Thực lòng mà nói, trong cuộc sống, ngoài sự uyên bác-hiểu biết là yếu tố căn bản để một người có thể cùng đóng góp, thì trong giao tiếp-kinh doanh, khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, đạt hiệu ứng cảm xúc sẽ đóng vai trò rất tốt.

Ngôn ngữ luôn thú vị. tui thỉnh thoảng lại chú ý tới những câu và chữ có thể gây cách hiểu thế này hay thế khác đều được, hay là hai từ ngược nghĩa mà lại cho câu cùng nghĩa.

Sự phong phú và “kỳ lạ” này có thể là điểm bắt đầu để chúng ta yêu tiếng Việt hơn nữa đấy! Xin đưa thử ở đây các bạn tham khảo.

“Chúng ta quyết tâm đánh thắng quân giặc” và “Chúng ta quyết tâm đánh bại quân giặc.” Tự nhiên, thắng = bại .

“Tiền chưa đủ là một vấn đề” và “Tiền chưa đủ là một vấn đề.” Vẫn một câu mà mang hai nghĩa ngược nhau, nếu tách cụm từ ra.

“Nửa lớp này dốt” và “Nửa lớp này giỏi”. Bỗng thấy Dốt = Giỏi. (Cái này thuộc về lô-gích, chứ không hẳn là ngôn ngữ, nhưng cũng hay!)

“Còn gì quý hơn sức khỏe” và “Không còn gì quý hơn sức khỏe.” Phủ định đi mà vẫn thế! (Tương tự: “Tài năng anh ấy ai sánh nổi” và “Tài năng anh ấy không ai sánh nổi.”)

Trong xã hội, khi giao tiếp, có thể chúng ta còn bắt gặp nhiều cái tương tự, các bạn nào biết thì bổ sung tui nhé. Đúng là: “Không mày đố thầy làm nên!”

Xin tất cả người cho ý kiến nhé

 

sh0ck_ke_ta0

New Member
trâu cày không được làm thịt << câu 2 nghĩa , nếu theo cách đọc và nhịp đọc,

trâu cày, không được làm thịt

trâu cày không dc, làm thịt
 

le.1209

New Member
trâu cày không được làm thịt << câu 2 nghĩa , nếu theo cách đọc và nhịp đọc,

trâu cày, không được làm thịt

trâu cày không dc, làm thịt hi hay đấy, Thank bạn nhé

 
Thực lòng mà nói, trong cuộc sống, ngoài sự uyên bác-hiểu biết là yếu tố căn bản để một người có thể cùng đóng góp, thì trong giao tiếp-kinh doanh, khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, đạt hiệu ứng cảm xúc sẽ đóng vai trò rất tốt.

Ngôn ngữ luôn thú vị. tui thỉnh thoảng lại chú ý tới những câu và chữ có thể gây cách hiểu thế này hay thế khác đều được, hay là hai từ ngược nghĩa mà lại cho câu cùng nghĩa.

Sự phong phú và “kỳ lạ” này có thể là điểm bắt đầu để chúng ta yêu tiếng Việt hơn nữa đấy! Xin đưa thử ở đây các bạn tham khảo.

“Chúng ta quyết tâm đánh thắng quân giặc” và “Chúng ta quyết tâm đánh bại quân giặc.” Tự nhiên, thắng = bại .

“Tiền chưa đủ là một vấn đề” và “Tiền chưa đủ là một vấn đề.” Vẫn một câu mà mang hai nghĩa ngược nhau, nếu tách cụm từ ra.

“Nửa lớp này dốt” và “Nửa lớp này giỏi”. Bỗng thấy Dốt = Giỏi. (Cái này thuộc về lô-gích, chứ không hẳn là ngôn ngữ, nhưng cũng hay!)

“Còn gì quý hơn sức khỏe” và “Không còn gì quý hơn sức khỏe.” Phủ định đi mà vẫn thế! (Tương tự: “Tài năng anh ấy ai sánh nổi” và “Tài năng anh ấy không ai sánh nổi.”)

Trong xã hội, khi giao tiếp, có thể chúng ta còn bắt gặp nhiều cái tương tự, các bạn nào biết thì bổ sung tui nhé. Đúng là: “Không mày đố thầy làm nên!”

Xin tất cả người cho ý kiến nhé tiếng việt nổi tiếng là có sự biểu cảm rất cao vì vậy Cái mà bạn nói thực ra không đúng đâu ví dụ: “Còn gì quý hơn sức khỏe” và “Không còn gì quý hơn sức khỏe.” Phủ định đi mà vẫn thế! (Tương tự: “Tài năng anh ấy ai sánh nổi” và “Tài năng anh ấy không ai sánh nổi.”)

câu trước là câu hỏi, câu sau là câu khẳng định thì rõ ràng phải có sự khác nhau chứ.

hay câu: “Nửa lớp này dốt” và “Nửa lớp này giỏi”. Bỗng thấy Dốt = Giỏi. (Cái này thuộc về lô-gích, chứ không hẳn là ngôn ngữ, nhưng cũng hay!)

câu trước biểu lộ thái độ chê bai, câu sau là khen ngợi khác nhau đấy chứ.

Tiếng nước ngoài cũng thế mà đâu chỉ tiếng Việt mình ( nhưng sự biểu cảm không = tiếng việt thôi )

 
tiếng việt rất hay. Cùng một câu nói trong 2 hoàn cảnh khác nhau thì khác nhau. Đến giờ tui vẫn không thể nào hình dung được ngữ pháp VN sao mà phong phú đến thế
 
nhà có hai con vợ chồng hạnh phúc.hai nghĩa:

-nhà có 2 con,vợ chồng hạnh phúc

-nhà có 2 con vợ,chồng hạnh phúc

mọi người xem có bn cách hiểu câu này nhé:"ăn cơm không được uống rượu này"

hay thì thanks nhé
 

Eanrin

New Member
chẳng có gì hay ho cả ! tiếng việt vốn thế ! biểu cảm càng cao ! hiểu lầm càng nhiều
 

narutocr7

New Member
hy năm ngoái còn học lớp 8 cô cóa giảng pài tương tự thế này

đợi chồng, kô được lấy chồng khác

đợi chồng kô được, lấy chồng khác

 

Keandre

New Member
mấy câu chêm dấu phẩy thì khác nghĩa cũng chẳng có gì lạ, đầy nhoc

khó kiếm mấy từ đối nghĩa nhau nhưng lại chung nghĩa nhau khi đặt trong 1 ngữ cảnh kìa

ví dụ như áo ấm và áo rét
 
hy năm ngoái còn học lớp 8 cô cóa giảng pài tương tự thế này

đợi chồng, kô được lấy chồng khác

đợi chồng kô được, lấy chồng khác Câu hay đấy. Thanks

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Top