LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nội dung nghiên cứu của đề tài lài: mô tả và phân tích hoạt động xây dựng bộ máy tổ chức Nhà nước Nguyễn (ở Trung ương và địa phƣơng) trong quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo và đảm bảo an toàn khai thác. mô tả và phân tích chính sách, biện pháp, hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi giao thương biển (giao thông, hải vận, hải thương). Mô tả, phân tích chính sách, biện pháp, hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi tài nguyên biển đảo. Đánh giá các hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn ở thế kỷ XIX (1802-1884) và những bài học kinh nghiệm từ quản lý, khai thác nguồn lợi này của triều Nguyễn.
1. Lý do chọn đề tài 4 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 11 5. Nguồn tài liệu 16 6. Đóng góp của luận án 20 7. Bố cục luận án 22 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐẢO CỦA TRIỀU NGUYỄN 23 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 23 1.1.1. Những nghiên cứu gián tiếp liên quan đến vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo 23 1.1.2. Những nghiên cứu trực tiếp liên quan đến vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo 29 1.1.3. Một số nhận xét từ các công trình nghiên cứu trƣớc và hƣớng nghiên cứu của luận án 37 1.2. Bối cảnh lịch sử 41 1.2.1. Bối cảnh khu vực và thế giới 41 1.2.2. Việt Nam - Đại Nam thế kỷ XIX 43 1.2.3. Biển đảo Việt Nam và vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo trong chính sách của các nhà nước quân chủ trước triều Nguyễn 49 Tiểu kết chƣơng 1 61 Chƣơng 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐẢO
2.1. Nhận thức của triều Nguyễn về biển đảo và nguồn lợi biển đảo 63 2.1.1. Nhận thức về hải phận quốc gia 63 2.1.2. Nhận thức về tài nguyên biển đảo 65 2.1.3. Nhận thức về an ninh - phòng thủ biển đảo 70 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý 74 2.2.1. Cấp trung ương 75 2.2.2. Cấp địa phương 84 2.3. Đảm bảo an toàn hoạt động khai thác nguồn lợi biển đảo 86 2.3.1. Xây dựng lực lượng 86 2.3.2. Hộ dẫn, khơi thông, báo hiệu cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ và ghi chép hướng dẫn 88 2.3.3. Tế lễ và cứu trợ đường biển 92 2.3.4. Bố phòng và tuần phòng biển đảo 93 Tiểu kết chƣơng 2 96 Chƣơng 3. QUẢN LÝ, KHAI THÁC GIAO THƢƠNG BIỂN 98 3.1. Quản lý, khai thác giao thông vận tải đƣờng biển 98 3.1.1. Cấp bài thuyền và giấy thông hành đường biển 98 3.1.2. Tổ chức hoạt động vận tải đường biển của Nhà nước 101 3.1.3. Tổ chức hoạt động công cán nước ngoài bằng đường biển 114 3.2. Quản lý thƣơng nghiệp đƣờng biển 117 3.2.1. Hoạt động ngoại thương của Nhà nước 117 3.2.2. Quản lý hoạt động thương nghiệp của thương nhân trong nước 122 3.2.3. Quản lý hoạt động thương nghiệp của thương nhân nước ngoài 128 3.3. Khai thác cảng biển và các tuyến giao thƣơng 135 3.3.1. Xây dựng và quản lý cảng biển 135 3.3.2. Khai thác các tuyến giao thương 139 Tiểu kết chƣơng 3 145 Chƣơng 4. QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO 147 4.1. Quản lý, khai thác muối, tổ yến và ngọc trai 4.1.1. Quản lý, khai thác muối 147 4.1.2. Quản lý, khai thác tổ yến và ngọc trai 153 4.2. Quản lý đánh bắt hải sản 158 4.2.1. Thu thuế và thu mua hải sản 158 4.2.2. Quy định kích thước và huy động thuyền dân vào việc công 162 4.2.3. Hỗ trợ sinh kế của ngư dân 164 4.3. Quản lý, khai thác ở các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa 164 Tiểu kết chƣơng 4 168 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển đảo ở các quốc gia ven biển, quốc gia hải đảo là một bộ phận cấu thành lãnh thổ đất nƣớc, có vị trí, vai trò chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, nhất là trong bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế biển và mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế. Việt Nam là một quốc gia biển nằm trên bờ Tây của Biển Đông, biển đảo Việt Nam hội tụ các yếu tố quan trọng trong đảm bảo an ninh - quốc phòng, cùng những điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác và giao lƣu khu vực, quốc tế; song cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức về an ninh, phòng thủ và chủ quyền. Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nƣớc, về chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hoá - xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức độ nhất định. Về phƣơng diện kinh tế, vùng biển đảo giàu tài nguyên sinh vật và sa khoáng sản là nguồn lợi phong phú cho các hoạt động khai thác tài nguyên, phục vụ sinh kế và phát triển kinh tế. Đặc biệt, tài nguyên vị thế địa chiến lƣợc quan trọng và thuận lợi của biển đảo Việt Nam là điều kiện phát triển giao thông hải vận và hải thƣơng. Cùng với đó, một số lƣợng lớn các cửa biển, vũng, vịnh ven bờ sâu rộng, kín gió là điều kiện thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển nội địa và quốc tế - đầu mối tuyến giao thƣơng trong nƣớc, khu vực, quốc tế. Biển đảo Việt Nam án ngữ trên các tuyến hàng hải, giao thƣơng huyết mạch giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... trong lịch sử hải thƣơng khu vực và thế giới, trở thành một cánh cửa quan trọng đƣa Việt Nam hƣớng ra thế giới, phát triển kinh tế, giao lƣu và hội nhập quốc tế, nhất là với các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng. Các nhà nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lợi biển đảo. Trong thời gian qua, nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền biển đảo, đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới học giả. Với xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng mạnh mẽ cùng sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và sự vơi cạn của nguồn tài nguyên đất liền hiện nay thì không chỉ vấn đề an ninh - quốc phòng biển đảo đƣợc chú ý mà kinh tế biển, hải đảo cũng đang và sẽ là một trọng điểm đƣợc quan tâm. Các hoạt động quản lý, khai thác kinh tế biển đảo, bảo vệ nguồn lợi biển đảo một cách hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, góp phần giữ vững môi trƣờng chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhƣng sự phát triển của hiện tại và tƣơng lai lại đƣợc nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Hoạt động quản lý, khai thác nguồn tài nguyên biển đảo của nhà nƣớc Việt Nam đƣơng đại đang cần những bài học kinh nghiệm của quá khứ (vận dụng những thành công và rút kinh nghiệm những hạn chế). Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của Nhà nƣớc quân chủ Việt Nam trong lịch sử đang là một yêu cầu đặt ra cho thực tiễn phát triển đất nƣớc. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng và quản lý một lãnh hải, lãnh thổ thống nhất, rộng lớn. Đây cũng là một triều đại có nhiều “duyên nợ” với biển đảo. Đặc điểm này chi phối rất lớn đến nhận thức, tầm nhìn cũng nhƣ chính sách và biện pháp của triều Nguyễn về biển đảo, trong đó có vấn đề khai thác nguồn lợi. Bên cạnh đó, thế kỷ XIX là thế kỷ đầy biến động trong lịch sử dân tộc. Nhu cầu mở rộng giao thƣơng, phát triển thị trƣờng buôn bán của các quốc gia phƣơng Tây ở phƣơng Đông vấp phải chính sách và biện pháp cứng rắn của nhà cầm quyền các quốc gia phƣơng Đông, trong đó có triều Nguyễn với những lo ngại về nguy cơ chủ quyền bị xâm phạm từ phía biển. Tuy nhiên, những chính sách và biện pháp cứng rắn đó của các vƣơng triều đã không ngăn đƣợc tham vọng xâm chiếm thị trƣờng của các cƣờng quốc biển, nhất là nƣớc Pháp. Cùng với quá trình xâm lƣợc của thực dân Pháp, triều Nguyễn từ hoạt động quản lý, điều hành đất nƣớc một cách độc lập, tự chủ trên một lãnh thổ, lãnh hải thống nhất trƣớc năm 1858, đã từng bƣớc mất dần quyền tự chủ, để rồi cuối cùng là thất bại hoàn toàn vào năm 1884 (đánh dấu bằng Hiệp ƣớc Pa-tơ-nốt (Hiệp ƣớc Giáp Thân)), Việt Nam trở thành một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến. Những biến động chính trị đó đã tác động và làm thay đổi nhất định những quyết sách quản lý đất nƣớc của vƣơng triều, trong đó có khai thác biển đảo. Triều Nguyễn vốn phải đối mặt với những thách thức và mâu thuẫn nội tại thƣờng trực trong giải quyết mối quan hệ giữa khai thác kinh tế và an ninh - quốc phòng biển đảo ngay từ ngày đầu thành lập triều đại, thì đến thời khắc lịch sử quan trọng này, yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ trên càng đƣợc đặt ra cấp thiết. Những biến động lịch sử khu vực trƣớc cú huých xâm lƣợc của phƣơng Tây vào thế giới phƣơng Đông đặt ra những thách thức song cũng tạo thời cơ cho các quốc gia phƣơng Đông nhạy bén, khôn khéo, biết nắm bắt cơ hội để tự cƣờng, thoát khỏi họa ngoại xâm. Việt Nam ở thế kỷ XIX, trƣớc thời cơ và thách thức đó, vai trò quản lý, khai thác biển đảo của triều Nguyễn đặt trong khả năng nhận thức, giải quyết nắm bắt cơ hội của vƣơng triều để khai phóng, phát triển đất nƣớc, tạo nên sức mạnh thoát khỏi xâm lƣợc phƣơng Tây có đƣợc triều đình giải quyết một cách thấu đáo? Những bài học kinh nghiệm (thành công và hạn chế) của Nhà nƣớc Nguyễn trong quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo cũng có thể đóng góp những giá trị nhất định cho hoạt động quản lý, khai thác kinh tế biển đảo của nhà nƣớc Việt Nam đƣơng đại? Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tui lựa chọn “Quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884” làm đề tài luận án tiến sĩ sử học, với mong muốn góp phần đem lại cái nhìn hệ thống và tƣơng đối toàn diện về vấn đề quản lý Nhà nƣớc Nguyễn đối với kinh tế biển đảo, làm phong phú thêm mảng đề tài nghiên cứu về biển đảo Việt Nam thế kỷ XIX, cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về biển đảo trong lịch sử Việt Nam, tham góp vào một số vấn đề còn nhiều tranh luận liên quan đến triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam ở thế kỷ này. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884. Một cách cụ thể, đó chính là: (1). Tổ chức bộ máy quản lý, các cơ quan quản lý của vƣơng triều Nguyễn từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các định chế quản lý, chính sách quản lý của Nhà nƣớc Nguyễn về khai thác nguồn lợi biển đảo (đƣợc quy định trong luật pháp, lệ định, chiếu, dụ, chỉ, tấu chƣơng đƣợc phê chuẩn...); (2).Quản lý của Nhà nƣớc Nguyễn đối với các hoạt động khai thác nguồn lợi biển đảo: giao thƣơng biển và tài nguyên biển đảo. Luận án đứng trên góc độ quản lý nhà nƣớc của triều Nguyễn (một triều đại quân chủ Việt Nam) để tìm hiểu, đánh giá vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của vƣơng triều từ năm 1802 đến năm 1884. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận án phải đƣợc hiểu đồng thời trên hai khía cạnh: Ở khía cạnh thứ nhất, đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản lý của nhà nƣớc Nguyễn. Đó là toàn bộ những định chế quản lý, chính sách quản lý, biện pháp quản lý trên văn bản hành chính (văn bản luật, châu bản, hội điển...) và trên thực tế thực hiện của triều Nguyễn. Cụ thể hơn, khái niệm “quản lý nhà nƣớc” (văn bản triều Nguyễn thƣờng dùng là từ “chƣởng quản” với nghĩa trông coi, cai quản) đƣợc sử dụng với ý nghĩa nghiên cứu về triều Nguyễn từ góc độ là một nhà nƣớc, một hệ thống cai quản, điều hành công việc quốc gia. Nhà nƣớc đó quản lý đất nƣớc bằng quyền lực nhà nƣớc và có tính cƣỡng chế bằng pháp luật, lệ định. Ở khía cạnh thứ hai, luận án tìm hiểu khía cạnh quản lý kinh tế đất nƣớc của triều Nguyễn đối với nguồn lợi kinh tế biển đảo. An ninh, phòng thủ biển đảo chỉ đƣợc tìm hiểu dƣới góc độ là biện pháp Nhà nƣớc đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, luận án tìm hiểu vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn ở vùng duyên hải, vùng biển và hải đảo (ven bờ, ngoài khơi) từ Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) đến Hà Tiên (Kiên Giang ngày nay); không phận trên biển không là phạm trù nghiên cứu. Từ năm 1862, cùng với quá trình từng bƣớc lãnh thổ Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp, phạm vi quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn cũng bị thu hẹp dần. Do đó, những vùng biển đảo không còn thuộc quyền quản lý, kiểm soát của triều Nguyễn (theo nội dung các hòa ƣớc ký kết với Pháp) sẽ không thuộc phạm vi tập trung nghiên cứu của luận án. phải đi vận tải của địa phƣơng khác đang ở cửa biển hạt mình. Sau khi xét hỏi, quan coi cửa biển báo cho quan tỉnh để tâu báo lên Ty Tào chính. Những thuyền phải đi vận tải sẽ đƣợc báo cho về nguyên quán để kịp thời gian vận chở [159, tr.505-506]. Cũng trƣớc kỳ vận tải, quan địa phƣơng phải tâu trình để xin triều đình về số chuyến và số vật hạng vận chuyển, sau đó giao lại cho các thuyền và đôn đốc thuyền vận chở để kịp hạn nộp. Dân binh đƣợc quan địa phƣơng huy động, cùng góp sức khuân vác, giúp cho công việc đƣợc nhanh chóng [159, tr.480]. Trƣờng hợp ngƣời quản giải tự ý chậm trễ, quan địa phƣơng và ngƣời quản giải phải tra xét trách nhiệm lẫn nhau. Trƣờng hợp nha môn để việc chậm trễ sẽ do các Bộ bàn xử [159, tr.480]. Nhiều thủ tục mang tính hình thức cũng đƣợc giản lƣợc, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển [159, tr.479-480]. Tất cả các quy định đều nhằm mục đích cao nhất là để công tác vận chuyển đƣợc đúng mùa gió nƣớc. 3.1.2.7. Quy định lực lượng vận tải Lực lƣợng hải vận dƣới triều Nguyễn chƣa hoàn toàn tách thành một lực lƣợng chuyên biệt mà vẫn là đội quân đa chức năng, vừa hải vận vừa hải binh. Về quan quân quản tải, vua Minh Mệnh cho đặt chức quan kiểm soát đoàn thuyền vận tải Nam tào, Bắc tào, mỗi đoàn đặt chức Chánh quản lĩnh và Phó quản lĩnh đều 1 ngƣời; 1 Thư lại (Tòng Cửu phẩm) để biên chép; 1 Đốc vận và 1 Lĩnh vận thiên tổng đôn đốc công việc. Ở các doanh trấn, quan văn giữ sổ sách, ghi chép vật hạng vận tải; võ biền quen thuộc đƣờng biển cai quản binh đinh hộ tống thuyền vận tải. Riêng các trấn của thành Gia Định do quan văn hay quan võ sẽ cùng phái viên của thành Gia Định quản tải, các quan doanh trấn không phải thay nhau áp tải cùng. Quan quản tải (lĩnh tải) là những ngƣời giàu kinh nghiệm đƣờng biển, giữ chức vụ quan trọng trong thuỷ quân. Theo lệ định năm Kỷ Hợi (1839), những chuyến vận tải từ 3 chiếc thuyền trở lên đặt 1 quan Quản giải (là 1 Quản vệ hay Quản cơ giỏi). Ở Nam Kỳ, quan địa phƣơng phái 1 Lãnh binh hay Phó lãnh binh làm Thống quản. Ở Bắc Kỳ, vua chọn phái Thống chế hay Chưởng vệ từ 1 đến 2 ngƣời làm Đốc quản [159, tr.477-479] (xem Phụ lục 23). Đối với một số lƣợng lớn thuyền tƣ nhân đi vận tải, những tỉnh có từ 2 đoàn thuyền đại dịch, miễn dịch thì đƣợc đặt thêm 1 Chánh Cửu phẩm bá hộ (là ngƣời nhanh nhẹn, thông biển, do tỉnh chọn trong các đoàn thuyền và đƣợc các đoàn thuyền tôn trọng) để quản đoàn (lệ định năm Kỷ Dậu (1849)) [159, tr.497]. Trong hành trình đƣờng biển, lái thuyền có vai trò rất quan trọng, nhƣ “thầy ở một thuyền” [158, tr.268]. Lái thuyền của thuyền Kinh phái đƣợc huấn luyện chu đáo, qua nhiều kỳ sát hạch kiến thức, kinh nghiệm đƣờng biển để phân định thứ hạng, bổ nhiệm vào các chức Chánh đội trưởng, Đội trưởng, Ngoại uỷ đội trưởng [158, tr.268]. Với nhiệm vụ quan trọng chèo đẩy thuyền, số chân sào (thủy thủ)/1 thuyền đƣợc quy định dựa trên khối lƣợng vật hạng vận tải. Thuyền Trường đà chở thóc đến 1.000 phƣơng, cứ mỗi 100 phƣơng thêm 1 chân sào; 1.000 - 1.600 phƣơng thêm 10 chân sào; từ 1.600 phƣơng trở lên thì mỗi 150 phƣơng thêm 1 chân sào [159, tr.494]. Đội ngũ lái thuyền, chân sào đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, ƣu ái, nhƣ miễn thuế thân, tiền đầu quan, tiền sƣu, tạp dịch [159; 494]. Biền binh đƣợc cử đi áp tải với số lƣợng lớn, bảo vệ hàng hoá trƣớc những sự cố bất ngờ trên biển (xem Phụ lục 24). Việc thưởng - phạt vận tải cũng đƣợc Nhà nƣớc đặt thành lệ định nghiêm ngặt, vừa khích lệ động viên tinh thần, vật chất cũng nhƣ thiết lập tính kỷ luật quan quân đi tải, vừa phản ánh sự giám sát chặt chẽ của Nhà nƣớc trong công tác vận chuyển tích chứa, và một lần nữa cũng phản ánh tầm mức quan trọng của công tác hải vận [159, tr.261, 485-491; 176, tr.48]. Lệ thƣởng - phạt vận tải không chỉ thực hiện đối với Quản tải và lực lƣợng vận tải mà còn với cả Tấn thủ, quan địa phƣơng (Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Thông phán, Kinh lịch) (lệ định năm Mậu Dần (1878)) [190, tr.175-176]. 3.1.2.8. Lệ định trình báo vận tải Cửa biển là nơi Nhà nƣớc thu thuế, kiểm soát hoạt động ra vào của tàu thuyền, góp phần kiểm soát mặt biển, đồng thời là trạm trú chân cho tàu thuyền gặp gió bão, tiếp tế lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt. Vì vậy, trình báo vận tải ở cửa biển có ý nghĩa rất quan trọng. Triều Nguyễn quy định chặt chẽ về trình báo tàu thuyền, hành trình vận tải, cửa biển trung độ và cửa biển trung chuyển. Khi thuyền vận tải các tỉnh chở vật hạng đến cửa biển Thuận An, Tấn thủ phải làm 2 bản thân văn (tờ tâu) giao Ty Hộ vệ, Ty Cảnh tất chuyển về Kinh, một bản dâng lên vua, một bản lƣu tại Nha Tào chính. Việc tâu báo cũng đƣợc thực hiện đối với từng chuyến vận tải. Quản lãnh thuyền vận tải Nam tào, Bắc tào, thuyền hộ tải trong mỗi chuyến hải vận phải nộp 2 bản thân văn về Bộ Công, Nha Tào chính. Trƣờng hợp chỉ có dịch thuyền (thuyền đại dịch, miễn dịch), thuyền Tào vận chở thì do nha môn Tào chính đề đạt, bản thân văn chỉ lƣu chiểu ở Bộ Công. Trƣờng hợp thuyền công ở Kinh cùng đi vận tải với các hạng thuyền trên thì do Bộ Công đề đạt, khi đó bản thân văn tâu trình về Tào thuyền, dịch thuyền đƣợc lƣu chiểu ở nha môn Tào chính (quy định năm Ất Mùi (1835)) [159, tr.484-485]. Với một số lƣợng lớn cửa biển từ Bắc đến Nam, để công tác hải vận không bị chậm trễ do phải trình báo nhiều lần, các vua triều Nguyễn đã đƣa ra giải pháp ấn định cửa biển trung độ theo khoảng cách từ hai miền Nam, Bắc về Kinh, giúp công tác lƣu thông tin tức đƣợc quy củ, giản tiện. Theo quy định năm Ất Mùi (1835), cửa biển Thị Nại (Bình Định) đƣợc ấn định là cửa biển trung độ từ tỉnh Bình Thuận đến Nam kỳ vận chuyển về Kinh, cửa biển Biện Sơn (Thanh Hoá) là cửa biển trung độ từ tỉnh Nam Định đến Bắc kỳ về Kinh. Trên hành trình đƣờng biển đến Kinh đô, các thuyền chỉ phải trình báo ở cửa biển trung độ, sau đó 2 tỉnh Bình Định, Thanh Hoá có trách nhiệm tâu báo lên vua và Ty Tào chính [159, tr.484]. Nhà nƣớc cũng đặt lệ định tâu báo riêng tại các cửa biển Cần Giờ, Đà Nẵng cho những đoàn thuyền vận chở Kinh phái, tỉnh phái với số lƣợng nhiều (năm Kỷ Hợi (1839)). Ngày giờ thuyền vận tải ra cửa biển phải đƣợc lập tức làm tờ tâu, do ngựa trạm chuyển tâu để tin tức đƣợc nhanh chóng [159, tr.485]. Đến năm Mậu Dần (1878), vua Tự Đức cho đặt kho tạm trữ vật hạng công tại tỉnh Nam Định và cửa biển Biện Sơn làm nơi trung chuyển, giúp thuận tiện giao vật hạng cho thuyền vận chở về Kinh và các tỉnh [190, tr.175-176; 195, tr.199, 217]. Vào năm Canh Thìn (1880), Nhà nƣớc cho đặt kho lợp ngói ở cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam). Gạo và vật hạng các tỉnh miền Bắc vận chuyển về Kinh sẽ đƣợc tạm chứa tại đây, trƣớc khi thuyền vận chở về Kinh thành [195, tr.412]. 3.1.3. Tổ chức hoạt động công cán nước ngoài bằng đường biển 3.1.3.1. Phái sứ đoàn vượt biển đến các nước Đại Nam mặc dù có chung đƣờng biên giới trên bộ khá dài với nƣớc Thanh, trao đổi qua đƣờng bộ không quá khó khăn, giải quyết, làm giảm khả năng và hiệu quả khai thác, nhất là những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa khai thác kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng biển đảo. Đó là sự chƣa đồng bộ trong tổ chức, vận hành và hiệu quả của bộ máy quản lý. Một số cơ quan chuyên trách hoạt động chƣa thật hiệu quả, thậm chí còn yếu kém. Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chồng lấn trong chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách giao thông vận tải biển. Các cơ quan chuyên trách chủ yếu là cơ quan quản lý hải vận và hải thƣơng, chƣa có nhiều cơ quan chuyên trách về quản lý khai thác tài nguyên biển đảo. Nhà nƣớc chƣa có một cơ quan hay hệ thống quản lý chuyên trách bao trùm toàn bộ các vấn đề của khai thác nguồn lợi biển đảo. Một số biện pháp quản lý thị trƣờng tập trung vào chính sách độc quyền, nhƣ độc quyền giao thƣơng một số loại hàng hóa, độc quyền khai thác, sử dụng một số loại sản vật biển đảo, cấm xuất khẩu một số mặt hàng dễ khai thác và thu lợi nhuận. Nhà nƣớc ngăn cấm nhân dân ra biển thông thƣơng, mục đích ngăn chặn nguy cơ xâm lƣợc từ các cƣờng quốc biển phƣơng Tây, song vẫn nhận thức đƣợc “mối lợi vô cùng” và không thể ngăn cấm của hoạt động trao đổi giữa hải đảo và đất liền. Một số hoạt động khai thác mang tính giải pháp tình thế, bị động đối phó, hiệu quả chƣa cao và không lâu dài. Nhận thức về biển đảo của triều Nguyễn, trong đó có nguồn lợi, tuy khá sâu sắc song mới tập trung chủ yếu vào tài nguyên vị thế, một phần tài nguyên biển đảo. Nhiều nguồn lợi biển đảo vẫn còn chƣa đƣợc nhận thức, khai thác hay khai thác chƣa hiệu quả, một phần là do những hạn chế, yếu kém trong quản lý của nhà Nguyễn, mặt khác cũng có những nguyên nhân là hạn chế chung mang tính thời đại. (2). Trong những nguồn lợi biển đảo đã đƣợc nhà Nguyễn nhận thức, quản lý, khai thác thì mức độ, hiệu quả quản lý, khai thác các loại hình nguồn lợi có khác nhau. Chính sách của triều Nguyễn cũng có sự phân biệt đối với hoạt động khai thác của Nhà nƣớc và hoạt động khai thác của nhân dân, bao gồm cả ngƣời nƣớc ngoài. Khai thác của Nhà nƣớc nhìn chung đƣợc tập trung, đầu tƣ và hiệu quả hơn. Triều Nguyễn đã nhận thức và phát huy đƣợc tiềm năng, tài nguyên vị thế trong khai thác giao thông, hải vận, hải thƣơng; ban hành một hệ thống chính sách, b pháp quản lý, khai thác hải vận và thuế ngoại thƣơng đƣờng biển khá toàn diện, quy củ, thể hiện tính hệ thống, chặt chẽ, hiệu quả, lâu dài. Năng lực quản lý, khai thác những nguồn lợi trên của nhà Nguyễn đã đóng góp nhiều hiệu quả tích cực về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, ngoại giao, giao lƣu văn hóa, góp phần quan trọng điều tiết và đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc, đóng góp nguồn thu lớn thuế hải thƣơng cho ngân sách quốc gia. Các vị vua đầu triều Nguyễn đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tƣ hải vận, nâng tầm thành việc “quốc gia đại sự”. Công tác hải vận không chỉ giúp việc lƣu thông, luân chuyển, cân bằng tài lực, vật hạng, vũ khí và khí tài giữa các vùng miền trong nƣớc, tích trữ phòng bị đƣợc yên ổn mà còn góp phần tăng sức mạnh, hiệu lực của thủy quân, phục vụ đắc lực công tác ngoại giao, ổn định xã hội. Quản lý, khai thác hải vận đã thể hiện rõ nét nhất tƣ duy quản lý, tầm nhìn và chiến lƣợc khai thác lâu dài, hiệu quả nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn, nhất là của các vị vua đầu triều Gia Long, Minh Mệnh. Đây cũng là công tác đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý, khai thác biển đảo của vƣơng triều ở giai đoạn 1802-1884. Mặc dù vậy, hoạt động đầu tƣ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác, nhất là đối với phƣơng tiện vận tải. Quản lý và khai thác thƣơng nghiệp biển (nhất là ngoại thƣơng) dù vẫn còn nhiều hạn chế song cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhà nƣớc thu lợi từ thƣơng nghiệp biển: trực tiếp bằng việc tổ chức thực hiện nhiều hình thức của ngoại thƣơng Nhà nƣớc; gián tiếp từ quản lý, kiểm soát hoạt động giao thƣơng biển của thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc. Trong quản lý, khai thác tài nguyên biển đảo (sinh vật và phi sinh vật) thì quản lý khai thác muối và tổ yến dƣờng nhƣ quy mô, hiệu quả hơn cả, các hoạt động khai thác khác còn nhiều hạn chế. Một nguyên nhân của tình hình trên có lẽ là bởi những khó khăn về cơ sở vất chất và sự lạc hậu về kỹ thuật của Việt Nam thời kỳ này. Một nguyên nhân khác phần nào xuất phát từ tƣ duy kinh tế trọng nông của triều đình Nguyễn. Quản lý đối với khai thác của nhân dân chủ yếu tập trung vào kiểm soát chặt, nhằm bảo vệ an ninh - quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, nhất là đối với các lực lƣợng từ bên ngoài. Một số chính sách làm hạn chế khả năng, hiệu quả khai thác của nhân dân (nhƣ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nội dung nghiên cứu của đề tài lài: mô tả và phân tích hoạt động xây dựng bộ máy tổ chức Nhà nước Nguyễn (ở Trung ương và địa phƣơng) trong quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo và đảm bảo an toàn khai thác. mô tả và phân tích chính sách, biện pháp, hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi giao thương biển (giao thông, hải vận, hải thương). Mô tả, phân tích chính sách, biện pháp, hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi tài nguyên biển đảo. Đánh giá các hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn ở thế kỷ XIX (1802-1884) và những bài học kinh nghiệm từ quản lý, khai thác nguồn lợi này của triều Nguyễn.
1. Lý do chọn đề tài 4 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 11 5. Nguồn tài liệu 16 6. Đóng góp của luận án 20 7. Bố cục luận án 22 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐẢO CỦA TRIỀU NGUYỄN 23 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 23 1.1.1. Những nghiên cứu gián tiếp liên quan đến vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo 23 1.1.2. Những nghiên cứu trực tiếp liên quan đến vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo 29 1.1.3. Một số nhận xét từ các công trình nghiên cứu trƣớc và hƣớng nghiên cứu của luận án 37 1.2. Bối cảnh lịch sử 41 1.2.1. Bối cảnh khu vực và thế giới 41 1.2.2. Việt Nam - Đại Nam thế kỷ XIX 43 1.2.3. Biển đảo Việt Nam và vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo trong chính sách của các nhà nước quân chủ trước triều Nguyễn 49 Tiểu kết chƣơng 1 61 Chƣơng 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐẢO
2.1. Nhận thức của triều Nguyễn về biển đảo và nguồn lợi biển đảo 63 2.1.1. Nhận thức về hải phận quốc gia 63 2.1.2. Nhận thức về tài nguyên biển đảo 65 2.1.3. Nhận thức về an ninh - phòng thủ biển đảo 70 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý 74 2.2.1. Cấp trung ương 75 2.2.2. Cấp địa phương 84 2.3. Đảm bảo an toàn hoạt động khai thác nguồn lợi biển đảo 86 2.3.1. Xây dựng lực lượng 86 2.3.2. Hộ dẫn, khơi thông, báo hiệu cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ và ghi chép hướng dẫn 88 2.3.3. Tế lễ và cứu trợ đường biển 92 2.3.4. Bố phòng và tuần phòng biển đảo 93 Tiểu kết chƣơng 2 96 Chƣơng 3. QUẢN LÝ, KHAI THÁC GIAO THƢƠNG BIỂN 98 3.1. Quản lý, khai thác giao thông vận tải đƣờng biển 98 3.1.1. Cấp bài thuyền và giấy thông hành đường biển 98 3.1.2. Tổ chức hoạt động vận tải đường biển của Nhà nước 101 3.1.3. Tổ chức hoạt động công cán nước ngoài bằng đường biển 114 3.2. Quản lý thƣơng nghiệp đƣờng biển 117 3.2.1. Hoạt động ngoại thương của Nhà nước 117 3.2.2. Quản lý hoạt động thương nghiệp của thương nhân trong nước 122 3.2.3. Quản lý hoạt động thương nghiệp của thương nhân nước ngoài 128 3.3. Khai thác cảng biển và các tuyến giao thƣơng 135 3.3.1. Xây dựng và quản lý cảng biển 135 3.3.2. Khai thác các tuyến giao thương 139 Tiểu kết chƣơng 3 145 Chƣơng 4. QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO 147 4.1. Quản lý, khai thác muối, tổ yến và ngọc trai 4.1.1. Quản lý, khai thác muối 147 4.1.2. Quản lý, khai thác tổ yến và ngọc trai 153 4.2. Quản lý đánh bắt hải sản 158 4.2.1. Thu thuế và thu mua hải sản 158 4.2.2. Quy định kích thước và huy động thuyền dân vào việc công 162 4.2.3. Hỗ trợ sinh kế của ngư dân 164 4.3. Quản lý, khai thác ở các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa 164 Tiểu kết chƣơng 4 168 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển đảo ở các quốc gia ven biển, quốc gia hải đảo là một bộ phận cấu thành lãnh thổ đất nƣớc, có vị trí, vai trò chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, nhất là trong bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế biển và mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế. Việt Nam là một quốc gia biển nằm trên bờ Tây của Biển Đông, biển đảo Việt Nam hội tụ các yếu tố quan trọng trong đảm bảo an ninh - quốc phòng, cùng những điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác và giao lƣu khu vực, quốc tế; song cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức về an ninh, phòng thủ và chủ quyền. Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nƣớc, về chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hoá - xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức độ nhất định. Về phƣơng diện kinh tế, vùng biển đảo giàu tài nguyên sinh vật và sa khoáng sản là nguồn lợi phong phú cho các hoạt động khai thác tài nguyên, phục vụ sinh kế và phát triển kinh tế. Đặc biệt, tài nguyên vị thế địa chiến lƣợc quan trọng và thuận lợi của biển đảo Việt Nam là điều kiện phát triển giao thông hải vận và hải thƣơng. Cùng với đó, một số lƣợng lớn các cửa biển, vũng, vịnh ven bờ sâu rộng, kín gió là điều kiện thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển nội địa và quốc tế - đầu mối tuyến giao thƣơng trong nƣớc, khu vực, quốc tế. Biển đảo Việt Nam án ngữ trên các tuyến hàng hải, giao thƣơng huyết mạch giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... trong lịch sử hải thƣơng khu vực và thế giới, trở thành một cánh cửa quan trọng đƣa Việt Nam hƣớng ra thế giới, phát triển kinh tế, giao lƣu và hội nhập quốc tế, nhất là với các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng. Các nhà nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lợi biển đảo. Trong thời gian qua, nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền biển đảo, đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới học giả. Với xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng mạnh mẽ cùng sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và sự vơi cạn của nguồn tài nguyên đất liền hiện nay thì không chỉ vấn đề an ninh - quốc phòng biển đảo đƣợc chú ý mà kinh tế biển, hải đảo cũng đang và sẽ là một trọng điểm đƣợc quan tâm. Các hoạt động quản lý, khai thác kinh tế biển đảo, bảo vệ nguồn lợi biển đảo một cách hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, góp phần giữ vững môi trƣờng chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhƣng sự phát triển của hiện tại và tƣơng lai lại đƣợc nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Hoạt động quản lý, khai thác nguồn tài nguyên biển đảo của nhà nƣớc Việt Nam đƣơng đại đang cần những bài học kinh nghiệm của quá khứ (vận dụng những thành công và rút kinh nghiệm những hạn chế). Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của Nhà nƣớc quân chủ Việt Nam trong lịch sử đang là một yêu cầu đặt ra cho thực tiễn phát triển đất nƣớc. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng và quản lý một lãnh hải, lãnh thổ thống nhất, rộng lớn. Đây cũng là một triều đại có nhiều “duyên nợ” với biển đảo. Đặc điểm này chi phối rất lớn đến nhận thức, tầm nhìn cũng nhƣ chính sách và biện pháp của triều Nguyễn về biển đảo, trong đó có vấn đề khai thác nguồn lợi. Bên cạnh đó, thế kỷ XIX là thế kỷ đầy biến động trong lịch sử dân tộc. Nhu cầu mở rộng giao thƣơng, phát triển thị trƣờng buôn bán của các quốc gia phƣơng Tây ở phƣơng Đông vấp phải chính sách và biện pháp cứng rắn của nhà cầm quyền các quốc gia phƣơng Đông, trong đó có triều Nguyễn với những lo ngại về nguy cơ chủ quyền bị xâm phạm từ phía biển. Tuy nhiên, những chính sách và biện pháp cứng rắn đó của các vƣơng triều đã không ngăn đƣợc tham vọng xâm chiếm thị trƣờng của các cƣờng quốc biển, nhất là nƣớc Pháp. Cùng với quá trình xâm lƣợc của thực dân Pháp, triều Nguyễn từ hoạt động quản lý, điều hành đất nƣớc một cách độc lập, tự chủ trên một lãnh thổ, lãnh hải thống nhất trƣớc năm 1858, đã từng bƣớc mất dần quyền tự chủ, để rồi cuối cùng là thất bại hoàn toàn vào năm 1884 (đánh dấu bằng Hiệp ƣớc Pa-tơ-nốt (Hiệp ƣớc Giáp Thân)), Việt Nam trở thành một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến. Những biến động chính trị đó đã tác động và làm thay đổi nhất định những quyết sách quản lý đất nƣớc của vƣơng triều, trong đó có khai thác biển đảo. Triều Nguyễn vốn phải đối mặt với những thách thức và mâu thuẫn nội tại thƣờng trực trong giải quyết mối quan hệ giữa khai thác kinh tế và an ninh - quốc phòng biển đảo ngay từ ngày đầu thành lập triều đại, thì đến thời khắc lịch sử quan trọng này, yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ trên càng đƣợc đặt ra cấp thiết. Những biến động lịch sử khu vực trƣớc cú huých xâm lƣợc của phƣơng Tây vào thế giới phƣơng Đông đặt ra những thách thức song cũng tạo thời cơ cho các quốc gia phƣơng Đông nhạy bén, khôn khéo, biết nắm bắt cơ hội để tự cƣờng, thoát khỏi họa ngoại xâm. Việt Nam ở thế kỷ XIX, trƣớc thời cơ và thách thức đó, vai trò quản lý, khai thác biển đảo của triều Nguyễn đặt trong khả năng nhận thức, giải quyết nắm bắt cơ hội của vƣơng triều để khai phóng, phát triển đất nƣớc, tạo nên sức mạnh thoát khỏi xâm lƣợc phƣơng Tây có đƣợc triều đình giải quyết một cách thấu đáo? Những bài học kinh nghiệm (thành công và hạn chế) của Nhà nƣớc Nguyễn trong quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo cũng có thể đóng góp những giá trị nhất định cho hoạt động quản lý, khai thác kinh tế biển đảo của nhà nƣớc Việt Nam đƣơng đại? Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tui lựa chọn “Quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884” làm đề tài luận án tiến sĩ sử học, với mong muốn góp phần đem lại cái nhìn hệ thống và tƣơng đối toàn diện về vấn đề quản lý Nhà nƣớc Nguyễn đối với kinh tế biển đảo, làm phong phú thêm mảng đề tài nghiên cứu về biển đảo Việt Nam thế kỷ XIX, cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về biển đảo trong lịch sử Việt Nam, tham góp vào một số vấn đề còn nhiều tranh luận liên quan đến triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam ở thế kỷ này. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884. Một cách cụ thể, đó chính là: (1). Tổ chức bộ máy quản lý, các cơ quan quản lý của vƣơng triều Nguyễn từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các định chế quản lý, chính sách quản lý của Nhà nƣớc Nguyễn về khai thác nguồn lợi biển đảo (đƣợc quy định trong luật pháp, lệ định, chiếu, dụ, chỉ, tấu chƣơng đƣợc phê chuẩn...); (2).Quản lý của Nhà nƣớc Nguyễn đối với các hoạt động khai thác nguồn lợi biển đảo: giao thƣơng biển và tài nguyên biển đảo. Luận án đứng trên góc độ quản lý nhà nƣớc của triều Nguyễn (một triều đại quân chủ Việt Nam) để tìm hiểu, đánh giá vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của vƣơng triều từ năm 1802 đến năm 1884. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận án phải đƣợc hiểu đồng thời trên hai khía cạnh: Ở khía cạnh thứ nhất, đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản lý của nhà nƣớc Nguyễn. Đó là toàn bộ những định chế quản lý, chính sách quản lý, biện pháp quản lý trên văn bản hành chính (văn bản luật, châu bản, hội điển...) và trên thực tế thực hiện của triều Nguyễn. Cụ thể hơn, khái niệm “quản lý nhà nƣớc” (văn bản triều Nguyễn thƣờng dùng là từ “chƣởng quản” với nghĩa trông coi, cai quản) đƣợc sử dụng với ý nghĩa nghiên cứu về triều Nguyễn từ góc độ là một nhà nƣớc, một hệ thống cai quản, điều hành công việc quốc gia. Nhà nƣớc đó quản lý đất nƣớc bằng quyền lực nhà nƣớc và có tính cƣỡng chế bằng pháp luật, lệ định. Ở khía cạnh thứ hai, luận án tìm hiểu khía cạnh quản lý kinh tế đất nƣớc của triều Nguyễn đối với nguồn lợi kinh tế biển đảo. An ninh, phòng thủ biển đảo chỉ đƣợc tìm hiểu dƣới góc độ là biện pháp Nhà nƣớc đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, luận án tìm hiểu vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn ở vùng duyên hải, vùng biển và hải đảo (ven bờ, ngoài khơi) từ Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) đến Hà Tiên (Kiên Giang ngày nay); không phận trên biển không là phạm trù nghiên cứu. Từ năm 1862, cùng với quá trình từng bƣớc lãnh thổ Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp, phạm vi quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn cũng bị thu hẹp dần. Do đó, những vùng biển đảo không còn thuộc quyền quản lý, kiểm soát của triều Nguyễn (theo nội dung các hòa ƣớc ký kết với Pháp) sẽ không thuộc phạm vi tập trung nghiên cứu của luận án. phải đi vận tải của địa phƣơng khác đang ở cửa biển hạt mình. Sau khi xét hỏi, quan coi cửa biển báo cho quan tỉnh để tâu báo lên Ty Tào chính. Những thuyền phải đi vận tải sẽ đƣợc báo cho về nguyên quán để kịp thời gian vận chở [159, tr.505-506]. Cũng trƣớc kỳ vận tải, quan địa phƣơng phải tâu trình để xin triều đình về số chuyến và số vật hạng vận chuyển, sau đó giao lại cho các thuyền và đôn đốc thuyền vận chở để kịp hạn nộp. Dân binh đƣợc quan địa phƣơng huy động, cùng góp sức khuân vác, giúp cho công việc đƣợc nhanh chóng [159, tr.480]. Trƣờng hợp ngƣời quản giải tự ý chậm trễ, quan địa phƣơng và ngƣời quản giải phải tra xét trách nhiệm lẫn nhau. Trƣờng hợp nha môn để việc chậm trễ sẽ do các Bộ bàn xử [159, tr.480]. Nhiều thủ tục mang tính hình thức cũng đƣợc giản lƣợc, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển [159, tr.479-480]. Tất cả các quy định đều nhằm mục đích cao nhất là để công tác vận chuyển đƣợc đúng mùa gió nƣớc. 3.1.2.7. Quy định lực lượng vận tải Lực lƣợng hải vận dƣới triều Nguyễn chƣa hoàn toàn tách thành một lực lƣợng chuyên biệt mà vẫn là đội quân đa chức năng, vừa hải vận vừa hải binh. Về quan quân quản tải, vua Minh Mệnh cho đặt chức quan kiểm soát đoàn thuyền vận tải Nam tào, Bắc tào, mỗi đoàn đặt chức Chánh quản lĩnh và Phó quản lĩnh đều 1 ngƣời; 1 Thư lại (Tòng Cửu phẩm) để biên chép; 1 Đốc vận và 1 Lĩnh vận thiên tổng đôn đốc công việc. Ở các doanh trấn, quan văn giữ sổ sách, ghi chép vật hạng vận tải; võ biền quen thuộc đƣờng biển cai quản binh đinh hộ tống thuyền vận tải. Riêng các trấn của thành Gia Định do quan văn hay quan võ sẽ cùng phái viên của thành Gia Định quản tải, các quan doanh trấn không phải thay nhau áp tải cùng. Quan quản tải (lĩnh tải) là những ngƣời giàu kinh nghiệm đƣờng biển, giữ chức vụ quan trọng trong thuỷ quân. Theo lệ định năm Kỷ Hợi (1839), những chuyến vận tải từ 3 chiếc thuyền trở lên đặt 1 quan Quản giải (là 1 Quản vệ hay Quản cơ giỏi). Ở Nam Kỳ, quan địa phƣơng phái 1 Lãnh binh hay Phó lãnh binh làm Thống quản. Ở Bắc Kỳ, vua chọn phái Thống chế hay Chưởng vệ từ 1 đến 2 ngƣời làm Đốc quản [159, tr.477-479] (xem Phụ lục 23). Đối với một số lƣợng lớn thuyền tƣ nhân đi vận tải, những tỉnh có từ 2 đoàn thuyền đại dịch, miễn dịch thì đƣợc đặt thêm 1 Chánh Cửu phẩm bá hộ (là ngƣời nhanh nhẹn, thông biển, do tỉnh chọn trong các đoàn thuyền và đƣợc các đoàn thuyền tôn trọng) để quản đoàn (lệ định năm Kỷ Dậu (1849)) [159, tr.497]. Trong hành trình đƣờng biển, lái thuyền có vai trò rất quan trọng, nhƣ “thầy ở một thuyền” [158, tr.268]. Lái thuyền của thuyền Kinh phái đƣợc huấn luyện chu đáo, qua nhiều kỳ sát hạch kiến thức, kinh nghiệm đƣờng biển để phân định thứ hạng, bổ nhiệm vào các chức Chánh đội trưởng, Đội trưởng, Ngoại uỷ đội trưởng [158, tr.268]. Với nhiệm vụ quan trọng chèo đẩy thuyền, số chân sào (thủy thủ)/1 thuyền đƣợc quy định dựa trên khối lƣợng vật hạng vận tải. Thuyền Trường đà chở thóc đến 1.000 phƣơng, cứ mỗi 100 phƣơng thêm 1 chân sào; 1.000 - 1.600 phƣơng thêm 10 chân sào; từ 1.600 phƣơng trở lên thì mỗi 150 phƣơng thêm 1 chân sào [159, tr.494]. Đội ngũ lái thuyền, chân sào đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, ƣu ái, nhƣ miễn thuế thân, tiền đầu quan, tiền sƣu, tạp dịch [159; 494]. Biền binh đƣợc cử đi áp tải với số lƣợng lớn, bảo vệ hàng hoá trƣớc những sự cố bất ngờ trên biển (xem Phụ lục 24). Việc thưởng - phạt vận tải cũng đƣợc Nhà nƣớc đặt thành lệ định nghiêm ngặt, vừa khích lệ động viên tinh thần, vật chất cũng nhƣ thiết lập tính kỷ luật quan quân đi tải, vừa phản ánh sự giám sát chặt chẽ của Nhà nƣớc trong công tác vận chuyển tích chứa, và một lần nữa cũng phản ánh tầm mức quan trọng của công tác hải vận [159, tr.261, 485-491; 176, tr.48]. Lệ thƣởng - phạt vận tải không chỉ thực hiện đối với Quản tải và lực lƣợng vận tải mà còn với cả Tấn thủ, quan địa phƣơng (Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Thông phán, Kinh lịch) (lệ định năm Mậu Dần (1878)) [190, tr.175-176]. 3.1.2.8. Lệ định trình báo vận tải Cửa biển là nơi Nhà nƣớc thu thuế, kiểm soát hoạt động ra vào của tàu thuyền, góp phần kiểm soát mặt biển, đồng thời là trạm trú chân cho tàu thuyền gặp gió bão, tiếp tế lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt. Vì vậy, trình báo vận tải ở cửa biển có ý nghĩa rất quan trọng. Triều Nguyễn quy định chặt chẽ về trình báo tàu thuyền, hành trình vận tải, cửa biển trung độ và cửa biển trung chuyển. Khi thuyền vận tải các tỉnh chở vật hạng đến cửa biển Thuận An, Tấn thủ phải làm 2 bản thân văn (tờ tâu) giao Ty Hộ vệ, Ty Cảnh tất chuyển về Kinh, một bản dâng lên vua, một bản lƣu tại Nha Tào chính. Việc tâu báo cũng đƣợc thực hiện đối với từng chuyến vận tải. Quản lãnh thuyền vận tải Nam tào, Bắc tào, thuyền hộ tải trong mỗi chuyến hải vận phải nộp 2 bản thân văn về Bộ Công, Nha Tào chính. Trƣờng hợp chỉ có dịch thuyền (thuyền đại dịch, miễn dịch), thuyền Tào vận chở thì do nha môn Tào chính đề đạt, bản thân văn chỉ lƣu chiểu ở Bộ Công. Trƣờng hợp thuyền công ở Kinh cùng đi vận tải với các hạng thuyền trên thì do Bộ Công đề đạt, khi đó bản thân văn tâu trình về Tào thuyền, dịch thuyền đƣợc lƣu chiểu ở nha môn Tào chính (quy định năm Ất Mùi (1835)) [159, tr.484-485]. Với một số lƣợng lớn cửa biển từ Bắc đến Nam, để công tác hải vận không bị chậm trễ do phải trình báo nhiều lần, các vua triều Nguyễn đã đƣa ra giải pháp ấn định cửa biển trung độ theo khoảng cách từ hai miền Nam, Bắc về Kinh, giúp công tác lƣu thông tin tức đƣợc quy củ, giản tiện. Theo quy định năm Ất Mùi (1835), cửa biển Thị Nại (Bình Định) đƣợc ấn định là cửa biển trung độ từ tỉnh Bình Thuận đến Nam kỳ vận chuyển về Kinh, cửa biển Biện Sơn (Thanh Hoá) là cửa biển trung độ từ tỉnh Nam Định đến Bắc kỳ về Kinh. Trên hành trình đƣờng biển đến Kinh đô, các thuyền chỉ phải trình báo ở cửa biển trung độ, sau đó 2 tỉnh Bình Định, Thanh Hoá có trách nhiệm tâu báo lên vua và Ty Tào chính [159, tr.484]. Nhà nƣớc cũng đặt lệ định tâu báo riêng tại các cửa biển Cần Giờ, Đà Nẵng cho những đoàn thuyền vận chở Kinh phái, tỉnh phái với số lƣợng nhiều (năm Kỷ Hợi (1839)). Ngày giờ thuyền vận tải ra cửa biển phải đƣợc lập tức làm tờ tâu, do ngựa trạm chuyển tâu để tin tức đƣợc nhanh chóng [159, tr.485]. Đến năm Mậu Dần (1878), vua Tự Đức cho đặt kho tạm trữ vật hạng công tại tỉnh Nam Định và cửa biển Biện Sơn làm nơi trung chuyển, giúp thuận tiện giao vật hạng cho thuyền vận chở về Kinh và các tỉnh [190, tr.175-176; 195, tr.199, 217]. Vào năm Canh Thìn (1880), Nhà nƣớc cho đặt kho lợp ngói ở cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam). Gạo và vật hạng các tỉnh miền Bắc vận chuyển về Kinh sẽ đƣợc tạm chứa tại đây, trƣớc khi thuyền vận chở về Kinh thành [195, tr.412]. 3.1.3. Tổ chức hoạt động công cán nước ngoài bằng đường biển 3.1.3.1. Phái sứ đoàn vượt biển đến các nước Đại Nam mặc dù có chung đƣờng biên giới trên bộ khá dài với nƣớc Thanh, trao đổi qua đƣờng bộ không quá khó khăn, giải quyết, làm giảm khả năng và hiệu quả khai thác, nhất là những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa khai thác kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng biển đảo. Đó là sự chƣa đồng bộ trong tổ chức, vận hành và hiệu quả của bộ máy quản lý. Một số cơ quan chuyên trách hoạt động chƣa thật hiệu quả, thậm chí còn yếu kém. Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chồng lấn trong chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách giao thông vận tải biển. Các cơ quan chuyên trách chủ yếu là cơ quan quản lý hải vận và hải thƣơng, chƣa có nhiều cơ quan chuyên trách về quản lý khai thác tài nguyên biển đảo. Nhà nƣớc chƣa có một cơ quan hay hệ thống quản lý chuyên trách bao trùm toàn bộ các vấn đề của khai thác nguồn lợi biển đảo. Một số biện pháp quản lý thị trƣờng tập trung vào chính sách độc quyền, nhƣ độc quyền giao thƣơng một số loại hàng hóa, độc quyền khai thác, sử dụng một số loại sản vật biển đảo, cấm xuất khẩu một số mặt hàng dễ khai thác và thu lợi nhuận. Nhà nƣớc ngăn cấm nhân dân ra biển thông thƣơng, mục đích ngăn chặn nguy cơ xâm lƣợc từ các cƣờng quốc biển phƣơng Tây, song vẫn nhận thức đƣợc “mối lợi vô cùng” và không thể ngăn cấm của hoạt động trao đổi giữa hải đảo và đất liền. Một số hoạt động khai thác mang tính giải pháp tình thế, bị động đối phó, hiệu quả chƣa cao và không lâu dài. Nhận thức về biển đảo của triều Nguyễn, trong đó có nguồn lợi, tuy khá sâu sắc song mới tập trung chủ yếu vào tài nguyên vị thế, một phần tài nguyên biển đảo. Nhiều nguồn lợi biển đảo vẫn còn chƣa đƣợc nhận thức, khai thác hay khai thác chƣa hiệu quả, một phần là do những hạn chế, yếu kém trong quản lý của nhà Nguyễn, mặt khác cũng có những nguyên nhân là hạn chế chung mang tính thời đại. (2). Trong những nguồn lợi biển đảo đã đƣợc nhà Nguyễn nhận thức, quản lý, khai thác thì mức độ, hiệu quả quản lý, khai thác các loại hình nguồn lợi có khác nhau. Chính sách của triều Nguyễn cũng có sự phân biệt đối với hoạt động khai thác của Nhà nƣớc và hoạt động khai thác của nhân dân, bao gồm cả ngƣời nƣớc ngoài. Khai thác của Nhà nƣớc nhìn chung đƣợc tập trung, đầu tƣ và hiệu quả hơn. Triều Nguyễn đã nhận thức và phát huy đƣợc tiềm năng, tài nguyên vị thế trong khai thác giao thông, hải vận, hải thƣơng; ban hành một hệ thống chính sách, b pháp quản lý, khai thác hải vận và thuế ngoại thƣơng đƣờng biển khá toàn diện, quy củ, thể hiện tính hệ thống, chặt chẽ, hiệu quả, lâu dài. Năng lực quản lý, khai thác những nguồn lợi trên của nhà Nguyễn đã đóng góp nhiều hiệu quả tích cực về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, ngoại giao, giao lƣu văn hóa, góp phần quan trọng điều tiết và đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc, đóng góp nguồn thu lớn thuế hải thƣơng cho ngân sách quốc gia. Các vị vua đầu triều Nguyễn đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tƣ hải vận, nâng tầm thành việc “quốc gia đại sự”. Công tác hải vận không chỉ giúp việc lƣu thông, luân chuyển, cân bằng tài lực, vật hạng, vũ khí và khí tài giữa các vùng miền trong nƣớc, tích trữ phòng bị đƣợc yên ổn mà còn góp phần tăng sức mạnh, hiệu lực của thủy quân, phục vụ đắc lực công tác ngoại giao, ổn định xã hội. Quản lý, khai thác hải vận đã thể hiện rõ nét nhất tƣ duy quản lý, tầm nhìn và chiến lƣợc khai thác lâu dài, hiệu quả nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn, nhất là của các vị vua đầu triều Gia Long, Minh Mệnh. Đây cũng là công tác đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý, khai thác biển đảo của vƣơng triều ở giai đoạn 1802-1884. Mặc dù vậy, hoạt động đầu tƣ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác, nhất là đối với phƣơng tiện vận tải. Quản lý và khai thác thƣơng nghiệp biển (nhất là ngoại thƣơng) dù vẫn còn nhiều hạn chế song cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhà nƣớc thu lợi từ thƣơng nghiệp biển: trực tiếp bằng việc tổ chức thực hiện nhiều hình thức của ngoại thƣơng Nhà nƣớc; gián tiếp từ quản lý, kiểm soát hoạt động giao thƣơng biển của thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc. Trong quản lý, khai thác tài nguyên biển đảo (sinh vật và phi sinh vật) thì quản lý khai thác muối và tổ yến dƣờng nhƣ quy mô, hiệu quả hơn cả, các hoạt động khai thác khác còn nhiều hạn chế. Một nguyên nhân của tình hình trên có lẽ là bởi những khó khăn về cơ sở vất chất và sự lạc hậu về kỹ thuật của Việt Nam thời kỳ này. Một nguyên nhân khác phần nào xuất phát từ tƣ duy kinh tế trọng nông của triều đình Nguyễn. Quản lý đối với khai thác của nhân dân chủ yếu tập trung vào kiểm soát chặt, nhằm bảo vệ an ninh - quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, nhất là đối với các lực lƣợng từ bên ngoài. Một số chính sách làm hạn chế khả năng, hiệu quả khai thác của nhân dân (nhƣ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
You must be registered for see links
You must be registered for see links
Sửa lần cuối: