daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 7 1.1. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu .................................................................... 7 1.1.1. Tƣ liệu gốc ........................................................................................ 7 1.1.2. Tài liệu của các nhà nghiên cứu ....................................................... 8 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 8 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị của ngƣời Việt ............................................................... 9 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Việt........................................................................ 13 1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu về thời Trần và vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt thời Trần ................................................. 20 1.2.4. Đánh giá chung ............................................................................... 24 1.3. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ......................................................................................................... 26 1.3.1. Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án ........................................ 26 1.3.2. Các lý thuyết áp dụng trong luận án .............................................. 34 1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................................ 37 Chƣơng 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRẦN ........................................................................................ 40 2.1. Khái quát chung về xã hội Việt Nam thời Trần .............................. 40 2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thời Trần ............... 40 2.1.2. Hệ tƣ tƣởng xã hội Việt Nam thời Trần ......................................... 44 2.1.3. Tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần ................................................... 50 2.2. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam thời Trần ......................... 52 2.2.1. Đặc điểm của Phật giáo thời Trần .................................................. 52 2.2.2. Tính triết học của Phật giáo thời Trần ........................................... 60 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 64 Chƣơng 3. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG TRIỀU ĐÌNH VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT DƢỚI THỜI TRẦN ....................................................................................... 66 3.1. Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng triều đình dƣới thời Trần ... 66 3.1.1. Lễ tế Trời Đất ................................................................................. 67 3.1.2. Lễ cầu đảo tiếp bách thần ............................................................... 71 3.1.3. Tế lễ tang ma triều đình.................................................................. 75 3.2. Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian dƣới thời Trần ... 88 3.2.1. Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ thần ......................... 89 3.2.2. Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên .............. 98 3.2.3. Vai trò của Phật giáo đối với các tín ngƣỡng nông nghiệp .......... 105 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 113 Chƣơng 4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG THỜI TRẦN VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................. 114 4.1. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần .................................................................................................. 114 4.1.1. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của triều đình thời Trần ................................................................................................. 114 4.1.2. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian thời Trần 125 4.2. Giá trị của vai trò Phật giáo thời Trần trong xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay ........................................................................................... 141 4.2.1. Giá trị của vai trò Phật giáo đối với tín ngƣỡng triều đình thời Trần trong giai đoạn hiện nay ......................................................................... 141 4.2.2. Giá trị của vai trò Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian thời Trần trong giai đoạn hiện nay ......................................................................... 151 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................... 165 KẾT LUẬN ................................................................................................... 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 171 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Phật giáo truyền vào nƣớc ta từ đầu Công nguyên, tồn tại lâu dài đến ngày nay và có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam trên mọi phƣơng diện chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa - xã hội. Trong lịch sử dân tộc, thời Trần đƣợc đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam. Đó là thời kỳ Phật giáo Thiền Tông đƣợc coi nhƣ Quốc giáo, trở thành “bệ đỡ” tƣ tƣởng của các vua Trần trong đƣờng lối lãnh đạo, điều hành và quản lý đất nƣớc. Giữa Phật giáo và triều đình có sự gắn kết sâu rộng, tạo nên sức mạnh giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Các vua Trần chủ trƣơng nhập thế, tu và tục không tách rời nhau, thể hiện qua tƣ tƣởng „Hòa quang đồng trần”, khuông phò dân tộc, cứu nhân độ thế ngay tại trần gian. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo trở thành “cốt tủy” hoà nhập với nền văn hóa dân tộc, để lại nhiều dấu ấn, ảnh hƣởng sâu rộng đến tín ngƣỡng, phong tục tập quán, thế giới quan, nhân sinh quan của các tầng lớp nhân dân; đặc biệt trong tƣ tƣởng trị nƣớc, lập pháp, hành pháp, trong lối sống, nếp sống của tầng lớp vua quan triều đình. Nhờ thấm nhuần tƣ tƣởng từ bi, bác ái, cứu nhân độ thế, xá tội của Phật giáo…, nhà Trần cùng nhân dân đoàn kết một lòng xây dựng đất nƣớc vững mạnh. Trên mặt trận chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, nhà Trần đạt đƣợc những chiến công hiển hách, ba lần đánh tan quân Nguyên - Mông, một đội quân xâm lƣợc có tầm cỡ thế giới, chinh phục hầu hết các quốc gia hùng mạnh lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, nhà Trần còn đạt đƣợc những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Hệ thống đê điều phục vụ phát triển nông nghiệp đƣợc xây dựng nhƣ đê Cơ Xá, Đỉnh Nhĩ, có tổng chiều dài lên tới 2.500 km, đƣợc ví nhƣ “Vạn lý trường thành” của Việt Nam. Dƣới thời Trần, bộ sử đầu tiên của dân tộc Đại Việt sử ký đƣợc biên soạn bởi sử học Lê Văn Hƣu; chữ Nôm đƣợc dùng trong văn học, bộ Binh Thƣ xuất hiện với tác giả là Trần Quốc Tuấn, học vị Trạng Nguyên bắt đầu có từ đời Trần Thái Tông (1246)… Cùng với những thành tựu trên, nghệ thuật kiến trúc Lý - Trần đƣợc ghi nhận với “Tứ đại khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tƣợng Quỳnh Lâm), là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam... Từ những dẫn chứng trên đây cho thấy, nghiên cứu vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng truyền thống ngƣời Việt (qua thời Trần) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần làm sáng tỏ một giai đoạn hào hùng của dân tộc, khi mà Phật giáo ở vào đỉnh cao vàng son chói lọi. Tác động to lớn của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt đã tạo nên sức mạnh vĩ đại của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đạt đƣợc trên là kết quả của sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa Phật giáo với dân tộc và với tín ngƣỡng truyền thống Việt Nam. Mặt khác dƣới góc độ văn hóa, Phật giáo đã góp phần tạo nên bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tín ngƣỡng truyền thống là yếu tố hết sức quan trọng để hình thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, tôn giáo cũng là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự hình thành bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam đƣợc hình thành có vai trò của Tín ngưỡng truyền thống bản địa (Vật linh giáo, thờ Mẫu, thờ đa thần, thờ cúng tổ tiên), Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Dƣới góc độ đó, Phật giáo thời Trần cũng là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa Việt Nam, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng biệt - văn hóa thời Trần. Ngoài ra, nghiên cứu vai trò của Phật thời Trần đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt qua các lễ hội chùa (cầu mƣa, cầu mùa…), và trong đời sống sinh hoạt thƣờng nhật của ngƣời dân, không chỉ khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian, mà còn cho thấy một quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa giữa một tôn giáo ngoại lai và văn hóa bản địa. Ngày nay, theo cách nhìn nhận đánh giá mới, văn hóa truyền thống là một nguồn lực phát triển xã hội. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt trong hoàn cảnh thế giới có những biến động về chính trị và chiến tranh bất thƣờng đang xảy ra, những giá trị văn hóa truyền thống, mà Phật giáo là một bộ phận cấu thành, sẽ là “chất keo kết dính” tâm hồn của ngƣời Việt Nam cùng hƣớng về cội nguồn, vun đắp cho sự phát triển trƣờng tồn dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của thế giới. Nghiên cứu vai trò của Phật giáo thời Trần đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt cũng là khơi gợi lại lòng tự hào dân tộc, giáo dục các thế hệ ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trên cơ sở đó giáo dục tình đoàn kết một lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc. Cuối cùng, nghiên cứu Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt cũng có tác dụng định hƣớng đúng đắn cho công tác quản lý các hoạt động tôn giáo (Phật giáo) bùng nổ ngày nay, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của Phật giáo. Tất cả những lý do trình bày trên đây là nguyên nhân và cũng là mục đích để tác giả chọn đề tài “Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt” (Qua thời Trần) làm Luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của Luận án Mục đích của Luận án nhằm chỉ ra vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần trên hai phƣơng diện: Tín ngƣỡng triều đình và tín ngƣỡng dân gian. Từ sự phân tích trên, luận án đƣa ra những đánh giá về vai trò Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần và giá trị của nó trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: - Khái quát những đặc trƣng cơ bản của Phật giáo và tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần. - Phân tích, làm rõ vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt thời Trần trên hai phƣơng diện: tín ngƣỡng triều đình và tín ngƣỡng dân gian. - Đánh giá về vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần - Chỉ ra giá trị của vai trò Phật giáo thời Trần đối với tín ngƣỡng Việt trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Phật giáo (là dòng Thiền Tông) đối với đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Việt Nam qua thời Trần (trong tầng lớp vua quan và dân chúng, trong triều đình và trong dân gian). 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt trên một số lĩnh vực: tín ngƣỡng triều đình và tín tín ngƣỡng dân gian ở các cấp độ nhƣ quốc gia, làng xã, gia đình. - Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong văn hóa tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt dƣới thời Trần. - Luận án viết về vai trò của Phật giáo với tín ngƣỡng của ngƣời Việt chủ yếu dƣới góc độ tích cực, bởi vai trò đƣợc hiểu theo nghĩa: kết quả của chức năng xã hội mà tôn giáo (Phật giáo) đã thực hiện. 4. Đóng góp của luận án - Về mặt lý luận: + Đây là Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học đầu tiên nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về Vai trò của Phật giáo đối với tín ngưỡng người Việt thời Trần. + Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt thời Trần, qua đó cung cấp những kiến thức giúp hiểu biết hiện tại và dự báo tƣơng lai đời sống văn hóa tín ngƣỡng tinh thần Việt Nam. + Trên cơ sở nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời dân Việt Nam (Qua thời Trần), Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng trong đời sống xã hội. + Từ những kết quả nghiên cứu về sự đóng góp của Phật giáo đối với nền văn hóa Việt Nam, Luận án chỉ ra những quy luật về sự giao lưu tiếp biến văn hóa một cách chọn lọc của một nền văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại nhập. Đây là điều hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa quốc tế hiện nay. - Về mặt thực tiễn: + Thời kỳ phong kiến, thế giới quan của ngƣời Việt chịu ảnh hƣởng bởi tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho, Đạo). Tuy nhiên, Phật giáo là tôn giáo có ảnh hƣởng chủ yếu thời Lý - Trần. Hiện nay Nho và Đạo chỉ còn dấu ấn mờ nhạt, trong khi Phật giáo có sự phục hƣng trở lại và ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống tinh thần ngƣời Việt. Do đó, kết quả của Luận án sẽ là cơ sở nền tảng giúp nhìn nhận về vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt hiện nay. + Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc Việt Nam, các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã và đang có những đóng góp thiết thực cho đất nƣớc. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng cần giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt thời Trần góp phần vào việc xây dựng và thực thi hữu ích các chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. + Cuối cùng, qua Luận án, ngƣời đọc sẽ tìm thấy từ lịch sử những bài học, kinh nghiệm quý báu cho Phật giáo nói chung, Giáo hội Phật giáo, các tăng ni, phật tử nói riêng trên con đƣờng đồng hành cùng dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. 5. Nguồn tài liệu của luận án - Tƣ liệu gốc: những bộ sử của các triều đại phong kiến Việt Nam (gồm quốc sử và tƣ sử) nhƣ Đại Việt sử ký toàn thƣ, Lịch triều hiến chƣơng loại chí, Việt sử thông giám cƣơng mục, An Nam chí lƣợc, Thiền Uyển tập anh… - Luận án kế thừa tất cả các tƣ liệu, kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc có liên quan đến đề tài. - Các tài liệu văn bia Hán nôm tại các chùa thời Trần 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần Mục lục; Mở đầu, Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của Luận án bao gồm 4 chƣơng, 9 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu 1.1.1. Tư liệu gốc Để thực hiện Đề tài, Luận án sử dụng những tƣ liệu gốc sau: - Các bộ Quốc sử thuộc của triều đại phong kiến Việt Nam nhƣ Đại Việt Sử ký toàn thư, do Ngô Sĩ Liên biên soạn dƣới triều Lê. Đây là bộ sử liệu vô cùng quan trọng khi nghiên cứu về thời Trần. Ngô Sĩ Liên đã soạn Đại Việt Sử ký toàn thƣ dựa trên hai bộ sử của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên đều có tên là Đại Việt Sử ký (Lê Văn Hƣu chép từ Triệu Đà đến Lý Chiêu Hoàng, Phan Phu Tiên chép từ Trần Thái Tông đến khi quân Minh rút khỏi nƣớc ta); Khâm định Việt sử thông giám cương mục (xuất bản năm 1998) do Phan Thanh Giản chủ biên, biên soạn dƣới triều Nguyễn, gồm 53 quyển, trong đó có 5 quyển viết về triều đại nhà Trần. - Các tƣ liệu gốc khác: An Nam chí lược của Lê Trắc1 biên soạn khi sống lƣu vong ở Trung Quốc khoảng nửa đầu thế kỷ XIV gồm 20 quyển nhƣng chỉ còn 19 quyển, viết về địa lý, lịch sử, văn hóa, quan hệ bang giao… của nƣớc An Nam (Việt Nam) từ ngày đầu dựng nƣớc đến cuối triều Trần; Kiến văn tiểu lục (2007) của Lê Quý Đôn (triều Lê) đề cập đến thuế má, phong tục tập quán, sản vật, thơ văn… của triều Lý và triều Trần; Lịch triều hiến chương loại chí Tập II (1992) của Phan Huy Chú (triều Nguyễn)… đề cập đến các vấn đề Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí và Hình Luật chí của các triều đại phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, sáng tác vào khoảng cuối thời Trần, kể về công tích của 27 vị
Tù nhân đƣợc ân xá, đƣợc sớm đoàn tụ với gia đình, hẳn họ sẽ lo sống tốt đẹp hơn khi ra tù trở nên những thần dân tốt. Ngƣời nghèo, ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa đƣợc nhà nƣớc chăm lo sẽ bớt cơ cực. Xã hội bớt đi nhiều hệ lụy đau lòng. Những ngƣời du thủ, du thực có công ăn việc làm sẽ nâng cao đời sống, nạn trộm cắp từ đó không còn phát sinh. Nhƣ vậy, dƣới ảnh hƣởng của Phật giáo nhà vua phải lo tu dƣỡng nhân đức và điều chỉnh chính sách. Khi nhà vua điều chỉnh chính sách, tu dƣỡng nhân tâm, tác động của nó đến xã hội là rất lớn. Giá trị to lớn của Phật giáo trong việc định hƣớng chuẩn mực ứng xử của con ngƣời còn thể hiện trong mối quan hệ anh em đồng tộc - Hoàng tộc nhà Trần. Phần nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của Vƣơng tộc Trần mà luận án đề cập ở phần trên (phần 3.1) chỉ ra ảnh hƣởng của Phật giáo thể hiện qua các kinh Phật nhƣ: kinh Thiện Sinh trích ra từ Trƣờng A Hàm, kinh Tƣơng Ứng, kinh Tăng Chi, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan Báo Ân, Hạnh Phúc kinh... chính những kinh trên có tác động không nhỏ đến việc thực hành đạo hiếu để rồi tạo nên giá trị trong việc củng cố Vƣơng tộc, anh em đoàn kết, hòa hiếu với nhau. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Nguyên lần thứ 3 (1288) lúc đó Trần Quốc Tuấn tuổi đã cao phải chống gậy đi ra chiến trƣờng. Một số đại thần nhìn Quốc Tuấn chống gậy đầu bịt sắt nhọn hôm đó cạnh nhà vua, tỏ ra ái ngại, sợ ông vì mối thù của cha mà dùng gậy nhọn đâm chết vua. Đoán đƣợc điều đó, Quốc Tuấn chủ động vứt đầu sắt nhọn. Tinh thần hiếu đễ, anh em trong hoàng tộc tỏ rõ sự yêu thƣơng nhau, không những xóa bỏ đƣợc những hiềm khích mà còn góp phần hết sức quan trọng trong việc củng cố Vƣơng tộc, tạo nên sức mạnh để nhà Trần chiến thắng quân xâm lƣợc Nguyên Mông, xây dựng giang sơn Đại Việt. Những giá trị đạo đức của Phật giáo phát khởi từ nền tảng của tinh thần Đại từ, Đại bi, trong những giới hạn nhất định, và trong những điều kiện lịch sử cụ thể, luôn có tác dụng tích cực trong đời sống đạo đức, đời sống văn hóa và sinh hoạt của con ngƣời Việt. Nó có ý nghĩa tích cực không chỉ ở một giai đoạn lịch sử nào đó mà có thể có tác dụng tích cực ngay trong công cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay, nếu nhƣ biết khai thác những giá trị thực tiễn hiện đại từ tinh thần truyền thống của Đại bi. Ngƣợc lại, phải chăng chính Phật giáo đã làm nên sự hƣng thịnh của quốc gia trong triều đại Trần? Theo chúng tui hoàn toàn không phải nhƣ vậy. Phật giáo trong triều đại Trần kế thừa tinh hoa của Phật giáo thời Lý và trƣớc đó, đƣợc trọng dụng, tôn vinh và có vai trò lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội là không thể phủ nhận. Song, điều cốt yếu tạo nên sự hƣng thịnh của quốc gia thời kỳ này là các ông vua thời Trần đã khôn khéo biết tiếp thu tất cả các dòng văn hóa ngoại nhập vốn lâu đời và đƣợc tiếp biến ở nƣớc ta kết hợp với văn hóa dân tộc, hay nói cách khác là, biết dung hòa các loại ý thức hệ và nâng nó lên trong nền văn hóa Đại Việt, xây dựng đƣợc một chế độ độc tôn vua sáng tui hiền, vua quan thƣơng dân nhƣ con. Chính điều này đã giúp các vua Trần tập hợp đƣợc sức mạnh của toàn dân mỗi khi có họa xâm lăng và phát huy đƣợc sức mạnh đó trong sự nghiệp dựng nƣớc tạo nên sự hƣng thịnh vững bền cho sơn hà xã tắc. Do vậy, Phật giáo thời Trần một mặt, tự nó có sự phát triển về nội lực, mặt khác nó có cơ sở chính trị - xã hội để phát triển và phát triển cực thịnh (sự tôn sùng, trọng dụng từ vua quan cho đến thần dân). Đến lƣợt mình Phật giáo cũng góp phần tác động trở lại tƣ tƣởng chính trị, xã hội, đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam không chỉ trên các bình diện chính trị mà cả trong văn học nghệ thuật, tín ngƣỡng và đạo đức lối sống của ngƣời Đại Việt. Song, Phật giáo lại không phải là một học thuyết chính trị - xã hội. Nghĩa là nó không đƣa ra hệ thống lý luận về xây dựng nhà nƣớc và xác lập các thiết chế xã hội - một nhu cầu bức thiết đối với triều đại mới. Tình hình đó cho thấy trên thực tế, Phật giáo chỉ giữ vai trò lãnh đạo ở phần “đạo”. Ở các phƣơng diện khác, đặc biệt là việc tổ chức bộ máy chính quyền trung ƣơng, cần có những học thuyết khác, đó là Nho giáo. Trong bối cảnh nhà Trần, Nho giáo chƣa thực sự phát triển. Các nhà Nho chƣa trở thành một lực lƣợng mạnh của xã hội. Vì trong xã hội, những ngƣời nắm giữ những kiến thức, kinh điển, thậm chí giữ vai trò truyền dạy chữ Hán và tri thức Nho học lại là các nhà sƣ trong các trƣờng học nhà chùa. Do đó, triều đình buộc phải sử dụng các thiền sƣ để làm thay những công việc của các nhà Nho. Cũng có nghĩa là, trên phƣơng diện tƣ tƣởng, Phật giáo thời Trần phải tự điều chỉnh và dung hợp cùng tƣ tƣởng Nho gia nhằm giải quyết những nhu cầu có tính thời sự của đất nƣớc. Ngoài Nho giáo, tƣ tƣởng Đạo giáo cũng đƣợc các nhà tƣ tƣởng thời Trần tiếp nhận và dung hợp với Thiền học trong tƣơng quan Tam giáo [Xem 115]. Nhƣ vậy, khi đề cập đến vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thì không thể bỏ qua ấn tích ghi dấu giá trị của Phật giáo trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của con ngƣời, không thể không xét đến đối tƣợng là những nhà tu hành, trí thức, vua quan Phật giáo – những ngƣời đƣợc trực tiếp tiếp xúc với kinh sách, am hiểu mục đích, giáo lý nhà Phật. Và rồi, hành vi đạo đức, lối sống của những ngƣời có tín ngƣỡng tôn giáo bị chi phối bởi niềm tin tôn giáo, khiến con ngƣời có thái độ thành kính, thực hiện một cách tự giác, nghiêm túc những điều Phật dạy trong đời sống. Hơn nữa các vua quan thời Trần tiếp nhận đạo Phật không phải chỉ là nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính thiện. Hay nói khác, họ tiếp thu Phật giáo không phải chỉ với tƣ cách là một hệ tƣ tƣởng với giáo lý cao siêu, mà còn là những điều rất gần gũi với tâm tƣ, tình cảm của mỗi con ngƣời nhƣ; công bằng, bác ái, từ, bi, hỷ, xả, không oán ghét, thù hận…rất gần với tâm lý, bản sắc văn hóa Việt Nam. Phật giáo vì thế từ yếu tố ngoại sinh đã phát triển tƣơng đối rộng rãi, hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, giao thoa với tinh thần yêu nƣớc, lòng thƣơng ngƣời của ngƣời Việt đã góp phần tạo dựng nên một giá trị trong sự định hƣớng chuẩn mực ứng xử của con ngƣời. Tác giả Trƣờng Khánh đã viết: Điều lưu tâm trong quy tụ nhiền tài thời thịnh Trần là các ông vua cũng như các bậc đại thần cành vàng lá ngọc đã không phân biệt đẳng cấp xã hội, kể cả tầng lớp nông nô thấp hèn, trong việc chọn người làm tướng, làm quan, làm môn khách ở các phủ đệ thân vương hay triều đình. Đây là tầm nhìn mang tính nhân văn, mãi mãi còn nguyên giá trị cho đời sau học tập. Và chính bởi sách lược dùng người đúng đắn mà các bậc vua hiền đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp, làm cho quốc thái dân an [80, tr. 19]. 4.1.2. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với tín ngưỡng dân gian thời Trần Không ai có thể phủ nhận một thực tế lịch sử: nền kinh tế truyền thống của ngƣời Việt là một nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu và phân tán. Tính phân tán của nền kinh tế ấy luôn có xu hƣớng biến những chủ thể của nền kinh tế ấy là con ngƣời tiểu nông Việt nam, từ con ngƣời cộng đồng do nhu cầu cải tạo thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, thành những con ngƣời cô lập, thành những “ốc đảo” của “chủ nghĩa cá thể” tiểu nông. Xu hƣớng ấy đặc biệt đƣợc bộc lộ vào những thời kỳ “tƣơng đối hòa bình” của đất nƣớc; vào những thời kỳ mà nguy cơ xâm lƣợc từ bên ngoài không đặt ra một cách trực tiếp gay gắt. Ngay đối với những giai tầng bên trên của xã hội, kể từ thế kỷ XI trở đi đã trở thành những giai tầng thống trị xã hội, thì ý thức cộng đồng thƣờng cũng chỉ đƣợc đề cao vào những giây phút nguy nan trƣớc nạn xâm lƣợc từ bên ngoài. Thực tế cho thấy có những giai đoạn lịch sử, chỉ sau một thời gian rất ngắn, một dòng họ nắm đƣợc quyền thống trị xã hội đã đi ngƣợc lại ý thức cộng đồng, sự chú ý của nó không phải hƣớng vào ý thức cộng đồng dân tộc mà là vào ý thức cộng đồng vị kỷ của một dòng họ đã nắm đƣợc quyền thống trị xã hội. Điều đó cho thấy rằng bên cạnh ý thức cộng đồng, mà lớn nhất là cộng đồng dân tộc là một xu hƣớng tất yếu của lịch sử, đồng thời một xu hƣớng khác xuất hiện từ tính tất yếu của mô hình kinh tế tiểu nông phân tán, tức là cái mô hình kết cấu kinh tế - chính trị - xã hội mà có tác giả xếp vào loại hình phƣơng thức sản xuất Á Châu, là xu hƣớng phân rã khối cộng đồng. Xu hƣớng này cũng tất yếu nảy sinh và đƣợc duy trì chừng nào còn tồn tại cái mô hình kinh tế - chính trị - xã hội nhƣ đã nói ở trên. Nhƣng trƣớc vận mệnh tồn vong của con ngƣời Việt Nam thì xu hƣớng thứ hai buộc phải qui phục xu hƣớng thứ nhất. Để góp phần vào việc đó, Phật giáo đã góp một phần không thể nói là nhỏ: đó là quá trình “ thăng hoa” và linh thiêng hóa những cố kết cộng đồng; bằng những sợi dây tín ngƣỡng, nó góp phần cố kết những phần tử xã hội lại trong ba cấp độ: 1. Dân tộc – Nhà nƣớc – Quốc gia; 2. Làng – Xã; 3. Dòng họ - Tổ tiên. Ba cấp độ này cũng là ba hình thứ tín ngƣỡng trƣờng tồn trong lịch sử Việt Nam, mà bất cứ ngƣời Việt Nam nào, ở bất cứ thời đại nào, dù nhiều ít khác nhau vẫn mang trong mình, hay dƣới dạng tiềm ẩn, hay dƣới dạng công khai. Trong phạm vi dân tộc – quốc gia thì có tín ngƣỡng về các vị tổ vua Hùng, các anh hùng dân tộc có thật và huyền thoại – đó là các tiết liệt đã có công với đất nƣớc, với dân tộc; trong phạm vi các làng xã thì có tín ngƣỡng về các vị Thành hoàng, trong đó nhiều vị Thành hoàng là ngƣời có công với dân tộc, cũng có những vị là ngƣời có công với một làng xã, là
ngƣời khi sống cũng nhƣ khi đã chết luôn luôn có mối dây liên hệ thiêng liêng với hoạt động của một cộng đồng làng - xã, trong một phạm vi dòng họ hay một gia đình thì có tín ngƣỡng về tổ tiên, về ông bà, bố mẹ…đó là những ngƣời đã sinh ra dòng họ, gia đình…và luôn luôn phù hộ độ trì cho những ngƣời trong một dòng họ, một gia đình… Ba cấp độ - ba hình thức tín ngƣỡng này đã đƣợc bệ đỡ Phật giáo quy tụ, cố kết nhân tâm trong thể thống nhất cộng đồng dân tộc – làng xã – xóm làng. Từ thực tế lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã góp phần tích cực nhất định vào sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của con ngƣời Việt và đã trở thành một ấn tích giá trị tiêu biểu trong lịch sử tín ngƣỡng ngƣời Việt mấy ngàn năm. Đó cũng là một nét đặc trƣng của Phật giáo thời Trần. Do vậy, khi đánh giá vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian thì không thể bỏ qua những giá trị ấn tích cơ bản đó là: Sự cố kết cộng đồng làng xã – Quốc gia; phong phú tín ngƣỡng dân gian; nâng cấp tín ngƣỡng dân gian. Thứ nhất: Cố kết cộng đồng làng xã - Quốc gia Chƣa bao giờ trong lịch sử Phật giáo, số lƣợng tín đồ Phật tử lại đông đảo nhƣ vậy (Xem chƣơng 2). Sở dĩ nhƣ thế là do bản thân Triều đình nhà Trần, mặc dù tôn sùng đạo Phật, coi đạo Phật nhƣ là quốc đạo song không vì thế mà phủ nhận hay hạn chế sự phát triển các loại hình tín ngƣỡng bản địa đã có từ bao đời. Trái lại triều đình đã có những hành động bộc lộ sự tôn trọng tín ngƣỡng lâu đời của ngƣời dân qua việc cấp các sắc phong thần cho nhiều vị thần có công với dân20, với nƣớc; cho phép tôn tạo và sửa chữa nhiều đền miếu ở các địa hạt khác nhau…bản thân một số vị vua thời Trần cũng tôn sùng và thực hành những tín ngƣỡng nhƣ vậy (Xem phần chƣơng 3).
Với ƣu thế đó của nó, Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào tín ngƣỡng dân gian nhƣ tạo ra giá trị “cố kết cộng đồng làng xã”, “ứng xử của con ngƣời với thế giới tâm linh” (trƣớc cái chết). Qua đó, tâm hồn của mỗi con ngƣời Việt Nam trong cộng đồng làng xã đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi chùa, về Phật và đây chính là kết quả của sự phối hợp, kết tinh uyển chuyển nhuần nhuyễn trên các phƣơng diện nhƣ: Thứ nhất: Với sự thâm nhập và phát triển của Phật giáo đã tạo ra cái trục chính của sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời Việt suốt trong lịch sử Đại Việt và đến tận ngày nay. Từ khi Phật giáo du nhập và phát triển, dƣới thời Trần lại đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc phong kiến, đã hình thành nên nhiều trung tâm tín ngƣỡng lớn của đất nƣớc nhƣ trung tâm Dâu – Keo, trung tâm Thăng Long… Trong suốt chiều dài lịch sử đã hình thành phổ biến các trung tâm tín ngƣỡng lớn không chỉ trong triều đình mà hầu hết các làng – xã Việt Nam, hầu nhƣ làng xã nào cũng có chùa chiền với tƣ cách là nơi trung tâm sinh hoạt tín ngƣỡng của cộng đồng các thành viên của làng xã (Chƣơng 3 đã phân tích). Điều đáng quan tâm là các trung tâm Phật giáo thƣờng là nơi tụ hội các tín ngƣỡng khác nhau của ngƣời Việt Nam. Điều đó có thể thấy rõ qua các lớp cấu trúc của nhiều khu chùa tháp qua việc sắp xếp các lớp điện thờ trong các khu chùa tháp đó. Khái niệm Chùa của ngƣời Việt không chỉ là nơi thực hành Phật giáo mà còn là nơi thực hành nhiều loại hình tín ngƣỡng khác. Nhƣ vậy, chùa tháp đã đóng vai trò nhƣ một không gian tín ngƣỡng, quy tụ các chiều tín ngƣỡng khác nhau. Nó là cái trục cơ bản, cái nền tảng tín ngƣỡng của sự hội tụ các loại hình tín ngƣỡng của ngƣời Việt trong các làng Việt Nam. Thứ hai: Trong truyền thống tín ngƣỡng của triều đình đã xuất hiện những loại hình tín ngƣỡng chung của cộng đồng dân tộc – quốc của làng xã. Nhiều chùa, mùa an cƣ kiết hạ diễn ra vào tháng 5, chậm hơn các chùa khác do dân còn bận gặt hái chƣa xong. hay vào ngày lễ Vu Lan của Phật giáo - ngày lễ cầu nguyện cho ngƣời chết đƣợc siêu độ theo kinh Vu Lan Bồn (Ullambana). Nhƣng vì ngƣời Việt là những ngƣời thờ cúng tổ tiên nên ngày lễ này trở thành có ý nghĩa đặc biệt. Ngƣời ta tin rằng vào ngày này linh hồn ông bà, cha mẹ, hay ngƣời thân thích đã chết đƣợc xá tội trở về và con cháu phải cúng lễ cẩn thận. Do vậy, ở chùa các chƣ tăng không chỉ làm lễ phóng sinh (thả chim, cá, ốc…), mà đặc biệt hơn cả là các chƣ tăng cũng làm lễ chẩn tế cô hồn (hồn những ngƣời chết bơ vơ, không nơi nƣơng tựa, trở về xin ăn cháo). Hay vào ngày sinh của đức Phật (ngày Phật Đản), là ngày hội lớn của Phật giáo nhƣng do yếu tố dân gian của ngƣời Việt nên ngày này đã trở thành ngày lễ cầu mƣa của ngƣời dân. Ngƣợc lại, trong các hội làng thì cũng không thể thiếu đƣợc nghi lễ phóng sinh nhƣ thả chim, thả cá… nghi lễ này chính là của nhà Phật, thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả. Sự hội nhập giữa Phật giáo và dân gian dƣờng nhƣ không có sự tách bạch rạch ròi mà luôn xen lồng vào nhau. Hơn nữa, trong văn hóa tín ngƣỡng thời Trần, ngoài đời sống tâm linh, lễ hội vô cùng phong phú, điểm đặc sắc chính là việc phong thần và thần linh nấp bóng Phật giáo. Phật giáo ảnh hƣởng sâu rộng và giữ địa vị độc tôn và tuy tôn giáo này khi thâm nhập thực tế đã có những biến dạng mở đƣờng chấp nhận các thần linh của dân chúng, nhƣng mức độ triết lý tôn giáo của nó vẫn còn đủ sức uyên áo. Thậm chí, đƣợc sự nâng đỡ của triều đình, sự lấn át, sự cạnh tranh của Phật giáo đối với các tín ngƣỡng dân gian truyền thống đôi lúc diễn ra gay gắt. Việc triều đình nhà Trần thƣờng xuyên tổ chức sắc phong cho các thần linh nhằm thực hiện sự hợp nhất sức mạnh Thần - Ngƣời để bảo vệ ngai vàng của các đấng quân vƣơng. Nơi thờ tự của các thần linh thời Trần có khi đƣợc thờ trong đền miếu, cũng có khi đƣợc thờ cả trong chùa theo kiểu “Tiền Phật hậu thần” hay “Tiền thần hậu Phật”. Nguyên nhân của tình trạng trên là do, trong nhiều thế kỷ trƣớc đó cũng nhƣ dƣới triều Trần, các lý tƣởng Nho, Ðạo, Phật tồn tại bên cạnh nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau theo kiểu “Tam giáo đồng nguyên”. Khi lý tƣởng đã nhƣ vậy thì cách thờ tự, hệ thống lễ nghi cũng tƣơng ứng là điều dễ thấy. Nhƣ vậy, trong văn hóa tín ngƣỡng của nhà Trần đã đƣợc tập hợp thành hệ thống cho những thần nổi bật, dù mang dạng Phúc thần của Nho giáo, vẫn chứa đựng đầy tín ngƣỡng phồn thực của nhân dân, tín ngƣỡng Phật giáo mà quan điểm một nhà nƣớc nông nghiệp thấy có thể chia sẻ đƣợc và phải chia sẻ. Thứ hai, là về tƣợng Phật trong chùa: Phật giáo thời Trần đã để lại một số lƣợng lớn các tƣợng Phật gắn liền với các chùa. Sử sách cho biết, đến cuối đời, Pháp Loa đúc đƣợc hơn 1300 pho tƣợng, trong đó có pho tƣợng Di Lặc lớn đặt tại chùa Quỳnh Lâm. Pháp Loa cũng đã tổ chức lễ hội Nghìn Phật ở chùa Quỳnh Lâm trong 7 ngày đêm với nhiều chủng loại tƣợng Phật. Qua những tƣ liệu bi ký và tƣ liệu khảo cổ học, chúng ta có thể biết đó là các pho tƣợng Quan Âm, Quan Âm Thiên Thủ Đại Bi (Quan âm nghìn tay), Kim Cƣơng, các La Hán… Đặc biệt, qua Tam Tổ thực lục đƣợc biết, năm 1038, vua Trần Anh Tông đã cho đúc hai pho tƣợng của Trúc Lâm đệ nhất tổ (tức Trần Nhân Tông) bằng vàng, một pho để ở chùa Báo Ân, một pho để ở chùa Vân Yên. Ở chùa Phổ Minh hiện nay có pho tƣợng Trần Nhân Tông nằm theo kiểu tƣợng nhập niết bàn21. Trong tháp Huệ Quang trên núi Yên tử hiện nay vẫn còn pho tƣợng vua Trần Nhân tông bằng đá…[Xem 130, tr. 228 - 229]. Trải qua nhiều thế kỷ, các ngôi chùa Trần và các tƣợng phật hiện nay đã bị mất đi hay không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, những di tích đó vẫn là những bằng chứng sống động khẳng định sự đóng góp của Phật giáo đối với thời Trần nói riêng và của lịch sử Việt Nam nói chung. Chúng mãi là di sản của đất nƣớc, trở thành bảo tàng kiến trúc, bảo tàng điêu khắc, bảo tàng của những bi ký và của cả những ván in sách… Thứ ba, là về văn hóa chùa tháp: Phật giáo thời Trần đã để lại một di sản văn hóa chùa tháp với nhƣng lối kiến trúc rất riêng biệt22. Theo các nhà khoa học, sử sách ít nhắc đến việc nhà Trần xây dựng chùa là do họ đƣợc hƣởng một cơ ngơi đồ sộ có từ thời Lý; mặt khác nhà Trần phải tập trung tài chính để chống lại giặc ngoại xâm. Tuy nhiên đến thế kỷ 14, việc xây chùa diễn ra ồ ạt vì chiến tranh làm hƣ hỏng nhiều ngôi chùa. Ngôi chùa đƣợc sử sách nhắc đến sớm nhất là chùa Phổ Minh (Nam Định), đƣợc xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trƣờng Quang, phủ Thiên Trƣờng. Tiếp đến là những ngôi chùa đƣợc Pháp Loa xây dựng gồm chùa Anh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La, hiện nay ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), trƣớc đây là trụ sở Trung ƣơng của Giáo hội Trúc Lâm. Bên cạnh đó, Pháp Loa còn xây dựng hai khu chùa lớn là Báo Ân (Gia Lâm, Hà Nội) và Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh). Riêng ở chùa Báo Ân, năm 1314, ông đã cho xây dựng 33 cơ sở gồm phật điện, gác chứa kinh, tăng đƣờng… Ông còn xây dựng các am nhƣ Hồ Thiên, Chân Lạc, Yên Mã, Hạc Lai và mở rộng các khu chùa Thanh Mai và Côn Sơn. Nhà sƣ Trí Nhu, đệ tử của sƣ Pháp Loa đã xây dựng Tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy (tỉnh Ninh Bình) và tháp Hiển Diệu (Hoa Lƣ, Ninh Bình). Do ảnh hƣởng của giới quý tộc nên các chùa này có rất nhiều ruộng đất đƣợc cung tiến. Việc xây dựng chùa chiền sôi nổi trong xã hội thời bấy giờ đã đƣợc Lê Quát nhắc đến trên bia chùa Chiệu Phúc (Bắc Giang). Trong tác phẩm Truyền Kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ cũng nhắc đến tình hình này nhƣ sau: Các chùa Hoàng Giang, Đồng Cổ, Yên Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh…, dựng lên nhan nhản khắp nơi. Những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa số dân thường. Nhất là ở huyện Đông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

tải đủ 4 phần rồi giải nén



 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top