Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
ĐỀ BÀI : 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 : 6
TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 6
I. CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 6
1. Phần tĩnh hay stato 6
2. Phần quay hay rôto 7
II. CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG: 8
III. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 8
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 9
1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phần ứng 9
2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông 9
3. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện áp phần ứng 10
CHƯƠNG 2 : 11
CHỌN PHƯƠNG ÁN 11
1. Mạch chỉnh lưu cầu một pha điều khiển đối xứng 11
2. Mạch chỉnh lưu hình tia ba pha điều khiển đối xứng 12
3. Mạch chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng 13
CHƯƠNG 3 : 15
THIẾT KẾ MẠCH LỰC 15
I .SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC 15
1. Sơ đồ 15
2.Nguyên lý hoạt động 16
II .TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ: 16
1 . Tính toán chọn máy biến áp: 16
2. Tính chọn van 23
3. Tính toán bộ lọc. 23
4. Tính toán bảo van mạch lực. 26
CHƯƠNG 4 : 29
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN 29
I. CÂÚ TRÚC MẠCH ĐIỀU KHIỂN 29
1. Cấu trúc điều khiển ngang. 29
2 .Cấu trúc điều khiển dọc. 30
3. Chức năng điều khiển. 30
II. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN. 31
1.Nguyên lý hoạt động : 33
2.Dạng điện áp mạch điều khiển 33
III.TÍNH TOÁN MẠCH ĐIỀU KHIỂN. 35
1. Tính toán khâu đồng pha. 35
2. Khâu tạo điện áp răng cưa. 36
3. Khâu so sánh. 39
4 . Khâu phát xung chùm. 40
5 . Khâu khuếch đại xung và biến áp xung. 41
6. Khâu tạo nguồn nuôi. 44
7. Tính biến áp nguồn nuôi và đồng pha. 45
8 .Khâu phản hồi tốc độ. 47
CHƯƠNG 5: 49
MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

ĐỀ BÀI :

Thiết kế nguồn cấp điện cho động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều có các thông số sau:

Uđm ( V ) Iđm ( A ) Ukích từ ( V ) Ikích từ ( A ) Phạm vi điều chỉnh tốc độ
220 140 220 15 20:1

Yêu cầu :

Mạch phải đảm bảo độ trơn và ổn định tốc độ ,đồng thời có khâu bảo vệ quá tải và chông mất kích từ .

Đồ án gồm 5 chương như sau :
- Chương I : Giới thiệu chung về động cơ một chiều
- Chương II : Chọn phương án mạch lực
- Chương III : Tính toán mạch lực
- Chương IV : Mạch điều khiển
- Chương V : Mô phỏng mạch điều khiển
LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền sản suất hiện đại ,máy điện một chiều được coi là một loại máy điện quan trọng . Nó được dùng làm động cơ điện ,máy phát điện hay dùng trong các điều kiện làm việc khác .
Động cơ điện một chiều có đặc tính điều chỉnh tốc độ rất tốt ,vì vậy máy được dùng nhiều trong những ngành công nghiệp có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ như cán thép ,hàm mỏ ,giao thông vận tai …
Mặc dù động cơ điện có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp ,nhưng luôn đi kèm với nó là những yêu cầu về điện áp ,dòng điện …Chính vì vậy cần một phương pháp nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên .
Điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật hiện đại ,nghiên cứu những ứng dụng các linh kiện bán dẫn làm việc ở chế độ chuyển mạch vào quá trinh biên đổi điện năng . Hiện nay các thiết bị điện tử công suất chiếm hon 30% trong số các thiết bị của một xí nghiệp hiện đại . Nhờ chủ trương mở cửa ngày càng có thêm nhiều xí nghiệp mới, dây truyền sản xuất mới ,đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và kỹ sư điện những kiến thức về điện tử công suất về vi mạch và vi xử lý . Xuất phát từ yêu cầu thực tế và tầm quan trọng của bộ môn điện tử công suất các thầy cô trong bộ môn điện tử công suất đã cho chúng em từng bước tiếp xúc với việc thiết kế thông qua đồ án môn học điện tử công suất .
Đối với những sinh viên năm thứ 3 ,đây là lần đàu tiên tiếp xúc với thực tế .Chính vì vây , trong quá trình thưc hiện đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em kính mong thây cô thông cảm và bỏ qua cho chúng em .
Em xin chân thành Thank các thầy cô trong bộ môn Tự động hoá xí nghiệp công nghiệp và đăc biệt là thầy giáo ĐỖ TRỌNG TÍN đâ tận tinh hứơng dẫn em hoàn thành đồ án này .




Chương 1 :
TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trong nền sản xuất hiện đại, máy điện một chiều vẫn được coi là một loại máy quan trọng. Nó có thể dùng làm động cơ điện, máy phát điện hay dùng trong những điều kiện làm việc khác.
Động cơ điện một chiều có đặc tính điều chỉnh tốc độ rất tốt, có nhiều ưu việt hơn so với loại động cơ khác. Không những nó có khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng mà cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn đồng thời lại đạt chất lượng điều chỉnh cao trong dải điều chỉnh tốc độ rộng. Động cơ điện một chiều được dùng nhiều trong những ngành công nghiệp có yêu cầu cao vể điều chỉnh tốc độ như cán thép, hầm mỏ, giao thông vận tải…

I. CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
Cấu tạo động cơ điện một chiều có thể chia thành hai phần chính là phần tĩnh (stato) và phần quay (rôto)
1. Phần tĩnh hay stato
Đây là phần đứng yên của động cơ, bao gồm các bộ phận chính sau:
a. Cực từ chính :
Cực từ chính là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và dây quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắt cực từ làm bằng những lá thép kỹ thuật điện hay thép cácbon dày 0,5 mm đến 1 mm ép lại và tán chặt. Trong động cơ nhỏ có thẻ dùng thép khối. Cực từ được gắn chặt vào vỏ máy nhờ bulông. Dây quấn kích từ được quấn bằng dây đồng bọc cách điện và mỗi cuộn dây đều được bọc cách điện kỹ thành một khối và tẩm sơn cách điện trước khi đặt trên các cực từ. Các cuộn dây kích từ đặt trên các cực từ này được nối nối tiếp với nhau.
b. Cực từ phụ :
Cực từ phụ được đặt giữa các cực từ chính và dùng để cải thiện đổi chiều. Lõi thép của cực từ phụ thường làm bằng thép khối và trên thân cực từ phụ có đặt dây quấn mà cấu tạo giống như dây quấn cực từ chính. Cực từ phụ cũng được gắn vào vỏ máy nhờ những bulông.
c. Gông từ :
Gông từ dùng để làm mạch từ nối liền các cực từ, đồng thời làm vỏ máy. Trong động cơ nhỏ và vừa thường dùng thép tấm dày uốn và hàn lại. Trong động cơ điện lớn thường dùng thép đúc. Có thể dùng gang làm vỏ máy trong động cơ điện nhỏ.

d. Các bộ phận khác :
- Nắp động cơ : Để bảo vệ động cơ khỏi bị những vật ngoài rơi vào làn hư hỏng dây quấn hay an toàn cho người khỏi chạm phải điện. Trong động cơ điện nhỏ và vừa, nắp động cơ còn có tác dụng làm giá đỡ ổ bi. Trong trường hợp này nắp động cơ thường làm bằng gang.
- Cơ cấu chổi than : Để đưa dòng điện từ phần quay ra ngoài. Cơ cấu chổi than gồm có chổi than đặt trong hộp chổi than và nhờ một lò xo tì chặt lên cổ góp. Hộp chổi than được cố định trên giá chổi than và cách điện với giá. Giá chổi than có thể quay được để điều chỉnh vị trí chổi than cho đúng chỗ. Sau khi điều chỉnh xong thì dùng vít cố định chặt lại.
2. Phần quay hay rôto
Phần quay gồm có những bộ phận sau:
a. Lõi sắt phần ứng
Lõi sắt phần ứng dùng để đẫn từ. Thường dùng những tấm thép kỹ thuật điện (thép hợp kim silic) dày 0,5 mm phủ cách điện mỏng ở hai mặt rồi ép chặt lại để giảm hao tổn do dòng điện xoáy gây nên. Trên lá thép có dập hình dạng rãnh để sau khi ép lại thì đặt dây quấn vào.
Trong những động cơ cỡ trung trở lên, người ta còn dập những lỗ thông gió để khi ép lại thành lõi sắt có thể tạo được những lỗ thông gió dọc trục.
Trong những động cơ điện lớn hơn thì lõi sắt thường chia thành từng đoạn nhỏ. Giữa các đoạn ấy có để một khe hở gọi là khe thông gió ngang trục. Khi động cơ làm việc, gió thổi qua các khe làm nguội dây quấn và lõi sắt.
Trong động cơ điện nhỏ, lõi sắt phần ứng được ép chặt trực tiếp vào trục. Trong động cơ điện lớn hơn, giữa trục và lõi sắt có đặt giá rôto. Dùng giá rôto có thể tiết kiệm thép kỹ thuật điện và giảm nhẹ trọng lượng rôto.
b. Dây quấn phần ứng
Dây quấnphần ứng là phần sinh ra suất điện động và có dòng điện chạy qua. Dây quấn phần ứng thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện. Trong động cơ điện nhỏ (công suất dưới vài kilôoat) thương dùng dây có tiết dện tròn. Trong động cơ điện vừa và lớn, thường dùng dây tiết diện hình chữ nhật. Dây quấn đựợc cách điện cẩn thẩn với rãnh của lõi thép.
Để tránh khi quay bị văng ra so sức ly tâm, ở miệng rãnh có dùng nêm để đè chặt hay phải đai chặt dây quấn. Nêm có thể làm bằng tre, gỗ hay bakêlit.
c. Cổ góp
Cổ góp (còn gọi là vành góp hay vành đổi chiều) dùng để đổi chiều dòng điện xoay chiều thành một chiều. Cổ góp có nhiều phiến đồng có đuôi nhạn cách điện với nhau bằng lớp mica dày 0,4 đến 1,2 mm và hợp thành một trụ tròn. Hai đầu trụ tròn dùng hai vành ốp hình chữ V ép chặt lại. Giữa vành góp có cao hơn một ít để hàn các đầu dây của các phần tử dây quấn vào các phiến góp được dễ dàng.
d. Các bộ phận khác :
- Cánh quạt : dùng dể quạt gió làm nguội động cơ. Động cơ điện một chiều thường được chế tạo theo kiểu bảo vệ. Ở hai đầu nắp động cơ có lỗ thông gió. Cánh quạt lắp trên trục động cơ. Khi động cơ quay, cánh quạt hút gió từ ngoài vào động cơ. Gió đi qua vành góp, cực từ, lõi sắt và dây quấn rồi qua quạt gió ra ngoài làm nguội động cơ.
- Trục động cơ : trên đó đặt lõi sắt phần ứng, cổ góp, cánh quạt và ổ bi. Trục động cơ thường được làm bằng thép cácbon tốt.
II. CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG:

Phương trình đặc tính cơ điện : ω = - Iư
Phương trình đặc tính cơ : ω = - M

Từ phương trình đặc tính trên ta thấy có 3 thông số ảnh hưởng tới đặc tính cơ:
- Ảnh hưởng của điện trở phần ứng : Để thay đổi điện trở phần ứng ta nối thêm điện trở phụ Rf vào mạch phần ứng. Rf càng lớn thì tốc độ động cơ càng giảm, đồng thời dòng điện ngắn mạch và mômen ngắn mạch cũng giảm.
- Ảnh hưởng của điện áp phần ứng : Khi giảm điện áp thì mômen ngắn mạch giảm, dòng điện ngắn mạch giảm và tốc độ động cơ cũng giảm ứng với 1 phụ tải nhất định.
- Ảnh hưởng của từ thông : Thay đổi từ thông bằng cách thay đổi dòng Ikt động cơ. Khi giảm từ thông thì vận tốc động cơ tăng.
III. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu PLC logo - SIEMENS và ứng dụng thiết kế bộ chuyển nguồn tự động ATS Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế bộ biến tần nguồn áp ba pha để cung cấp cho động cơ xoay chiều roto lồng sóc Khoa học kỹ thuật 0
C Thiết kế và xây dựng hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW sử dụng nước đã xử lí nguồn điện 220V – 50hz Công nghệ thông tin 0
H Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển dùng cho mạ điện Luận văn Kinh tế 4
N Nghiên cứu, thiết kế mô hình và xây dựng thử nghiệm nguồn học liệu trực tuyến phục vụ đào tạo chất lượng cao cho ngành, chuyên ngành tại ĐHQGHN. QGĐA.07.01 Luận văn Sư phạm 0
D thiết kế bộ nguồn dự phòng ups Khoa học kỹ thuật 0
D Đồ án thiết kế mạch nguồn 1 chiều 12v 5a Khoa học kỹ thuật 0
B Nghiên cứu, thiết kế và triển khai hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại phòng tư liệu viện Địa lý Văn hóa, Xã hội 0
T Thiết kế hệ thống nối lưới nguồn năng lượng mặt trời sử dụng cho căn hộ Khoa học kỹ thuật 0
M Nghiên cứu thiết kế chế tạo nguồn các dòng và bộ ổn định nhiệt độ cho laser bán dẫn công suất cao Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top