thanhnguyenkun

New Member
Download miễn phí Đề tài Quản trị rủi ro bằng mô hình VaR và phương pháp sử dụng Copula điều kiện



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DANH MỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO BẰNG MÔ HÌNH VaR 3
1.1-RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 3
1.1.1- KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH 3
1.1.2-PHÂN LOẠI RỦI RO 3
1.1.3-TỔN THẤT TÀI CHÍNH 3
1.1.4-QUẢN TRỊ RỦI RO (RISK MANAGEMENT) 3
1.2-VaR VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG 3
1.2.1-Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển 3
1.2.2-Khái niệm VaR 4
1.2.3-Mô hình VaR 4
1.2.3.1-Tiếp cận mô hình 4
1.2.3.2-Mô hình VaR 4
1.2.3.3-Các giả thiết 5
1.2.4-Các mô hình VaR trong thực hành 5
1.2.4.1-Mô hình VaR cho lợi suất và tài sản 5
1.2.4.2-Mô hình VaR cho danh mục 6
1.2.4.2.a-Mô hình RisMetris 6
1.2.4.2.b-Mô hình VaR phi tham số 7
1.3-COPULA VÀ Ý NGHĨA 7
1.3.1-Tiếp cận hàm Copula 7
1.3.2-Định nghĩa 7
1.3.2.1- Định nghĩa 1 7
1.3.2.2- Định nghĩa 2 7
1.2.4- Copula Student-t 7
CHƯƠNG II: 9
MÔ HÌNH VaR CỦA DANH MỤC 9
2.1-MÔ TẢ DỮ LIỆU 9
2.1.1-Mô tả chuỗi giá cổ phiếu REE và SAM 9
2.1.2-Mô tả chuỗi lợi suất của cổ phiếu REE và SAM 10
2.2-KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT ĐỐI VỚI LỢI SUẤT TÀI SẢN REE VÀ SAM 10
2.2.1-Kiểm định giả thiết phân phối chuẩn 10
2.2.2-Kiểm định tính dừng 11
2.3-ƯỚC LƯỢNG VaR 12
2.3.1-Ước lượng VaR với giả thiết lợi suất tài sản phân phối chuẩn và dừng 12
2.3.2-Ước lượng VaR theo mô hình Riskmetrics với giả thiết lợi suất tài sản phân phối chuẩn và không dừng 14
2.3.3-Ước lượng VaR theo mô hình Copula Student t điều kiện với giả thiết lợi suất tài sản không phân phối chuẩn 15
2.3.3.1-Xác định phân phối biên duyên của hàm Copula 15
2.3.3.2-Ước lượng tham số Copula 17
2.3.3.3-Mô phỏng Monte Carlo 17
CHƯƠNG III: 20
PHÂN TÍCH, SO SÁNH KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG 20
3.1-PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NHẬN ĐƯỢC TỪ CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG 20
3.1.1-Khoảng dao động 20
3.1.2-Độ lệch tuyệt đối trung bình so với tổn thất thực tế 22
3.1.3-Giá trị vượt ngưỡng VaR 23
3.2-SO SÁNH CÁC KẾT QUẢ NHẬN ĐƯỢC TỪ CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG 25
3.3.MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ ƯỚC LƯỢNG VaR THEO MÔ HÌNH COPULA ĐIỀU KIỆN 27
3.3.1-Ưu điểm 27
3.3.2-Nhược điểm 27
3.3.3-Phát triển phương pháp ước lượng VaR 27
KẾT LUẬN 29



LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007-2010 gây ra sự đổ vỡ hàng loạt các hệ thống ngân hàng, tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán trầm trọng và mất giá tiền tệ quy mô lớn bắt nguồn từ Hoa Kỳ và đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng này phần nào cũng đã gây ra những tổn thất cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam; gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với các công ty niêm yết, các tổ chức tài chính, ngân hàng, và đặc biệt là các nhà đầu tư, những thiệt hại này nếu như được dự tính và đo lường từ trước phần nào có thể giảm thiểu được tổn thất xảy ra.
Đứng trước những tổn thất, mất mát như vậy các tác nhân làm thế nào có thể nhận dạng, đo lường, kiểm soát được rủi ro để có thể phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro này, đó là vấn đề quản trị rủi ro.
Đề tài “Quản trị rủi ro bằng mô hình VaR và phương pháp sử dụng Copula điều kiện” giới thiệu VaR như một công cụ để ước lượng trước giá trị tổn thất thị trường của danh mục và tài sản, trong đó có sử dụng hàm Copula điều kiện trong xác suất mang lại tính chính xác cao so với các phương pháp tính VaR truyền thống, giúp các tổ chức và nhà đầu tư có thể dự báo mức độ tổn thất của danh mục và thực hiện phòng hộ rủi ro.
VaR là một giá trị đo mức độ tổn thất rất phổ biến, có vai trò trung tâm trong quản trị rủi ro, là một độ đo đơn giản nhưng khó để ước lượng.
Lý thuyết Riskmetrics đưa ra để tính VaR thừa nhận các chuỗi lợi suất tài sản tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Tuy nhiên, trong tài chính, điều kiện hàm phân phối của lợi suất tài sản tuân theo quy luật phân phối chuẩn là hiếm khi xảy ra.
Lý thuyết Copula là một công cụ toán học rất mạnh cho hàm xác suất phân phối đồng thời do nó không bắt buộc các phân phối biên duyên phải là phân phối chuẩn, cho phép mở rộng xác định phân phối đồng thời cho n biến từ các hàm phân phối biên duyên của chúng và một hàm Copula.

Mục tiêu nghiên cứu:
+ Trình bày mô hình VaR trên phương diện lý thuyết cũng như ứng dụng trong quản trị rủi ro tài chính.
+ Trình bày một số phương pháp ước lượng mô hình VaR trong đó nhấn mạnh phương pháp sử dụng Copula điều kiện, đồng thời áp dụng tính toán trên nhóm cổ phiếu REE và SAM trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp mô hình toán kinh tế, phân tích kinh tế lượng, lý thuyết xác suất, thiết lập code trong phần mềm MATLAB để tiếp cận và ước lượng về mặt định lượng mô hình VaR.
Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình phân tích và ước lượng mô hình VaR đối với hai cổ phiếu REE và SAM sử dụng trong quản trị rủi ro danh mục.
Phạm vi nghiên cứu:
Diễn biến cổ phiếu REE và SAM trong giai đoạn 16/2/2006 đến thời điểm quyết định nắm giữ danh mục(20/2/2009) và ước lượng mô hình VaR trong giai đoạn 23/9/2009 đến 12/2/2010.


CHƯƠNG I:
QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DANH MỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO BẰNG MÔ HÌNH VaR
1.1-RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
1.1.1- KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH
Khái niệm về rủi ro có thể được hiểu đơn giản là những kết cục có thể xảy ra trong tương lai mà không được mong đợi.
Rủi ro tài chính được quan niệm là hậu quả của sự thay đổi, biến động không lường trước được của giá trị tài sản hay giá trị các khoản nợ đối với các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính.
1.1.2-PHÂN LOẠI RỦI RO
Trong tài chính, rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào nguyên nhân xảy ra rủi ro có thể phân loại các hình thức rủi ro tài chính. Trong đề tài này, chúng ta tập trung vào rủi ro tài chính liên quan đến những thay đổi của giá cổ phiếu.
1.1.3-TỔN THẤT TÀI CHÍNH
Những thiệt hại đối với nhà đầu tư do rủi ro tài chính gọi là tổn thất tài chính (Financial Loss).
1.1.4-QUẢN TRỊ RỦI RO (RISK MANAGEMENT)
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
- Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro;
- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro;
- Tài trợ rủi ro trường hợp xuất hiện rủi ro.
Mô hình VaR - (Value at Risk) là một trong những phương pháp đo lường rủi ro thị trường của tài sản, danh mục. Đề tài quan tâm đến rủi ro trong một danh mục đầu tư phát sinh từ sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường, thay đổi này là ngẫu nhiên khi giả định thị trường là hiệu quả khi tất cả những thông tin đều phản ánh trên giá trị của cổ phiếu. Sử dụng mô hình VaR như một cách đo lường và thông báo sớm những tổn thất về mặt giá trị của danh mục khi giá của mỗi cổ phiếu biến động giúp nhà đầu tư ước lượng mức độ tổn thất và thực hiện phòng hộ rủi ro.
1.2-VaR VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG
1.2.1-Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển
Thuật ngữ VaR (Giá trị rủi ro - Value at Risk) đã được sử dụng rộng rãi và thực sự trở thành một lĩnh vực quan trọng trong khoa học kinh tế từ sau sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987.
Người đã tiếp cận giá trị VaR đầu tiên là Harry Markowitz vào năm 1952.
1.2.2-Khái niệm VaR
VaR của danh mục tài sản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra đối với danh mục, tài sản trong một khoảng thời gian nhất định với mức độ tin cậy nhất định.
VaR được định nghĩa như một giá trị ngưỡng sao cho xác suất để tổn thất danh mục trong khoảng thời gian nhất định không vượt quá giá trị này là một xác suất cho trước.
1.2.3-Mô hình VaR


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Top