gambatte43

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường Nông Cống – Thanh Hoá, công suất 1500 tấn mía/ngày
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐƯỜNG, NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 5
I.1. Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường 5
I.1.1. Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới 5
I.1.2. Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường ở Việt Nam 7
I.2. Các vấn đề môi trường của ngành đường 9
I.2.1. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhà máy đường 9
I.2.2. Những giải pháp không chế ô nhiễm môi trường trong công nghệ sản xuất đường 11
I.2.2.1. Những cách tiếp cận chung: 11
I.2.2.2. Các cách tiếp cận trong công nghệ sản xuất mía đường: 12
I.3. Cơ sở lý thuyết các quá trình xử lý nước thải nhà máy đường 12
I.3.1. Nguyên lý chung của quá trình oxy hoá sinh hoá 13
I.3.2. Cơ sở lý thuyết quá trình phân huỷ yếm khí 14
I.3.2.1. Cơ chế phân huỷ yếm khí : 15
I.3.2.2. Các dạng xử lý yếm khí thường được sử dụng 17
1). Hồ yếm khí: 17
2). Các dạng thiết bị xử lý yếm khí 18
I.3.3. Cơ sở lý thuyết quá trình hiếu khí 18
I.3.3.1. Cơ chế quá trình, tác nhân và các yếu tố ảnh hưởng 19
I.3.3.2. Các dạng xử lý hiếu khí thường sử dụng 24
I.4. Các công nghệ xử lý nước thải đã được áp dụng để xử lý nước thải nhà máy đường 26
I.4.1. Các phương án xử lý nước thải sản xuất đường mía trên thế giới 26
I.4.2. Các phương án xử lý nước thải nhà máy đường mía ở Việt Nam 29
CHƯƠNG II 30
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG NÔNG CỐNG-THANH HOÁ 30
II.1. Lịch sử phát triển của nhà máy đường Nông Cống – Thanh Hoá 30
II.2. Công nghệ sản xuất đường của nhà máy đường Nông Cống 31
II.2.1. Nguyên liệu cho sản xuất đường 31
II.2.2 Sơ đồ dây chuyên sản xuất và thuyết minh 32
II.3. Các dạng chất thải, nguồn phát sinh và đặc trưng của chất thải nhà máy đường mía Nông Cống – Thanh Hoá 36
CHƯƠNG III 41
LỰA CHỌN CÁC CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG NÔNG CỐNG-THANH HOÁ 41
III.1. Lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy đường Nông Cống 41
III.1.1. Xử lý sơ bộ 41
III.1.2. Xử lý thứ cấp 41
III.1.3. Xử lý bổ sung 42
Tài liệu tham khảo 44


MỞ ĐẦU
Đường là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống và phát triển của cơ thể con người và là một thực phẩm được ưa dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Do nhu cầu tiêu thụ đường ngày càng tăng nên các nhà máy đường đã được xây dựng với mọi quy mô trên toàn thế giới và công nghiệp đường ngày càng phát triển. Công nghiệp đường đã đóng góp nhiều trong phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao, kim ngạch xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm cho nhân dân cụ thể như ở Thái Lan, Braxin, Úc, ... [11].
Tại Việt Nam, sản xuất đường giúp tăng thu nhập quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế cho hàng nhập khẩu và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá của chính phủ Việt Nam. Khi sản lượng ổn định hàng năm là 1 triệu tấn đường thì sẽ đóng góp khoảng 800 tỷ đồng từ các sản phẩm đường, sau đường cho ngân sách nhà nước. Tính từ 1995 đến năm 2000, sản phẩm đường Việt Nam tăng gần 3 lần, mức tiêu thụ bình quân hàng năm tăng 12,5% [11].
Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ sở sản xuất đường phát sinh nhiều vấn đề về môi trường trong đó có vấn đề về nước thải. Nước thải từ cơ sở sản xuất đường chứa những chất có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận nghiêm trọng (bảng II.9). Cụ thể ở nhà máy đường Nông Cống – Thanh Hoá, nước thải sau khi phân luồng xong và cần xử lý là 700 m3/ngày [8, trang 84]. Nước thải từ các nhà máy đường làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Theo số liệu thống kê của 13 nhà máy đường ở vùng Kanchanaburi của Thái Lan cho thấy nước thải với hàm lượng BOD5 xấp xỉ 3000 mg/l đã gây ra sự giảm độ oxy hoà tan của các con sông tiếp nhận nguồn thải, ảnh hưởng tới đời sống của cá và các động vật thuỷ sinh khác [12]. Qua các biểu hiện của việc cá chết hàng loạt, phá huỷ sự sinh sản của tôm và âu trùng đã được ghi nhận trước khi có hệ thống xử lý nước thải người ta có thể thấy sự ảnh hưởng về mặt sinh thái của nước thải đến các nguồn tiếp nhận [12].
Ở các nước phát triển vấn đề môi trường được quan tâm sớm hơn so với các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển nên các nhà máy đường tại các nước phát triển hầu hết là có hệ thống xử lý nước thải để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.
Tại Việt Nam mặc dù các vấn đề môi trường dần dần được quan tâm hơn nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khăn và các vấn đề môi trường này chưa được quan tâm đúng mức ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy nên đa số các nhà máy đường ở Việt Nam là không có hệ thống xử lý nước thải, một số nhà máy có hệ thống xử lý nhưng hệ thống không hoạt động hay hoạt động không hiệu quả. Nhà máy đường Nông Cống – Thanh Hoá là một trong những nhà máy đường đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng hệ thống hoạt động không hiệu quả.
Chính vì vậy, đồ án “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường Nông Cống – Thanh Hoá, công suất 1500 tấn mía/ngày “ được thực hiện nhằm mục đích lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất đường Nông Cống để đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường.
Đồ án này gồm 4 phần như sau:
Phần I : Tổng quan về công nghiệp sản xuất đường và các vấn đề môi trường liên quan.
Phần II : Giới thiệu về nhà máy sản xuất đường Nông Cống – Thanh Hoá
Phần III : Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất đường Nông Cống – Thanh Hoá
Phần IV : Kết luận
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐƯỜNG, NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
I.1. Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường
I.1.1. Sơ lược về sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới
Đường là thực phẩm được ưa sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Trên thế giới công nghiệp sản xuất đường ngày càng phát triển, có rất nhiều nước đã sản xuất đường từ những nguyên liệu như cây mía, củ cải đường, ... Sau đây là bảng tóm tắt sản lượng, lượng tiêu thụ và lượng đường xuất khẩu của một số nước trên thế giới.
Bảng I.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ và sản lượng xuất khẩu của một số nước trên thế giới. [17]
CHƯƠNG III
LỰA CHỌN CÁC CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG NÔNG CỐNG-THANH HOÁ
III.1. Lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy đường Nông Cống
Để lựa chọn quy trình công nghệ xử lý hợp lý, phải dựa vào thành phần, tính chất của nước thải, bản chất của chất nhiễm bẩn, các điều kiện hợp lý để bảo vệ môi trường.
Trong xử lý nước thải người ta chia quá trình xử lý thành 3 công đoạn:
 Xử lý sơ bộ
 Xử lý thứ cấp
 Xử lý bổ sung
III.1.1. Xử lý sơ bộ
Công đoạn này loại bỏ phần lớn các tạp chất thô cứng, vật nổi, vật nặng ( cát, đá, sỏi, dầu mỡ....) để bảo vệ bơm, đường ống, thiết bị tiếp theo và đưa nước thải vào xử lý thứ cấp có hiệu quả hơn.
Công đoạn này thường bao gồm: Song chắn hoặc lưới chắn rác, có thể có máy nghiền và cắt vụn rác, lắng cát, bể điều hoà, bể trung hoà, tuyển nổi và lắng sơ cấp. Bể điều hoà đôi khi có sục khí, bổ sung Clo để khử mùi, khử màu và làm tăng cường oxy hoá.
III.1.2. Xử lý thứ cấp
Xử lý cơ bản chủ yếu là ứng dụng các quá trình sinh học. Công đoạn này phân huỷ sinh học các chất hữu cơ, chuyển các chất hữu cơ dễ phân huỷ thành các chất vô cơ và chuyển các chất hữu cơ ổn định thành bông cặn dễ loại bỏ ra khỏi nước.
Các công trình và thiết bị loại này thường chia ra các nhóm:
 Bể hiếu khí với bùn hoạt tính (Aeroten)
 Lọc sinh học hoặc qua cánh đồng lọc
 Ao hồ hiếu khí (Hồ sinh học)
 Đĩa quay sinh học
 Lắng thứ cấp
Nhiều trường hợp công đoạn này chỉ gồm có một trong các công trình hoặc thiết bị trên kết hợp với lắng thứ cấp. Có trường hợp công đoạn xử lý thứ cấp này không phải xử lý theo sinh học mà theo quả trình hoá học hoặc lý học như: Keo tụ, hấp phụ, trao đổi ion ... cũng có khi chỉ là lọc đơn thuần
90
III.1.3. Xử lý bổ sung
Thông thường công đoạn này chỉ cần khử khuẩn để đảm bảo nước trước khi được đổ vào thuỷ vực không còn vi sinh vật gây bệnh, khử màu, khử mùi và giảm nhu cầu oxy sinh học cho nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử khuẩn thường được sử dụng là:Hấp phụ bằng than hoạt tính, Clo hoá, ozon, tia cực tím....
Nhiều trường hợp, trong hệ thống xử lý nước thải người ta dùng các quá trình công nghệ tổng hợp gồm cả phương pháp cơ học, hoá lí, sinh học.
Xử lý bùn cặn
Trong quá trình xử lý nước thải, thu được một lượng lớn bùn cặn, đó là các tạp chất vô cơ, hữu cơ. Bùn cạn ở công đoạn xử ls sơ bộ chủ yếu là các cặn vô cơ, bùn cặn thu được ở lắng thứ cấp chủ yếu là tạp chất hữu cơ chứa nhiều sinh khối vi sinh vật.
Các công trình thiết bị trong công đoạn này: bể cô đặc cặn bằng trọng lực hay tuyển nổi, bể xử lý bùn cặn hiếu khí hoặc yếm khí và cô đặc cặn, bể lọc bùn chân không, máy lọc ly tâm, máy lọc ép băng tải, sân phơi bùn...
Bùn cặn hữu cơ sau ki xử lý, nếu không có chất độc được sử dụng làm phân bón tốt hoặc có thể dùng làm chất đốt.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top