Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần mở bài

Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp đầy biến động. Trong tình hình đó nổi lên những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế: Hoà bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển, ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia và dân tộc trên thế giới; xu thế liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, chính trị ngày càng tăng, ý thức độc lập tự chủ, ý thức về chủ quyền và bản sắc dân tộc ngày càng được nâng cao, nổi bật là xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình giữa các chế độ chính trị xã hội khác nhau.
Trước xu thế như vậy, Tổng thống Bill - Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/7/1995) là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Đó là một mốc quan trọng, chấm dứt 50 năm quan hệ bất bình thường, mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước.
Xuất phát từ nhận thức trên, việc nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ là rất cần thiết vì đây là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, thời sự quan trọng được khu vực và thế giới quan tâm nghiên cứu. Qua đó làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước, tiến tới đề xuất các kiến nghị, đóng góp vào chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ.
Từ thực tiễn quan hệ Việt - Mỹ hơn 5 năm qua kể từ khi hai nước bình thướng hoá quan hệ ngoại giao cho thấy sự lựa chọn đề tài này là phù hợp và cần thiết.
Thời gian 5 năm cũng mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình lâu dài còn đang tiếp tục tiếp diễn trong tương lai, nhiều vấn đề chưa bộc lộ hết còn đang tiềm ẩn. Do vậy đề tài chỉ đánh giá quan hệ Việt - Mỹ 5 năm qua để thấy rõ những biểu hiện cụ thể của hai nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đưa ra những kiến nghị mới.
Chuyên đề được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thái Văn Long - Viện quan hệ quốc tế - Học viện chính trị quốc gia.
Do hiểu biết và trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn.

Chương I
Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ
từ sau chiến tranh lạnh đến nay

I. Khái quát lịch sử quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ
1. Quan hệ ngoại giao trong lịch sử
Trong lịch sử quan hệ Việt - Mỹ sự kiện 11/7/1995 không phải là lần đầu hai nước đặt quan hệ ngoại giao với nhau. Đã có rất nhiều lần hai bên chủ động tìm đến với nhau để thiết lập quan hệ ngoại giao mà hàng loạt các cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị bỏ lỡ.
Năm 1853, đô đốc hải quân Mỹ Mathew C.Perry dẫn một hạm đội 4 tàu chiến vào vịnh TOKYO và năm sau lại trở lại và thuyết phục được người Nhật ký một Hiệp ước hữu nghị với Mỹ. Nhưng trước đó, năm 1832 Chính phủ Mỹ cứ đặc sứ Edmuad Roberts mang bức thư sang trình Quốc vương Việt Nam (kho đó là vua Minh Mạng) để hai nước giao hảo thông thương, nhưng tàu Mỹ đậu tại một bến của tỉnh Phú Yên cách xa thủ đô Huế. Vua Minh Mạng lệnh cho Viện ngoại lang Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức hợp với tỉnh Phú Yên mở tiệc khoan đãi long trọng. Vua chuẩn bị cho lần sau đậu thuyền tại vịnh Trà Sơn (tức Cửa Hàn). Năm 1836 lần thứ hai phái bộ Mỹ vẫn do Edmund Roberts làm trưởng đoàn, cập bến vịnh Trà Sơn để xin được yết kiến trình quốc thư.
Ngay trong bức thư đầu tiên này, Tổng thống Andrew Jackson đã nói rõ ý định giao hảo của Chính phủ Hoa Kỳ "thư này sẽ được trình Bệ hạ bởi ngài Edmund Roberts, một công dân khả kính của Hoa Kỳ, được cử làm đặc sứ mang trọng trách chuyển tới Bệ hạ những việc hệ trọng của bản quốc. tui xin Bệ hạ bảo hộ cho ông ta trong khi phụng mệnh và đối đãi với ông ta một cách bao dung và tin cậy, xin hãy hoàn toàn tin tưởng vào những gì mà ông ta nhân danh nhắc lại lời cam đoan về tình hữu hảo và thiện chí đối với Bệ hạ" ((1) Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1998, tập 2, trang 2681). Tuy nhiên, chuyến đi mở đường này tiếc thay lại chỉ dừng lại ở một bữa tiệc chiêu đãi và không giải quyết được vấn đề cụ thể. Nguyên nhân là do Edmund Roberts bị bệnh và mất đột ngột tại Ma Cao, không hoàn thành được nhiệm vụ và cũng bỏ lỡ cơ hội bang giao giữa hai nước.
Từ đó về sau, trong tình hình thâm nhập ngày càng sâu của Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, không có thêm cuộc tiếp xúc nào của Hoa Kỳ với Triều đình Huế.
Nửa cuối thế kỷ XIX, trong lúc Thiên Hoàng Minh Trị đang đưa nước Nhật Bản tiến mạnh mẽ vào con đường duy tân thì tình hình nước Việt Nam ngày càng có nguy cơ mất nốt Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Vua Tự Đức nhu nhược trước âm mưu mở rộng xâm lược của thực dân Pháp, bác bỏ đề nghị cách tân của Nguyễn Trường Tộ và nhiều nhà cách tân tâm huyết khác. Tuy vậy, ông vẫn muốn nắm tình hình phương Tây để liệu điều chỉnh chính sách. Tháng 7/1873 Tự Đức cử Bùi Viện, một nhà nho thức thời và năng động, đi ra nước ngoài, trước hết là tới Hương Cảng. Do có sự giúp đỡ của Viện lãnh sự Mỹ tại Hương Cảng mà ông đã làm quen. Bùi Viện đáp tàu sang Mỹ với hy vọng tìm được người bạn mới giúp Việt Nam đánh Pháp. Tới Mỹ, ông được Tổng thống Ulysse Grant tiếp và hứa sẽ giúp Việt Nam bảo vệ đất nước nhưng cần có quốc thư uỷ nhiệm chính thức của Nhà nước Việt Nam. Khi Bùi Viện trở lại Mỹ, thực hiện chuyến công cán lần hai vào năm 1875 với quốc thư của Vua Tự Đức trong tay, nhưng tình hình quan hệ Mỹ - Pháp đã khác,
Mục lục

Phần mở bài 1
Chương I: Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ
từ sau chiến tranh lạnh đến nay 2
I. Khái quát lịch sử quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ 2
1. Quan hệ ngoại giao trong lịch sử 2
2. Quan hệ ngoại giao trong chiến tranh Mỹ - Việt 5
3. Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ từ năm 1976 - 1995 7
chương II: Sự phát triển quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ
từ năm 1995 đến nay 11
I. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt - Mỹ 11
1. Tình hình thế giới và khu vực. 11
2. Lợi ích của hai bên trong việc bình thường hoá quan hệ. 12
II. Tiến trình bình thường hoá quan hệ ngoại giao. 16
1. Những ghi nhận sau bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ 16
2. Một số tồn tại và khó khăn: 21
3. Triển vọng quan hệ hợp tác Việt - Mỹ 22
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Sự tồn tại và phát triển của khách hàng chính là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top