Đông Dương: Những sai lầm và hiểm họa) của F.Bemard [161],
"Trois colonnes au Tonkin(1894-1895)" (Ba đạo quân ở Bắc Kỳ) của Galliéni
[163], "Histoire militaire de l'Indochine de 1664 à nos jours" (Lịch sử quân sự
xứ Đông Dương từ 1664 đến nay) [165], "Vietnamese Anticolonialism, 1885-
1925" (Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân (1885-1925) của David G. Marr
[173]... đã đề cập tới sự hình thành, tác dụng của một số căn cứ địa, sự đối
phó vất vả của Pháp. Đáng chú ý là luận án tiến sĩ của Charles Fourniau bảo
vệ năm 1983 với công trình: "Les contacts Franco - Vietnammiens en Annam
et au Tonkin de 1885 à 1889" (Những đụng độ Pháp - Việt ở Trung Kỳ và Bắc
Kỳ từ 1886 đến 1889) đã khai thác từ nhiều nguồn lưu trữ tại Pháp. Luận án
tiến sĩ sử học của Nina S.ADAMS, năm 1978, Đại học tổng hợp Yale (Hoa
Kỳ), đã dành một chương trong năm chương nói về phong trào kháng chiến
chống Pháp ở Việt Nam (1885-1895). Dựa trên nhiều tư liệu quý hiếm, tác giả
có nhiều nhận định khá khách quan về cả hai phía Việt - Pháp... [89]. Tuy
vậy, vẫn cần kiểm định lại không những về cách đánh giá mà cả về những
tư liệu đã được sử dụng.
Gần đây có tác phẩm của ông Yoshiharu Tsuboi - người Nhật Bản, giáo
sư đại học ở Tokyo "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 -
1885" [150], đã cho ta "nhiều tư liệu cho đến nay chưa được biết và chưa được
công bố hay đã công bố mà chưa được sử dụng, hay sử dụng mà chưa đúng
tầm quan trọng" [150, tr. 7]. Khi viết về phong trào Cần Vương, ông Yoshiharu
Tsuboi chỉ nhận xét:
Tuy nhiên, ngay khi vua Hàm Nghi tung ra hịch chiếu kháng
chiến vào tháng 7 năm 1885, thì họ (tức nghĩa quân Cần Vương - TG)
liền đoàn tụ lại và xuất hiện như một lực lượng quốc gia. Tuy nhiên
công trình nghiên cứu của phong trào đó có lẽ vượt quá mức giới
hạn của tập sách này [150, tr. 330-331].
Như vậy, chỉ có nền sử học mácxít của dân tộc đã góp phần to lớn trong
việc khôi phục lại bức tranh lịch sử của những sự kiện anh hùng trong quá
khứ, đồng thời khẳng định ngày càng rõ tầm vóc cuộc chiến đấu chống Pháp
của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và phong trào chống Pháp của nhân dân cả
nước nói chung. Từ 1980 đến 2000 có các công trình liên quan đến phong trào
này được đánh giá cao là "Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" của tác giả Đinh Xuân
Lâm và Trịnh Nhu, xuất bản năm 1995; "Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào
kháng Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX", kỷ yếu hội thảo khoa
học, xuất bản năm 1992 và "Địa chí Thanh Hóa", tập I, xuất bản năm 2000...,
nhưng đều chưa phải là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống
về quá trình hình thành, phát triển cũng như lý giải khoa học về sự thất bại
của phong trào. Mặt khác, tất cả các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến
từng cuộc khởi nghĩa hay một phong trào riêng lẻ nào đó, mà chưa nêu được
một cách tổng thể và toàn diện phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa
cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895), chưa chỉ rõ đặc điểm, vị trí và mối quan hệ
của các phong trào trong tỉnh và các tỉnh khác.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng
thời dựa vào nhiều nguồn tư liệu lưu trữ ở Trung ương và địa phương, ở thư
viện các trường đại học, ở tỉnh Thanh Hóa và các huyện Nông Cống, Nga
Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Yên Định, Vĩnh Lộc...; đặc biệt là tài liệu điền
dã sưu tầm ở địa phương tỉnh Thanh, luận án này đi sâu nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống về đề tài "Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895)".
3. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ
- Luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá
trình hình thành và phát triển các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở
Thanh Hóa trong khoảng 10 năm (từ 1885-1895).
- Những hoạt động tiêu biểu của nghĩa quân ở các căn cứ và các cuộc
khởi nghĩa.
- Trên cơ sở đó, đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, vị
trí, nguyên nhân thất bại, và kinh nghiệm của phong trào.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn hiện trạng, tôn tạo các di tích liên quan
đến các yếu nhân và các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân
dân Thanh Hóa cuối thế kỷ thứ XIX.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Chúng tui chọn Thanh Hóa làm địa bàn nghiên cứu, kể
từ khi ở đây xuất hiện các cuộc nổi dậy chống Pháp theo danh nghĩa Cần
Vương đến khi phong trào bị dập tắt (1885-1895).
Một tay lang đạo ở gần mường đó, muốn làm hại mường Muồn mang voi nhà
vua đi bừa bị chết. Quan thanh tra đến khám, quả thực có tang chứng.
Cả Mường đành chịu một cái vụ oan. Nhà vua yêu cầu dân làng trả
một con voi mình đồng, vòi bạc, ngà vàng to bằng thật. Dân mường không đủ
của để đền phải bỏ bản mường, quê hương chạy trốn, tan tác. Chỉ riêng có ông
Quan Chuông góa vợ, có năm anh con trai nhưng chưa đứa nào biết lo liệu,
lập nghiệp, đành ở lại đất mường. Thấy con lười nhác, lại không biết điều,
ông Quan Chuông quyết định đi tìm thầy về dạy đàn con. Lúc bấy giờ có một
viên quan họ Hà cùng với một người họ Lương đi bán phẩm, đi thuyền từ Đa
Bút, Vĩnh Lộc ngược sông Mã đi lên. Ông quan này không rõ tên thật là gì,
nhưng có một cái sẹo ở má (sẹo tiếng Thái gọi là Páo), nên người thời ấy đặt
tên cho ông là Hà Páo. Nguồn gốc của Hà Páo vốn ở trên mường Thượng,
mường hạ, theo một người xá là Xa Khả Tam nhập vào nghĩa quân Lê Lợi.
Nhờ có công, thủ lĩnh họ Hà được thưởng công, phong tước quận công, nên
lấy họ là Hà Công và được phân đóng quân chấn ải ở vùng Ba Bông - Chiêng
Giàng. Do ở đây liên tục hết đời này sang đời khác đã biến thành người địa
phương, nói tiếng Kinh. Vào thời Hà Páo, đất nước loạn lạc, họ Hà bị oan,
can án tru di tam tộc. Hà Páo mới rủ một người Họ Lương ở Hoằng Phong,
đóng vai người bán phẩm, định đi ngược về quê cha đất tổ trên thượng nguồn
sông Mã, tìm nơi ẩn náu. Hai người đi thuyền đến Vạn Cha thì biết tin nhà
vua đã gửi giấy truy nã cho thủ lĩnh họ Lò Khẳm trấn giữ Quan Gia, yêu cầu
bắt lấy người có vết sẹo. Đang băn khoăn thì trông thấy dòng suối cuốn đến,
một cái ván khung cửi từ mương Muồn trôi ra. Hà Páo bàn rằng: có khung cửi
là có người dệt vải, mà có người dệt vải là có người mua phẩm. Vì thế, hai
người men theo dòng suối tiến sâu vào thung lũng. Đến gần cửa mường, hai
người gặp ông Quan Chuông đi ra tìm thầy. Quan Chuông đón hai người về
dạy học cho con. Hà Páo vẫn mang theo cái ván khung cửi từ lúc nào. Khi bắt
đầu dạy học, ông dùng miếng ván khung cửi làm bảng viết. Chẳng bao lâu
đàn con ông Quan chuông khôn lớn, đi chiêu tập dân lưu tán khắp nơi về
dựng lại bản mường. Nhân ngày vui, Hà Páo đặt tên cho mường mới là
Mường Kỷ để ghi nhớ sự kiện lấy ván Kỷ (ván khung cửi) làm bảng học chữ.
Và nhờ có chữ mới mở mang lại bản mường. Dân mường tôn thầy dạy chữ
(Hà Páo) làm tạo, ông đổi từ Hà Công sang Hà Văn để dấu tung tích, tránh
truy lùng. Ông Quan Chuông trước đây không rõ họ gì cũng lấy họ Hà theo
thầy, nhưng là Hà Văn (Kha Lặc). Hai họ này tuy một bên làm tạo, một bên
làm páy nhưng rất thân thiết, tôn trọng nhau. Khi có tạo lên nhà, họ Hà Văn
không cần chải chiếu mời ngồi. Còn họ Lương được giao cho làm mo,
làm mụ, cùng lo việc bản mường. Họ Hà ở Mường Kỷ duy trì mối quan hệ
thường xuyên với Mã Đà-Đa Bút cho đến kháng chiến chống Pháp 1953-
1954, mới thôi về giổ tổ ở Vĩnh Lộc. Đối với mường Hạ và mường Hước Kha
vẫn được coi là quê gốc. Khi mo người chết, họ Hà đưa mo qua trạm Co Lương,
lên mường Hạ rồi về Hước Khà rồi mới lên Buân theo đẳm chao. Còn họ Lương
vẫn thường hỏi thăm họ hàng ở Hoằng Hóa.
Họ Hà ở Mường Kỷ có quá trình gắn bó thân thiết với người dân địa
phương, không tỏ ra cường quyền ác bá, được dân mường tin yêu, mến phục,
đồng thời có mối liên hệ tốt với nhiều nơi, trên Lào dưới chợ, điển hình là
Cai tổng Hà Văn Nho, một người yêu nước trong phong trào Cần Vương cuối
thế kỷ XIX, một người bạn chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tống Duy Tân (vào
tháng 10-1892).
2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Hà Văn Nho ( 1837 đến - 1892 ?)
Hà Văn Nho, người dân tộc Thái ở bản Poọng Tớ, thôn Giáp Hạ, xã
Kỳ Luật, châu Quan Hóa, phủ Quảng Hóa (xã Văn Nho, huyện Bá Thước
ngày nay). Ông sinh ra trong một gia đình thổ mục vào cuối thời vua Minh
Mạng (khoảng năm 1837). Nhờ trí thông minh, sáng dạ và chí khí hào hiệp,
ông được cử làm cai tổng - tổng Thiết Úng (gồm xã Văn Nho, Kỳ Tân, Thiết
Kế, Thiết Úng ngày nay) từ thời Tự Đức, nên người ta thường gọi ông là Cai
Nho. Ông có quan hệ mật thiết với Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Tống Duy
Tân và nhiều thổ ty có thế lực ở miền núi Thanh Hóa.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Hà Văn Nho lấy quê hương mình làm
nơi dấy nghĩa. Nghĩa binh của ông gồm người Thái, người Mường ở Thiết
Úng, có khoảng 200 người, tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ,
giúp việc có hai trợ thủ đắc lực là Hà Văn Huệ và Phạm Cảnh...
Đội nghĩa binh của Hà Văn Nho đã từng tham gia phối hợp chiến đấu
với nghĩa quân Cầm Bá Thước đánh thắng Pháp ở trận Yên Lược, Bái
Thượng, nhưng khi trở về, nghĩa quân của ông bị phục kích ở Kéo Chưa
Lẹ(giáp giới giữa Ngọc Lặc- Lang Chánh), sau đó ông rút quân về củng cố
căn cứ Mường Kỷ(xã Văn Nho) tiếp tục chiến đấu bảo vệ bản làng...
Trong thời kỳ 1889-1891, Pháp dồn sức tấn công các phong trào yêu
nước ở Thanh Hóa, đẩy đội quân vào thế cô lập, bất lợi...
Để thoát khỏi tình trạng trên, mùa xuân 1891, cuộc hội ngộ tâm đầu ý
hợp giữa ba lực lượng nghĩa quân của Tống Duy Tân, Hà Văn Nho và quân
Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tại thôn Giáp Hạ (Piềng Đồn) đã lập bộ chỉ huy
đóng tại Hang Cá Văn Nho. Nghĩa quân đã giành chiến thắng trọng tâm
Mường Kỷ (5-1892). Sau thất bại này, địch tập trung lực lượng, tấn công
nghĩa quân, Hà Văn Nho bị bắt. Địch ra sức dụ dỗ mua chuộc nhưng kiên
quyết không khai báo. Ông đã bị Pháp chém ngay tại Chiềng Ban (ngày 5
tháng 10 năm 1892).
Hà Văn Nho thực sự là một nhà yêu nước, có chí lớn và mưu lược,
tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê
hương, đất nước. Ông đã hy sinh bất khuất để giữ khí tiết của người nghĩa sĩ.
Sau cách mạng Tháng 1945, nhân dân địa phương đã lấy tên ông đặt cho đơn
vị hành chính mới được thành lập trên quê hương ông là xã Văn Nho.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

suhoc

Member
Link không tải được Bác ơi. Nhờ Bác post lại link giúp với ạ. Thank Bác nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong Phông Lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945-1954 Lịch sử Thế giới 0
S Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Lịch sử Thế giới 3
P Phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) Lịch sử Việt Nam 2
R Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 Lịch sử Việt Nam 0
H Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930 Tài liệu chưa phân loại 1
T Đặc điểm xu hướng phát triển của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc Tài liệu chưa phân loại 3
T Tiểu luận Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Tài liệu chưa phân loại 2
W Tại sao nói ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của 3 yếu tố: phong trào công nhân, phong trào yêu nước và ch Lịch sử Việt Nam 3
H Phân tích, chứng minh ĐCS Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa CN Mác Lê Nin, phong trào yêu nước, ph Lịch sử 4
D phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top