ngoisaobang_cobelanhlung
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
lời nói đầu
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải theo. Cùng chung với xu thế đó, Việt Nam đã và đang tích cực chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sau gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bước đầu chúng ta đã thu được những thành tựu nhất định trên nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên để có thể hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, tránh bị tụt hậu, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, hơn thế có những việc chúng ta cần làm ngay từ hôm nay nếu không sẽ là quá muộn. Ngành thương mại là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Với những lý do trên đây, đề tài này sẽ tập trung vào nghiên cứu thương mại Việt Nam thời kỳ trước khi có chính sách đổi mới, thời kỳ sau khi có chính sách đổi mới, thực trạng hiện nay và những cơ hội, thách thức cho thương mại Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một vài ý kiến, giải pháp để thương mại nước ta có thể hội nhập nhanh, vững chắc vào nền kinh tế thế giới.
Em xin chân thành Thank những chỉ bảo sát sao, quý báu của GS.TS Đặng Đình Đào - Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thương mại - Khoa Thương mại - trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong suốt quá trình em viết đề án này
chương i
một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại việt nam
trong Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
__________
I. Bản chất, vai trò của thương mại với QUá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
1. Một vài khái niệm.
1.1. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế.
Hiện nay vấn đề toàn cầu hoá kinh tế đang nhận được sự quan tâm của hầu hết các nhà khoa học, các doanh nghiệp trên khắp thế giới.
Đến nay có nhiều khái niệm về qúa trình toàn cầu hoá. Đó là các khái niệm: thế giới hoá, quốc tế hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia tạo ra sự gắn kết, sự tương tuỳ giữa các quốc gia dân tộc trong sự vận đôạng phát triển. Theo đó, thế giới hoá cũng có nghĩa là toàn cầu hoá và quốc tế hoá. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá là một qúa trình, và vì vậy, nó khác với các vấn đề toàn cầu. Tham gia vào các qúa trình toàn cầu hoá chính là thực hiện hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... là sự gia tăng các mối quan hệ trên các mặt của đời sống xã hội loài người, trong đó, toàn cầu hoá kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hoá nói chung. Tuy nhiên, một điều cần thấy là, do thực tế vận động của toàn cầu hoá kinh tế cùng với những hệ quả của nó, nên đã đưa lại những cách lý giải khác nhau và thái độ không giống nhau đối với qúa trình này.
Loại quan điểm thứ hai cho rằng, toàn cầu hoá kinh tế chỉ mới xuất hiện những năm gần đây, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ và Mỹ trở thành siêu cường số một trên thế giới. Từ đó người ta ngầm hiểu rằng, toàn cầu hoá kinh tế thực chất chính là chính sách của Mỹ nhằm bành trướng quyền lực trên mọi phương diện để thống trị thế giới theo kiểu riêng của Mỹ.
Loại quan điểm thứ ba cho rằng, xét về mặt thực chất, toàn cầu hoá kinh tế có nguồn gốc từ quốc tế hoá. Toàn cầu hoá kinh tế là qúa trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đạt tới đỉnh cao đòi hỏi phải đưa vào lưu thông quốc tế các yếu tố của qúa trình sản xuất xã hội, dựa trên sự phân công lao động toàn cầu, thông qua các loại hình quan hệ kinh tế khác nhau giữa các nước và do đó khiến cho các nền kinh tế quốc gia xâm nhập vào nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, chuyển hoá thành nền kinh tế toàn cầu.
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế .
Trong điều kiện hiện nay, khi qúa trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì hội nhập quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế.
Đến nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về hội nhập kinh tế nhưng khái niệm phổ biến được chấp nhận là: Hội nhập quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối.
Nói cách khác hội nhập kinh tế quốc tế là qúa trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
2. Bản chất của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
a. Toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và các khu vực. Toàn cầu hoá kinh tế chính là kết quả của sự phát triển cao độ của qúa trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động quốc tế.
Như vậy toàn cầu hoá kinh tế là tự do hoá kinh tế, mà trước hết là tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính,... , là bước nhảy vọt mới về chất của qúa trình quốc tế hoá kinh tế, là sự chuyển hoá nền kinh tế thế giới thành nền kinh tế toàn cầu, phù hợp với trình độ mới của lịch sử phát triển lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá của loài người. Đó là sự xâm nhập và phụ thuộc mạnh mẽ giữa các nền kinh tế của các nước.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế.
Xét về bản chất hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Đó là qúa trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có những đổi mới thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh.
Về bản chất , hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là qúa trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, về một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các Công ty xuyên quốc gia.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là qúa trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và cách quản lý vĩ mô.
- Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
- Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
+ Đàm phán cắt giảm thuế quan
+ Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan
+ Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ
+ Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế
mục lục
lời nói đầu 1
chương i: một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại việt nam trong Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
I. Bản chất, vai trò của thương mại với QUá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam………………………………...…………………..2
1. Một vài khái niệm. 2
1.1. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế. 2
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế . 3
2. Bản chất của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 4
3. Bản chất và vai trò của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5
3.1. Bản chất kinh tế của thương mại. 5
3.2. Vai trò của Thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6
ii. những nội dung cơ bản của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế…………….…………………..7
1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 7
1.1. Mục tiêu: 7
1.2. Tiến trình. 7
1.3. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. 8
2. Cơ hội và thách thức của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 9
2.1. Cơ hội. 9
2.2. Thách thức: 10
iii. các nhân tố ảnh hưởng tới qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam………………………………..………………....11
1.1. Hệ thống luật pháp chính sách-Vai trò của nhà nước. 11
1.2. Bản thân các doanh nghiệp 13
2. Các nhân tố khách quan. 14
2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất 14
2.2. Thể chế kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. 14
2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia. 15
2.4. Vai trò của các định chế kinh tế tài chính quốc tế. 16
chương II thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………..18
I. Đặc điểm, quá trình phát triển của thương mại việt nam trong quá trình hội nhập………..………………..………………….18
1. Thương mại Việt Nam trước năm 1985 18
2. Thương mại Việt Nam từ năm 1986 đến nay: 19
II. Thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay……………………………………………………………..21
1. Những thành tựu đã đạt được. 21
2. Những hạn chế cần khắc phục 25
III. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……………...28
1. Về kết quả đạt được: 28
2. Về hạn chế và tồn tại 29
Chương III: Phương hướng và giải pháp cho thương mại Việt Nam trong thời gian tới ……………………………………………..31
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của thương mại Việt Nam trong thời gian tới………………………………………..31
1. Mục tiêu: 31
2. Phương hướng phát triển: 32
II. Những giải pháp cho thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập……..…………………………………...…………………33
1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế thương mại 33
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh 33
3. Hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế 35
4. Đào tạo nguồn nhân lực: 35
5. Đẩy mạnh đàm phán gia nhập WTO: 36
6. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài: 37
III. Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên:…………………39
1. ổn định về chính trị và kinh tế, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới. 39
2. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung Pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 39
3. Tăng cường việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. 41
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính và bộ máy quản lý. 41
Kết luận …………………………………………………………………….42
Phụ lục………………………………………………………………………43
Tài Liệu tham khảo……………………………………………………...50
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
lời nói đầu
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải theo. Cùng chung với xu thế đó, Việt Nam đã và đang tích cực chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sau gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bước đầu chúng ta đã thu được những thành tựu nhất định trên nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên để có thể hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, tránh bị tụt hậu, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, hơn thế có những việc chúng ta cần làm ngay từ hôm nay nếu không sẽ là quá muộn. Ngành thương mại là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Với những lý do trên đây, đề tài này sẽ tập trung vào nghiên cứu thương mại Việt Nam thời kỳ trước khi có chính sách đổi mới, thời kỳ sau khi có chính sách đổi mới, thực trạng hiện nay và những cơ hội, thách thức cho thương mại Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một vài ý kiến, giải pháp để thương mại nước ta có thể hội nhập nhanh, vững chắc vào nền kinh tế thế giới.
Em xin chân thành Thank những chỉ bảo sát sao, quý báu của GS.TS Đặng Đình Đào - Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thương mại - Khoa Thương mại - trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong suốt quá trình em viết đề án này
chương i
một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại việt nam
trong Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
__________
I. Bản chất, vai trò của thương mại với QUá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
1. Một vài khái niệm.
1.1. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế.
Hiện nay vấn đề toàn cầu hoá kinh tế đang nhận được sự quan tâm của hầu hết các nhà khoa học, các doanh nghiệp trên khắp thế giới.
Đến nay có nhiều khái niệm về qúa trình toàn cầu hoá. Đó là các khái niệm: thế giới hoá, quốc tế hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia tạo ra sự gắn kết, sự tương tuỳ giữa các quốc gia dân tộc trong sự vận đôạng phát triển. Theo đó, thế giới hoá cũng có nghĩa là toàn cầu hoá và quốc tế hoá. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá là một qúa trình, và vì vậy, nó khác với các vấn đề toàn cầu. Tham gia vào các qúa trình toàn cầu hoá chính là thực hiện hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... là sự gia tăng các mối quan hệ trên các mặt của đời sống xã hội loài người, trong đó, toàn cầu hoá kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hoá nói chung. Tuy nhiên, một điều cần thấy là, do thực tế vận động của toàn cầu hoá kinh tế cùng với những hệ quả của nó, nên đã đưa lại những cách lý giải khác nhau và thái độ không giống nhau đối với qúa trình này.
Loại quan điểm thứ hai cho rằng, toàn cầu hoá kinh tế chỉ mới xuất hiện những năm gần đây, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ và Mỹ trở thành siêu cường số một trên thế giới. Từ đó người ta ngầm hiểu rằng, toàn cầu hoá kinh tế thực chất chính là chính sách của Mỹ nhằm bành trướng quyền lực trên mọi phương diện để thống trị thế giới theo kiểu riêng của Mỹ.
Loại quan điểm thứ ba cho rằng, xét về mặt thực chất, toàn cầu hoá kinh tế có nguồn gốc từ quốc tế hoá. Toàn cầu hoá kinh tế là qúa trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đạt tới đỉnh cao đòi hỏi phải đưa vào lưu thông quốc tế các yếu tố của qúa trình sản xuất xã hội, dựa trên sự phân công lao động toàn cầu, thông qua các loại hình quan hệ kinh tế khác nhau giữa các nước và do đó khiến cho các nền kinh tế quốc gia xâm nhập vào nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, chuyển hoá thành nền kinh tế toàn cầu.
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế .
Trong điều kiện hiện nay, khi qúa trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì hội nhập quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế.
Đến nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về hội nhập kinh tế nhưng khái niệm phổ biến được chấp nhận là: Hội nhập quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối.
Nói cách khác hội nhập kinh tế quốc tế là qúa trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
2. Bản chất của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
a. Toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và các khu vực. Toàn cầu hoá kinh tế chính là kết quả của sự phát triển cao độ của qúa trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động quốc tế.
Như vậy toàn cầu hoá kinh tế là tự do hoá kinh tế, mà trước hết là tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính,... , là bước nhảy vọt mới về chất của qúa trình quốc tế hoá kinh tế, là sự chuyển hoá nền kinh tế thế giới thành nền kinh tế toàn cầu, phù hợp với trình độ mới của lịch sử phát triển lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá của loài người. Đó là sự xâm nhập và phụ thuộc mạnh mẽ giữa các nền kinh tế của các nước.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế.
Xét về bản chất hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Đó là qúa trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có những đổi mới thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh.
Về bản chất , hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là qúa trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, về một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các Công ty xuyên quốc gia.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là qúa trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và cách quản lý vĩ mô.
- Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
- Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
+ Đàm phán cắt giảm thuế quan
+ Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan
+ Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ
+ Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế
mục lục
lời nói đầu 1
chương i: một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại việt nam trong Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
I. Bản chất, vai trò của thương mại với QUá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam………………………………...…………………..2
1. Một vài khái niệm. 2
1.1. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế. 2
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế . 3
2. Bản chất của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 4
3. Bản chất và vai trò của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5
3.1. Bản chất kinh tế của thương mại. 5
3.2. Vai trò của Thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6
ii. những nội dung cơ bản của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế…………….…………………..7
1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 7
1.1. Mục tiêu: 7
1.2. Tiến trình. 7
1.3. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. 8
2. Cơ hội và thách thức của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 9
2.1. Cơ hội. 9
2.2. Thách thức: 10
iii. các nhân tố ảnh hưởng tới qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam………………………………..………………....11
1.1. Hệ thống luật pháp chính sách-Vai trò của nhà nước. 11
1.2. Bản thân các doanh nghiệp 13
2. Các nhân tố khách quan. 14
2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất 14
2.2. Thể chế kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. 14
2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia. 15
2.4. Vai trò của các định chế kinh tế tài chính quốc tế. 16
chương II thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………..18
I. Đặc điểm, quá trình phát triển của thương mại việt nam trong quá trình hội nhập………..………………..………………….18
1. Thương mại Việt Nam trước năm 1985 18
2. Thương mại Việt Nam từ năm 1986 đến nay: 19
II. Thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay……………………………………………………………..21
1. Những thành tựu đã đạt được. 21
2. Những hạn chế cần khắc phục 25
III. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……………...28
1. Về kết quả đạt được: 28
2. Về hạn chế và tồn tại 29
Chương III: Phương hướng và giải pháp cho thương mại Việt Nam trong thời gian tới ……………………………………………..31
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của thương mại Việt Nam trong thời gian tới………………………………………..31
1. Mục tiêu: 31
2. Phương hướng phát triển: 32
II. Những giải pháp cho thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập……..…………………………………...…………………33
1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế thương mại 33
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh 33
3. Hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế 35
4. Đào tạo nguồn nhân lực: 35
5. Đẩy mạnh đàm phán gia nhập WTO: 36
6. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài: 37
III. Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên:…………………39
1. ổn định về chính trị và kinh tế, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới. 39
2. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung Pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 39
3. Tăng cường việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. 41
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính và bộ máy quản lý. 41
Kết luận …………………………………………………………………….42
Phụ lục………………………………………………………………………43
Tài Liệu tham khảo……………………………………………………...50
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bản chất của hội nhập kinh tế thương mại dịch vụ, tình hình phát triển thương mại – dịch vụ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Phân tích thực trạng hoạt động TMQT Việt Nam trong hội nhập kinh tế, Thực trạng thực hiện chính sách thương mại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, . Thực trạng hội nhập quốc tế về thương mại
Last edited by a moderator: