daicahp_123
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Link tải miễn phí Luận văn: Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đặng Thai Mai : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Đặng, Thai Mai, 1902-1984
Lý luận văn học
Nghiên cứu văn học
Nhà phê bình
1. Lý do chọn đề tài Giáo sư Đặng Thai Mai là một trong những người mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả và uy tín đã được khẳng định vững chắc trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm 1940. Ông là một nhà trí thức yêu nước, nhà văn hoá và là học giả có những cống hiến to lớn cho nền giáo dục và nền văn hoá nước nhà. Đặng Thai Mai sinh ngày 25-12-1902 tại làng Lương Điền (nay là xã Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, mất ngày 25-9-1984 tại Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước và hiếu học “đi qua tuổi thơ trong sự thiếu vắng cha mẹ và những nơm nớp lo âu, vì bị chính quyền thực dân Pháp liệt vào hàng “Cừu gia tử đệ”, luôn bị “để { theo dõi” *27, tr. 66+. Đặng Thai Mai hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, là Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá và đã từng giữ nhiều trọng trách khác trong chính quyền Cách mạng nhưng dấu ấn sâu đậm nhất mà Đặng Thai Mai để lại là nhà sư phạm mẫu mực suốt đời say mê “truyền giáo” và là một nhà nghiên cứu văn học tài hoa uyên bác. Trong sự nghiệp giáo dục, Giáo sư Đặng Thai Mai là tấm gương sáng về một người thầy được nhiều thế hệ tôn vinh là “bậc sư biểu quốc gia”. Với 50 năm tận tâm dạy dỗ, Giáo sư Đặng Thai Mai đã đào tạo được hàng chục thế hệ học trò góp phần làm nên diện mạo văn hoá nước
nhà. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ông cũng được tôn vinh “bậc thầy”, là người mở đường, đắp móng cho nhiều chuyên ngành nghiên cứu văn học như l{ luận văn học, nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại, lịch sử văn học Việt Nam cận hiện đại. Tình cảm yêu nước mãnh liệt, phẩm chất nhân văn giàu có, niềm say mê văn học và tài năng thiên phú đã giúp ông trở thành nhà l{ luận, phê bình, nghiên cứu văn học có uy tín lớn của thế kỷ XX ở Việt Nam. Cả cuộc đời Đặng Thai Mai dành trọn cho một mục đích duy nhất: phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Say mê văn chương từ nhỏ nhưng Đặng Thai Mai bước vào con đường sáng tác và nghiên cứu văn chương hơi muộn. Ngoài 30 tuổi ông mới viết và cho đăng tải những bài đầu tiên bằng tiếng Pháp với nhiều bút danh khác nhau như Thanh Tuyền, Thanh Bình… trên các tờ báo của Đảng Cộng sản Đông Dương như Lao động (Le Travail), Tiến lên (En avant), Tập hợp (Rassemblement), Tiếng nói của chúng ta (Notre voix). Những tác phẩm của ông có { nghĩa thời sự và giàu tính chiến đấu, thực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ngòi bút của ông giàu lòng nhân ái và tinh thần ngợi ca khi viết về những tấm gương hy sinh oanh liệt của những người chiến sỹ cách mạng và những người dân yêu nước, đồng thời rất sắc sảo và thâm thu{ khi viết những tác phẩm đả kích, châm biếm bè lũ tay sai bán nước và thực dân phong kiến. Với tâm niệm, mục đích tối thượng của văn chương là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, bằng tác phong khoa học, bằng nghị lực phi thường, tinh thần học hỏi và tài năng sẵn có, Đặng Thai Mai đến với công tác nghiên cứu văn học và thu được rất nhiều thành công.
Về l{ luận văn học, Văn học khái luận (1944) - cuốn sách theo quan điểm mác xít đầu tiên ở Việt Nam - đưa Đặng Thai Mai trở thành một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho nền l{ luận mác xít ở nước ta. Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn viết nhiều tiểu luận sắc sảo như: Nhân vật và lịch sử (1944), Vấn đề dân tộc hoá (1946), Chân l{ nghệ thuật (1946), Vấn đề lập trường trong văn nghệ (1946), Kháng chiến và văn hoá (1947), Một vài vấn đề về l{ luận văn nghệ kháng chiến (1948)… Không chỉ khẳng định vị trí trong lĩnh vực l{ luận văn học, Đặng Thai Mai còn tập trung nghiên cứu văn học nước ngoài và văn học Việt Nam. Ông khám phá văn học hiện đại Trung Quốc, đặc biệt quan tâm đến Lỗ Tấn, một nhà văn vĩ đại xuất hiện trong phong trào Ngũ tứ. Những thành quả của ông về Lỗ Tấn được công bố tiếp nối trên báo Thanh nghị. Sau này những bài viết và tác phẩm dịch được tập hợp lại trong cuốn Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ (1945). Đặng Thai Mai còn nghiên cứu văn học phương Tây, đặc biệt là thời kz Phục hưng. Ông đã cho ra đời những bài viết mang giá trị khoa học cao, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá Phục hưng như Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kz văn hoá Phục hưng (1949). Ngoài ra, ông còn có những trang viết về các sáng tác của Xécvăngtét, Sếchxpia như bài viết về Kỷ niệm 350 năm Tập truyện nhà Kỵ sĩ Đông Kisốt (1955-1960), bài viết trong lễ kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Sếchxpia (1964)… Thông kim bác cổ, am hiểu Đông Tây, nhưng mục đích cuối cùng Đặng Thai Mai hướng tới là nghiên cứu văn học Việt Nam. Những trang viết của Đặng Thai Mai thể hiện vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng trầm tích văn hoá quê hương đất nước, đặc biệt là văn hoá - văn học dân gian xứ Nghệ. Mặc dù không viết một bộ lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại nhưng Đặng Thai Mai có những bài viết quan trọng, có tính chất gợi mở cho các
nhà nghiên cứu về sau. Nổi bật và có giá trị nhất trong các công trình nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam của Đặng Thai Mai phải kể đến Giảng văn “Chinh phụ ngâm” - cuốn sách “có một giá trị đặc biệt về kiến thức và phương pháp” *27, tr. 307], Văn thơ Phan Bội Châu (1958) - công trình “vừa là khoa học vừa là văn chương” *27, tr. 327] và Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 1900-1925 (1961) - “bức tranh toàn cảnh văn học cách mạng từ phong trào Cần vương, Duy tân đến Đông Kinh nghĩa thục” *27, tr. 36]. Ngòi bút tinh tế và sắc sảo của Đặng Thai Mai còn hướng đến văn học hiện đại Việt Nam. Ông nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh, đăc biệt là khám phá Tình cảm thiên nhiên trong “Ngục trung nhật k{” (1970), Đọc lại “Ngục trung nhật k{” (1970), Suy nghĩ về yếu tố tinh thần trong “Ngục trung nhật k{” (1975)… Ông còn tìm hiểu thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với những bài viết đầy nhiệt huyết và say mê: Lời giới thiệu tập thơ “Từ ấy” (1959), Khi nhà nghệ sỹ “tham gia” vào cuộc đấu tranh với tất cả tâm hồn mình (1963)… Đóng góp của Đặng Thai Mai đối với công tác nghiên cứu văn học nước nhà còn biểu hiện ở việc ông là một trong những người đầu tiên quan tâm khám phá mảnh đất văn học miền Nam thời kz tạm chiếm. Những nhận định của ông trong các bài viết Văn học miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm (1962), Lối thoát của văn học công khai vùng Mỹ kiểm soát ở miền Nam (1964), Chào mừng đoàn đại biểu Mặt trận giải phóng miền Nam (1969) đã góp phần mở đường cho các nhà nghiên cứu sau này.
nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII” *1, tr. 354+, Đặng Thai Mai tìm hiểu Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn trong tương quan với văn học cổ điển Trung Hoa và bản dịch Chinh phụ ngâm của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước hết, xét trong tương quan với văn học cổ điển Trung Quốc, tác giả Giảng văn “Chinh phụ ngâm” cho thấy sự khác nhau trong nhân sinh quan, thế giới quan của Đặng Trần Côn và các thi sĩ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh lợi ích của sự khác nhau đó trong việc giúp người đọc đánh giá toàn diện và sâu sắc giá trị của tác phẩm Chinh phụ ngâm: “Quan điểm của Đặng Trần Côn không phải là quan điểm của một người đã “nhìn thấy những nỗi biệt ly trong dân gian” với cặp mắt Tàu. Người thiếu phụ trong khúc ngâm cũng không phải là người của dân gian. Chiến tranh đối với gia đình này là khó nhọc, là ly biệt, là thương nhớ, nhưng cũng là hy vọng về công danh, là chờ đợi cái “ấn phong hầu” mà ông chồng sẽ mang về, sau ngày thắng trận. Đứng về lập trường của dân chúng thì thái độ của người thiếu phụ trước những trận chiến tranh phong kiến lúc bấy giờ, nếu không tức tối, giận ghét, thì hẳn cũng phải chịu đau đớn, ai oán hơn. Một nhà nho sống dưới sự nuôi dưỡng của chúa Trịnh hồi đó, dẫu biết rằng giữa Trịnh Giang với Lê Duy Mật, hay Hoàng Văn Chất, nếu nói chuyện chính nghĩa thì vị tất ai hơn ai, dầu biết rằng chiến tranh phong kiến là chiến tranh tư lợi, thì cũng không dám có một thái độ gì đối với những câu chuyện mà họ gọi là vương sự” *1, tr. 354+. Điều đó chứng tỏ để đưa ra một kết luận, bao giờ Đặng Thai Mai cũng tìm hiểu, nghiên cứu và diễn giải ngọn nguồn mọi vấn đề từ nguyên nhân sâu xa, đến việc so sánh các nguồn { kiến khác nhau. Đó cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học nhất quán của ông. Đặng Thai Mai trong quá trình tìm hiểu Chinh phụ ngâm còn thực hiện thêm hai phép so sánh nữa. Phép so sánh thứ nhất là phép so sánh
giữa hai bản dịch, một bản của Phan Huy Ích, một bản của Đoàn Thị Điểm. Kết quả so sánh là lời l{ giải l{ do ông lựa chọn bản dịch của Đoàn Thị Điểm, mà không chọn bản dịch của Phan Huy Ích cho bài giảng của mình, mặc dù độc giả hầu như đã quên mất sự tồn tại của bản dịch thứ hai do dịch giả Phan Huy Ích dịch từ nguyên văn chữ Hán. Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn sử dụng phép so sánh giữa văn bản chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn và bản dịch của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Mục đích của phép so sánh thứ hai này là tạo cơ sở ban đầu cho kết luận và cho những nhận xét sau này của Đặng Thai Mai về sự khác biệt của hai phong cách nhà thơ, hai nền kỹ thuật sáng tác trên cùng một nội dung. Bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã vượt ra ngoài phạm vi của một bản dịch thông thường và trở thành một kiệt tác được nhiều người thừa nhận. Vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu Giảng văn “Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai là việc ông đưa ra vấn đề sự khác nhau giữa phong cách hai nhà thơ và hai nền kỹ thuật sáng tác Việt Nam - Trung Hoa. Bởi lẽ, có lúc Đặng Thai Mai đã khẳng định Đặng Trần Côn tạo dấu ấn riêng cho Chinh phụ ngâm chủ yếu vì tác giả có nhân sinh quan, thế giới quan khác các thi sĩ Trung Hoa; nhưng trên thực tế ông vẫn là một môn sinh cửa Khổng sân Trình, vẫn là nhà thơ viết bằng chữ Hán, chịu nhiều ảnh hưởng của thơ Trung Quốc cổ điển về thể loại, ngôn từ, kỹ thuật, đề tài… Đặng Trần Côn tuy là người có tư tưởng triết l{ của một con người đã trải qua những trầm luân, cũng là người trực tiếp thể nghiệm những hoàn cảnh, tình cảm trong khúc ngâm nhưng về mặt phương pháp sáng tác thì “Đặng Trần Côn vẫn chỉ là học trò của những ông thầy Tàu” *1, tr. 369+. Trong khi đó, bằng thể thơ song thất lục bát - thể thơ tương đối tự do, có khả năng dồi dào trong diễn tả tư tưởng, tình cảm, với những cách luyến láy chỉ có trong ngôn ngữ Việt
Nam - dịch giả Đoàn Thị Điểm đã mang lại cho người đọc âm hưởng của một nền văn học dân tộc thân quen gần gũi. So sánh hai tác phẩm nguyên văn chữ Hán và bản dịch chữ Nôm (trong luận văn này, chúng tui xin gọi bản dịch chữ Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một tác phẩm văn học), Đặng Thai Mai đã chỉ ra sự khác nhau về hình thức sáng tác và bút pháp của hai nhà thơ. Từ những đối sánh này, ông chỉ ra những đóng góp quan trọng của bà Đoàn Thị Điểm trong việc đưa một khúc ngâm bằng chữ Hán có phần xa lạ trở thành tiếng nói gần gũi thân thuộc của người dân Việt Nam. Ông đã nhắc lại điều ấy một lần nữa dưới hình thức một lời phát biểu: “Sự thực thì hai trăm năm sau khi tập Chinh phụ ngâm đã được viết bằng chữ Hán và phu diễn vào trong hình thức Việt văn của nó, người ta chỉ biết có một bài Chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ, ấy là tập Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm” *1, tr. 390]. Đặng Thai Mai luôn đề ra yêu cầu đối với nhà văn và những người làm công tác văn chương cần có một vốn hiểu biết chính xác về từ học và âm học. Ông cho rằng: “Kỹ thuật thơ trước hết là kỹ thuật hài hoà về âm hưởng và tiết tấu. Âm nhạc của bất kz một thứ tiếng nào cũng đều xây với hai âm tố chính của ngôn ngữ: tiếng câm và tiếng âm” *1, tr. 385+. Vì thế, khi đánh giá tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Đặng Thai Mai đưa ra lời bình về ngôn ngữ, về cách sử dụng chữ nghĩa trong tác phẩm này. Số lượng những lời phê bình về ngôn ngữ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong Giảng văn “Chinh phụ ngâm” (2 trên tổng số 48 trang), và điều đáng chú { là những lời bình ấy vô cùng hiện đại, nó chỉ có được từ một nền giáo dục theo lối Tây học. Bên cạnh đó, ông còn đưa lối thưởng thức văn chương của các cụ đồ Nho vỗ đùi khen “hay tuyệt” mà không biết cụ thể cái hay ấy ở đâu để đặt cạnh những phân tích về mặt ngữ âm học và từ vựng học. Đọc những lời bình
này, chúng ta bắt gặp “sự ảo diệu của các nhà nho uyên thâm với sự tinh tế của một nhà Pháp học sắc sảo. Nghĩa là chúng thấy được phương Đông và phương Tây kết tinh trong lời bình về ngôn ngữ tác phẩm của thầy” *27, tr. 302+. Đồng thời, qua những trang viết sắc sảo, hấp dẫn, Đặng Thai Mai đã đặt vấn đề cần có một cách nhìn mới về các tác phẩm cũ. Trong quá trình giảng văn Chinh phụ ngâm, Đặng Thai Mai luôn xem đây là một sáng tạo tinh thần độc đáo bị chi phối bởi thời đại. Nhận định đó đã được ông chứng minh khi so sánh, phân tích tâm trạng người thiếu phụ của khúc ngâm trong thế đối sánh với người phụ nữ hiện đại. Giải thích tâm trạng người chinh phụ, Đặng Thai Mai cho rằng người phụ nữ này chỉ biết trông chờ, ngóng đợi, biết cúi đầu trước số mệnh. Bà là hệ quả của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo vốn đã tồn tại từ lâu. Đặng Thai Mai đã đứng trên cách nhìn của những người cùng thời đại chứ không dựa trên nhân sinh quan của một thời kz tiến bộ hơn với một lối suy nghĩ, lối sống của thời kz trước. Không chỉ đặt mình vào tâm thế nhân sinh của con người thế kỷ XVIII, khi phân tích khúc ngâm, Đặng Thai Mai còn nhìn nó trong bối cảnh thế giới, lấy con mắt của một nhà khoa học phương Tây để nhìn nhận một tác phẩm phương Đông. Từ trước đến nay, người ta chỉ quen với lối đọc và thưởng thức Chinh phụ ngâm theo cái nhìn của người phương Đông dưới những luận giải và hướng dẫn của các thầy đồ nho. Đặng Thai Mai đã góp phần vào việc thay đổi lối tư duy đã cũ ấy. Cách Đặng Thai Mai đặt Chinh phụ ngâm vào môi trường l{ luận thế giới đã cho chúng ta cơ hội so sánh và rút ra nhận định về thế giới quan trong Chinh phụ ngâm “không viển vông, ảm đạm như tín niệm của đạo Gia tô vào thời trung cổ Tây Âu, không có những tin tưởng da diết vào thuyết định mệnh của các dân tộc Ả Rập, cũng
không bao hàm những { vị chua chát, chán chường của đạo Phật” [1, tr. 371]. Đặng Thai Mai cũng kết luận: “Chinh phụ ngâm không phải là một tập thơ trữ tình… Yếu tố tình cảm của tập Chinh phụ ngâm chỉ có tính cách đại thể, phổ biến” [1, tr. 376]. Tổng kết về cách Đặng Thai Mai tiến hành khảo sát Chinh phụ ngâm, Trần Đình Sử thấy rằng tác giả đã tiếp cận một hướng nghiên cứu hiện đại, đó là:“Nghiên cứu thi pháp tác phẩm trong tương quan với văn hoá nghệ thuật của thời đại, một hướng nghiên cứu văn học hiện đại mà các nhà nghiên cứu nước ngoài như M. Bakhtin, B. Côpêxi, A. Likhasôp rất quan tâm trong mấy chục năm qua” *27, tr. 309+, khi nêu vấn đề nghiên cứu văn học trong quan hệ với lịch sử văn hoá. Đánh giá công trình này, Trần Đình Sử cho rằng: “Viết tập Giảng văn “Chinh phụ ngâm” này, Giáo sư Đặng Thai Mai thể hiện phương pháp luận và kỹ thuật nghiên cứu của ông, và đó là giá trị đặc biệt trong tập sách” *27, tr. 309+. Phương pháp nghiên cứu mới mẻ là một đóng góp rất đáng trân trọng của Đặng Thai Mai. Trong Giảng văn “Chinh phụ ngâm”, Đặng Thai Mai nặng về nêu vấn đề, khêu gợi suy nghĩ hơn là phân tích triệt để những khía cạnh ông đã gợi ra. Có thể là nhà nghiên cứu chưa đánh giá hết giá trị nhân văn và thành công nghệ thuật của Chinh phụ ngâm trong tiến trình văn học dân tộc. Mặc dù vậy, chính thái độ nghiên cứu nghiêm khắc của tác giả cũng buộc người đọc suy nghĩ sâu sắc hơn, tránh sự đánh giá dễ dãi. Đồng thời, những vấn đề mở của chuyên luận là nền móng định hướng cho người đọc đến sau tìm kiếm những chân trời khoa học mới. 3.2.3. Công trình Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 1900-1925
Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam chính thức đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Dưới ngọn cờ yêu nước của phong trào Cần Vương và nhiều phong trào yêu nước khác, nhân dân lao động đã vùng dậy đấu tranh ngoan cường, dũng cảm đánh đuổi bè lũ xâm lăng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp dã man nhằm dập tắt ngọn lửa yêu nước, nhưng khí thế và khát vọng cứu nước cứu dân, lòng căm thù và quyết tâm chống giặc vẫn âm ỉ như những đợt sóng ngầm trong lòng nhân dân. Các văn thân, sỹ phu yêu nước vẫn nung nấu khát vọng tìm đường cứu nước. Văn thơ trở thành địa hạt thể hiện tinh thần yêu nước và nỗi đau của dân tộc mất nước, lầm than, nô lệ. Do đó, văn thơ yêu nước trở thành một khuynh hướng văn thơ tiêu biểu nhất của văn học đầu thế kỷ XX. Tình hình thế giới thời kz này rất phức tạp. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đe doạ trực tiếp nền hoà bình và an ninh thế giới, gây ra những tổn thất vô cùng to lớn về vật chất, tinh thần và con người. Đây là thời kz đen tối trong bậc thang phát triển của lịch sử xã hội loài người, mạng người bị coi khinh, rẻ rúng. Tất cả trở thành nạn nhân của chiến tranh. Chủ nghĩa tư bản có nguy cơ phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Hệ quả của chiến tranh là các vấn nạn xã hội gồm đói rét, thất nghiệp, tội phạm, lạm phát ngày càng phát triển, đe doạ cuộc sống con người. Đáng chú { là về mặt xã hội, do yêu cầu của lịch sử, thời kz này xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản và giai cấp vô sản ra đời. Sự xâm lược của thực dân Pháp kéo theo sự xâm nhập của hệ tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam làm đổi thay mọi mặt đời sống xã hội.
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Đóng góp của Đặng Thai Mai về lý luận văn học. Đặng Thai Mai với nghiên cứu văn học nước ngoài (Trung Quốc, Phương Tây). Đặng Thai Mai với nghiên cứu văn học Việt Nam: Nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, văn học trung đại Việt Nam, văn học hiện đại Việt Nam
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Link tải miễn phí Luận văn: Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đặng Thai Mai : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Đặng, Thai Mai, 1902-1984
Lý luận văn học
Nghiên cứu văn học
Nhà phê bình
1. Lý do chọn đề tài Giáo sư Đặng Thai Mai là một trong những người mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả và uy tín đã được khẳng định vững chắc trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm 1940. Ông là một nhà trí thức yêu nước, nhà văn hoá và là học giả có những cống hiến to lớn cho nền giáo dục và nền văn hoá nước nhà. Đặng Thai Mai sinh ngày 25-12-1902 tại làng Lương Điền (nay là xã Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, mất ngày 25-9-1984 tại Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước và hiếu học “đi qua tuổi thơ trong sự thiếu vắng cha mẹ và những nơm nớp lo âu, vì bị chính quyền thực dân Pháp liệt vào hàng “Cừu gia tử đệ”, luôn bị “để { theo dõi” *27, tr. 66+. Đặng Thai Mai hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, là Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá và đã từng giữ nhiều trọng trách khác trong chính quyền Cách mạng nhưng dấu ấn sâu đậm nhất mà Đặng Thai Mai để lại là nhà sư phạm mẫu mực suốt đời say mê “truyền giáo” và là một nhà nghiên cứu văn học tài hoa uyên bác. Trong sự nghiệp giáo dục, Giáo sư Đặng Thai Mai là tấm gương sáng về một người thầy được nhiều thế hệ tôn vinh là “bậc sư biểu quốc gia”. Với 50 năm tận tâm dạy dỗ, Giáo sư Đặng Thai Mai đã đào tạo được hàng chục thế hệ học trò góp phần làm nên diện mạo văn hoá nước
nhà. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ông cũng được tôn vinh “bậc thầy”, là người mở đường, đắp móng cho nhiều chuyên ngành nghiên cứu văn học như l{ luận văn học, nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại, lịch sử văn học Việt Nam cận hiện đại. Tình cảm yêu nước mãnh liệt, phẩm chất nhân văn giàu có, niềm say mê văn học và tài năng thiên phú đã giúp ông trở thành nhà l{ luận, phê bình, nghiên cứu văn học có uy tín lớn của thế kỷ XX ở Việt Nam. Cả cuộc đời Đặng Thai Mai dành trọn cho một mục đích duy nhất: phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Say mê văn chương từ nhỏ nhưng Đặng Thai Mai bước vào con đường sáng tác và nghiên cứu văn chương hơi muộn. Ngoài 30 tuổi ông mới viết và cho đăng tải những bài đầu tiên bằng tiếng Pháp với nhiều bút danh khác nhau như Thanh Tuyền, Thanh Bình… trên các tờ báo của Đảng Cộng sản Đông Dương như Lao động (Le Travail), Tiến lên (En avant), Tập hợp (Rassemblement), Tiếng nói của chúng ta (Notre voix). Những tác phẩm của ông có { nghĩa thời sự và giàu tính chiến đấu, thực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ngòi bút của ông giàu lòng nhân ái và tinh thần ngợi ca khi viết về những tấm gương hy sinh oanh liệt của những người chiến sỹ cách mạng và những người dân yêu nước, đồng thời rất sắc sảo và thâm thu{ khi viết những tác phẩm đả kích, châm biếm bè lũ tay sai bán nước và thực dân phong kiến. Với tâm niệm, mục đích tối thượng của văn chương là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, bằng tác phong khoa học, bằng nghị lực phi thường, tinh thần học hỏi và tài năng sẵn có, Đặng Thai Mai đến với công tác nghiên cứu văn học và thu được rất nhiều thành công.
Về l{ luận văn học, Văn học khái luận (1944) - cuốn sách theo quan điểm mác xít đầu tiên ở Việt Nam - đưa Đặng Thai Mai trở thành một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho nền l{ luận mác xít ở nước ta. Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn viết nhiều tiểu luận sắc sảo như: Nhân vật và lịch sử (1944), Vấn đề dân tộc hoá (1946), Chân l{ nghệ thuật (1946), Vấn đề lập trường trong văn nghệ (1946), Kháng chiến và văn hoá (1947), Một vài vấn đề về l{ luận văn nghệ kháng chiến (1948)… Không chỉ khẳng định vị trí trong lĩnh vực l{ luận văn học, Đặng Thai Mai còn tập trung nghiên cứu văn học nước ngoài và văn học Việt Nam. Ông khám phá văn học hiện đại Trung Quốc, đặc biệt quan tâm đến Lỗ Tấn, một nhà văn vĩ đại xuất hiện trong phong trào Ngũ tứ. Những thành quả của ông về Lỗ Tấn được công bố tiếp nối trên báo Thanh nghị. Sau này những bài viết và tác phẩm dịch được tập hợp lại trong cuốn Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ (1945). Đặng Thai Mai còn nghiên cứu văn học phương Tây, đặc biệt là thời kz Phục hưng. Ông đã cho ra đời những bài viết mang giá trị khoa học cao, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá Phục hưng như Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kz văn hoá Phục hưng (1949). Ngoài ra, ông còn có những trang viết về các sáng tác của Xécvăngtét, Sếchxpia như bài viết về Kỷ niệm 350 năm Tập truyện nhà Kỵ sĩ Đông Kisốt (1955-1960), bài viết trong lễ kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Sếchxpia (1964)… Thông kim bác cổ, am hiểu Đông Tây, nhưng mục đích cuối cùng Đặng Thai Mai hướng tới là nghiên cứu văn học Việt Nam. Những trang viết của Đặng Thai Mai thể hiện vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng trầm tích văn hoá quê hương đất nước, đặc biệt là văn hoá - văn học dân gian xứ Nghệ. Mặc dù không viết một bộ lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại nhưng Đặng Thai Mai có những bài viết quan trọng, có tính chất gợi mở cho các
nhà nghiên cứu về sau. Nổi bật và có giá trị nhất trong các công trình nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam của Đặng Thai Mai phải kể đến Giảng văn “Chinh phụ ngâm” - cuốn sách “có một giá trị đặc biệt về kiến thức và phương pháp” *27, tr. 307], Văn thơ Phan Bội Châu (1958) - công trình “vừa là khoa học vừa là văn chương” *27, tr. 327] và Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 1900-1925 (1961) - “bức tranh toàn cảnh văn học cách mạng từ phong trào Cần vương, Duy tân đến Đông Kinh nghĩa thục” *27, tr. 36]. Ngòi bút tinh tế và sắc sảo của Đặng Thai Mai còn hướng đến văn học hiện đại Việt Nam. Ông nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh, đăc biệt là khám phá Tình cảm thiên nhiên trong “Ngục trung nhật k{” (1970), Đọc lại “Ngục trung nhật k{” (1970), Suy nghĩ về yếu tố tinh thần trong “Ngục trung nhật k{” (1975)… Ông còn tìm hiểu thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với những bài viết đầy nhiệt huyết và say mê: Lời giới thiệu tập thơ “Từ ấy” (1959), Khi nhà nghệ sỹ “tham gia” vào cuộc đấu tranh với tất cả tâm hồn mình (1963)… Đóng góp của Đặng Thai Mai đối với công tác nghiên cứu văn học nước nhà còn biểu hiện ở việc ông là một trong những người đầu tiên quan tâm khám phá mảnh đất văn học miền Nam thời kz tạm chiếm. Những nhận định của ông trong các bài viết Văn học miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm (1962), Lối thoát của văn học công khai vùng Mỹ kiểm soát ở miền Nam (1964), Chào mừng đoàn đại biểu Mặt trận giải phóng miền Nam (1969) đã góp phần mở đường cho các nhà nghiên cứu sau này.
nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII” *1, tr. 354+, Đặng Thai Mai tìm hiểu Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn trong tương quan với văn học cổ điển Trung Hoa và bản dịch Chinh phụ ngâm của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước hết, xét trong tương quan với văn học cổ điển Trung Quốc, tác giả Giảng văn “Chinh phụ ngâm” cho thấy sự khác nhau trong nhân sinh quan, thế giới quan của Đặng Trần Côn và các thi sĩ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh lợi ích của sự khác nhau đó trong việc giúp người đọc đánh giá toàn diện và sâu sắc giá trị của tác phẩm Chinh phụ ngâm: “Quan điểm của Đặng Trần Côn không phải là quan điểm của một người đã “nhìn thấy những nỗi biệt ly trong dân gian” với cặp mắt Tàu. Người thiếu phụ trong khúc ngâm cũng không phải là người của dân gian. Chiến tranh đối với gia đình này là khó nhọc, là ly biệt, là thương nhớ, nhưng cũng là hy vọng về công danh, là chờ đợi cái “ấn phong hầu” mà ông chồng sẽ mang về, sau ngày thắng trận. Đứng về lập trường của dân chúng thì thái độ của người thiếu phụ trước những trận chiến tranh phong kiến lúc bấy giờ, nếu không tức tối, giận ghét, thì hẳn cũng phải chịu đau đớn, ai oán hơn. Một nhà nho sống dưới sự nuôi dưỡng của chúa Trịnh hồi đó, dẫu biết rằng giữa Trịnh Giang với Lê Duy Mật, hay Hoàng Văn Chất, nếu nói chuyện chính nghĩa thì vị tất ai hơn ai, dầu biết rằng chiến tranh phong kiến là chiến tranh tư lợi, thì cũng không dám có một thái độ gì đối với những câu chuyện mà họ gọi là vương sự” *1, tr. 354+. Điều đó chứng tỏ để đưa ra một kết luận, bao giờ Đặng Thai Mai cũng tìm hiểu, nghiên cứu và diễn giải ngọn nguồn mọi vấn đề từ nguyên nhân sâu xa, đến việc so sánh các nguồn { kiến khác nhau. Đó cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học nhất quán của ông. Đặng Thai Mai trong quá trình tìm hiểu Chinh phụ ngâm còn thực hiện thêm hai phép so sánh nữa. Phép so sánh thứ nhất là phép so sánh
giữa hai bản dịch, một bản của Phan Huy Ích, một bản của Đoàn Thị Điểm. Kết quả so sánh là lời l{ giải l{ do ông lựa chọn bản dịch của Đoàn Thị Điểm, mà không chọn bản dịch của Phan Huy Ích cho bài giảng của mình, mặc dù độc giả hầu như đã quên mất sự tồn tại của bản dịch thứ hai do dịch giả Phan Huy Ích dịch từ nguyên văn chữ Hán. Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn sử dụng phép so sánh giữa văn bản chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn và bản dịch của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Mục đích của phép so sánh thứ hai này là tạo cơ sở ban đầu cho kết luận và cho những nhận xét sau này của Đặng Thai Mai về sự khác biệt của hai phong cách nhà thơ, hai nền kỹ thuật sáng tác trên cùng một nội dung. Bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã vượt ra ngoài phạm vi của một bản dịch thông thường và trở thành một kiệt tác được nhiều người thừa nhận. Vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu Giảng văn “Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai là việc ông đưa ra vấn đề sự khác nhau giữa phong cách hai nhà thơ và hai nền kỹ thuật sáng tác Việt Nam - Trung Hoa. Bởi lẽ, có lúc Đặng Thai Mai đã khẳng định Đặng Trần Côn tạo dấu ấn riêng cho Chinh phụ ngâm chủ yếu vì tác giả có nhân sinh quan, thế giới quan khác các thi sĩ Trung Hoa; nhưng trên thực tế ông vẫn là một môn sinh cửa Khổng sân Trình, vẫn là nhà thơ viết bằng chữ Hán, chịu nhiều ảnh hưởng của thơ Trung Quốc cổ điển về thể loại, ngôn từ, kỹ thuật, đề tài… Đặng Trần Côn tuy là người có tư tưởng triết l{ của một con người đã trải qua những trầm luân, cũng là người trực tiếp thể nghiệm những hoàn cảnh, tình cảm trong khúc ngâm nhưng về mặt phương pháp sáng tác thì “Đặng Trần Côn vẫn chỉ là học trò của những ông thầy Tàu” *1, tr. 369+. Trong khi đó, bằng thể thơ song thất lục bát - thể thơ tương đối tự do, có khả năng dồi dào trong diễn tả tư tưởng, tình cảm, với những cách luyến láy chỉ có trong ngôn ngữ Việt
Nam - dịch giả Đoàn Thị Điểm đã mang lại cho người đọc âm hưởng của một nền văn học dân tộc thân quen gần gũi. So sánh hai tác phẩm nguyên văn chữ Hán và bản dịch chữ Nôm (trong luận văn này, chúng tui xin gọi bản dịch chữ Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một tác phẩm văn học), Đặng Thai Mai đã chỉ ra sự khác nhau về hình thức sáng tác và bút pháp của hai nhà thơ. Từ những đối sánh này, ông chỉ ra những đóng góp quan trọng của bà Đoàn Thị Điểm trong việc đưa một khúc ngâm bằng chữ Hán có phần xa lạ trở thành tiếng nói gần gũi thân thuộc của người dân Việt Nam. Ông đã nhắc lại điều ấy một lần nữa dưới hình thức một lời phát biểu: “Sự thực thì hai trăm năm sau khi tập Chinh phụ ngâm đã được viết bằng chữ Hán và phu diễn vào trong hình thức Việt văn của nó, người ta chỉ biết có một bài Chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ, ấy là tập Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm” *1, tr. 390]. Đặng Thai Mai luôn đề ra yêu cầu đối với nhà văn và những người làm công tác văn chương cần có một vốn hiểu biết chính xác về từ học và âm học. Ông cho rằng: “Kỹ thuật thơ trước hết là kỹ thuật hài hoà về âm hưởng và tiết tấu. Âm nhạc của bất kz một thứ tiếng nào cũng đều xây với hai âm tố chính của ngôn ngữ: tiếng câm và tiếng âm” *1, tr. 385+. Vì thế, khi đánh giá tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Đặng Thai Mai đưa ra lời bình về ngôn ngữ, về cách sử dụng chữ nghĩa trong tác phẩm này. Số lượng những lời phê bình về ngôn ngữ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong Giảng văn “Chinh phụ ngâm” (2 trên tổng số 48 trang), và điều đáng chú { là những lời bình ấy vô cùng hiện đại, nó chỉ có được từ một nền giáo dục theo lối Tây học. Bên cạnh đó, ông còn đưa lối thưởng thức văn chương của các cụ đồ Nho vỗ đùi khen “hay tuyệt” mà không biết cụ thể cái hay ấy ở đâu để đặt cạnh những phân tích về mặt ngữ âm học và từ vựng học. Đọc những lời bình
này, chúng ta bắt gặp “sự ảo diệu của các nhà nho uyên thâm với sự tinh tế của một nhà Pháp học sắc sảo. Nghĩa là chúng thấy được phương Đông và phương Tây kết tinh trong lời bình về ngôn ngữ tác phẩm của thầy” *27, tr. 302+. Đồng thời, qua những trang viết sắc sảo, hấp dẫn, Đặng Thai Mai đã đặt vấn đề cần có một cách nhìn mới về các tác phẩm cũ. Trong quá trình giảng văn Chinh phụ ngâm, Đặng Thai Mai luôn xem đây là một sáng tạo tinh thần độc đáo bị chi phối bởi thời đại. Nhận định đó đã được ông chứng minh khi so sánh, phân tích tâm trạng người thiếu phụ của khúc ngâm trong thế đối sánh với người phụ nữ hiện đại. Giải thích tâm trạng người chinh phụ, Đặng Thai Mai cho rằng người phụ nữ này chỉ biết trông chờ, ngóng đợi, biết cúi đầu trước số mệnh. Bà là hệ quả của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo vốn đã tồn tại từ lâu. Đặng Thai Mai đã đứng trên cách nhìn của những người cùng thời đại chứ không dựa trên nhân sinh quan của một thời kz tiến bộ hơn với một lối suy nghĩ, lối sống của thời kz trước. Không chỉ đặt mình vào tâm thế nhân sinh của con người thế kỷ XVIII, khi phân tích khúc ngâm, Đặng Thai Mai còn nhìn nó trong bối cảnh thế giới, lấy con mắt của một nhà khoa học phương Tây để nhìn nhận một tác phẩm phương Đông. Từ trước đến nay, người ta chỉ quen với lối đọc và thưởng thức Chinh phụ ngâm theo cái nhìn của người phương Đông dưới những luận giải và hướng dẫn của các thầy đồ nho. Đặng Thai Mai đã góp phần vào việc thay đổi lối tư duy đã cũ ấy. Cách Đặng Thai Mai đặt Chinh phụ ngâm vào môi trường l{ luận thế giới đã cho chúng ta cơ hội so sánh và rút ra nhận định về thế giới quan trong Chinh phụ ngâm “không viển vông, ảm đạm như tín niệm của đạo Gia tô vào thời trung cổ Tây Âu, không có những tin tưởng da diết vào thuyết định mệnh của các dân tộc Ả Rập, cũng
không bao hàm những { vị chua chát, chán chường của đạo Phật” [1, tr. 371]. Đặng Thai Mai cũng kết luận: “Chinh phụ ngâm không phải là một tập thơ trữ tình… Yếu tố tình cảm của tập Chinh phụ ngâm chỉ có tính cách đại thể, phổ biến” [1, tr. 376]. Tổng kết về cách Đặng Thai Mai tiến hành khảo sát Chinh phụ ngâm, Trần Đình Sử thấy rằng tác giả đã tiếp cận một hướng nghiên cứu hiện đại, đó là:“Nghiên cứu thi pháp tác phẩm trong tương quan với văn hoá nghệ thuật của thời đại, một hướng nghiên cứu văn học hiện đại mà các nhà nghiên cứu nước ngoài như M. Bakhtin, B. Côpêxi, A. Likhasôp rất quan tâm trong mấy chục năm qua” *27, tr. 309+, khi nêu vấn đề nghiên cứu văn học trong quan hệ với lịch sử văn hoá. Đánh giá công trình này, Trần Đình Sử cho rằng: “Viết tập Giảng văn “Chinh phụ ngâm” này, Giáo sư Đặng Thai Mai thể hiện phương pháp luận và kỹ thuật nghiên cứu của ông, và đó là giá trị đặc biệt trong tập sách” *27, tr. 309+. Phương pháp nghiên cứu mới mẻ là một đóng góp rất đáng trân trọng của Đặng Thai Mai. Trong Giảng văn “Chinh phụ ngâm”, Đặng Thai Mai nặng về nêu vấn đề, khêu gợi suy nghĩ hơn là phân tích triệt để những khía cạnh ông đã gợi ra. Có thể là nhà nghiên cứu chưa đánh giá hết giá trị nhân văn và thành công nghệ thuật của Chinh phụ ngâm trong tiến trình văn học dân tộc. Mặc dù vậy, chính thái độ nghiên cứu nghiêm khắc của tác giả cũng buộc người đọc suy nghĩ sâu sắc hơn, tránh sự đánh giá dễ dãi. Đồng thời, những vấn đề mở của chuyên luận là nền móng định hướng cho người đọc đến sau tìm kiếm những chân trời khoa học mới. 3.2.3. Công trình Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 1900-1925
Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam chính thức đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Dưới ngọn cờ yêu nước của phong trào Cần Vương và nhiều phong trào yêu nước khác, nhân dân lao động đã vùng dậy đấu tranh ngoan cường, dũng cảm đánh đuổi bè lũ xâm lăng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp dã man nhằm dập tắt ngọn lửa yêu nước, nhưng khí thế và khát vọng cứu nước cứu dân, lòng căm thù và quyết tâm chống giặc vẫn âm ỉ như những đợt sóng ngầm trong lòng nhân dân. Các văn thân, sỹ phu yêu nước vẫn nung nấu khát vọng tìm đường cứu nước. Văn thơ trở thành địa hạt thể hiện tinh thần yêu nước và nỗi đau của dân tộc mất nước, lầm than, nô lệ. Do đó, văn thơ yêu nước trở thành một khuynh hướng văn thơ tiêu biểu nhất của văn học đầu thế kỷ XX. Tình hình thế giới thời kz này rất phức tạp. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đe doạ trực tiếp nền hoà bình và an ninh thế giới, gây ra những tổn thất vô cùng to lớn về vật chất, tinh thần và con người. Đây là thời kz đen tối trong bậc thang phát triển của lịch sử xã hội loài người, mạng người bị coi khinh, rẻ rúng. Tất cả trở thành nạn nhân của chiến tranh. Chủ nghĩa tư bản có nguy cơ phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Hệ quả của chiến tranh là các vấn nạn xã hội gồm đói rét, thất nghiệp, tội phạm, lạm phát ngày càng phát triển, đe doạ cuộc sống con người. Đáng chú { là về mặt xã hội, do yêu cầu của lịch sử, thời kz này xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản và giai cấp vô sản ra đời. Sự xâm lược của thực dân Pháp kéo theo sự xâm nhập của hệ tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam làm đổi thay mọi mặt đời sống xã hội.
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Đóng góp của Đặng Thai Mai về lý luận văn học. Đặng Thai Mai với nghiên cứu văn học nước ngoài (Trung Quốc, Phương Tây). Đặng Thai Mai với nghiên cứu văn học Việt Nam: Nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, văn học trung đại Việt Nam, văn học hiện đại Việt Nam
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: