Fonzell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Đã hai mươi năm kể từ ngày đổI mớI, đất nước ta đã có những thay đổI về mọI mặt của đờI sống kinh tế xã hộI. Kinh tế phát triển vớI tốc độ cao, chính trị ổn định đã đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến an toàn nhất thế làm bạn vớI tất cả các quốc gia trên thế giớI, Việt Nam đang ngày càng giớI hiện nay đốI vớI các nhà đầu tư cũng như khách du lịch quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình hộI nhập quốc tế, vớI phương châm Việt Nam muốn thu hút được sự quan tâm của bè bạn quốc tế.
Tiếp tục trên con đường “công nghiệp hoá hiện đạI hoá” đất nước, các khu công nghiệp khu chế xuất liên tục được mọc lên trên mọI miền của đất nước. Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài tăng lên ngày càng nhiều do nỗ lực thu hút vốn đầu tư của chính phủ. Cùng vớI sự phát triển kinh tế, đờI sống của ngườI dân được nâng cao một cách rõ rệt. Tất cả những điều đó đã kéo theo sự ra tăng rất nhanh chóng của các loại tài sản, các vật liệu sản xuất, nhà máy công xưởng… Điều này cũng đồng nghĩa vớI nguy cơ của các vụ hoả hoạn đang đe doạ đến cuộc sống và công việc làm ăn của các doanh nghiệp. Hậu quả của các vụ hoả hoạn là rất lớn, nó có thể thiêu trụI toàn bộ tài sản của bất kì doanh nghiệp nào và hoạt động trên lĩnh vực gì. Không ai có thể quên được thảm hoạ cháy chợ Đồng Xuân năm 1994 đã làm hàng ngàn hộ sản xuất kinh doanh trong chợ bị mất toàn bộ gia sản trong vòng vài tiếng đồng hồ. Thảm hoạ cháy toà nhà trung tâm thương mại quốc tế năm 2002 hay gần đây nhất là vụ cháy chợ trung tâm thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đã như lời thông báo hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở nơi đâu nếu con ngườI mất cảnh giác.
Một điều đáng chú ý là trong thảm hoạ cháy chợ Đồng Xuân năm 1994, thì gần như không có một hộ sản xuất kinh doanh nào được bảo hiểm bởI khi đó đã không có một hộ nào tham gia bảo hiểm. Điều đó đã làm cho hậu quả của vụ cháy này càng trở nên thảm khốc. Những năm trở lạI đây ý thức được vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm hoả hoạn đốI vớI cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tham gia bảo hiểm hoả hoạn đã trở thành một khâu không thể thiếu đốI vớI mỗI doanh nghiệp.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Bảo Minh Hà Nội, em thấy rằng bảo hiểm hoả hoạn là một nghiệp vụ quan trọng của công ty, và có hiệu quả kinh doanh rất cao. Cũng như những nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn cũng có các khâu sau:
- Đề phòng hạn chế tổn thất.
- Khai thác
- Giám định và bồi thường
- Tái bảo hiểm
Khai thác là một khâu có ý nghĩa quyết định đến sự thành bạI tồn tạI hay thất bạI của một nghiệp vụ. Nếu thực hiện tốt khâu khai thác thì doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty cũng ngày một tăng kéo theo lợI nhuận của công ty cũng tăng. Vì vậy em quyết định đi tìm hiểu sâu hơn về khâu này tạI công ty và quyết định chọn đề tài “Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủI ro đặc biệt tạI công ty Bảo Minh Hà Nội”
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Văn Định đã giúp em hoàn thành bài viết của mình. Nhân đây em cũng xin Thank các anh chị cô chú trong công ty Bảo Minh Hà NộI trong thờI gian em thực tập đã tạo điều kiện tốt nhất cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà NộI, ngày 02/9/2006
Sinh viên
Đào Duy Cảnh

CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM
HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

I. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm hoả hoạn.
1. Trên thế giới.
Từ xa xưa cha ông ta đã biết sử dụng lửa để phục vụ cuộc sống bởI công dụng có một không hai của nó đốI vớI đờI sống cả con ngườI.Con ngườI đã dùng lửa để nấu chín thức ăn, sưởI ấm, thắp sáng, luyện sắt thép…Có thể nói lửa là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Tuy nhiên cùng vớI nước lửa cũng là một mốI hiểm hoạ lớn nhất đốI vớI đờI sống con người. Trong quá khứ có rất nhiều vụ hoả hoạn mà hậu quả của nó vô cùng thảm khốc. Con ngườI vào thờI đó cũng đã bắt đầu để ý đến việc phòng ngừa tác hạI của hoả hoạn đốI vớI đờI sống của con người. Vào thờI phục hưng ở châu âu vẫn chưa có hệ thống phòng cháy nào hữu hiệu hơn hệ thống sử dụng từ thờI các hoàng đế la mã. Ở các thành phố thị trấn nào cũng có các xô nước dự trữ đầy nước. Vào ban đêm, độI tuần tra đi dọc các phố, hễ thấy nhà nào có nguy cơ cháy là họ báo cho chủ nhà biết ngay. Nếu hoả hoạn xảy ra thì ngườI bị thiệt hạI sẽ được các phường hộI hỗ trợ nếu họ là thành viên của các phường hộI đó.
Năm 1666, một đám cháy khủng khiếp nhất nhì trong lịch sử loài ngườI đã xảy ra tạI thành phố London nước Anh. Vụ cháy kinh hoàng này cháy liên tục trong vòng 7 ngày 8 đêm, thiêu trụI 13000 ngôi nhà 87 nhà thờ và rất nhiều các nhà máy xí nghiệp khác. Vụ cháy đã cảnh tỉnh cả thế giớI vì tác hạI khủng khiếp của ngọn lửa đốI vớI cuộc sống của con người. VớI mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này đã khiến các nhà kinh doanh phảI nghĩ đến việc cộng đồng chia sẻ rủI ro. Từ đó bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm hoả hoạn. Đó là các công ty Hand in hand năm 1696, Sun Fire office năm 1710, Union năm 1714… hầu hết các công ty này đều còn hoạt động đến nay.
VớI sự phát triển kinh tế như vũ bão hiện nay, bảo hiểm hoả hoạn cũng trở nên lớn mạnh và phát triển để phục vụ nhu cầu của nền kinh tế. Bảo hiểm đã có mặt trên tất cả các quốc gia trên thế giớI và đã có sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm thị trường và chất lượng phục vụ của các công ty. Điều đó đã dẫn đến sự hoạt động ngày càng có hiệu quả của các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực này.
2. Ở Việt Nam.
Bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hoả hoạn Việt Nam nói riêng ra đờI muộn hơn so vớI các quốc gia trên thế giới. Công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam ra đờI năm 1964 là Bảo Việt nhưng mãi đến năm 1989 nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn mớI được triển khai tại Việt Nam.
Sau một thờI gian thực hiện, để phù hợp vớI tình hình thực hiện, Bộ Tài Chính đã lạI có quyết định số142/TCQĐ ban hành ngày 12/4/1993 quy định về biểu phí mớI và quyết định số 212/TCQĐ ban hành biểu phí để quy định về phí bảo hiểm hoả hoạn.
Đến năm 1990 đã có 15 công ty bảo hiểm tiến hành triển khai nghiệp vụ này trên địa phương của mình vớI giá trị tham gia bảo hiểm lên hơn tớI 6000 tỷ đồng. Giá trị bảo hiểm của nghiệp vụ này là rất lớn và đem lạI một nguồn thu quan trọng cho các công ty bảo hiểm địa phương. Năm 1995, bảo hiểm hoả hoạn đã được triển khai tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tổng giá trị tham gia bảo hiểm gần gấp 5 lần so vớI năm 1990 tức là vào khoảng 28000 tỷ đồng. Cho đến nay, các công ty bảo hiểm ở địa phương vẫn thực hiện nghiệp vụ này. Các công ty bảo hiểm mớI trên thị trường bảo hiểm Việt Nam như Bảo Minh, Pijco hay Viễn đông cũng thực hiện nghiệp vụ này. Năm 1995, hàng loạt các công ty bảo hiểm như Bảo Minh, Bảo long, Pijco… ra đời và đã thực hiện nghiệp vụ này. Doanh thu của bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu tăng từ 11719 USD năm 1990 thành 14266 USD năm 1995. Những năm trở lại đây, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đã trở thành một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể khái quát tình hình phát triển của nghiệp vụ như sau:
Bảng 1: Phí khai thác và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
(2000-2005)
(nguồn: Thông tin thị trường bảo hiểm- tái bảo hiểm )
Nhìn vào bảng thông tin trên ta có thể thấy bảo hiểm hoả hoạn đã trở nên rất quan trọng trong cuộc sống, trong sản xuất của mọI doanh nghiệp. Tình hình phí bảo hiểm tăng dần trong hàng năm đã cho thấy một sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm hoả hoạn Việt Nam.
II. Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn.
1. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn.
Từ xa xưa con ngườI đã biết dùng lửa phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay, lửa vẫn đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong đờI sống sinh hoạt mà còn trong các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợI ích không thể thiếu trong cuộc sống lửa cũng là một trong những nhân tố có thể tạo ra những rủI ro gây tổn thất lớn cho con người. LoạI rủI ro này được coi là loạI rủI ro mang tính chất thảm hoạ và hậu quả của nó gây ra rất nặng nề, kéo dài trong nhiều năm.
Theo các số liệu thống kê, hàng năm trên thế giớI có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hạI ước tính lên tớI khoảng 600 triệu USD. Các vụ hoả hoạn này không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước phát triển như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ…Ở Mỹ mỗI năm có khoảng 2,4 triệu vụ cháy làm chết 15.000 ngườI và làm thương tới 300.000 ngườI thiệt hại ước tính khoảng
Riêng ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều và thiệt hạI cũng không nhỏ. Theo số liệu thống kê không đầy đủ thì từ năm 1961 ngày chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh phòng cháy chữa cháy, đến năm 1991 đã xảy ra tớI 566.036 vụ cháy không kể cháy do chiến tranh đã làm cho 2.584 ngườI chết và thiệt hạI ước tính khoảng 948 tỷ đồng. Ngoài ra theo thống kê của cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì hàng năm có hàng ngàn vụ cháy lớn nhỏ khác nhau, nhiều nhất vẫn là các vụ cháy chợ. Riêng năm 1990, tổng số vụ cháy là 902 vụ, số ngườI chết là 380 ngườI thiệt hạI về tài sản là vào khoảng 11 tỷ đồng. Năm 1996 cả nước xảy ra 1710 vụ cháy làm chết 213 ngườI thiệt hại vào khoảng 43,8 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây xảy ra một số vụ hoả hoạn gây thiệt hạI lớn như sau:
- Vụ cháy chợ Đồng Xuân là vụ cháy chợ kinh hoàng nhất trong những năm gần đây. Vụ cháy đã làm thiêu rụI cả một khu chợ xầm uất vớI hàng nghìn hộ kinh doanh buôn bán. Điều đáng nói là vào thờI điểm đó ngườI dân chưa có ý thức tham gia bảo hiểm phòng trừ rủI ro. Vì vậy thiệt hạI mà các hộ sản xuất kinh doanh phảI gánh chịu là vô cùng to lớn.
- Ngày 29/10/2002, vụ cháy toà nhà 6 tầng của trung tâm thương mạI ITC thành phố Hồ Chí Minh xảy ra làm thiệt hại khoảng 28 tỷ đồng .
- Năm 2003, có vụ cháy lớn tạI công ty Interfood ngày 29/3 thiệt hạI lên tớI một con số kỉ lục là 4 triệu USD
- Gần đây nhất là vụ cháy chợ trung tâm thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. 6h30 phút sáng ngày 23/3/2006 vụ cháy ở khu bán đồ điện, ngọn lửa lan nhanh và trong vòng 12 giờ đồng hồ ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ khu vực buôn bán của 400 hộ kinh doanh buôn bán tạI chợ. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
Trên đây là một số vụ cháy điển hình đã xảy ra tại nước ta trong một số năm gần đây. Có thể nói rằng thiệt hạI do vụ cháy gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Do đó cần có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế và đề phòng hoả hoạn, giảm bớt những thiệt hạI mang lại cho nền kinh tế.
Ngày nay khi khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão thì các công cụ phòng cháy chữa cháy cũng được cảI tiến và đổI mớI rất nhiều. Song hành với nó khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự phát triển kinh tế và các vật dùng mớI những ngành mới… và những nguy cơ hiểm hoạ về hoả hoạn mới. Hiện nay những nguy cơ cháy nổ ga, xăng và các hoá chất là những nguy cơ hiện hữu có thể xảy ra bất kì lúc nào nếu con ngườI không có biện pháp phòng chống hữư hiệu. Hậu quả mà những rủI ro này mang lại thì vô cùng khủng khiếp.
Bên cạnh những vụ cháy các cơ sở của con ngườI thì những vụ cháy rừng cũng đem lại nhưng thiệt hạI to lớn cho con ngườI. Hàng năm trên thế giớI xảy ra hàng nghìn vụ cháy rừng lớn nhỏ. Nó làm cho bầu khí quyển trở lên ô nhiễm, độ che phủ của rừng ngày một thuyên giảm. Nó thực sự trở thành một hiểm hoạ đốI với con người.
Khi xã hội ngày càng phát triển đó chính là lúc con ngườI cần ngồI gần lạI nhau hơn để có những biện pháp thực sự hiệu quả để cùng nhau phòng chống những hiểm hoạ về cháy nổ. Đặc biệt mỗI cá nhân, mỗI doanh nghiệp cần có những biện pháp để ngăn ngừa hoả hoạn từ chính bản thân gia đình và doanh nghiệp của mình, trên hết là ngăn chặn những tổn thất có thể xảy đến trong tương lai. Bảo hiểm là một phương pháp thực sự hiệu quả. Hầu hết những công ty doanh nghiệp hiện nay đều coi bảo hiểm là ưu tiên số một trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những doanh nghiệp thường hạch toán chi phí bảo hiểm vào chi phí sản xuất điều này bảo hiểm đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người và đó là điều không phải bàn cãi trong thờI buổI hiện nay.

2. Vai trò của bảo hiểm hoả hoạn.
2.1. Đối với doanh nghiệp.
Bảo hiểm hoả hoạn là loại hình bảo hiểm tài sản áp dụng vớI những nhà máy xí nghiệp khách sạn hay nhà cửa …Đối với loại hình bảo hiểm này giá trị bảo hiểm hoả hoạn thường rất lớn, khi xảy ra tổn thất thì thường tất cả tài sản của doanh nghiệp hay thậm chí nhiều doanh nghiệp có thể đều bị tổn thất. Điều này có thể dẫn đến phá sản hay không có khả năng khôi phục ngay trong thời gian gần nếu như doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm. Vì vậy tham gia bảo hiểm là tất yếu, như vậy doanh nghiệp mớI tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của mình.
Hiện nay, khi kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, các doanh nghiệp cũng phát triển rất nhanh, quy mô sản xuất ngày một mở rộng, giá trị tài sản của doanh nghiệp cũng vô cùng to lớn. Sự ra đời của các công ty bảo hiểm trở lên cực kì cần thiết đối với mỗI doanh nghiệp. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp bảo hiểm phảI tự đổi mới và phát triển không ngừng để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều của các công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng phải phốI hợp với nhau một cách chặt chẽ trong việc tái bảo hiểm những hợp đồng bảo hiểm lớn để bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm.
Cũng như các loại rủi ro khác, hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở đâu khi con ngườI bất cẩn. Điều này được doanh nghiệp bảo hiểm rất quan tâm bởI nó ảnh hưỏng tớI lợI nhuận của công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm luôn mong muốn các khách hàng của mình không phải chịu những rủi ro, đó cũng là mục tiêu mà các nhà bảo hiểm hướng đến. Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm rất quan tâm đến công tác phòng chống và hạn chế rủi ro cho các khách hàng của mình. Doanh nghiệp bảo hiểm hàng năm luôn có những hoạt động phốI hợp cùng khách hàng của mình để thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống và hạn chế rủi ro. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cử các chuyên gia để tư vấn cho khách hàng của mình trong việc xây dựng thiết kế hay lập kế hoạch cho công việc phòng chống hạn chế hoả hoạn trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể đầu tư những công cụ phòng chống cháy nổ, panô áp phích để cảnh bảo nguy cơ cháy nổ đốI với những người trong doanh nghiệp, thậm trí mở lớp tuyên truyền về phòng chống cháy nổ trong công ty. Điều nó là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng. Nó có thể giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ hoả hoạn xảy ra trong doanh nghiệp của mình, đồng thờI giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm không phảI bồi thường thiệt hạI cho khách hàng của mình tăng lợI nhuận cho doanh nghiệp, đồng thờI giúp giảm thiệt hạI cho xã hội
Bảo hiểm là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho mọI người. Việc tham gia bảo hiểm làm cho mọI ngườI yên tâm cho sản xuất kinh doanh bởI vì bảo hiểm có tính cộng đồng tương trợ cho nhau rất tốt. Nó góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lợI nhuận cho công ty.
Bên cạnh đó công ty bảo hiểm còng thường xuyên kiểm tra đôn đốc tạo cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất.
2.2. Đối với Nhà Nước
Hàng năm mỗI quốc gia luôn chắc chắn có được một khoản đầu tư vào nền kinh tế một khoản khá lớn từ các công ty bảo hiểm. Như ta đã biết công ty bảo hiểm là môt trung gian tài chính lớn của nền kinh tế. Doanh nghiệp không phải là chỉ thu phí bảo hiểm xong rồi ngồi chờ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra rồI đem tiền đi bồI thường mà doanh nghiệp bảo hiểm luôn biết cách sử dụng đồng tiền nhàn rỗI của mình để sinh lợi một cách hiệu quả. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng số vốn nhàn rỗI của mình để đi cho vay, mua bán chứng khoán, bất động sản… Nhờ vậy mà nền kinh tế trở nên phong phú hơn, thúc đẩy phát triển nền kinh tế phát triển.
Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm đã góp phần làm giảm các vụ hoả hoạn cho xã hộI, làm giảm thiệt hạI về kinh tế, giảm thiệt hạI về ngườI, giúp giữ gìn trật tự an ninh. Nhà Nước cũng tiết kiệm được những khoản chi về phòng cháy chữa cháy, những khoản chi về đề phòng hạn chế tổn thất bởI vì những khoản này đã được những công ty bảo hiểm san sẻ cho khá nhiều. Việc bảo hiểm hoả hoạn thực hiện tốt cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh về một môi truờng đầu tư trong lành đốI vớI những nhà đầu tư nước ngoài.
Bảo hiểm hoả hoạn cũng góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hộI, giảm bớI thất nghiệp, đóng góp vào ngân sách Nhà Nước hàng năm thông qua thuế, đảm bảo góp phần cho việc phát triển kinh tế chung của cả nước
III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
1. Một số khái niệm.
 Hoả hoạn
Hoả hoạn là hiện tượng có đủ ba yếu tố sau:
- phảI thực sự phát ra lửa
- Lửa đó không phảI là lửa chuyên dùng
- Về bản chất đám lửa đó phảI là bất ngờ chứ không phảI là do cố ý
Tuy nhiên hoả hoạn xảy ra do bất cẩn của ngườI được bảo hiểm vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
 Nổ.
Có nhiều hiện tượng nổ, trong đó có hai loạI nổ chính:
- Nổ lý học: là những trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao, vỏ thể tích không chịu nổI áp lực nên bị nổ. Nói một cách khác có thể coi hiện tượng nổ này là một việc san bằng bất thình lình sự khác nhau về áp lực giữa hai khốI khí, hơi.

trong nước nói chung là phương pháp quản lý lạc hậu.
h. Mở rộng mạng lưới đại lý và cộng tác viên.
Mở rộng mạng lưới đại lý và cộng tác viên là một vấn đề rất quan trọng đối với nhà bảo hiểm. Bởi vì như chúng ta đã biết, đặc thù loại hình dịch vụ bảo hiểm khác đối với những ngành nghề khác. Thông thường nhu cầu tham gia bảo hiểm thường phát sinh một cách bị động. Chính vì vậy nhà bảo hiểm phảI chủ động tìm kiếm cho mình những khách hàng của riêng mình. Như vậy mở rộng mạng lưới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng khách hàng và doanh thu của nhà bảo hiểm. Tuy nhiên Bảo Minh luôn luôn phảI cạnh tranh với các đối thủ khác trong việc lôI kéo các đại lý có chất lượng cao trở về với mình.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại lý và các cộng tác viên cần chú trọng đến những vấn đề sau:
Cần có những chiến lược dàI hạn cho công tác đào tạo và thu hút hệ thống đại lý cho công ty. Đó là bộ mặt của công ty trong tiếp xúc với khách hàng. Trong đó vấn đề tuyển dụng và đào tạo phảI được đưa lên hàng đầu.
Cần có những ưu đãI chế độ hoa hồng thoả đáng và rõ ràng công khai cho hệ thống mạng lưới đại lý cộng tác viên. Tránh tình trạng mập mờ trong việc chia hoa hồng hay ăn chặn hoa hồng tại các chi nhánh. Có được đIều đó sẽ tạo động lực cho các đại lý và cộng tác viên phát huy được hết khả năng của mình để mang lại lợi ích cho cả hai bên.
i. CảI tiến chế độ tiền lương tiền thưởng.
Mục đích của cảI tiến chế độ tiền lương tiền thưởng là nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong quản lý hoạt động của công ty. Trước hết nó mang lại cho người lao động nguồn thu nhập chính đáng và đặc biệt nó tạo ra một động lực rất lớn cho người lao động phấn đấu trước tiên cho bản thân và sau là cống hiến cho tập thể. Từ đó nó sẽ mang lại cho công ty một hiệu quả hoạt động tốt hơn. Sau một thời gian chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, Bảo Minh đã có chuyển biến rõ rệt trong quản lý. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần được khắc phục để có một chế độ lương bổng hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty.
Cần có những quy định một cách rõ ràng về lương thưởng đối với mỗi nhân viên, mỗi đóng góp và chế độ hoa hồng để cho mỗi công nhân viên có thể theo dõi được công việc của mình hàng tháng
Cần có những chế độ khuyến khích cũng như thúc đẩy sự nỗ lực cao hơn nữa của mỗi nhân viên công ty như đối với những hợp đồng lớn, hay doanh thu trong một thàng vượt mức kế hoạch sẽ được khuyến khích thêm ra sao. hay có những hạn mức về doanh thu cho mỗi cấp độ của nhân viên để nhân viên trong công ty có những nỗ lực hết mình để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo một động lực thi đua lớn ngay trong công ty.

KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Bảo Minh đang nổi lên như một thương hiệu bảo hiểm năng động và uy tín nhất trong thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam. Đó là thành quả đạt được sau hàng loạt những đổi mới ở công ty, đặc biệt là việc công ty cổ phần hoá thành công đã đem lại một diện mạo mới cho công ty.
Bảo hiểm hoả hoạn là một nghiệp vụ cơ bản của công ty thành viên Bảo Minh Hà Nội. Có thể nói đây là một nghiệp vụ hứa hẹn sẽ còn rất sôI động trong một vàI năm nữa khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 8% năm ra nhập WTO. Với những gì đã đạt được, Bảo Minh cần có những chiến lược cụ thể và dàI hơI cho chặng đường trước mắt vì khi chúng ta gia nhập WTO thì thị trường Việt Nam sẽ chào đón thêm nhiều công ty bảo hiểm nước ngoàI vào làm ăn. Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho cả nền kinh tế nói chung và Bảo Minh nói riêng.
Trên đây là toàn bộ những đánh giá và ý kiến của em sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty Bảo Minh Hà Nội. Em cũng xin đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan nhất của mình đối với hoạt động của công ty. Do thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn chưa được phong phú, bàI viết còn những thiếu xót em mong được sự hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị.!
Nhân đây em cũng xin chân thành Thank PGS. TS Nguyễn Văn Định đã nhiệt tình hướng dẫn em để hoàn thành bàI viết này. Em cũng xin Thank sự giúp đỡ quý báu từ các cô chú anh chị trong công ty Bảo Minh Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!


Nhận xét của Thủ trưởng đơn vị thực tập

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà nộI, ngày…tháng…năm2006
Thủ trưởng đơn vị
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM 3
HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 3
I. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm hoả hoạn.. 3
1. Trên thế giới. 3
2. Ở Việt Nam. 4
II. Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn. 5
1. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn. 5
2. Vai trò của bảo hiểm hoả hoạn. 8
2.1. Đối với doanh nghiệp. 8
2.2. Đối với Nhà Nước 9
III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 10
1. Một số khái niệm. 10
2. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn. 12
3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn. 12
3.1. Đối tượng bảo hiểm. 12
3.2. Phạm vi bảo hiểm. 13
3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. 15
3.4. Phí bảo hiểm. 16
3.5. Hợp đồng bảo hiểm. 18
3.6. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất: 18
3.7. Công tác giám định và bồi thường tổn thất. 19
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY 20
BẢO MINH HÀ NỘI 20
I. Vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh. 20
1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. 20
1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 20
1.2. Công ty Bảo Minh Hà Nội . 23
a. Những thuận lợI và khó khăn của công ty Bảo Minh Hà Nội trong khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. 29
2.1.Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Bảo Minh Hà Nội. 32
. Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng 32
. Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến viwcj xác định tỷ lệ phí 33
. Bước 3: Điều tra rủi ro 34
. Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm. 35
. Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm 45
2.2. Quy định phân cấp khai thác tại Bảo Minh Hà Nội 45
2.2.1. Mục đích 45
2.2.2. Cơ sở phân cấp 46
2.2.3. Quy định chung 46
3. Tình hình khai thác bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Minh Hà Nội 47
4. Những kết quả đạt được. 49
5. Những vấn đề còn tồn tại 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÂU KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI BẢO MINH HÀ NỘI 53
I. Cơ hội và thách thức đối với Bảo Minh Hà Nội hiện nay 53
1.Cơ hội 53
2.Thách thức 53
II. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 54
1.Hoàn thiện hành lang pháp lý 54
2.Chính sách đầu tư 55
3.Quy định về hành nghề đại lý 55
4.cách quản lý 55
5.Chính sách về sản phẩm 57
6.Chính sách tiền lương 57
7.Không tiếp tục cho phép thành lập thêm các công ty bảo hiểm chuyên ngành. 58
8.Phát triển môi giới và đại lý bảo hiểm 58
9.Phát triển thương mại điện tử 59
10.Kiện toàn tổ chức, bộ máy Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 60
11.Nâng cao trình độ quản lý 61
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Minh Hà Nội 62
1.Mục tiêu phát triển của công ty 62
2.Một số đề xuất với Bảo Minh Hà Nội 63
a.Công tác tổ chức nhân sự. 63
b. Chiến lược sản phẩm 65
c. Nâng cao hiệu quả hoạt động trong khâu khai thác. 65
d. Công tác quản lý kĩ thuật nghiệp vụ. 66
e. Chiến lược giữ khách hàng và khai thác khách hàng tiềm năng. 66
g. Công tác đào tạo. 67
h. Mở rộng mạng lưới đại lý và cộng tác viên. 68
i. CảI tiến chế độ tiền lương tiền thưởng. 68
KẾT LUẬN 70


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003) Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
V Tình hình hoạt động và phát triển của Xí nghiệp khai thác đầu tư Ba Đình Luận văn Kinh tế 0
W Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên tại công ty CP bảo hiểm Petrolimex Luận văn Kinh tế 0
T Tình hình bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở PVIC Luận văn Kinh tế 0
L Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
L Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH ô tô xe máy Khai Phát Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Luận văn Kinh tế 5
T Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty CP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000 - 2006 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top