sonduong1220

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI


1. Lời mở đầu
2.Phần nội dung:Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay
I. Nguồn nhân lực-nhân tố hàng đầu để xây dựng phát triển kinh tế-xã hội
1.1. Con người và bản chất trong triết học Mác-Lênin
1.2. Vai trò của con người với sự phát triển kinh tế xã
II. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam hiện nay
2.1 Vai trò con người trong lĩnh vực kinh tế
2.2 Vai trò con người trong lĩnh vực chính trị

2.3 Vai trò con người trong lĩnh vực xã hội
2.4Vai trò con người trong lĩnh vực văn hoá

III Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn lực con người nước ta hiện nay
3.1 Thực trạng
3.2 Thành tựu và hạn chế trong việc sử dụng nguồn lực nước ta hiện nay
3.3 Phương hướng và giải pháp phát huy nguồn nhân lực tại Việt Nam
3.Kết luận
4.Tài liệu tham khảo













LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, sự phát triển của nền kinh tế thế giới thống nhất theo cơ chế thị trường đã làm cho quan hệ kinh tế, văn hoá giữa các nước phát triển nhanh chóng. sự vận động của các công ty xuyên quốc gia thông qua chuyển dịch các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, lao động… cũng như sự mở rộng những mối quan hệ kinh tế quốc tế như thương mại , đầu tư, vay nợ … ra phạm vi toàn cầu đang thúc đẩy hình thành nên thị trường thế giới ngày càng thống nhất với những ‘luật chơi” chung .Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư cũng phát triển mạnh, thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Tổ chức Thương mại thế giới WTO với 152 nước thành viên (tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2008), điều chỉnh đến 94-97% thương mại thế giới là biểu hiện của tự do hoá thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, xu thế khu vực hoá sự phát triển của các liên kểt kinh tế- thương mại khu vực ASEAN, NAFTA, APEC,EU… và các các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương làm sâu sắc thêm xu thế toàn cầu.
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ..
Hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế chuyển đổi (trong đó có Việt Nam) là quá trình thực hiện tư do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường. Từ đó đem lại nhiều cơ hội kinh tế như hàng hoá xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhiều lợi ích gián tiếp khác đi liền với cạnh tranh quốc tế gay gắt và tăng dần hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Trong bối cảnh đó,các nước trên thế giới đều tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế so sánh, sức mạnh nội tại của mình cũng như tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường hay áp dụng những mô hình quản lý tiên tiến, xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của mình. Không nước nào có thể đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không muốn tự tách mình khỏi trào lưu phát triển chung và không muốn mình dơi vào hố sâu tụt hậu. Và Việt Nam cũng đã chọn cho mình con đường hội nhập bình đẳng để cùng phát triển cùng thế giới
Nếu như toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực thì hội nhập kinh tế quốc tế luôn mang theo mình những cơ hội và thách thức to lớn. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất là nguồn nhân lực
Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định:” nguồn lực con người là là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững”,” con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đẩt nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá …” Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh :” Phát triển mạnh; kết hợp chặt chẽ các hoạt động công nghệ và khoa học với giáo dục và đào tạo để thực hiện phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức.Như vậy, thời đại nào cũng cần đến nhân tài, hội nhập kinh tế thế giới càng sâu sắc thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng trở nên bức thiết.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như những phương hướng xây dựng nguồn nhân lực ở Vịêt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay, em xin được phép đưa ra quan điềm của mình về thực trạng nguộn nhân lực của nước ta trong đề tài "Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay".
PHẦN NỘI DUNG
THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHẢT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I.NGUỒN LỰC CON NGƯỜI –NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HÔI
1.CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1.1. Con người là một thực thể thống nhẩt giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phầm của giới tự nhiên. Con ngượi tự nhiên là con ngưọi mang tất cả bản tính sinh học, tính loài.Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người.Vị vậy, giới tự nhiên là” thân thể vô cơ của con người”. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Là động vật cao cấp, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên. Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở. Đó là con người đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn.Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu của Đacyun. Các giai đoạn mang tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người đang sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ cuả nó với tự nhiên.Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm-sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Tuy nhiên điều khẳng định là mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt con người với loại vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là” một động vật có tính xã hội” hay con người là động vật có tư duy. Những quan niệm trên đều phiến diện vì chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu ra được bản chất xã hội ấy.
triển cho mọi người, làm cho mọi người dân đều được hưởng những thành quả y tế, giáo dục, văn hoá..Thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo; tập trung giảiquyết những vấn đề cấp bách về lao động việc làm; trên cơ sở đó, người lao động mới có điều kiện nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề, mới có môi trường rèn luyện phấn đấu, cống hiến sức mình cho đất nước, cho xã hội.
Thứ tư: Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo"Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"1 cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. cần tuyên truyền làm cho mọi người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước mà quan tâm tới lĩnh vực này Đảng, Nhà nước, các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và từng gia đình đều phải quan tâm tới giáo dục và đào tạo. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ. Để đào tạo ra những cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên" có ý thức và năng lực làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, cần có sựđổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được những tri thức quan trọng nhất của thời đại, những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, phải góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, hình thành nhân cách mới của người lao động.Phải tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp dạy phải kích thích được tính sáng tạo, sự hăng say tìm tòi nghiên cứu của người học. Phương pháp học phải độc lập tự chủ, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.Việt Nam là một nước còn kém phát triển về mặt kinh tế,tuy rằng đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhưng so với các nước trong khu vực và quốc tế vẫn còn hạn chế. Số năm học bình quân của người dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết chữ còn cao, do vậy, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa.
Thứ năm: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật.Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Văn hoá nghệ thuật nước ta trước đây đã phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; đã động viên được nhân dân tích cực tham gia trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những năm đổi mới vừa qua văn học, nghệ thuật nước ta đã có những đổi mới về nội dung, hình thức, đã động viên được nhân dân tích cực tham gia sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Song bên cạnh đó văn học nghệthuật vẫn còn một bộ phận đi chệch hướng, chạy theo thị hiếu thấp hèn, dễ dãi của một bộ phận thanh niên thiếu giáo dục.Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. "Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân" đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống. rước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ, các nghệ sĩ phải nâng cao trách nhiệm của mình trong sáng tác, biểu diễn, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm, vô trách nhiệm với đất nước.Dư luận xã hội phải lên tiếng ủng hộ những tác phẩm có nội dung, hình thức hay, phê phán những tác phẩm có nội dung, hình thức dở. Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Nhà nước trong hoạt động sáng tác, biểu diễn, sao cho văn học nghệ thuật phải cổ vũ cho cái hay cái đẹp, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao những giá trị nhân văn, phát huy những giá trị tốt đẹp trong con người Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta phải chăm lo tới việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát huy có hiệu quảnguồn lực con người Việt Nam, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhanh chóng thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"..





KẾT LUẬN
Qua những nhận định trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng,sự cần thiết phải nâng cao chất lượng, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập ở Vịêt Nam hiện nay.
Việt Nam không thể phát triển nếu thiếu nguồn nhân lực, vốn, tài nguyên, cơ sở vật chẩt kỹ thuật, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài.Trong đó nguồn nhân lực chính là chìa khoá mở, là công thức kết dính các nguồn lực khác để chúng phát huy có hiệu quả nhất mang lại lợi ích tối đa.
Tóm lại có nguồn lực con người thì mới có thành công trên con đường phát triển. Nếu thiếu nguồn lực con người mọi nguồn lực khác sẽ trở nên vô nghĩa.Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là chất lượng nguồn lực và cách phân bổ nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất.Với những lợi thế sẵn có của mình: dân số trẻ, con người Việt Nam cần cù , chịu khó sáng tạo thông minh nểu được đào tạo có bài bản hệ thống thì chúng ta nhất định có một nguồn lực mạnh cả về số lượng và chất lượng trong tương lai không xa. Vấn đề trên đặt lên vai những nhà hoạch định chính sách và mỗi con người Việt Nam ta.

Trên con đường hội nhập để phát triển, Việt Nam phải hiểu rõ những thách thức trước mắt đặc biệt là về nguồn lực con người. Việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người sẽ giúp chúng ta phát triển vững chắc trên con đường xã hội chủ nghĩa


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: thực trạng phát huy nguồn lực con người ở việt nam hiện nay 2024, thực trang nguồn nhân lực việt nam hiện nay đối với sự phat trien kinh tế xa hoi, thực trạng phát triển con người việt nam hiện nay, THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY., thực trạng hoạt động thể lực của người trưởng thành luận văn pdf, những phương hướng lớn xây dựng và phát triển con người mới trong y tế, mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay, thuận lợi trong quá trình phát triển con người mới ở việt nam, thực trạng xây dựng con người ở việt nam hiện nay, thực trạng xây dựng con người ở việt nam, vai trò giữa dân số và phát triển nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay, phương hướng nâng cao nguồn nhân lực việt nam hiện nay, thuc trang xay dung va phat trien nguon nhan luc chat luong cao, xây dựng và phát triển con người mới ở Việt Nam?, thực trạng số lượng nguồn nhân lực việt nam hiện nay, thực trạng về phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở việt nam, thực trạng nguồn lực con người việt nam hiện nay, Vai trò và thực trạng của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay, thực trạng nguồn lực của con người ở việt nam hiện nay, phương hướng nguồn lực lao động ở Việt Nam, phương hướng lớn xây dựng và phát triển con người mới ở Việt Nam., phương hướng lớn xây dựng con người ở việt nam hiện nay, Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top