Link tải miễn phí Luận văn: Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Lịch sử Việt Nam
Tham nhũng
Thời kỳ 1802-1884
Triều Nguyễn
Miêu tả: 113 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Khái quát về tham nhũng và vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nghiên cứu và phân tích thực trạng tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884. Trình bày các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn thời kỳ 1802-1884

MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là một trong những
nguyên nhân khiến cho bộ máy quyền lực nhà nước bị tha hoá, đời sống kinh tế- xã hội
bị suy thoái, tạo nên sự phản kháng của người dân. Chống tham nhũng được xem là
một trong những tiêu chí hàng đầu để duy trì, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia.
Ở nước ta hiện nay, tham nhũng là một trong bốn nguy cơ thách thức sự nghiệp
đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá1. Tham nhũng cản
trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực đến phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá,
làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và
Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của dân tộc.
Các số liệu sau đã phần nào nói lên mức độ, quy mô ngày càng gia tăng và
nghiêm trọng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của Tổ chức Minh
bạch Thế giới, chỉ số minh bạch của Việt Nam năm 2000 là 2,5/10 đứng thứ 76/90.
Mười năm sau, năm 2010, chỉ số minh bạch của Việt Nam cũng không nhích lên đáng
kể: 2,7/10, xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ [62]. Điều đó cho thấy, tuy
Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực chống tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa tiến triển,
xếp hạng vẫn rất thấp và chậm cải thiện. Tham nhũng đang diễn biến phức tạp và tinh
vi hơn song việc phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng lại ít hơn rất nhiều so với
thực tế.
Đó là xếp hạng trên thế giới, còn ở trong khu vực, Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia báo động về tham nhũng. Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế- chính trị đã
xếp Việt Nam thứ 7/12 nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trên cả Trung Quốc, Thái
Lan, Ấn Độ, Inđônêxia [30; tr 123].
Tiếp theo là một vài số liệu cụ thể về tham nhũng trên các lĩnh vực: Chi phí
tham nhũng trong các doanh nghiệp chiếm từ 15-20% tổng chi phí, một tỉ lệ rất lớn so
với bất kì một nền kinh tế nào trên thế giới; 64,3% hối lộ cho các cán bộ trực tiếp; 23,5
% hối lộ trước khi có công việc phải đến “cửa quan”. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
1 Bốn nguy cơ đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn
tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
TIEU LUAN MOI download : [email protected]3
cơ bản, tỉ lệ thất thoát trung bình từ 10-20%, có thể lên đến 30% mà chỉ riêng số tiền
thất thoát này cũng đủ để trả lương cho hệ thống công chức. Theo một tính toán, số tiền
thất thoát do tham nhũng khoảng 2% GDP (tức khoảng 1,2 tỷ USD/năm) [30; tr 80-
132].
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, “các biện pháp đấu tranh với tham
nhũng của Việt Nam đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc. Các biện
pháp mang tính thể chế và chế tài tích cực tưởng như hiệu quả song chưa đẩy lùi được
tình trạng tham nhũng; các biện pháp mang tính giáo dục (phê bình, tự phê bình, giáo
dục tư tưởng, đạo đức…) dường như không phát huy được hiệu quả” [30, tr 5]. Do vậy,
nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn
đang là nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng, Nhà nước, xã hội ta hiện nay.
Trong nỗ lực tìm ra các biện pháp mới, trở lại quá khứ để kế thừa và phát huy
những bài học kinh nghiệm về đấu tranh với nạn tham nhũng là một việc làm thiết
thực. Bởi lẽ, trong lịch sử, cha ông ta cũng nhiều lần phải đối mặt và ứng phó với tệ
nạn tham nhũng mà xét về quy mô, mức độ, hình thức cũng không kém phần nghiêm
trọng. Một trong những triều đại phong kiến thường được nhắc đến với quyết tâm
chống tham nhũng cao độ đó là triều Nguyễn. Nghiên cứu về công tác phòng, chống
tham nhũng thời Nguyễn sẽ góp phần đắc lực cho cuộc chiến chống lại một trong bốn
nguy cơ lớn của Việt Nam trong thời kì Đổi mới.
Ngoài mục đích “ôn cố tri tân”, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, chúng tôi
muốn làm sáng tỏ hơn một trong những “góc khuất” của lịch sử triều Nguyễn- vấn đề
tham nhũng và phòng chống tham nhũng- để nhận diện cụ thể hơn về lịch sử vương
triều và vị trí của triều đại này trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp phần đánh giá triều
Nguyễn một cách khách quan và chân thực hơn.
Trên cơ sở các kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của cha ông, ta có thể rút
ra được những bài học quý báu, những định hướng chiến lược về công tác phòng,
chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Với những mục đích và ý nghĩa trên, chúng tui đã lựa chọn đề tài luận văn:
“Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884”.
TIEU LUAN MOI download : [email protected]4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu triều Nguyễn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về triều Nguyễn trên hầu hết các lĩnh vực
như chính trị, kinh tế, tôn giáo, quân sự, luật pháp, nghệ thuật, văn học…Có không ít
các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong
lịch sử dân tộc. Các đề tài đã khai thác các góc độ khác nhau về thời Nguyễn từ quá
trình ra đời, phát triển đến giai đoạn suy tàn. Tuy nhiên, hệ thống tư liệu gốc về triều
đại này rất phong phú. Nhiều mảng đề tài vẫn chưa khai thác triệt để về mặt tư liệu.
Trong đó, vấn đề tham nhũng dưới triều Nguyễn là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ,
chưa có nhiều bài viết, công trình đề cập.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tham nhũng triều Nguyễn
Tham nhũng luôn là mối quan tâm của nhà nước trong nhiều giai đoạn lịch sử.
Số lượng các công trình nghiên cứu về tham nhũng rất lớn. Ở Việt Nam, các công
trình, sách báo, tạp chí, hội thảo… bàn luận đến tham nhũng chiếm tỉ lệ đáng kể do tính
thời sự và yêu cầu cấp bách của nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
hiện nay. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: Cán bộ, công chức với vấn đề
cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí/ Khải Nguyên (chủ biên), NXB Lao
động Xã hội, 2009; Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay/ Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (chủ biên), NXB Chính trị Quốc
gia, H, 2008; Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội
tham nhũng/ Trần Công Phàn, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2004; Tham nhũng ở nước ta
hiện nay và các biện pháp khắc phục/Lê Văn Cương, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1993;
Tham nhũng- tệ nạn của mọi tệ nạn/ Nguyễn Y Na, Viện thông tin khoa học xã hội,
1997; Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay/ Phạm Hồng
Thái, Tạp chí Quản lí nhà nước, số 5, tr 8-12, 2005.; Giám sát- vũ khí quan trọng trong
đấu tranh chống tham nhũng/ Hải yến, Tạp chí Thương mại, số 7, năm 2005… Các đề
tài đã góp phần nhận diện tham nhũng rõ ràng hơn: phân tích về khái niệm, đặc điểm
của tham nhũng, thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, những
công trình vẫn chủ yếu tập trung vào tham nhũng thời hiện đại mà chưa đi sâu khai
TIEU LUAN MOI download : [email protected]5
thác các tư liệu lịch sử về tham nhũng thời trung đại. Đó là khoảng trống mà chúng tôi
nhận thấy cần bù lấp.
Qua khảo sát, chúng tui thấy số lượng các công trình chuyên khảo về tham
nhũng thời trung đại không nhiều. Các bài viết ít ỏi bàn về tham nhũng thời phong kiến
như: Chống tham nhũng- cái nhìn và cách làm của cha ông ta xưa [17; tr 57-63] bàn
về nguyên nhân và một số các biện pháp đối phó của nhà nước phong kiến như hoàn
thiện hệ thống pháp luật, coi thanh liêm là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của quan lại,
chống tham nhũng là của toàn dân.; Về sự tha hoá quyền lực của bộ máy chính quyền
phong kiến cấp xã [17; 371-396] nêu lên nguyên nhân xuất hiện tệ cường hào làng xã,
những biểu hiện của cường hào làng xã và biện pháp của nhà nước phong kiến; Pháp
luật xưa về chống tham nhũng [56]; Vua quan ngày xưa chống tham nhũng[57]… đã
chỉ ra một số biện pháp phòng chống tham nhũng của cha ông ta. Các bài viết này chưa
nêu được thực trạng tham nhũng qua các thời kì và cũng chưa phân tích được hết các
giải pháp của nhà nước phong kiến đối với vấn nạn này. Một hệ các giải pháp về
phòng, chống tham nhũng thời phong kiến được tổng hợp khá đầy đủ trong một công
trình của tác giả Phạm Thị Huệ có tiêu đề Phòng, chống tham nhũng xưa và nay [60].
Từ những biện pháp có tính chất vĩ mô như chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, cải
cách hệ thống pháp luật, thiết lập cơ quan giám sát có thực quyền và hiệu quả, đào tạo
đội ngũ quan lại đến biện pháp có tính chất vi mô như xử lí nghiêm đối với từng trường
hợp xảy ra sai phạm, tăng lương quan lại… tác giả đã đưa ra những bài học hết sức cần
thiết cho ngày nay để chống tệ tham nhũng. Trong đó, những khó khăn mà chúng ta
đang tìm cách gỡ rối đã được cha ông ta quan tâm và khắc phục hiệu quả từ nhiều năm
trước. Bài viết có nhiều đóng góp không thể phủ nhận song lại thiếu những số liệu
thống kê để tăng thêm tính thuyết phục. Một số giải pháp nêu lên còn mang tính đơn lẻ.
Do đó, hướng nghiên cứu trong bài viết của chúng tui sẽ một mặt nêu ra các con số cụ
thể, trên cơ sở đó có được những kết luận tương đối chính xác; mặt khác cũng đặt giải
pháp trên trong một hệ thống. Ví dụ: chúng tui coi việc thiết lập chế độ lương bổng
công bằng, hợp lí cho quan lại là một biện pháp nhỏ nằm trong biện pháp lớn hơn là
chế độ đãi ngộ quan lại bao gồm không chỉ về giá trị vật chất mà còn thêm giá trị tinh
thần như: được vinh danh, lệ tập ấm cho con cháu, lệ trí sĩ…
TIEU LUAN MOI download : [email protected]6
Về nạn tham nhũng và chống tham nhũng thời Nguyễn, đáng lưu ý nhất là tác
phẩm Từ thụ yếu quy của tác giả Đặng Huy Trứ bàn về quy tắc trọng yếu trong cho và
nhận cùng với đức thanh liêm của quan lại [20]. Đây có thể coi là một công trình
chuyên khảo về tham nhũng thời Nguyễn mà ngày nay chúng ta biết được. Chắt lọc từ
kinh nghiệm chốn quan trường, ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa những người mang
thiên chức làm cha mẹ dân với người dân được biểu hiện qua mối ứng xử giữa kẻ cho
và người nhận. Đó là giao tiếp rất đời thường nhưng ẩn sau những thứ gọi là “trầu
thuốc” ấy cũng đủ sức gặm nhấm và làm mục ruỗng cả một thể chế nhà nước. Thấy
được nguy cơ tai hại của căn bệnh tham nhũng, tác giả muốn thông qua cuốn sách giúp
người làm quan có đủ tỉnh táo, bản lĩnh, lương tâm để thoát khỏi sự cám dỗ của nạn hối
lộ. Bằng những sự kiện mắt thấy tai nghe từ thực tế và trong sử cũ, Đặng Huy Trứ đã
khái quát thủ đoạn tinh vi của tệ hối lộ thành 104 trường hợp diễn ra trên mọi lĩnh vực
của đời sống: giáo dục, chính trị, kinh tế, pháp luật... để làm gương răn dạy cho con
cháu đời sau. Trước tất cả tình huống đó, người làm quan phải dứt khoát từ chối. Tuy
nhiên, cũng có những mối quan hệ chứa đựng ân nghĩa tốt đẹp, không mưu cầu tư lợi
mà quan lại có thể nhận. Chỉ có 5 trường hợp được nhận, là biểu hiện tình cảm trong
sáng giữa thầy và trò, con cái đối vói cha mẹ… 109 trường hợp nhận và không nhận đó
không thể phản ánh hết thực trạng tham nhũng, điều cốt lõi là từ thế thái nhân tình trăm
màu muôn vẻ đó có thể suy ra cái đạo lý, cái yếu quy. Vì thế, tác giả đã dành một phần
quan trọng trong cuốn sách với tiêu đề “Suy rộng ra” để bàn về những phẩm chất, đức
tính cần có của người làm quan được cô đọng trong 8 chữ: cần kiệm, liêm chính, chí
công, vô tư. Dẫu là người đã sống cách chúng ta hơn một thế kỉ nhưng Từ thụ yếu quy
của Đặng Huy Trứ vẫn mang những giá trị nóng hổi của thời đại chúng ta đang sống.
Cuốn sách của ông ngoài cung cấp những tư liệu về xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XIX với nhiều mặt trái của xã hội còn như một cẩm nang về thuật trị nước để chống lại
nạn tham nhũng. Chống tham nhũng không chỉ bằng cải cách thể chế, pháp luật mà
phải bằng chính sự tu thân, tề gia của mỗi con người.
Đó là tác phẩm của tác giả đương thời viết về thực trạng tham nhũng thời
Nguyễn. Ngoài ra, nguồn tư liệu mà chúng tui có được còn là các bài viết của các nhà
nghiên cứu hiện đại nhìn về quá khứ. Có thể nêu lên các công trình sau:
TIEU LUAN MOI download : [email protected]7
Bài viết của tác giả Phan Tiến Dũng đăng trên tạp chí NCLS năm 2006: Các
biện pháp phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô
Huế- tác dụng và bài học kinh nghiệm với nhiều thống kê và phân tích công phu về
phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn song lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây
dựng. Mặc dù vậy, một số các biện pháp mà tác giả chỉ ra có thể áp dụng không chỉ
cho lĩnh vực xây dựng mà còn cho rất nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ: chặt chẽ về mặt quy
trình, thủ tục; chế độ trách nhiệm được phân định rõ ràng, tăng cường giám sát, phối
hợp kiểm tra giữa các cơ quan; thực hiện tiết kiệm, tránh lãnh phí; đào tạo quan lại đáp
ứng được yêu cầu công việc; hệ thống luật chặt chẽ, nhất quan; các biện pháp xử lí
nghiêm minh, kịp thời. Những kinh nghiệm được tác giả nêu lên chắc chắn rất ý nghĩa
với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trên một trong những lĩnh vực dễ xảy ra
tham nhũng nhất hiện nay đó là xây dựng.
Bên cạnh đó, các bài viết: Chống tham nhũng bắt đầu từ trên [54]; Chính sách
chống tham nhũng thời Minh Mạng [55] cũng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm
về chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng nhưng còn khá sơ sài, ít dẫn chứng.
Từ những phân tích về lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên, chúng tui nhận thấy,
chưa có một công trình viết về tham nhũng dưới triều Nguyễn một cách tổng hợp và hệ
thống, các công trình và bài viết chủ yếu vẫn khai thác một số khía cạnh nhỏ trong
công tác phòng, chống tham nhũng triều Nguyễn hay có nêu lên những bài học kinh
nghiệm về chống tham nhũng nhưng không đưa ra được số liệu thống kê cụ thể minh
hoạ. Do đó, chúng tui lựa chọn và thực hiện đề tài này với mong muốn có cái nhìn toàn
diện và chuyên sâu hơn về vấn nạn tham nhũng và các giải pháp khắc phục của triều
Nguyễn. Hi vọng sẽ bù đắp được phần nào những khoảng trống nghiên cứu về triều
Nguyễn ở khía cạnh này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tham nhũng và công tác phòng, chống
tham nhũng trong giai đoạn độc lập, có chủ quyền của vương triều Nguyễn từ năm
1802 đến năm 1884. Sở dĩ người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu là vương triều
Nguyễn bởi lẽ: triều Nguyễn là một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt trong thời kì phong
kiến Việt Nam nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Đặc biệt ở chỗ, đây là triều đại
TIEU LUAN MOI download : [email protected]8
phong kiến cuối cùng “là phép cộng dồn của lịch sử thế kỉ XIX” thể hiện được một
cách đầy đủ nhất đặc trưng và bản chất của chế độ phong kiến Việt Nam. Nghiên cứu
về triều Nguyễn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam thời kì trước đó.
Đồng thời, đây cũng là triều đại phong kiến gần chúng ta nhất về mặt thời gian. Những
dấu ấn của thời Nguyễn đối với xã hội ngày nay hiện hữu đậm nét hơn bất kì một triều
đại phong kiến nào. Bên cạnh đó, trong tình hình hạn chế về tư liệu lịch sử thời phong
kiến của nước ta hiện nay, hệ thống tài liệu đồ sộ và đa dạng mà chúng ta có được về
triều Nguyễn sẽ thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu so với các triều đại khác.
Giai đoạn được chọn là 1802- 1884 là giai đoạn nhà Nguyễn được độc lập, tự
chủ trong đối nội và đối ngoại, cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của triều
Nguyễn. Với một chính quyền vững mạnh, có đầy đủ quyền năng trong tay, nhà
Nguyễn trong giai đoạn này có điều kiện đưa ra được những chiến lược, giải pháp
phòng ngừa, xử lí tham nhũng hữu hiệu và áp dụng chúng trên thực tế. Trong 82 năm
từ năm 1802 đến năm 1884, triều Nguyễn trải qua 7 đời vua: Gia Long (1802-1819),
Minh Mệnh (1802-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), Dục Đức (làm
vua 3 ngày), Hiệp Hoà (6/1883-11/1883), Kiến Phúc (12/1883-8/1884). Luận văn tập
trung chủ yếu vào 4 đời vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự
Đức. Những đời vua sau đó trị vì trong thời gian hết sức ngắn ngủi và không có đóng
góp đáng kể cho vương triều Nguyễn nên chúng tui không đề cập đến trong luận văn.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, trước hết, chúng tui đã căn cứ vào các nguồn tư liệu gốc của
triều Nguyễn như: các cuốn sử biên niên và chuyên khảo, hội điển, văn bản pháp luật
cổ… Khảo sát các bộ sử cũ của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu… có thể tìm thấy nhiều thông tin về các vụ
án tham nhũng, các quan điểm chống tham nhũng của các triều đại, các biện pháp
phòng, chống tham nhũng. Một bộ luật hoàn chỉnh và thống nhất của vương triều
Nguyễn là Hoàng Việt luật lệ cũng được chúng tui khai thác để phân tích các quy định
của nhà nước trong xử lí hành vi tham ô, nhũng nhiễu của quan lại.
Tiếp đến là các văn bản pháp luật hiện đại, sách tham khảo, các tập kỉ yếu hội
thảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án, khoá luận tốt nghiệp, tư liệu Internet có liên
TIEU LUAN MOI download : [email protected]9
quan đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu truyền miệng như các câu ca dao, dân ca
về mối quan hệ quan – dân, về hành vi sách nhiễu của quan lại cũng phản ánh phần nào
tệ tham nhũng dưới thời phong kiến. Một mảng tư liệu khác là các nghiên cứu của học
giả nước ngoài như công trình nghiên cứu: Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam- một bộ
máy hành chính trước thử thách của Emanuel Poison [18]; Chính quyền trung ương
triều Nguyễn và nhà Thanh- Cơ cầu quyền lực và quá trình giao tiếp của Woodside
[27]… cho ta cách nhìn nhiều chiều về triều Nguyễn trong lịch sử.
Chúng tui đã nỗ lực khai thác các tư liệu sử gốc hiện có về triều Nguyễn song
do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tui chưa tiếp cận được tư liệu Châu bản- một
nguồn sử liệu rất phong phú về triều Nguyễn. Chúng tui đã bước đầu tìm hiểu một số
văn bia, gia phả của các dòng họ lớn thời Nguyễn song chưa thể khảo sát rộng và sâu.
Tóm lại, luận văn khai thác và sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sử liệu
trực tiếp và sử liệu gián tiếp; tư liệu ở trong nước và tư liệu của nước ngoài; tư liệu trên
nhiều lĩnh vực: lịch sử, pháp luật, văn hoá, chính trị, kinh tế…trong đó chúng tui chú
trọng khai thác nguồn tư liệu gốc phong phú, dồi dào về triều Nguyễn- nguồn tư liệu đã
và đang được nhiều học giả nghiên cứu song chưa nhiều và triệt để. Sự đa dạng về
nguồn tư liệu sẽ giúp luận văn giải quyết được một cách khá trọn vẹn các nội dung và
yêu cầu đặt ra.
Về phương pháp nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ
sở phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử chúng tui còn sử dụng các phương pháp
đặc thù như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Do nguồn tư liệu về tham nhũng
triều Nguyễn không nhiều, chúng tui sử dụng phương pháp thống kê các vụ án tham
nhũng trong bộ Đại Nam thực lục- bộ chính sử lớn nhất thời Nguyễn để có được các tư
liệu ban đầu về thực trạng tham nhũng (số lượng vụ án, mức độ tham nhũng trên từng
lĩnh vực và ở cấp địa phương, trung ương…).
Trong khi tiếp cận với các quy định pháp luật xử lí hành vi tham nhũng trong
Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, chúng tui cũng so sánh với các quy định trong bộ
Quốc triều hình luật thời Lê và Đại Thanh luật lệ nhằm thấy được sự tiếp thu và vận
dụng linh hoạt của triều Nguyễn. Phương pháp này cũng được sử dụng khi xem xét các
TIEU LUAN MOI download : [email protected](LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884
(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884(LUAN.VAN.THAC.SI).Tham.nhung.va.phong.chong.tham.nhung.thoi.Nguyen.giai.doan.1802.1884
10
biện pháp phòng ngừa tham nhũng của nhà Nguyễn, đặt vấn đề tham nhũng của triều
Nguyễn trong công tác phòng, chống tham nhũng của lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam và của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Thanh để tìm ra những tương đồng
và dị biệt. Trên các nguồn tư liệu có được, chúng tui phân tích và tổng hợp đưa ra nhận
định, đánh giá đối với các chính sách của nhà Nguyễn, rút ra những kinh nghiệm cần
thiết cho ngày nay. Việc sử dụng phương pháp thống kê và so sánh là ưu thế của đề tài
so với nhiều công trình khác bởi lẽ, với hai phương pháp này chúng tui có được những
số liệu cụ thể để nhìn nhận vấn đề khách quan, chân xác hơn; đồng thời thông qua sự
so sánh, vấn đề được khai thác nhiều chiều và rộng mở hơn.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục được bố cục
làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tham nhũng và vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương 3: Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn
1802-1884.
Do hạn chế về thời gian, tư liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tui mong nhận được sự bổ sung, góp ý, phê bình để có thể tiếp tục hoàn thiện và
mở rộng hướng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
4 Tham nhũng - khía cạnh xã hội, pháp lý và giải pháp phòng chống Luận văn Sư phạm 0
D Một số vấn đề chung về tham nhũng và thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng Luận văn Luật 0
N Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng : Luận văn ThS. Luật: 60.38.01 Luận văn Luật 0
T Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Luận văn Luật 2
G Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
T Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 Luận văn Luật 0
C Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam Luận văn Luật 0
P Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh) Luận văn Luật 2
H Các tội phạm về hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam và Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng 04 Luận văn Luật 0
T vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam4 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top