Garnell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần mở đầu
Nền kinh tế thị trường đã đưa thế giới bước vào vònh xoáy phát triển không ngừng trên mọi phương diện. Trong đó sự phát triển vượt trội của lĩnh vực kinh tế dẫ tạo tiền đề thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, sự phát triển này thể hiện rõ nhất ở quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế …bên cạnh sự phát triển này vẫn tồn tại nhiều vấn đề như khủng hoảng kinh tế chu kỳ; suy thoái đạo đức; phân hoá giàu cùng kiệt …vậy những thành tựu và tồn tại trên phải chăng bắt nguồn từ quy luật giá trị. quy luật giá trị là gì ?có vai trò như thế nào, biểu hiện và tác động ra sao đến quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày nay.
Thank thầy giáo Trần Việt Tiến đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này.


Nội dung
CHƯƠNG 1: QUY LUậT GIá TRị Và CáC VấN Đề Có LIÊN QUAN
1.1. Quy luật giá trị và các vấn đề có liên quan
1. 1. 1. Khái niệm giá trị hàng hoá:
Gía trị hàng hoá là lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá hay là chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá.
1. 1. 2 Quy luật giá trị - quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Nội dung của quy luật này: sản xuất và trao đổi hàng hoá thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết. Hay nói cách khác: sản xuất và trao đổi hàng hoá phải trên cơ sở lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá đó. Yêu cầu của quy luật này: sản xuất, trao đổi hàng hoá phải được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá. Những người sản xuất và trao đổi hàng hoá tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị, Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Điều này cắt nghĩa vì sao khi trình bày quy luật giá trị, một quy luật bao quát cả bản chất và các nhân tố cấu thành cơ chế tác động của nó. Do tầm quan trọng của cơ chế tác động và để tăng ý nghĩa thực tiễn của quy luật giá trị, những năm gần đây, các nhà khoa học thấy cần nhấn mạnh các nhân tố cạnh tranh, lượng tiền cần thiết cho lưư thông và cung cầu đối với sự biến động của giá cả thị trường và trình bày chúng thành các quy luật kinh tế riêng, song về nhận thức lý luận, chúng ta cũng chỉ nên coi chúng là những quy luật phát sinh từ quy nluật giá trị, hiểu thao nghĩa đầy đủ của quy luật này.
1. 1. 3. Mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá trị hàng hoá.
Quy luật giá trị biểu hiện qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản thành quy luật giá cả sản xuất( giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh) và thành quy luật giá cả độc quyền ( giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền). Nó tiếp tục tồn tại và hoạt động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộỉ các nước xã hội chủ nghĩa ở các nước và ở nước ta.
Ta xét mối quan hệ giũa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền với giá trị hàng hoá:
Gía cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Gía trị là cơ sở của giá cả. Khi quan hệ cung cầu cân bằng,giá cả hàng hoá cao hay thấp là ở giá trị của hàng hoá quyết định Trong diều kiện sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá tự phát lên xuỗngoay quanh giá trị tuỳ theo quan hệ cung cầu, cạnh tranh và sức mua của đồng tiền. Sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự lên xuống của giá cả trên thị trường. Tuy vậy, sự biến động của giá cả vẫn có cơ sở là giá trị, mặc dầu nó thường xuyên tách rời giá trị. Điều đó có thể hiểu theo hai mặt:
Không kể quan hệ cung cầu như thế nào, giá cả không tách rời giá trị xã hội. Nếu nghiên cứu sự vận động của giá cả trong một thời gian dài thì thấy tổng số giá cả bằng tổng só giá trị, vì bộ phận vượt quá giá trị sẽ bù vào bộ phận giá cả thấp hơn giá trị (giá cả ở đây là giá cả thị trường. Giá cả thị trường là giá cả sản xuất giữa người mua và người bán thoả thuận với nhau). Giá cả sản xuát là hình thái biến tướng của giá trị, nó bằng chi phí sản xuất của hàng hoá cộng với lợi nhuận bình quân. Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh do hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân nên hàng hoá không bán theo giá trị mà bán theo giá cả sản xuất Gía trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất không phải là phủ nhận quy luật giá trị mà chỉ lả biểu hiện cụ thể của quy luật giá trị trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh. Qua hai điểm dưới đây sẽ thấy rõ điều đó:
Tuy giá cả sản xuất của hàng háo thuộc ngành cá biệt có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị, nhưng tổng giá trị sản xuất của toàn bộ hàng hoá của tất cả các ngành trong toàn xã hội đều bằng tổng giá trị của nó. Tổng số lơi nhuận mà các nhà tư bản thu được cũng bằng tổng số giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
Giá cả sản xuất lệ thuộc trực tiếp vào giá trị. Gía trị hàng hoá giảm xuống, giá cả sản xuất giảm theo, giá trị hàng hoá tăng lên kéo theo giá cả sản xuất tăng lên.
Giá cả độc quyền: Trong giai đoạn tư bản độc quyền, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hàng hoá lên trên giá cả sản xuất và giá trị. Gía cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền vượt quá lợi nhuận bình quân. Khi nói giá cả độc quyền thì thường hiểu là giá cả bán ra cao hơn giá cả sản xuất và giá trị, đồng thời cũng cần hiểu còn có giá cả thu mua rẻ mà tư bản độc quyền mua của người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ ngoài độc quyền. Gía cả độc quyền không xoá bỏ giới hạn của giá trị hàng hoá, nghĩa là giá cả độc quyền không thể tăng thêm hay giảm bớt giá trị và tổng giá trị thặng dư do xã hội sản xuất ra; phần giá cả độc quyền vượt quá giá trị chính là phần giá trị mà những người bán ( công nhân, người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ…) mất đi. Nhìn vào phạm vi toàn xã hội, toàn bộ giá cả độc quyền cộng với giá cả không độc quyền về đại thể bằng toàn bộ giá trị.
1. 1. 4. Các quy luật có liên quan và mối quan hệ của chúng với quy luật giá trị.
a/ Quy luật lưu thông tiền tệ.
Còn sản xuất hàng hoá thì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một tất yếu khách quan. Nội dung của quy luật này thể hiện ở mối quan hệ giữa lượng tiền tệ phát hành với các nhân tố có liên quan. Các Mác trình bày nội dung của quy luật này qua côngh thức khái quát và công thức ở dạng cụ thể của nó:
ở dạng khái quát, nội dung của quy luật này là:
M = P.Q
V
Trong đó:
M là lượng tiền phát hành cần thiết cho lưu thông
P là mức giá cả hàng hoá, dịch vụ
Q là khối lượng hàng hoá, dịch vụ đem ra lưu thông
V là vòng quay trung bình của đồng tiền cùng loại

kết luận
Sự phát triển của nền kinh tế có sự góp phần quan trọng, đóng vai trò căn bản của quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của nền kinh tế hàng hoá nói chung và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay chịu sự chi phối mạnh của quy luật này. cũng như các quy luật khác, quy luật giá trị bên cạnh vai trò to lớn nó còn có những hạn chế không tránh khỏi, đòi hỏi cần có sự kết hợp một cách hợp lý để khắc phục những tiêu cực do nó đem lại. việc áp dụng quy luật giá trị đối với nước ta hiện nay trong nền kinh tế hỗn hợp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế dưới tác động ở tầm vĩ mô của nhà nước ở từng điều kiện cụ thể để tạo tiền đề cho nền kinh tế nước ta có khả năng chuẩn bị bước vào tiến trình hội nhập đầy thử thách không còn xa.



Mục lục
Trang
Mở đầu
Nội dung
Chương 1. Quy luật trá trị và các vấn đề có liên quan 2
1. 1. Quy luật giá trị và các vấn đề có liên quan 2
1.1.1. khái niệm giá trị hàng hoá 2
1.1.2. Quy luật giá trị – quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi
hàng hoá. 2
1.1.3. Mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá
trị hàng hoá. 2
1.1.4. Các quy luật có liên quan và mối quan hệ của chúng với quy luật giá trị. 4
1.2. vai trò của quy luật giá trị. 7
Chương 2. Vai trò của quy luật giá trị đối với sự 9
phát triển kinh tế thị trường ở việt nam.
2. 1. Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế thị trường 9
2. 1. 1. quá trình lưu thông vận chuyển được thực hiện chủ yếu bằng 9
cách mua bán với phạm vi ngày càng mở rộng, từ quốc gia tới khu
vực và quốc tế.
2. 1. 2. Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia
trao đổi trên thương trường. 10
2.1.3. Hoạt động mua bán phải được thực hiện thường xuyên ổn địmh trên cơ 10
sở một kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua bán diển ra thuận lợi
an toàn. 10
2.1.4. Nền kinh tế hiện đại bao gồm những doanh nhân biết thống nhất
mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị – xã hội nhân văn 10
2.1.5. Có sự quản lý của nhà nước. 11
2. 2. Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN về bản chất và cấu trúc. 11
2. 2. 1. Mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. 14
2. 2. 2. Vai trò của quy luật giá trị trong sự phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta. 14
2. 2. 3. Thực trạng quá trình hội nhạp kinh tế ở Việt Nam trong những năm
qua và triển vọng những năm tới. 19
2.3. Một số vấn đề sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị trong thời kỳ quá
độ tiến lên CNXH ở việt nam. 24
2. 3. 1. Chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hàng hoá là yêu cầu to
lớn của cách sản xuất hàng hoá ở một nước tiến lên từ nền sản xuất nhỏ. 24
2. 3. 2. Gắn chặt quá trình sản xuất hàng hoá XHCN với 3 quá trình cách
mạng XHCN là quy luật hình thành và phát triển sản xuất hàng hoá ở nước ta. 26
2. 3. 3. Gắn với phân công hộp tác nhà nước XHCN là đặc điểm thời đại và là
điệu kiện phát triển nhanh chóng sản xuất hàng hoá XHCN ở nước ta. 27
2. 3. 4. Phát huy tác dụng của quy luật giá trị trong kinh tế phi XHCN. 28
2. 3. 5. cần nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực. 29
2. 3. 6. Cần nâng cao vai trò quản lý của nhà nước. 29
2. 3. 7. Một số giải pháp giải quyết mâu thuẫn nãy sinh giữa việc phát triển nền
kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường với sự phân hoá giàu cùng kiệt dưới tác dụng
của quy luật giá trị. 29
2. 4. Bài học kinh nghiệm từ Trung quốc 25 năm cải cách và phát triển thành tựu
và triển vọng 35
2. 4. 1. Những thành tựu chủ yếu đạt được trong 25 năm qua về kinh tế do áp
dụng quy luật trị một cách có hiệu quả. 35
2. 4. 2 Triển vọng của tình hình Trung Quốc trong những thập niên đầu của thế
kỷ mới. 37
kết luận. 39


tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế chính trị ………… Đại học kinh tế quốc dân
2. Giáo trình kinh tế chính trị ………. …. . học viện chính trị quốc gia
3. Văn kiện đại hội đảngVIII,IX
4. Bản tin về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (số11 ra ngày 30/9/2002)
5. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế.
Học viện hành chính quốc gia hà nội
6. Giáo trình kinh tế quốc tế
Học viện tài chính kế toán hà nội
7. Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở việt nam
Phan Thanh Phố
8. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 2(82)2003
9. Tạp chí nhịp sống công nghiệp . số 13/2003
10. Tạp chí nghiên cứu trung quốc . số 6(52)-2003
11. Tạp chí “phát triển kinh tế” . số 6(23)-2000
12. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế … Đại học kinh tế quốc dân
13. cơ chế thị trường và sự đổi mới kinh tế ở nước ta …H. KHKT. 1994
14. Quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội …. . mác-lênin1984
15. kinh tế thị trường lý thuyết và thực tiễn –nxb hn-1993.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top