LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực, xét trên khía cạnh độ tuổi lao động là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Trên phạm vi rộng hơn thì “ Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển” [48]. Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Mỗi một giai đoạn lịch sử, một trình độ phát triển đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nguồn nhân lực có sức khoẻ, học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được coi là một điều kiện để tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với nguồn nhân lực có qui mô lớn, cơ cấu trẻ nhưng chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế. Do vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực sự là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về con người, nguồn lực con người như:“ Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” _ Phạm Minh Hạc ( chủ biên ), Nxb CTQG, HN, 1996; “ Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” _ Nguyễn Minh Đường ( chủ biên ); “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” của Phan Huy Lê... Nói chung đây là những nghiên cứu xã hội học thuộc Chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước KX-07: “ Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” do GS.VS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ngoài ra còn có những ấn phẩm đề cập đến kinh nghiệm về quản lý và phát triển nguồn nhân lực của một số nước có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam như “ Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb CTQG, HN, 1996 của Trần Văn Tùng – Lê ái Lâm; “ Chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, Nxb CTQG, HN, 1996 của Lưu Ngọc Trịnh...Mặc dù vậy, như lời mở đầu của nhiều cuốn sách, các nhà khoa học đều cho rằng đây là vấn đề lớn, cần được nghiên cứu lâu dài trên nhiều phương diện nhằm phát huy cao nhất vai trò của yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đề xuất giải pháp định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Nghiên cứu làm rõ nội dung chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng;
Phân tích thực trạng thể lực, trí lực so với nhu cầu thực tế hiện nay và nguyên nhân tác động đến thực trạng đó.
Xây dựng các giải pháp định hướng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa của ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất của người lao động. Tuy nhiên để có thể nghiên cứu sâu, luận văn chỉ tập trung phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng về mặt thể lực và trí lực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật. Luận văn sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu của các công trình, dự án, bài viết trên các sách, báo, tạp chí.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm rõ khái niệm , vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế – xã hội .
Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.
Góp phần làm rõ những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và đề xuất giải pháp cơ bản có tính định hướng nâng cao chất lượng về mặt thể lực, trí lực nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chương 2: Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Chương 3 : Quan điểm và một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, xây dựng các chương trình liên ngành
Sức khoẻ phần lớn là kết quả của cuộc sống con người, nó có liên hệ đến tất cả các yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị. Việc giải quyết tất cả những yếu tố này vượt quá khả năng những nhà chuyên môn y tế. Vì thế chiến lược thúc đẩy sức khoẻ đòi hỏi toàn dân và các tổ chức ngoài ngành y tế tham gia đóng góp trong các nỗ lực nhằm cải thiện sức khoẻ của nhân dân. Các Bộ, các cơ quan phải cùng làm việc để đảm bảo xây dựng những chương trình phù hợp và có thể áp dụng được ở các ngành khách nhau và trong các điều kiện khác nhau. Ví dụ tham gia vào chương trình chống hút thuốc lá không chỉ có Bộ Y tế mà phải có các cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Quốc phòng... cũng như các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Thứ hai, lồng ghép các chương trình dọc
Các chương trình thúc đẩy sức khoẻ có xu hướng chỉ chú trọng vào một khía cạnh của công tác dự phòng, một loại bệnh, một hành vi nguy cơ, một thông điệp. Thế nhưng các hành vi nguy cơ lại khu trú trong những hoàn cảnh có nguy cơ. Phương pháp một vấn đề duy nhất (không đề cập đến các nguyên nhân ngầm) sẽ trở nên có hiệu quả trong việc đưa một vấn đề quan trọng vào chương trình nghị sự chính trị, nếu có phương pháp tốt để giành được sự ủng hộ. Nó cũng có hiệu quả trong việc truyền tải những thông điệp đơn giản tới đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, các phương pháp một vấn đề rất hiếm khi có hiệu quả đối với nhóm đối tượng khó khăn, những người thường có tình trạng sức khoẻ kém nhất. Các hành vi, lối sống nguy hại khác nhau đều có chung gốc rễ trong nhân dân, trong cộng đồng, môi trường và nền văn hoá. Sức khoẻ bà mẹ kém và bệnh đái đường đều liên quan đến vấn đề thiếu dinh dưỡng; thiếu dinh dưỡng lại liên quan tới cùng kiệt đói, vệ sinh, nông nghiệp và giáo dục.
Trong tất cả lĩnh vực trên, những chiến dịch giải quyết duy nhất một vấn đề cần trở thành một bộ phận của các chương trình lồng ghép trong đó có tính đến các mối quan hệ qua lại giữa các lĩnh vực.
Thứ ba, phát triển năng lực cộng đồng
Có nghiên cứu tiến hành trong hơn hai mươi năm qua đưa đến kết luận là một khi những nhu cầu cần thiết yếu đã được đáp ứng thì yếu tố quan trọng nhất đối với sức khoẻ con người là mức độ họ kiểm soát được cuộc sống của chính mình. Những người có ý thức điều chỉnh cuộc sống của mình là người có khả năng đặt ra phương hướng riêng chống lại được các nguy hiểm về sức khoẻ đang huỷ hoại người không có phòng ngừa. Việc gắn liền ý thức về giới hạn và điều chỉnh với cuộc sống của con người cũng dẫn đến việc chú trọng vào sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng. Vì vậy cần phát triển năng lực của cộng đồng trong việc xác định, xây dựng những cách mới để bổ sung, thậm chí thay thế các vai trò và quan hệ xã hội đang bị đe doạ dưới sức ép mới về kinh tế và văn hoá. Những thành tựu đáng kể về y tế chỉ đạt được ở nơi có sự tham gia, hỗ trợ của các nhóm đối tượng trong việc đề ra mục tiêu và đạt các mục tiêu đó. Quá trình tham gia thực sự liên quan đến việc xác định các nhu cầu và chọn ưu tiên - sử dụng niềm hứng khởi thực của cộng đồng, chứ không dùng marketing xã hội cố kích thích họ. Chiến lược thúc đẩy sức khoẻ là một phương pháp tiếp cận sức khoẻ dựa trên nhu cầu và theo định hướng của người sử dụng.
Thứ tư, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan có liên quan và toàn xã hội.
Chiến lược thúc đẩy sức khoẻ bao gồm cả việc vận động Chính phủ đưa ra cam kết có những quyết định đem lại lợi ích cho nhân dân trong lâu dài. Chiến lược thúc đẩy sức khoẻ phải tạo ra những con người được đào tạo giúp Chính phủ soạn thảo luật lệ y tế và một Chính phủ được trang bị kiến thức để sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp y tế. Các cơ quan làm công tác thúc đẩy sức khoẻ phải có khả năng cố vấn và vận động Chính phủ về những vấn đề y tế công cộng quan trọng. Ngoài ra, cũng cần có sự ủng hộ trong các vấn đề có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nhưng lại không thuộc phạm vi thông thường của ngành y tế như bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm.
Thứ năm, dựa vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực, xét trên khía cạnh độ tuổi lao động là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Trên phạm vi rộng hơn thì “ Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển” [48]. Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Mỗi một giai đoạn lịch sử, một trình độ phát triển đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nguồn nhân lực có sức khoẻ, học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được coi là một điều kiện để tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với nguồn nhân lực có qui mô lớn, cơ cấu trẻ nhưng chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế. Do vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực sự là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về con người, nguồn lực con người như:“ Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” _ Phạm Minh Hạc ( chủ biên ), Nxb CTQG, HN, 1996; “ Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” _ Nguyễn Minh Đường ( chủ biên ); “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” của Phan Huy Lê... Nói chung đây là những nghiên cứu xã hội học thuộc Chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước KX-07: “ Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” do GS.VS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ngoài ra còn có những ấn phẩm đề cập đến kinh nghiệm về quản lý và phát triển nguồn nhân lực của một số nước có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam như “ Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb CTQG, HN, 1996 của Trần Văn Tùng – Lê ái Lâm; “ Chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, Nxb CTQG, HN, 1996 của Lưu Ngọc Trịnh...Mặc dù vậy, như lời mở đầu của nhiều cuốn sách, các nhà khoa học đều cho rằng đây là vấn đề lớn, cần được nghiên cứu lâu dài trên nhiều phương diện nhằm phát huy cao nhất vai trò của yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đề xuất giải pháp định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Nghiên cứu làm rõ nội dung chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng;
Phân tích thực trạng thể lực, trí lực so với nhu cầu thực tế hiện nay và nguyên nhân tác động đến thực trạng đó.
Xây dựng các giải pháp định hướng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa của ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất của người lao động. Tuy nhiên để có thể nghiên cứu sâu, luận văn chỉ tập trung phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng về mặt thể lực và trí lực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật. Luận văn sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu của các công trình, dự án, bài viết trên các sách, báo, tạp chí.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm rõ khái niệm , vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế – xã hội .
Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.
Góp phần làm rõ những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và đề xuất giải pháp cơ bản có tính định hướng nâng cao chất lượng về mặt thể lực, trí lực nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chương 2: Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Chương 3 : Quan điểm và một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, xây dựng các chương trình liên ngành
Sức khoẻ phần lớn là kết quả của cuộc sống con người, nó có liên hệ đến tất cả các yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị. Việc giải quyết tất cả những yếu tố này vượt quá khả năng những nhà chuyên môn y tế. Vì thế chiến lược thúc đẩy sức khoẻ đòi hỏi toàn dân và các tổ chức ngoài ngành y tế tham gia đóng góp trong các nỗ lực nhằm cải thiện sức khoẻ của nhân dân. Các Bộ, các cơ quan phải cùng làm việc để đảm bảo xây dựng những chương trình phù hợp và có thể áp dụng được ở các ngành khách nhau và trong các điều kiện khác nhau. Ví dụ tham gia vào chương trình chống hút thuốc lá không chỉ có Bộ Y tế mà phải có các cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Quốc phòng... cũng như các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Thứ hai, lồng ghép các chương trình dọc
Các chương trình thúc đẩy sức khoẻ có xu hướng chỉ chú trọng vào một khía cạnh của công tác dự phòng, một loại bệnh, một hành vi nguy cơ, một thông điệp. Thế nhưng các hành vi nguy cơ lại khu trú trong những hoàn cảnh có nguy cơ. Phương pháp một vấn đề duy nhất (không đề cập đến các nguyên nhân ngầm) sẽ trở nên có hiệu quả trong việc đưa một vấn đề quan trọng vào chương trình nghị sự chính trị, nếu có phương pháp tốt để giành được sự ủng hộ. Nó cũng có hiệu quả trong việc truyền tải những thông điệp đơn giản tới đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, các phương pháp một vấn đề rất hiếm khi có hiệu quả đối với nhóm đối tượng khó khăn, những người thường có tình trạng sức khoẻ kém nhất. Các hành vi, lối sống nguy hại khác nhau đều có chung gốc rễ trong nhân dân, trong cộng đồng, môi trường và nền văn hoá. Sức khoẻ bà mẹ kém và bệnh đái đường đều liên quan đến vấn đề thiếu dinh dưỡng; thiếu dinh dưỡng lại liên quan tới cùng kiệt đói, vệ sinh, nông nghiệp và giáo dục.
Trong tất cả lĩnh vực trên, những chiến dịch giải quyết duy nhất một vấn đề cần trở thành một bộ phận của các chương trình lồng ghép trong đó có tính đến các mối quan hệ qua lại giữa các lĩnh vực.
Thứ ba, phát triển năng lực cộng đồng
Có nghiên cứu tiến hành trong hơn hai mươi năm qua đưa đến kết luận là một khi những nhu cầu cần thiết yếu đã được đáp ứng thì yếu tố quan trọng nhất đối với sức khoẻ con người là mức độ họ kiểm soát được cuộc sống của chính mình. Những người có ý thức điều chỉnh cuộc sống của mình là người có khả năng đặt ra phương hướng riêng chống lại được các nguy hiểm về sức khoẻ đang huỷ hoại người không có phòng ngừa. Việc gắn liền ý thức về giới hạn và điều chỉnh với cuộc sống của con người cũng dẫn đến việc chú trọng vào sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng. Vì vậy cần phát triển năng lực của cộng đồng trong việc xác định, xây dựng những cách mới để bổ sung, thậm chí thay thế các vai trò và quan hệ xã hội đang bị đe doạ dưới sức ép mới về kinh tế và văn hoá. Những thành tựu đáng kể về y tế chỉ đạt được ở nơi có sự tham gia, hỗ trợ của các nhóm đối tượng trong việc đề ra mục tiêu và đạt các mục tiêu đó. Quá trình tham gia thực sự liên quan đến việc xác định các nhu cầu và chọn ưu tiên - sử dụng niềm hứng khởi thực của cộng đồng, chứ không dùng marketing xã hội cố kích thích họ. Chiến lược thúc đẩy sức khoẻ là một phương pháp tiếp cận sức khoẻ dựa trên nhu cầu và theo định hướng của người sử dụng.
Thứ tư, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan có liên quan và toàn xã hội.
Chiến lược thúc đẩy sức khoẻ bao gồm cả việc vận động Chính phủ đưa ra cam kết có những quyết định đem lại lợi ích cho nhân dân trong lâu dài. Chiến lược thúc đẩy sức khoẻ phải tạo ra những con người được đào tạo giúp Chính phủ soạn thảo luật lệ y tế và một Chính phủ được trang bị kiến thức để sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp y tế. Các cơ quan làm công tác thúc đẩy sức khoẻ phải có khả năng cố vấn và vận động Chính phủ về những vấn đề y tế công cộng quan trọng. Ngoài ra, cũng cần có sự ủng hộ trong các vấn đề có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nhưng lại không thuộc phạm vi thông thường của ngành y tế như bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm.
Thứ năm, dựa vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt nam, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay, thực trạng chất lượng nguồn lao động việt nam hiện nay, thực trạng về nhân lực y tế ở việt nam, Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay, nguyên nhân thực trạng nguồn nhân lực y tế việt nam, thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực việt nam, báo cáo chất lượng nguồn nhân lực, phân tích thực trạng chất lượng nnl, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực việt nam hiện nay, hạn chế về chất lượng nhân lực ở việt nam, chỉ tiêu sức khỏe nguồn nhân lực việt nam, chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở việt nam, tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, thực trạng chất lượng nguồn lao động ở việt nam, thực trạng về quy mô cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực miền trung
Last edited by a moderator: