aikiutuido_cobanmatchotuiday
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Giới thiệu khái quát những hoạt động của trí thức trong phong trào giải phóng dân tộc (trước khi có Đảng) , những đóng góp của đội ngũ trí thức trong cách mạng tháng Tám; Trình bày những hoạt động của trí thức trong lĩnh vực chính trị-quân sự, thông tin liên lạc, kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay chúng ta đang từng ngày, từng giờ chứng kiến những biến
đổi lớn lao về khoa học và công nghệ, về văn hoá- giáo dục, về nghệ thuật, về
kinh tế… Đó chính là những thành tựu kỳ diệu của trí tuệ con người trong đó
có sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ trí thức.
Ra đời trong xã hội có giai cấp, tầng lớp trí thức góp phần nhận thức
đầy đủ hơn những qui luật vận động của tự nhiên- xã hội, từng bước giải
phóng con người khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên cũng như sự chi phối của các
lực lượng xã hội. Trong quá trình phát triển lâu dài, tầng lớp trí thức ngày
càng có những đóng góp xứng đáng và khẳng định vị trí của mình trong sự
nghiệp cải tạo và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tầng lớp trí thức có vai trò rất quan
trọng trong bước tiến của nhân loại.
Vậy “trí thức” là gì? Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác
nhau về “trí thức”.
Theo từ điển tiếng Nga (11-1991) : “trí thức là những người có học vấn
và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá và
đang làm nghề lao động trí óc”
Trong Đại từ điển Bách khoa Xô Viết cho rằng: “trí thức là tầng lớp xã
hội của những người làm nghề nghiệp lao động trí óc, chủ yếu là lao động
phức tạp, sáng tạo, là sự phát triển phổ biến văn hoá”.
Liên đoàn lao động trí thức quốc tế qui định: “Lao động trí thức là
người mà hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực về tinh thần với sáng kiến và nhân cách
thường quan trọng hơn là nỗ lực về thể chất. Do đó, trí thức là những người
làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học, những người làm nghề
tự do, những người lao động trí thức được trả lương (kỹ sư, công chức chuyên
viên và sinh viên vv...)”.
Tại Việt Nam người ta quan niệm trí thức là một khái niệm ghép, nói
như Chủ tịch Hồ Chí Minh người trí thức phải có cả hai mặt tài (rất quan
trọng) và đức (được coi là cái gốc).
Theo thống kê trên thế giới, có hơn 60 định nghĩa về “trí thức”. Các
định nghĩa đều đứng trên lập trường, quan điểm, căn cứ vào những tiêu chí
khác nhau nhưng nổi bật lên từ những định nghĩa này là 2 vấn đề cơ bản:
- Là những người lao động trí óc có chuyên môn cao
- Có trình độ học vấn cao.
Có điểm lưu ý rằng, khác với các giai cấp trong xã hội, trí thức không
phải là một giai cấp độc lập mà bao gồm nhiều nhóm người, thuộc nhiều giai
cấp khác nhau hợp thành, lại không có cùng lợi ích kinh tế như các giai cấp
khác. Do đó, trí thức chỉ được coi như một tầng lớp xã hội mà thôi.
Người trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như những đại biểu
chân chính về tư tưởng văn hoá, tài năng và trí tuệ của cả dân tộc. Lịch sử
hàng ngàn năm của dân tộc ta luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh chống kẻ
thù xâm lược từ bên ngoài. Do đó, trí thức Việt Nam hình thành trên cơ sở
gắn bó với nhân dân trong quá trình sản xuất và chiến đấu. Trí thức Việt Nam
bên cạnh đặc điểm chung: là những người có hiểu biết và trình độ văn hoá cao
so với các tầng lớp khác trong xã hội còn có những nét đặc thù: cần cù, chịu
khó, ham học hỏi, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc cao, lòng yêu nước sâu sắc và
đặc biệt rất gắn bó với quần chúng nhân dân. Trí thức Việt Nam trong bất kỳ
giai đoạn nào cũng có vai trò rất lớn đối với sự hưng vong của đất nước (phi
trí bất hưng). Sự hưng thịnh của quốc gia cũng phụ thuộc vào đội ngũ trí thức.
Chính vì thế, trí thức luôn được xã hội đề cao, nể trọng theo trình tự đẳng cấp
“Sỹ – nông – công – thương”.
Lần giở lại những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
nhất là trong giai đoạn lịch sử hơn 80 năm chống Pháp (1858-1945) chúng ta
thấy có một điểm nổi lên rất rõ nét là trong công cuộc đấu tranh kiên cường,
bất khuất của toàn dân, luôn luôn có mặt tầng lớp trí thức. Trí thức yêu nước đã đứng lên giành lấy ngọn cờ dân tộc từ tay bọn đế
quốc thực dân, trở thành người tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp xâm lược. Họ trở thành lực lượng xung kích đi đầu
trong việc đi tìm một đường lối cứu nước mới lúc bấy giờ. Một bộ phận trí
thức tiên tiến nhất đã truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin trong các tầng
lớp nhân dân, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho sự hình thành một chính đảng
cộng sản ở Việt Nam.
Sự tham gia tích cực của tầng lớp trí thức qua hai cao trào cách mạng
1930-1931, 1936-1939, trong quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng khởi nghĩa
tháng 8-1945 thành công và đặc biệt là 9 năm kháng chiến gian lao, anh dũng
cùng quần chúng nhân dân đánh bại thực thực dân Pháp, 21 năm đánh đuổi đế
quốc Mỹ là minh chứng khẳng định chắc chắn điều đó. Lịch sử mãi ghi nhận
những đóng góp tích cực và to lớn ấy của tầng lớp trí thức yêu nước vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc ta.
Trong kháng chiến chống Pháp nhiệm vụ của giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam chính là kháng chiến và kiến quốc. Để hoàn thành nhiệm
vụ ấy, ngoài quân sự, còn phải xây dựng phát triển kinh tế. Đảng và Nhà
nước ta rất cần những nhà chuyên môn thông thạo về công nghệ và công
nghiệp, để phát triển giao thông vận tải, cần kỹ sư thạo về việc đắp đường,
bắc cầu, để giữ gìn sức khỏe của nhân dân cần có thầy thuốc...Vì vậy, lao
động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến
quốc.
Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ mới đang diễn ra rất
mạnh mẽ, mở ra một môi trường thuận lợi cho các nước đi lên. Sự phát triển
của mỗi quốc gia là quá trình vận động biện chứng giữa năng lực nội sinh của
dân tộc với việc khai thác các nguồn lực thời đại. Năng lực nội sinh của một
dân tộc bao gồm rất nhiều yếu tố con người, tài nguyên thiên nhiên... Đối với
nước ta, như đã nói, “khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hẹp”
thì việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam... có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm, vị trí và vai trò và những đóng góp
quan trọng của trí thức Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945-1954 và qua đó để có những định hướng đúng cho tầng lớp trí thức
trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, chúng tui chọn đề tài “Trí thức
Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về tầng lớp trí thức từ trước đến nay, không chỉ được
giới Sử học quan tâm mà các nhà nghiên cứu về Khoa học xã hội và Nhân văn
cũng luôn luôn muốn tìm hiểu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học
về tầng lớp trí thức do các nhà khoa học của Việt Nam đã được công bố.
Có một số sách và bài viết trong các tạp chí đã đề cập đến vấn đề này
như sau:
1. Nguyễn Văn Khánh: Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự
nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004.
2. Hồ Sơn Diệp: Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945-1954, NXB Đại học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh, 2003.
3. Hồ Hữu Nhật: Trí thức Sài Gòn-Gia Định 1945-1975, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
4. Đỗ Đức Dục: Để tiếp tục truyền thống cách mạng tháng tám tầng
lập trí thức, tư sản phải làm gì?, báo Cứu quốc, cơ quan trung ương của mặt
trận Liên Việt, 1952, số 2147.
5. Hoàng Văn Đức: Trí thức Việt Nam trong cuộc cách mạng dân chủ,
báo Độc lập, 1949, số16.
6. Trần Huy Liệu: Trí thức Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc, Nghiên cứu lịch sử, 1960, số 2.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Giới thiệu khái quát những hoạt động của trí thức trong phong trào giải phóng dân tộc (trước khi có Đảng) , những đóng góp của đội ngũ trí thức trong cách mạng tháng Tám; Trình bày những hoạt động của trí thức trong lĩnh vực chính trị-quân sự, thông tin liên lạc, kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay chúng ta đang từng ngày, từng giờ chứng kiến những biến
đổi lớn lao về khoa học và công nghệ, về văn hoá- giáo dục, về nghệ thuật, về
kinh tế… Đó chính là những thành tựu kỳ diệu của trí tuệ con người trong đó
có sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ trí thức.
Ra đời trong xã hội có giai cấp, tầng lớp trí thức góp phần nhận thức
đầy đủ hơn những qui luật vận động của tự nhiên- xã hội, từng bước giải
phóng con người khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên cũng như sự chi phối của các
lực lượng xã hội. Trong quá trình phát triển lâu dài, tầng lớp trí thức ngày
càng có những đóng góp xứng đáng và khẳng định vị trí của mình trong sự
nghiệp cải tạo và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tầng lớp trí thức có vai trò rất quan
trọng trong bước tiến của nhân loại.
Vậy “trí thức” là gì? Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác
nhau về “trí thức”.
Theo từ điển tiếng Nga (11-1991) : “trí thức là những người có học vấn
và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá và
đang làm nghề lao động trí óc”
Trong Đại từ điển Bách khoa Xô Viết cho rằng: “trí thức là tầng lớp xã
hội của những người làm nghề nghiệp lao động trí óc, chủ yếu là lao động
phức tạp, sáng tạo, là sự phát triển phổ biến văn hoá”.
Liên đoàn lao động trí thức quốc tế qui định: “Lao động trí thức là
người mà hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực về tinh thần với sáng kiến và nhân cách
thường quan trọng hơn là nỗ lực về thể chất. Do đó, trí thức là những người
làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học, những người làm nghề
tự do, những người lao động trí thức được trả lương (kỹ sư, công chức chuyên
viên và sinh viên vv...)”.
Tại Việt Nam người ta quan niệm trí thức là một khái niệm ghép, nói
như Chủ tịch Hồ Chí Minh người trí thức phải có cả hai mặt tài (rất quan
trọng) và đức (được coi là cái gốc).
Theo thống kê trên thế giới, có hơn 60 định nghĩa về “trí thức”. Các
định nghĩa đều đứng trên lập trường, quan điểm, căn cứ vào những tiêu chí
khác nhau nhưng nổi bật lên từ những định nghĩa này là 2 vấn đề cơ bản:
- Là những người lao động trí óc có chuyên môn cao
- Có trình độ học vấn cao.
Có điểm lưu ý rằng, khác với các giai cấp trong xã hội, trí thức không
phải là một giai cấp độc lập mà bao gồm nhiều nhóm người, thuộc nhiều giai
cấp khác nhau hợp thành, lại không có cùng lợi ích kinh tế như các giai cấp
khác. Do đó, trí thức chỉ được coi như một tầng lớp xã hội mà thôi.
Người trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như những đại biểu
chân chính về tư tưởng văn hoá, tài năng và trí tuệ của cả dân tộc. Lịch sử
hàng ngàn năm của dân tộc ta luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh chống kẻ
thù xâm lược từ bên ngoài. Do đó, trí thức Việt Nam hình thành trên cơ sở
gắn bó với nhân dân trong quá trình sản xuất và chiến đấu. Trí thức Việt Nam
bên cạnh đặc điểm chung: là những người có hiểu biết và trình độ văn hoá cao
so với các tầng lớp khác trong xã hội còn có những nét đặc thù: cần cù, chịu
khó, ham học hỏi, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc cao, lòng yêu nước sâu sắc và
đặc biệt rất gắn bó với quần chúng nhân dân. Trí thức Việt Nam trong bất kỳ
giai đoạn nào cũng có vai trò rất lớn đối với sự hưng vong của đất nước (phi
trí bất hưng). Sự hưng thịnh của quốc gia cũng phụ thuộc vào đội ngũ trí thức.
Chính vì thế, trí thức luôn được xã hội đề cao, nể trọng theo trình tự đẳng cấp
“Sỹ – nông – công – thương”.
Lần giở lại những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
nhất là trong giai đoạn lịch sử hơn 80 năm chống Pháp (1858-1945) chúng ta
thấy có một điểm nổi lên rất rõ nét là trong công cuộc đấu tranh kiên cường,
bất khuất của toàn dân, luôn luôn có mặt tầng lớp trí thức. Trí thức yêu nước đã đứng lên giành lấy ngọn cờ dân tộc từ tay bọn đế
quốc thực dân, trở thành người tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp xâm lược. Họ trở thành lực lượng xung kích đi đầu
trong việc đi tìm một đường lối cứu nước mới lúc bấy giờ. Một bộ phận trí
thức tiên tiến nhất đã truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin trong các tầng
lớp nhân dân, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho sự hình thành một chính đảng
cộng sản ở Việt Nam.
Sự tham gia tích cực của tầng lớp trí thức qua hai cao trào cách mạng
1930-1931, 1936-1939, trong quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng khởi nghĩa
tháng 8-1945 thành công và đặc biệt là 9 năm kháng chiến gian lao, anh dũng
cùng quần chúng nhân dân đánh bại thực thực dân Pháp, 21 năm đánh đuổi đế
quốc Mỹ là minh chứng khẳng định chắc chắn điều đó. Lịch sử mãi ghi nhận
những đóng góp tích cực và to lớn ấy của tầng lớp trí thức yêu nước vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc ta.
Trong kháng chiến chống Pháp nhiệm vụ của giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam chính là kháng chiến và kiến quốc. Để hoàn thành nhiệm
vụ ấy, ngoài quân sự, còn phải xây dựng phát triển kinh tế. Đảng và Nhà
nước ta rất cần những nhà chuyên môn thông thạo về công nghệ và công
nghiệp, để phát triển giao thông vận tải, cần kỹ sư thạo về việc đắp đường,
bắc cầu, để giữ gìn sức khỏe của nhân dân cần có thầy thuốc...Vì vậy, lao
động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến
quốc.
Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ mới đang diễn ra rất
mạnh mẽ, mở ra một môi trường thuận lợi cho các nước đi lên. Sự phát triển
của mỗi quốc gia là quá trình vận động biện chứng giữa năng lực nội sinh của
dân tộc với việc khai thác các nguồn lực thời đại. Năng lực nội sinh của một
dân tộc bao gồm rất nhiều yếu tố con người, tài nguyên thiên nhiên... Đối với
nước ta, như đã nói, “khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hẹp”
thì việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam... có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm, vị trí và vai trò và những đóng góp
quan trọng của trí thức Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945-1954 và qua đó để có những định hướng đúng cho tầng lớp trí thức
trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, chúng tui chọn đề tài “Trí thức
Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về tầng lớp trí thức từ trước đến nay, không chỉ được
giới Sử học quan tâm mà các nhà nghiên cứu về Khoa học xã hội và Nhân văn
cũng luôn luôn muốn tìm hiểu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học
về tầng lớp trí thức do các nhà khoa học của Việt Nam đã được công bố.
Có một số sách và bài viết trong các tạp chí đã đề cập đến vấn đề này
như sau:
1. Nguyễn Văn Khánh: Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự
nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004.
2. Hồ Sơn Diệp: Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945-1954, NXB Đại học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh, 2003.
3. Hồ Hữu Nhật: Trí thức Sài Gòn-Gia Định 1945-1975, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
4. Đỗ Đức Dục: Để tiếp tục truyền thống cách mạng tháng tám tầng
lập trí thức, tư sản phải làm gì?, báo Cứu quốc, cơ quan trung ương của mặt
trận Liên Việt, 1952, số 2147.
5. Hoàng Văn Đức: Trí thức Việt Nam trong cuộc cách mạng dân chủ,
báo Độc lập, 1949, số16.
6. Trần Huy Liệu: Trí thức Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc, Nghiên cứu lịch sử, 1960, số 2.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links