classic_season

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
NỘI DUNG 3
A. GIỚI THIỆU CHUNG 3
1. Biến đổi khí hậu là gì? 3
2. Bằng chứng có biến đổi khí hậu 5
3. Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu? 6
4. Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy
hiểm ra sao? 7
5. Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á
và tại Việt Nam? 8
6. Chúng ta có quá e sợ về biến đổi khí hậu không? 9
7. Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu? 9
8. Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? 10
B. BĐKH - XU THẾ CHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG Ở VIỆT NAM 11
I. BĐKH VÀ XU THẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 11
1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH 11
2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 11
3. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: 13
4. Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam 13
II. ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM 15
1. Biến đổi khí hậu đe doạ mạng sống 22 triệu người VN 15
1.1 Nguy cơ dịch bệnh và cùng kiệt đói 15
1.2 Sông hồ sẽ tiếp tục cạn kiệt 16
2. Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100 17
3. BĐKH sẽ làm giá lương thực tăng cao 18
4. BĐKH sẽ làm các loài động thực vật di chuyển lên cao 19
- 1 -
C. KIÊN GIANG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20

I. SƠ LƯỢC VỀ KIÊN GIANG 20
1. Địa lý 20
2.Khí hậu 21
3.Kinh tế 22
II. BĐKH Ở KIÊN GIANG 23
1. Hiện tượng “vòi rồng” 23
2. Có thể ngập đảo Hòn Đất 24
3. Ảnh hưởng tới nông nghiệp 25
III.NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI
BĐKH 26
1. Đối phó với mực nước biển dâng 26
2. Căt giảm khí nhà kính 28
3. Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH 28
4. Đào tạo nguồn nhân lực 29
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐẾ CHỐNG BĐKH Ở VIỆT
NAM 29
V. NHỮNG VIỆC CÁ NHÂN CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM NHẮM
CHỐNG BĐKH 30
KẾT LUẬN 33
- 2 -
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nếu ở thời điểm hiện nay còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự biến đổi
khí hậu toàn cầu thì việc khí hậu trên Trái Đất đang nóng lên, kéo theo nó là việc tan băng
ở Bắc và Nam Cực cũng như mực nước biển trung bình đang dâng lên từ hơn một thế kỷ
qua là một thực tế mà nhân loại phải ứng phó.

Theo UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc), biến đổi khí hậu được xếp
vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như là một trong những thách
thức lớn nhất đối với môi trường an ninh – phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm
chí là trong cả thế kỷ XXI. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và

các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất,
không thể đối phó với thách thức này
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa
Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực
tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể là đến tài nguyên nước, năng lượng,
sức khỏe con người, nông nghiệp, an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực
này lại có liên quan mật thiết với nhau.
Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với
hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự
biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu
các hiện tượng có ảnh hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để
giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền
vững”.
Với đề tài “Kiên Giang và biến đổi khí hậu”, em xin đề cập đến tác động của mực
nước biển dâng, hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu, lên môi trường tự nhiên cũng như
ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc
biệt là tỉnh Kiên Giang- một trong những nơi chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí
- 3 -
hậu ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Từ đó nêu lên các
nhiệm vụ cần triển khai nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.
- 4 -
NỘI DUNG
A. GIỚI THIỆU CHUNG
- Trong mấy chục năm qua biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã tác động đến các yếu
tố, hiện tượng tự nhiên rất nhiều.
- Năm 2007 là năm hoạt động của hiện tượng Lanina, theo các nghiên cứu khoa
học đã đánh giá trong những năm có hiện tượng Lanina các vấn đề bão, mưa lũ ở Việt
Nam cao hơn mức bình thường. Tương tự, năm 1999 có hiện tượng Lanina, hoạt động
bão lũ ở Việt Nam bao giờ cũng nhiều hơn.

- Vấn đề này có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực đoan và chắc chắn có liên
quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan
của khí hậu tăng lên rất nhiều. Bản chất của biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều vấn đề trong
đó làm cho hiện tượng cực đoan của khí hậu tăng lên. Có thể nói đó là một trong những
yếu tố quan trọng, là yếu tố tác động chính gây nên.
1. Biến đổi khí hậu là gì?
- Trước tiên, cần hiểu khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết
trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1000 năm qua, nhiệt độ
bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định.
- Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa
qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng
các nhiên liệu hoá thạch Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu
thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO
2
, nitơ ôxít NO
x
, mêtan CH
4
khiến cho nhiệt độ
bề mặt Trái đất nóng lên
 Hai khái niệm cơ bản về BĐKH
- 1.Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển
toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 ).
- 5 -
Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần
đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây
ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hay còn được gọi là sự ấm lên toàn
cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai.
- 2.Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự

nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt
động của con người.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top