Jerardo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

C. kết luận
Với việc áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, chúng ta đã có được một nền kinh tế thị trường năng động, một nền kinh tế theo định hướng XHCN với những thành tựu hết sức to lớn: Nhịp độ bình quân hàng năm về sản phẩm quốc nội trong 5 năm 1991 -1995 là 8,5%, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi tích cực: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,7% năm 1990 lên 30,3% năm 1995, tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 41,5%. Bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội tăng từ 15,8% GDP năm 1990 lên 27,7% năm 1995. Lạm phát bị đẩy lùi từ 67,1% năm 1991 xuống 12,4% đầu năm 1995. Quan hệ sản xuất được điều chỉnhphù hợp hơn với yêu cầu của lực lượng sản xuất. Số hộ có thu nhập trung bình số hộ giàu tăng lên, tỷ lệ hộ cùng kiệt giảm.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, đất nước ta vẫn còn chậm phát triển so với khu vực và thế giới. Chúng ta cần áp dụng các giải pháp hợp lý để cải thiện tình hình, đặc biệt chú trọng đến sự vận dụng đến sự vận dụng sáng tạo để có được một nền KTTT hoàn chỉnh, phát huy hết tính ưu việt của nó và tránh được những sai lầm của nền KTTT của các quốc gia khác.
Từng bước thực hiện các giải pháp để đề ra, Việt Nam sẽ có thêm tự tin bước vào thế kỷ 21 với những thách thức mới, cơ hội mới. Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam sẽ ngày càng phát triển ổn định và nhanh chóng đuổi kịp trình độ của thế giới, trở thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lai không xa.
d.Tài liệu tham khảo
1. Sách:
- Nguyễn Sinh Cúc “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” - NXB Chính trị quốc gia TP - HCM, năm 1996.
- Giáo trình “Triết học Mác - Lênin” - Tập II, NXB Chính trị quốc gia, 1997.
2. Tạp chí:
- Nghiên cứu trao đổi số 11 tháng 6 năm 1998.
- Triết học số 4 (110) - tháng 8 - 1998.
- Những vấn đề kinh tế thế giới số 1 (45) năm 1997.
- Cộng sản số 4 (2-2000).
- Triết học số 2 (96) tháng 4 - 1997.
- Triết học số 2 (108) tháng 4 - 1999.
- Triết học số 2 - 2001
Và một số tạp chí khác.




Mục lục
Trang
A. Đặt vấn đề 1
Nội dung 3
I. Quan điểm lịch sử cụ thể 3
1- Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể 3
2- Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể. 3
3- Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử vào quá trình xây dựng nền KTTT định hướng xhcn ở Việt Nam.
4
II.Quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể.
5
1-Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN.
5
2- Thực trạng xây dựng nền KTTT 8
III. Một số giải pháp nhằm xây dựng nền KTTT theo định hướng XHCN. 12
Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 15

A.Đặt Vấn Đề
Bước vào thiên niên kỷ mới, loài người đã và đang có những bước tiến quan trọng trong công cuộc trinh phục thế giới. Những thành tựu trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nói riêng và trong mọi mặt của đời sống xã hội nói chung đã nâng dần loài người lên một tầm cao mới. Trong sự chuyển biến mạnh mẽ đó, Việt Nam chúng ta cũng không ngừng biến đổi vận động. Tính đến nay nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới được hơn một thập kỷ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những vấn đề của nền kinh tế luôn đặt ra những thách thức cho các nhà kinh tế. So với thế giới, nước ta vẫn là một nước nghèo, nền kinh tế còn yếu kém, chậm phát triển, những tàn dư của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế chúng ta phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Điều đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ, trong sự vận động, phát triển không ngừng. Do vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Mác - Lênin vào qúa trình đối mới kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết.
Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình đối mới kinh tế ở Việt Nam sẽ giúp cho nền kinh tế nước ta có được hướng đi đúng đắn. Vì vậy, trong bài viết tiểu luận triết học của mình em đã chọn đề tài: “Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đối mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top