Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp và quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, đi sâu vào khảo sát sự vận động, biến đổi ở các bình diện hình thức của loại tiểu thuyết mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác. Từ đó, ta có thể nắm bắt được ít nhiều giá trị cốt lõi của các tiểu thuyết trong dòng chảy chung của thể loại và ghi nhận được tâm huyết, sự nỗ lực của nhà văn. Hơn nữa, đây cũng là cơ sở thực tiễn để chúng tui khái quát, chỉ ra, lý giải về những quy luật thẩm mĩ đã chi phối và quyết định sự thành - bại của người nghệ sĩ khi chọn con đường thử nghiệm nghệ thuật thông qua sự chuyển đổi thể loại
3
NỘI DUNG
Chương 1: NGUYỄN HUY THIỆP VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT........................................................... 10
1.1. Nguyễn Huy Thiệp - cuộc đời và văn nghiệp .................................................. 10
1.2. Nguyễn Huy Thiệp - cây bút sở trường truyện ngắn ................................................... 13
1.2.1. Những khám phá về nội dung của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.................... 14
1.2.2. Những sáng tạo về hình thức của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........ 20
1.3. Tiểu thuyết - cuộc thử nghiệm mới trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .............. 24
1.3.1. Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về thể loại tiểu thuyết................................. 25
1.3.2. Các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp..................................... 28
Chương 2: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRƯỚC
NHỮNG YÊU CẦU THỂ LOẠI............................................... 33
2.1. Tiểu thuyết và những yêu cầu của thể loại.................................................................... 33
2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ............................................................................................ 33
2.1.2. Yêu về cầu thể loại nhìn từ một số đặc điểm của tiểu thuyết .................. 35
2.2. Hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp................................................ 39
2.2.1. Phạm vi hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp.................................... 40
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ............................................ 43
2.2.3. Hình thức cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp....................................... 46
2.3. Vết rạn gãy trong bước chuyển đổi thể loại của Nguyễn Huy Thiệp .............. 50
2.3.1. Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp và dấu ấn đậm nét của truyện ngắn ...... 50
2.3.2. Độc giả và sự tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp.......................... 52
Chương 3: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP - CUỘC THỬ
NGHIỆM NGHỆ THUẬT BẤT THÀNH.................................. 56
3.1. Bối cảnh và diện mạo chung của nền văn học đương đại................................ 56
3.2. Nhìn lại cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ...................................... 61
3.2.1. Nỗi trăn trở của người cầm bút................................................................................. 62
3.2.2. Chuyển đổi thể loại - bài toán khó của thử nghiệm nghệ thuật .......................... 65
3.3. Những quy luật thẩm mĩ nhìn từ cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn
Huy Thiệp................................................................................................................ 67
3.3.1. Con đường từ khao khát đến hiện thực và thành công ............................ 68
3.3.2. Nhà văn và những thử thách mới trong đời sống văn nghệ..................... 69
3.3.3. Độc giả và những cuộc thử nghiệm nghệ thuật ....................................... 74
KẾT LUẬN............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 79
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“tui tư duy, tui tồn tại” - câu nói nổi tiếng ấy của nhà triết học, toán học
người Pháp thế kỷ XVII - Descartes đã gợi cho chúng ta thật nhiều ý nghĩa!
Trong cuộc sống, nỗ lực tư duy để nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực là một
hoạt động trí tuệ, hiệu quả giúp con người tồn tại, từng bước vượt lên làm chủ
hoàn cảnh và xây dựng được một xã hội nhân văn, phát triển như ngày nay.
Trong đời sống văn nghệ cũng vậy, tư duy - sự tìm tòi và sáng tạo chính
là con đường tất yếu, đầy thử thách mà mỗi người nghệ sĩ muốn khẳng định
năng lực sáng tác của mình đều phải kinh qua. Bởi nghệ thuật là lĩnh vực của
sự độc đáo. Mỗi sáng tác văn chương đích thực không phải sản phẩm sao
chép, lắp ghép thủ công về ngôn ngữ, càng không phải thứ minh hoạ giản đơn
cho hiện thực mà là một “chỉnh thể thẩm mĩ” của ngôn từ. Ở đó, tác phẩm bao
giờ cũng hàm chứa “một phát minh về hình thức” và “một khám phá về nội
dung” [10; 115]. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ vô cùng
khắt khe ấy, nhà văn luôn phải tư duy, khám phá để không ngừng kiếm tìm
cái đẹp độc đáo, mới lạ trong mỗi trang viết. Để rồi, ý thức, nỗ lực thử
nghiệm, luôn làm mới tác phẩm và làm mới chính mình được xem là một
trong những nhân tố quyết định cá tính đặc thù của người nghệ sĩ ở mọi thời
đại. Do đó, nghiên cứu quá trình tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tác để thấy
được nỗ lực đổi mới và sáng tạo của nhà văn là một đề tài vô cùng bổ ích và
lý thú.
Không chỉ thế, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tập phê bình, tiểu luận
Trang giấy trước đèn (NXB KH-XH, 1994) từng quan niệm: “Viết văn là
đem đến cho tâm hồn con người ta đồng thời sự yên ổn và không cùng một
lúc vừa cởi giải, vừa gây băn khoăn, thắc mắc… Chuỗi quá trình ấy diễn ra
liên tục thông qua… vẻ đẹp ngôn từ”. Hay nói cách khác, “viết” chính là cách
thức duy nhất để người cầm bút bày tỏ những tâm tư, tình cảm, sự chiêm nghiệm, trăn trở và khám phá của mình trước cuộc đời. Bởi vậy, họ không chỉ
chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật qua ý thức, khát khao sáng tạo mang tính chủ
quan mà còn phải hiện thực hoá và khẳng định nó bằng chính con đường sáng
tác văn học. Thực tế, mỗi người nghệ sĩ đều có cả một thế giới tinh thần
phong phú, một cá tính sáng tạo cũng như một hành trình đi tìm cái đẹp riêng.
Nó có thể hiện hữu trong cách thức họ đi khai thác và thể hiện các mảng đề
tài, chủ đề, tư tưởng ý nghĩa; xây dựng những tình huống, cốt truyện hay nhân
vật thật độc đáo, điển hình; hay qua lối tổ chức kết cấu, hành văn, cách tạo
dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm sao cho đạt hiệu quả thẩm mĩ cao
nhất... Song, ẩn đằng sau mỗi con đường tìm tòi, thử nghiệm ấy không phải
đơn thuần chỉ là sự mài giũa, chau chuốt những yếu tố thuộc địa hạt thi pháp
mà còn là câu chuyện về sự vận động của thể loại. Trong khi đó, bản chất của
thể loại là phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững và vĩnh hằng
của văn học [12; 300]. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót khi nghiên cứu quá trình sáng
tạo của nhà văn mà người tiến hành lại bỏ qua những nỗ lực thử nghiệm về
mặt thể loại trong sáng tác của nhà văn đó.
Bước vào văn đàn dân tộc trong không khí cở mở, hừng hực khí thế hiện
đại hoá của văn học thời kỳ đổi mới (sau 1986), Nguyễn Huy Thiệp đã không
ngừng nỗ lực sáng tác và nhanh chóng trở thành một trong những “hiện tượng
văn học” độc đáo, tiêu biểu cho đội ngũ tác giả văn xuôi tự sự giai đoạn này.
Trên con đường sáng tác văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã luôn ý thức
rằng: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa” [38;
148] nhưng không vì thế mà ông chấp nhận một thứ văn chương dễ dãi, minh
họa. Nhà văn quan niệm viết như một sự giải thoát, hóa thân đầy bất chấp,
phưu lưu và cao quý: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục
tung lên, thoát thành bướng và hoa” [38; 256]. Người nghệ sĩ ấy đã chứng tỏ
bản lĩnh nghệ thuật của mình bằng việc liên tục tìm tòi và sẵn sàng đưa ra
cách thử nghiệm, nhìn nhận, kiến giải các vấn đề đặt ra trong sáng tác của
mình một cách táo bạo nhất, khác người nhất khi có thể. Để rồi trong giai 21 tuổi. Phía trước tui là cả cuộc đời mà tui phải tìm hiểu và khám phá nó”.
Võ lâm ngoại sử khép lại bằng một bài thơ tự thán chứ không phải một bức
tranh hoàn kết về ngôi thứ của các anh hùng trong giới võ lâm như dụng ý của
người viết trong lời tựa đầu truyện. Tiểu long nữ không phải là sự sám hối,
đau khổ, dằn vặt của Lương mà dừng ở hành động Thành (con trai Lương)
đứng bóp nát của cam trên cầu Thăng Long rồi đôi trẻ nắm tay rảo bước giữa
trời thu Hà Nội. Gạ tình lấy điểm cũng khép lại đột ngột và thản nhiên ở việc
Vân Dung vui vẻ bắt tàu về quê, mọi câu chuyện động trời đổi trác trước đó
dường như mảy may không lắng đọng gì nơi tâm trí và cuộc sống của các
nhân vật.
Về lý mà nói, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc vô cùng linh hoạt. Sự
chắp vá, phóng túng trong cấu trúc chính là một đặc trưng và cũng là lợi thế
riêng cho thể loại. Cốt truyện lỏng lẻo và có tính chất mở là một cách tạo
trường liên tưởng để người đọc tham gia vào con đường sáng tạo nghĩa cho
tác phẩm trên con đường tiếp nhận. Tuy nhiên, sau sự phóng túng, chắp vá ấy
thể loại này vẫn đòi hỏi một sự thống nhất cao độ về mạch vấn đề và sự nhất
quán trong nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Từ những phân tích trên ta thấy, bản thân Nguyễn Huy Thiệp thực tế đã
nỗ lực đi tìm những hướng đi riêng về mặt cấu trúc cho các tiểu thuyết của
mình. Nhưng dường như càng cố gắng nhà văn càng rơi vào sự lúng túng, bế
tắc và có phần bất lực vì không thể tìm ra được cú bứt phá về hình thức thể
loại như mong muốn. Nếu như ở ba bài viết Thời của tiểu thuyết, ông rất tự tin
và cả quyết về xu hướng thắng thế của loại tiểu thuyết mới “tiểu thuyết hiện
thực ba xu” thì khi bắt tay vào thực tế đến Gạ tình lấy điểm tác giả đã phải
trần tình về sự thất bại của mình: “Tiểu thuyết này tui viết trong tình trạng tệ
hại và khốn khó chưa từng có… Văn học là một nghệ thuật không chịu hạ
mình. Khi nhà văn chủ đích xuống nước thì chữ nghĩa nhất định sẽ rời bỏ
ngay không thương tiếc. tui nhận ra chân lý ấy và hiểu vì sao loại tiểu thuyết
ba xu “bẩn thỉu” lại bị khinh bỉ đến vậy” [35; 8-9].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp và quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, đi sâu vào khảo sát sự vận động, biến đổi ở các bình diện hình thức của loại tiểu thuyết mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tác. Từ đó, ta có thể nắm bắt được ít nhiều giá trị cốt lõi của các tiểu thuyết trong dòng chảy chung của thể loại và ghi nhận được tâm huyết, sự nỗ lực của nhà văn. Hơn nữa, đây cũng là cơ sở thực tiễn để chúng tui khái quát, chỉ ra, lý giải về những quy luật thẩm mĩ đã chi phối và quyết định sự thành - bại của người nghệ sĩ khi chọn con đường thử nghiệm nghệ thuật thông qua sự chuyển đổi thể loại
3
NỘI DUNG
Chương 1: NGUYỄN HUY THIỆP VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT........................................................... 10
1.1. Nguyễn Huy Thiệp - cuộc đời và văn nghiệp .................................................. 10
1.2. Nguyễn Huy Thiệp - cây bút sở trường truyện ngắn ................................................... 13
1.2.1. Những khám phá về nội dung của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.................... 14
1.2.2. Những sáng tạo về hình thức của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........ 20
1.3. Tiểu thuyết - cuộc thử nghiệm mới trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .............. 24
1.3.1. Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về thể loại tiểu thuyết................................. 25
1.3.2. Các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp..................................... 28
Chương 2: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRƯỚC
NHỮNG YÊU CẦU THỂ LOẠI............................................... 33
2.1. Tiểu thuyết và những yêu cầu của thể loại.................................................................... 33
2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ............................................................................................ 33
2.1.2. Yêu về cầu thể loại nhìn từ một số đặc điểm của tiểu thuyết .................. 35
2.2. Hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp................................................ 39
2.2.1. Phạm vi hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp.................................... 40
2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ............................................ 43
2.2.3. Hình thức cấu trúc trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp....................................... 46
2.3. Vết rạn gãy trong bước chuyển đổi thể loại của Nguyễn Huy Thiệp .............. 50
2.3.1. Tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp và dấu ấn đậm nét của truyện ngắn ...... 50
2.3.2. Độc giả và sự tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp.......................... 52
Chương 3: TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP - CUỘC THỬ
NGHIỆM NGHỆ THUẬT BẤT THÀNH.................................. 56
3.1. Bối cảnh và diện mạo chung của nền văn học đương đại................................ 56
3.2. Nhìn lại cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ...................................... 61
3.2.1. Nỗi trăn trở của người cầm bút................................................................................. 62
3.2.2. Chuyển đổi thể loại - bài toán khó của thử nghiệm nghệ thuật .......................... 65
3.3. Những quy luật thẩm mĩ nhìn từ cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn
Huy Thiệp................................................................................................................ 67
3.3.1. Con đường từ khao khát đến hiện thực và thành công ............................ 68
3.3.2. Nhà văn và những thử thách mới trong đời sống văn nghệ..................... 69
3.3.3. Độc giả và những cuộc thử nghiệm nghệ thuật ....................................... 74
KẾT LUẬN............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 79
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“tui tư duy, tui tồn tại” - câu nói nổi tiếng ấy của nhà triết học, toán học
người Pháp thế kỷ XVII - Descartes đã gợi cho chúng ta thật nhiều ý nghĩa!
Trong cuộc sống, nỗ lực tư duy để nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực là một
hoạt động trí tuệ, hiệu quả giúp con người tồn tại, từng bước vượt lên làm chủ
hoàn cảnh và xây dựng được một xã hội nhân văn, phát triển như ngày nay.
Trong đời sống văn nghệ cũng vậy, tư duy - sự tìm tòi và sáng tạo chính
là con đường tất yếu, đầy thử thách mà mỗi người nghệ sĩ muốn khẳng định
năng lực sáng tác của mình đều phải kinh qua. Bởi nghệ thuật là lĩnh vực của
sự độc đáo. Mỗi sáng tác văn chương đích thực không phải sản phẩm sao
chép, lắp ghép thủ công về ngôn ngữ, càng không phải thứ minh hoạ giản đơn
cho hiện thực mà là một “chỉnh thể thẩm mĩ” của ngôn từ. Ở đó, tác phẩm bao
giờ cũng hàm chứa “một phát minh về hình thức” và “một khám phá về nội
dung” [10; 115]. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ vô cùng
khắt khe ấy, nhà văn luôn phải tư duy, khám phá để không ngừng kiếm tìm
cái đẹp độc đáo, mới lạ trong mỗi trang viết. Để rồi, ý thức, nỗ lực thử
nghiệm, luôn làm mới tác phẩm và làm mới chính mình được xem là một
trong những nhân tố quyết định cá tính đặc thù của người nghệ sĩ ở mọi thời
đại. Do đó, nghiên cứu quá trình tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tác để thấy
được nỗ lực đổi mới và sáng tạo của nhà văn là một đề tài vô cùng bổ ích và
lý thú.
Không chỉ thế, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tập phê bình, tiểu luận
Trang giấy trước đèn (NXB KH-XH, 1994) từng quan niệm: “Viết văn là
đem đến cho tâm hồn con người ta đồng thời sự yên ổn và không cùng một
lúc vừa cởi giải, vừa gây băn khoăn, thắc mắc… Chuỗi quá trình ấy diễn ra
liên tục thông qua… vẻ đẹp ngôn từ”. Hay nói cách khác, “viết” chính là cách
thức duy nhất để người cầm bút bày tỏ những tâm tư, tình cảm, sự chiêm nghiệm, trăn trở và khám phá của mình trước cuộc đời. Bởi vậy, họ không chỉ
chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật qua ý thức, khát khao sáng tạo mang tính chủ
quan mà còn phải hiện thực hoá và khẳng định nó bằng chính con đường sáng
tác văn học. Thực tế, mỗi người nghệ sĩ đều có cả một thế giới tinh thần
phong phú, một cá tính sáng tạo cũng như một hành trình đi tìm cái đẹp riêng.
Nó có thể hiện hữu trong cách thức họ đi khai thác và thể hiện các mảng đề
tài, chủ đề, tư tưởng ý nghĩa; xây dựng những tình huống, cốt truyện hay nhân
vật thật độc đáo, điển hình; hay qua lối tổ chức kết cấu, hành văn, cách tạo
dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm sao cho đạt hiệu quả thẩm mĩ cao
nhất... Song, ẩn đằng sau mỗi con đường tìm tòi, thử nghiệm ấy không phải
đơn thuần chỉ là sự mài giũa, chau chuốt những yếu tố thuộc địa hạt thi pháp
mà còn là câu chuyện về sự vận động của thể loại. Trong khi đó, bản chất của
thể loại là phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững và vĩnh hằng
của văn học [12; 300]. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót khi nghiên cứu quá trình sáng
tạo của nhà văn mà người tiến hành lại bỏ qua những nỗ lực thử nghiệm về
mặt thể loại trong sáng tác của nhà văn đó.
Bước vào văn đàn dân tộc trong không khí cở mở, hừng hực khí thế hiện
đại hoá của văn học thời kỳ đổi mới (sau 1986), Nguyễn Huy Thiệp đã không
ngừng nỗ lực sáng tác và nhanh chóng trở thành một trong những “hiện tượng
văn học” độc đáo, tiêu biểu cho đội ngũ tác giả văn xuôi tự sự giai đoạn này.
Trên con đường sáng tác văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã luôn ý thức
rằng: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa” [38;
148] nhưng không vì thế mà ông chấp nhận một thứ văn chương dễ dãi, minh
họa. Nhà văn quan niệm viết như một sự giải thoát, hóa thân đầy bất chấp,
phưu lưu và cao quý: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục
tung lên, thoát thành bướng và hoa” [38; 256]. Người nghệ sĩ ấy đã chứng tỏ
bản lĩnh nghệ thuật của mình bằng việc liên tục tìm tòi và sẵn sàng đưa ra
cách thử nghiệm, nhìn nhận, kiến giải các vấn đề đặt ra trong sáng tác của
mình một cách táo bạo nhất, khác người nhất khi có thể. Để rồi trong giai 21 tuổi. Phía trước tui là cả cuộc đời mà tui phải tìm hiểu và khám phá nó”.
Võ lâm ngoại sử khép lại bằng một bài thơ tự thán chứ không phải một bức
tranh hoàn kết về ngôi thứ của các anh hùng trong giới võ lâm như dụng ý của
người viết trong lời tựa đầu truyện. Tiểu long nữ không phải là sự sám hối,
đau khổ, dằn vặt của Lương mà dừng ở hành động Thành (con trai Lương)
đứng bóp nát của cam trên cầu Thăng Long rồi đôi trẻ nắm tay rảo bước giữa
trời thu Hà Nội. Gạ tình lấy điểm cũng khép lại đột ngột và thản nhiên ở việc
Vân Dung vui vẻ bắt tàu về quê, mọi câu chuyện động trời đổi trác trước đó
dường như mảy may không lắng đọng gì nơi tâm trí và cuộc sống của các
nhân vật.
Về lý mà nói, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc vô cùng linh hoạt. Sự
chắp vá, phóng túng trong cấu trúc chính là một đặc trưng và cũng là lợi thế
riêng cho thể loại. Cốt truyện lỏng lẻo và có tính chất mở là một cách tạo
trường liên tưởng để người đọc tham gia vào con đường sáng tạo nghĩa cho
tác phẩm trên con đường tiếp nhận. Tuy nhiên, sau sự phóng túng, chắp vá ấy
thể loại này vẫn đòi hỏi một sự thống nhất cao độ về mạch vấn đề và sự nhất
quán trong nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Từ những phân tích trên ta thấy, bản thân Nguyễn Huy Thiệp thực tế đã
nỗ lực đi tìm những hướng đi riêng về mặt cấu trúc cho các tiểu thuyết của
mình. Nhưng dường như càng cố gắng nhà văn càng rơi vào sự lúng túng, bế
tắc và có phần bất lực vì không thể tìm ra được cú bứt phá về hình thức thể
loại như mong muốn. Nếu như ở ba bài viết Thời của tiểu thuyết, ông rất tự tin
và cả quyết về xu hướng thắng thế của loại tiểu thuyết mới “tiểu thuyết hiện
thực ba xu” thì khi bắt tay vào thực tế đến Gạ tình lấy điểm tác giả đã phải
trần tình về sự thất bại của mình: “Tiểu thuyết này tui viết trong tình trạng tệ
hại và khốn khó chưa từng có… Văn học là một nghệ thuật không chịu hạ
mình. Khi nhà văn chủ đích xuống nước thì chữ nghĩa nhất định sẽ rời bỏ
ngay không thương tiếc. tui nhận ra chân lý ấy và hiểu vì sao loại tiểu thuyết
ba xu “bẩn thỉu” lại bị khinh bỉ đến vậy” [35; 8-9].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links