bu_n01

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan về sự phát triển của truyền hình vệ tinh số. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết mã LDPC: Giới hạn Shannon của mã kênh; Mã Hamming; Mã khối tuyến tính; Mã LDPC. Tiến hành mô phỏng và đánh giá hiệu quả mã LDPC: Sơ đồ mô phỏng hệ thống; Xây dựng ma trận H,G; Mã hóa; Vấn đề độc lập tuyến tính; Giải mã lặp; Thuật toán SPA

Ngày 19/4/2008, Việt nam đã phóng thành công vệ tinh viễn thông VINASAT-1 mở ra
một giai đoạn phát triển mới về thông tin liên lạc cũng như phát thanh truyền hình quảng
bá của quốc gia.
Vinasat-1 được thiết kế hoạt động ở 2 băng tần: Ku va C. Ku gồm 12 kênh độ rộng
mỗi kênh là 36 Mhz. Băng C cũng có 12 kênh trong đó 10 kênh độ rộng 36 MHz còn 2
kênh rộng 72MHz. Mỗi kênh 36MHz có thể mang đồng thời 6000 kênh thoại hay 12 kênh
truyền hình theo kỹ thuật DVB-S.
Do khả năng đặc thù là vùng dịch vụ rộng lớn, thông tin vệ tinh được sử dụng cho
nhiều loại hình dịch vụ, tuy nhiên dịch vụ quảng bá qua vệ tinh và các dịch vụ cung cấp
qua hệ thống mạng VSAT hứa hẹn vẫn là các dịch vụ thu được nhiều lợi nhuận và có ưu
thế vượt trội so với các dịch vụ khác cung cấp qua các mạng viễn thông trên mặt đất. Với
đường truyền vật lý được thiết kế qua vệ tinh (đóng vai trò như bộ phát đáp) thì việc sử
dụng đường truyền này thế nào để có hiệu quả cao nhất là vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng trong kinh tế kỹ thuật.
Công nghệ truyền hình quảng bá qua vệ tinh hiện nay là công nghệ DVB-S ra đời từ
những năm 1990 sử dụng điều chế QPSK dùng mã chập và mã Reed-Solomon có hiệu
suất phổ từ 0.8-1.2 bit/Hz tùy theo tỷ lệ mã. Công nghệ được nhắm tới trong tương lai là
DVB-S2 (chuẩn ra đời năm 2003, được coi là thế hệ truyền dẫn thứ 2 cho dịch vụ quảng
bá qua vệ tinh) sẽ cho phép sử dụng phổ có hiệu suất tăng từ 30-130% (tức là hiệu suất
phổ từ 1.2-4.5 bit/Hz). Công nghệ này được kỳ vọng sẽ mở mạng thêm nhiều ứng dụng
trọng điều kiện băng tần truyền dẫn hạn chế đồng thời có thể phát triển các ứng dụng có
tốc độ lớn như truyền hình có độ phân giải cao HDTV, Internet tốc độ cao, các dịch vụ dữ
liệu chuyên nghiệp…
Đặc điểm then chốt tạo nên sự khác biệt giữa DVB-S2 và DVB-S là sử dụng loại mã
sửa sai mới là mã LDPC. Do đường truyền từ vệ tinh xuống mặt đất là đường truyền dài
(36.000 Km), tín hiệu bị suy giảm mạnh và chịu nhiều can nhiễu nên phải được khuếch
đại và dùng mã sửa sai cấp độ lớn do vậy nếu dùng các mã sửa sai kiểu Turbo kết hợp
Reed Solomon sẽ cho hiêu suất phổ không cao. Kiểu mã sửa sai LDPC do Gallager đề
xuất (1963) được áp dụng lại, kết hợp với kỹ thuật tách sóng lặp đã tạo nên bước đột phá
trong việc tăng hiệu suất sử dụng phổ và đặc biệt có ý nghĩa trong truyền hình vệ tinh.
Nhằm chuẩn bị tiếp thu đón đầu công nghệ mới, luận văn này sau phần trình bày sự
khác biệt giữa DVB-S2 và DVB-S sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên lý và cơ chế nào đã tạo ra
được mã LDPC mạnh như vậy. Hiêu năng của LDPC so với giới hạn Shannon cũng sẽ
được chứng tỏ đơn giản qua công cụ mô phỏng trong luận văn.
6
Chương 1. Sự phát triển của truyền hình vệ tinh
1.1 Đặc điểm của đường truyền vệ tinh[1]
Để nêu bật những đặc điểm của truyền hình vệ tinh, trước hết ta định nghĩa một số
khái niệm và mô tả cấu trúc vật lý của hệ thống này rồi từ đó rút ra những đặc điểm kỹ
thuật tất yếu đi kèm theo. Trước hết là Quỹ đạo địa tĩnh (GEO): đây là quỹ đạo tròn xung
quanh trái đât, nằm trong mặt phẳng xích đạo có độ cao khoảng 36786 km so với đường
xích đạo. Vệ tinh ở quỹ đạo này có tốc độ bay đồng bộ với tốc độ quay của Trái Đất
(T=23g56’04’’). Do đó, vệ tinh gần như đứng yên so với các điểm trên Trái Đất. Quỹ đạo
địa tĩnh thích hợp hơn cho các loại hình thông tin quảng bá như: phát thanh, truyền
hình… với tầm phủ sóng rộng lớn, còn cho thông tin thoại (yêu cầu thời gian thực cao) thì
không được tốt, vì thời gian trễ do truyền sóng lớn (khoảng 0.25s).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong truyền hình số mặt đất Công nghệ thông tin 0
N Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
L Thiết kế và tính toán - Một kênh truyền hình số qua vệ tinh Khoa học Tự nhiên 0
V Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty điện toán và truyền số liệu - Vdc Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình hoạt động tại Công ty điện toán và truyền số liệu Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu về nén tín hiệu trong truyền hình số Luận văn Kinh tế 0
W Công nghệ đường dây thuê bao số XDSL và ứng dụng cho các dịch vụ truyền hình cáp Công nghệ thông tin 0
B Mô hình toán học và thuật toán giải số một lớp các bài toán biên trong thủy động lực học, trong truyền tải, khuếch tán và ô nhiễm môi trường Luận văn Sư phạm 0
H Mô hình số trị ba chiều đóng kín rối k- e trong tính toán lan truyền ô nhiễm Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top