hoaithuong209

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái : Luận văn ThS. Dân tộc học: 60 22 70
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Văn hóa Việt Nam
Du lịch
Yên Bái
Dân tộc Thái
Miêu tả: 152 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Dân tộc học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Mô tả, phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục vụ du lịch và sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó. Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người cũng như những thay đổi của nó trong đời sống xã hội mới. Nhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong việc phát triển du lịch hiện nay ở Mường Lò
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Bảng danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4
3.1 Cơ sở lý thuyết 4
3.2 Phương pháp nghiên cứu 5
4. Mục đích nghiên cứu 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5.1 Đối tượng nghiên cứu 7
5.2 Phạm vi nghiên cứu 7
6. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn 8
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Kết cấu của luận văn 8
Chương 1. Tổng quan về văn hoá tộc người với hoạt động du lịch ở Yên Bái 10
1.1. Phân vùng văn hoá tộc người với hoạt động du lịch ở Yên Bái 10
1.1.1 Vùng văn hoá sông Hồng 11
1.1.2 Vùng văn hoá sông Chảy 12
1.1.3 Vùng văn hoá miền Tây 15
1.2. Địa danh Mường Lò và văn hoá tộc người Thái 25
1.2.1 Mường Lò xưa và nay 25
1.2.1.1 Mường Lò trong quá trình lịch sử 25
1.2.1.2 Mường Lò hiện nay 28
1.2.2 Văn hoá tộc người Thái ở Mường Lò 29
Tiểu kết chương 1 32
Chương 2. Các dạng thức văn hoá vật chất với hoạt động du lịch 33
2.1. Nhà cửa 33
2.2. Các nghề thủ công truyền thống 396
2.2.1 Các sản phẩm của nghề dệt 39
2.2.2 Các sản phẩm đan lát 44
2.3. Ẩm thực 45
2.3.1 Đồ ăn 45
2.3.1.1 Các món ăn chế biến từ gạo 46
2.3.1.2 Các món ăn chế biến từ các loại động vật 49
2.3.1.3 Các món ăn chế biến từ rau quả 58
2.3.1.4 Các loại gia vị và nước chấm 65
2.3.2 Đồ uống 69
2.3.2.1 Các loại rượu 69
2.3.2.2 Các loại nước được chế biến từ búp, lá, củ và rễ cây 70
2.4 Các dạng thức khác 71
2.4.1 Các di tích, danh lam thắng cảnh 71
2.4.2 Suối nước nóng 73
2.4.3 Chợ văn hoá Mường Lò 74
Tiểu kết chương 2 74
Chương 3. Các yếu tố văn hoá tinh thần với hoạt động du lịch 76
3.1 Ngôn ngữ, chữ viết 76
3.2 Lễ tết 77
3.2.1 Tết nguyên đán 77
3.2.2 Lễ hội “xên mường” (cúng mường) 79
3.2.3 Lễ hội “xên bản” (cúng bản) 81
3.2.4 Sàn diễn “hạn khuống” 82
3.2.5 Lễ hội “lồng tồng” (xuống đồng) 85
3.2.6 Lễ hội hoa ban 86
3.2.7 Lễ “xên đông” (cúng rừng) 88
3.2.8 Tết “xíp xí” (14/7 âm lịch) 89
3.3 Tôn giáo – tín ngưỡng 91
3.4 Dân ca, dân vũ, dân nhạc 95
3.4.1 Dân ca 96
3.4.2 Dân vũ 97
3.4.3 Nhạc cụ dân gian 102
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
3.5 Các trò chơi dân gian 105
3.5.1 Ném còn 105
3.5.2 “Tó mắc lẹ” (chọi quả lẹ) 108
3.5.3 Chơi đu 110
3.6 Văn học dân gian 111
3.7 Y học dân gian 112
Tiểu kết chương 3 115
Chương 4. Tác động của hoạt động du lịch đối với các giá trị
văn hoá Thái ở Mường Lò 116
4.1 Những tác động tích cực 117
4.2 Những tác động tiêu cực 123
4.3 Một số giải pháp khắc phục 130
Tiểu kết chương 4 133
Kết luận 134
Tài liệu tham khảo
Phụ lục8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CTQG: Chính trị quốc gia
DLTC: Danh lam thắng cảnh
DLST: Du lịch sinh thái
DLST – VH: Du lịch sinh thái – văn hoá
DLVH – ST: Du lịch văn hoá – sinh thái
DTLSCM: Di tích lịch sử cách mạng
DTLSVH: Di tích lịch sử văn hoá
DTKCH: Di tích khảo cổ học
ĐHQG: Đại học quốc gia
GD: Giáo dục
GTVT: Giao thông vận tải
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHXH: Khoa học xã hội
LĐ: Lao động
LĐ - XH: Lao động xã hội
NXB: Nhà xuất bản
UBND: Uỷ ban nhân dân
VH: Văn hoá
VHDT: Văn hoá dân tộc
VHTT: Văn hoá thông tin
VHTT & DL: Văn hoá, thể thao và du lịch
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng khách du lịch và doanh thu qua các năm của tỉnh Yên Bái
(trang 24).
Bảng 2: Bảng thống kê thu nhập từ một số ngành nghề kinh doanh phục vụ du
lịch ở Mường Lò, năm 2009 (trang 119).
Bảng 3: Bảng thống kê đối tượng nghiên hút, trộm cắp tài sản ở thị xã Nghĩa
Lộ (Từ năm 2004 đến năm 2010), (trang 124).10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu
hưởng thụ của con người cũng không ngừng được nâng cao, trong đó nhu cầu về du
lịch ngày càng lớn và đa dạng. Hoạt động du lịch đã chuyển từ chỗ đơn giản là kinh tế
du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người trở thành hoạt động trong đời
sống tinh thần. Trong du lịch, có nhiều hình thức khác nhau như du lịch sinh thái, du
lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch hành
hương, … trong đó, du lịch văn hóa tộc người là một nhu cầu thiết yếu. Đây được xem
là một hình thức du lịch tổng hợp, vừa mang các yếu tố của du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái và du lịch mạo hiểm. Có thể nói, loại hình du lịch này hiện đang có tiềm năng
và tương lai hứa hẹn nhất.
Đối với các tộc người, đặc biệt là các tộc người thiểu số ở đâu cũng có nền văn
hoá dân gian vô cùng phong phú. Vì thế, ngoài khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thì
văn hóa tộc người là cơ sở quan trọng để hình thành nên sức hấp dẫn của những
chương trình du lịch. Ở Việt Nam, dẫu vậy, loại hình du lịch này mới chỉ được hình
thành từ những năm cuối của thế kỷ XX và đến nay cũng phát triển chưa đồng đều. Du
lịch văn hoá tộc người giúp cho bạn bè thế giới hiểu về văn hóa Việt Nam nói chung
cũng như giúp cho đồng bào mình trong đại gia đình dân tộc Việt Nam hiểu về nhau
hơn.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu khởi động
trong những năm gần đây. Ngoài du lịch tâm linh, du lịch sinh thái thì du lịch văn hóa
là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các nhà nghiên cứu đã chia Yên Bái làm ba vùng văn hóa
với các đặc điểm khác nhau là: Vùng văn hóa sông Hồng (gồm thành phố Yên Bái, các
huyện Trấn Yên và Văn Yên) với đặc thù văn hóa vật thể; vùng văn hóa Thu Vật (gồm
các huyện Yên Bình và Lục Yên) với đặc thù của văn hóa phi vật thể và vùng văn hóa
Miền Tây (gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải)
với các đặc trưng phi vật thể đặc sắc của nhiều tộc người thiểu số. Trong số đó, tiểu
vùng văn hóa Mường Lò được đặc biệt chú ý. Mường Lò hiện nay bao gồm toàn bộ thị
xã Nghĩa Lộ với 4 phường là: Tân An, Trung Tâm, Pú Chạng và Cầu Thia cùng 3 xã là
Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc và 6 xã vùng thấp của huyện Văn Chấn là: Sơn A,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Phù Nham. Diện tích vùng lòng
chảo này là 2.300ha với số dân là hơn 60.000 người, trong đó hơn 50% là người Thái
(chủ yếu là nhóm Thái Đen); ngoài ra là các tộc Kinh, Tày, Mường, …Nơi đây, được
biết đến là một vùng văn hóa dân gian đặc sắc của nhiều tộc người, đặc biệt là văn hóa
Thái. Có lẽ, ít có nơi nào văn hóa Thái còn giữ được nhiều nét truyền thống như
Mường Lò, từ nếp nhà sàn với biểu tượng “khau cút” đến nghề dệt thổ cẩm cùng trang
phục, phong cách ẩm thực, các lễ hội độc đáo; những điệu “khắp” trữ tình, những điệu
khèn, pí da diết; những vòng xòe cùng nhiều thiên truyện thơ nổi tiếng. Tất cả những
viên ngọc quý đó đã và đang được bảo tồn, phục vụ hoạt động du lịch bằng chính bản sắc
văn hóa tộc người.
Với ý nghĩa như vậy, chúng tui quyết định chọn đề tài “Văn hóa Thái với hoạt
động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Văn hóa Thái ở Mường Lò đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để
tâm từ lâu nhưng đó chỉ là cái nhìn chung trong tổng thể văn hóa Thái ở Tây Bắc và ở
Việt Nam. Có lẽ, những tác phẩm đầu tiên nhắc đến người Thái ở vùng Văn Chấn,
Nghĩa Lộ sớm nhất và khái quát nhất có thể kể đến như: “Kiến văn tiểu lục” của Lê
Quý Đôn (viết năm 1777); “Hưng hóa ký lược” của Phạm Thật Duật (viết năm 1856);
“Hưng Hóa xứ phong thổ lục” của Hoàng Bình Chính (viết năm 1778) hay “Hưng
Hóa dư địa chí” của một sử gia thời Nguyễn. Trong những tác phẩm này, các tác giả
viết về nhiều vùng, nhiều tộc người khác nhau trên đất Hưng Hoá (trong đó có vùng
Mường Lò, Yên Bái hiện nay). Các tác giả có đề cập đến việc ở vùng này có tộc người
Thái (với hai ngành Thái đen và Thái trắng) và điểm sơ qua một số phong tục tập quán
mà họ nhận thấy trong quá trình điền dã chứ chưa đi vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể
nào trong xã hội tộc người đó.
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, một số nhà dân tộc Việt Nam tập trung
nghiên cứu về người Thái vùng Tây Bắc nói chung, trong đó có người Thái vùng lòng
chảo Mường Lò. Một số tác phẩm có thể đến là: cuốn “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân
tộc Thái” do Đặng Nghiêm Vạn (cb) của NXB KHXH, H, 1977 hay tác giả Cầm
Trọng với những cuốn “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, NXB KHXH, H, 1978
hay “Mấy vấn đề về lịch sử kinh tế - xã hội cổ đại của người Thái Tây Bắc Việt Nam”,
NXB KHXH, H, 1987; “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam”, NXB CTQG, H.12
1995; và cuốn “Văn hóa Thái Việt Nam”, NXB VHDT, H, 1995, tác giả viết chung với
Phan Hữu Dật. Các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn có tác phẩm “Sơ lược giới
thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”, NXB KHXH, H, 1968. Trong
những công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của xã
hội tộc người như nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam (trong đó có nhắc đến ngành
Thái Đen di cư đầu tiên vào vùng Mường Lò và đến nay vẫn coi đây là quê tổ của
mình); các hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa như: ăn uống, mặc, ở, đi lại, một số
nét cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo, các nghi lễ tộc người, các loại hình văn học nghệ
thuật; các vấn đề về gia đình và xã hội như sự xuất hiện của những hình thái hôn nhân
đầu tiên, hệ thống thân tộc và các hình thái xã hội sơ khai, sự phát triển của kinh tế -
xã hội cổ truyền, … Trong những tác phẩm này, văn hoá Thái Mường Lò cũng được
nhắc đến trong bức tranh chung của văn hoá Thái Việt Nam. Việc nghiên cứu văn hóa
Thái trong các loại hình văn hóa thung lũng, văn hóa kỹ thuật tiền công nghiệp với các
thiết chế xã hội và hệ thống tư tưởng đặc trưng cũng đã được xem xét đến song nó
cũng chỉ là những nghiên cứu trong cái tổng thể như đã nói.
Ngoài ra, một số tác phẩm chuyên khảo về một vấn đề cụ thể của văn hóa Thái
cũng đã được nghiên cứu và xuất bản như: “Nhà sàn Thái” của các tác giả Hoàng Nam
và Lê Ngọc Thắng, NXBVH, H; Lâm Tô Lộc với “Xòe Thái”, NXBVH, H, 1985;
“Nghệ thuật trang phục Thái” của tác giả Lê Ngọc Thắng, NXB VHDT, H, 1990; hay
Đỗ Thúy Bình với “Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”,
NXBKHXH, H, 1994, … Các công trình này cũng đều nói đến văn hóa Thái ở Mường
Lò (chủ yếu là nhóm Thái Đen) nhưng đó cũng chỉ là những nét văn hóa chung trong
văn hóa Thái ở Tây Bắc, văn hóa Thái ở Việt Nam mà Mường Lò là một bộ phận
không thể thiếu.
Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái cũng đã có những ấn phẩm nghiên cứu
về văn hóa Thái vùng Mường Lò như: “Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái
Đen ở Mường Lò” của các tác giả Hoàng Thị Hạnh, Lò Văn Biến, Nguyễn Mạnh
Hùng, NXBVHTT, H, 2005 hay các tác phẩm của Hà Lâm Kỳ như “Mỗi nét hoa văn”;
“Từng vuông thổ cẩm” giới thiệu về văn hóa các tộc người ở Yên Bái, trong đó đặc
biệt chú ý đến văn hóa Thái ở Mường Lò. Ngành VHTT và DL tỉnh Yên Bái cũng đã
có nhiều chương trình nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Thái như việc khôi
phục 6 điệu xòe cổ, mở các lớp học chữ Thái, khôi phục sàn diễn dân gian “hạn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
khuống”, tổ chức “xên mường”, “xên bản”, các trò chơi dân gian như “tó măk lẹ”, chơi
đu, … tiến hành quay phim, chụp ảnh nhằm bảo tồn các lễ hội truyền thống, các phong
tục tập quán tốt đẹp của đồng bào.
Trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương cũng có những bài viết, giới
thiệu về văn hóa Thái vùng Mường Lò. Những năm gần đây, việc xuất bản những ấn
phẩm quảng bá về văn hóa Thái vùng Mường Lò đã bắt đầu được chú ý nhằm phục vụ
cho hoạt động du lịch như: Tuần văn hoá Mường Lò, chương trình “Du lịch về cội
nguồn”, …
Tuy là thế, nhưng văn hóa Thái Mường Lò cần một cái nhìn toàn diện hơn, hệ
thống hơn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi du lịch văn hóa đã và đang trở thành
một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều du khách không chỉ ở Việt Nam mà cả
quốc tế các giá trị văn hóa nơi đây càng phải được xem xét cụ thể, đúng đắn để có kế
hoạch khai thác phục vụ phát triển du lịch một cách khoa học và bền vững. Làm sao để
vừa khai thác được các giá trị văn hóa phục vụ du lịch, nâng cao đời sống kinh tế tộc
người vừa lấy du lịch làm hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của tộc người một cách hữu hiệu nhất.
3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Cơ sở lý thuyết.
Du lịch là một ngành kinh tế còn mới đối với Việt Nam, du lịch văn hóa lại là
một yếu tố mới hơn nữa, nó mới chỉ được khai thác trong những năm gần đây. Văn
hóa và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tác động chi phối lẫn nhau, đó là việc bảo
tồn các giá trị văn hóa nói chung và đưa các giá trị văn hóa vào khai thác phục vụ phát
triển du lịch như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Đồng thời, du lịch đã tác động trở lại
với văn hóa ra sao? Đó là các vấn đề đặt ra mà các nhà nghiên cứu văn hóa phục vụ du
lịch đang quan tâm. Trong đề tài luận văn của mình, chúng tui đã sử dụng một số lý
thuyết để nhìn nhận và lý giải một số vấn đề xuất hiện trong quá trình nghiên cứu, có
thể kể đến như:
Dựa trên thuyết lựa chọn duy lý của Fredik Barth, chúng tui có thể giải thích
các vấn đề như sự phát triển mạnh mẽ của các nghề thủ công truyền thống (dệt thổ
cẩm, đan lát); các sản phẩm dệt theo cách thủ công ngày càng hiếm mà thay
vào đó là các sản phẩm dệt máy là phổ biến; nhà cửa hiện nay không còn xây cất theo
lối truyền thống là nhà sàn kiểu “bê tông”; hay vấn đề mâu thuẫn giữa các gia đình14
trong kinh doanh dịch vụ du lịch; … Theo chúng tôi, ta có thể giải thích hiện tượng
này bằng tư duy duy lý của tộc người, để phát triển được du lịch, họ đã lựa chọn
những hình thức có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận
cao nhất.
Thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward có thể áp dụng để giải thích những
điều thú vị trong văn hóa ẩm thực của tộc người Thái vùng Mường Lò. Những món ăn,
đồ uống của đồng bào gắn với môi trường sinh sống của tộc người, họ là những cư dân
nông nghiệp ruộng nước vùng thung lũng, sống men theo những con suối, phía sau là
những cánh rừng thấp. Vậy nên, những món ăn gắn với những dòng suối, những khu
rừng là điều dễ nhận thấy.
Chữ Thái được khôi phục qua các lớp học trong những năm gần đây. Có thể
giải thích theo thuyết tương đối ngôn ngữ của Benjamin Whorf về vai trò của việc giáo
dục ngôn ngữ trong việc duy trì hay tái sản sinh văn hóa. Dưới sự tác động của ngôn
ngữ đến các cá thể hay là sự truyền tải giá trị và mô thức văn hóa, qua đó văn hóa
được tái sản sinh.
Thuyết tương đối văn hóa có thể sử dụng để giải thích những vấn đề nảy sinh
trong quá trình phát triển du lịch ở đây. Ví như hiện tượng mời rượu khách của người
Thái, ta có thể chấp nhận tính đa dạng của hệ thống văn hóa.
Lý thuyết khu vực lịch sử - văn hoá hay khu vực lịch sử - dân tộc học có thể
giúp giải thích các hiện tượng giống nhau và khác nhau của văn hoá các tộc người
cùng sinh sống trên một vùng sinh thái nhất định. Lý thuyết này cũng có thể áp dụng
để so sánh và giải thích những hiện tượng giống và khác nhau của văn hoá Thái với
văn hoá các tộc người trong vùng.
hay có thể vận dụng thuyết khuếch tán văn hóa của Ruth Benedict để giải
thích những vấn đề như: ảnh hưởng của văn học các tộc người Mường, Khơ Mú đến
văn học tộc người Thái ở Mường Lò.
Hay theo lý thuyết hậu hiện đại luận, có thể nhìn nhận khá nhiều vấn đề trong
việc thay đổi dần các yếu tố truyền thống không còn phù hợp để phục vụ cho hoạt
động du lịch trong điều kiện mới như: việc chuyển hệ thống chuồng trại ra khỏi gầm
nhà sàn, thay đổi kết kết cấu mái lợp nhà sàn, các lễ hội được mở rộng mang tính chất
quảng bá nhiều hơn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
Tất cả những lý thuyết này đều được vận dụng để giải thích cho các trường hợp
cụ thể xuất hiện trong luận văn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành được luận văn này, chúng tui đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu, trong đó điển hình là:
Kết hợp giữa thu thập tài liệu định lượng và phân tích định tính. Chúng tui áp
dụng các phương pháp này trong việc: thiết lập công cụ điều tra để thu thập về các giá
trị văn hóa Thái ở Mường Lò và việc sử dụng các giá trị văn hóa này hiện nay như thế
nào để phục vụ du lịch? Tình hình khai thác các dịch vụ phát triển du lịch tác động đến
kinh tế, văn hóa như thế nào ở vùng Mường Lò trong vài năm gần đây, kết hợp với
việc tìm kiếm các số liệu thống kê và báo cáo điều tra từ các nguồn có sẵn; quan sát
trực tiếp, phỏng vấn sâu, đặc biệt là các cuộc phỏng vấn mở trên địa bàn nghiên cứu,
coi trọng tiếng nói của người trong cuộc.
Phương pháp nghiên cứu điền dã và quan sát tham gia được đặc biệt chú ý để
hiểu về vai trò của các giá trị văn hóa đối với tộc người, họ ứng xử với văn hóa đó như
thế nào? Những tri thức văn hóa và hiện vật văn hóa của họ là gì? Ý nghĩa của nó ra
sao? Họ muốn khai thác để phục vụ du lịch dưới góc độ và mức độ nào?, …Tất cả
những vấn đề trên phải có thực địa, phải quan sát và phỏng vấn cư dân bản địa để có
câu trả lời thiết thực.
Phương pháp lịch sử - so sánh cũng được chúng tui chú trọng khi nghiên cứu về
sự vận động của tộc người trong cái chung của các tộc người khác ở vùng Mường Lò,
đặc biệt trong việc kết hợp các giá trị văn hóa phục vụ nhu cầu đa dạng của du lịch.
Ngoài ra, các phương pháp như thống kê dữ liệu, so sánh, bảng biểu, … cũng
được sử dụng trong việc thu thập và xử lý thông tin của luận văn.
4. Mục đích nghiên cứu.
1. Thông qua việc mô tả, phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục
vụ du lịch và sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó.
2. Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người cũng
như những thay đổi của nó trong đời sống xã hội mới.
3. Nhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong
việc phát triển du lịch hiện nay ở Mường Lò.16
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
5.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả các giá trị văn hóa của tộc người
Thái (chủ yếu là nhóm Thái Đen) ở vùng lòng chảo Mường Lò đã, đang và sẽ được
khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch của địa phương.
5.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Văn hóa là một khái niệm rất rộng và thường được hiểu là bao gồm “tất cả
những gì con người tạo nên trong quá trình lao động chân tay và lao động trí óc để
thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của mình”1. Trong phạm vi đề tài nghiên
cứu này, chúng tui chỉ nghiên cứu các giá trị văn hóa của tộc người đã, đang và sẽ
phục vụ cho lĩnh vực du lịch của địa phương mà thôi. Cụ thể là một số dạng thức của
văn hóa vật chất như: nhà cửa; các nghề thủ công truyền thống; văn hóa ẩm thực; ….
và một số yếu tố của văn hóa tinh thần như lễ hội; các hoạt động dân ca, dân vũ, dân
nhạc; các trò chơi dân gian; các loại hình văn học dân gian; các hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng; ….
Địa bàn nghiên cứu được tập trung ở vùng lòng chảo Mường Lò (theo địa giới
hành chính) hiện nay và mở rộng ra toàn vùng văn hoá Mường Lò trước kia2. Đây là
địa bàn tập trung số lượng tộc người Thái đông nhất trong tỉnh, đồng thời đồng bào
cũng giữ được các giá trị văn hóa tộc người đậm nét nhất. Tỉnh Yên Bái cũng chọn đây
là địa bàn trọng tâm để phát triển loại hình du lịch văn hóa tộc người, mà điển hình là
tộc người Thái. Khi xem xét các giá trị văn hóa nói chung để phục vụ cho du lịch
chúng tui nhìn nhận trên địa bàn toàn vùng song với một số phân tích cụ thể chúng tôi
chọn những địa bàn nhỏ, điển hình ở các phường, xã để phân tích.
Ngoài ra, trong luận văn còn mở rộng địa bàn nghiên cứu tới các xã khác của
huyện Văn Chấn và các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu để tham khảo và so sánh.
3.2.2 Lễ hội “xên mương” (cúng mường).
Hàng năm, khi hoa ban nở trắng đất Mường Lò là người Thái lại tổ chức lễ “xên
mương”. Lễ thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, thường từ 15 tháng giêng đổ lại.
Địa điểm được chọn thường là nhà “chảu mương” (chủ mường), trên một khoảng sân
rộng. Ông mo là người chủ lễ. Trong lễ “xên mương”, không chỉ diễn ra các hoạt động
tín ngưỡng dân gian mà còn là nơi diễn ra các trò chơi truyền thống của tộc người rất
náo nhiệt.
Trong tiếng Thái “xên” có nghĩa là cúng. Đây là lễ cúng trời đất, tổ tiên, thần
linh để cầu mong một năm mới tốt lành. Đây còn là dịp để củng cố tình đoàn kết cộng
đồng. Đối tượng mà người Thái cầu cúng trước hết là các bậc siêu nhiên, đấng sáng
tạo ra vũ trụ và vạn vật như: chủ thiên cõi trời, chủ đặt trời, bốn phương trời, năm
phương đất, chủ dựng trời dựng đất, … Tiếp đó là những bậc có công khai phá nên đất
Mường Lò như: chủ Tạo Xuông, Tạo Ngần, Cụ Tạo Lò, ông Tạo Đúc, Tạo Đẩu, Lò Lỳ,
Lặn Ly, Lạng Ngoạng, Lạng Quạng, Lạng Chượng. Ngoài ra, trong lễ “xên mương”
của người Thái Mường Lò còn cúng các vị lãnh tụ nghĩa quân xưa đã lãnh đạo nhân
dân các dân tộc vùng Mường Lò đánh đuổi giặc Cờ Vàng như: Cầm Hánh, Cầm Tám,
Cầm Hiệp, Cầm Chiêu, Cầm Tú1.
Trong lễ này phải mổ hai con trâu (một con đen, một con trắng). Cả hai con đều
được đem buộc ở cột mường (đắc mưởng) và giết ngay tại đó sau khi ông mo đã có lời
trình tấu chúa mường xin phép cho giết trâu cúng mường.
Gần cột mường, dựng ba sàn theo trình tự: sàn thứ nhất cao 40cm cho thiên ăn;
sàn thứ hai cao 90cm (bên trái) cho hạ giới ăn; sàn thứ ba cao 50cm (bên phải) để các
vật dụng cúng cho cả thiên và hạ giới. Sàn thứ nhất đặt hai đầu trâu, tám chiếc chân
trâu, bốn chiếc xương sườn và hai chậu tiết. Tất cả đều là đồ sống. Sàn thứ hai, xếp hai
mâm thức ăn chín với đủ các món chế biến từ thịt trâu như: thịt xiên nướng, thịt băm
gỏi, gỏi, pá lạp, xào, luộc, hấp, mỗi món từ hai đĩa trở lên. Sàn thứ ba để các vật như:
áo của chủ mường, một cuộn vải màu trắng, một cuộn vải màu đen, một cuộn vải thổ
cẩm, một chiếc vòng cổ bằng bạc, nhiều vòng tay bằng bạc, một chiếc đĩa đặt tiền
bằng bạc , ba chiếc “taleo” (phiên đan mắt cáo). Mỗi mâm cúng đặt mười đôi đũa,
mười chiếc chén, hai coóng khẩu (giỏ đựng cơm), hai bát nước canh, một đĩa muối, hai
bát nước lã, một bát gạo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện qua thái độ, cử chỉ - hành động và ngôn ngữ Luận văn Sư phạm 0
L Tác động của văn hóa đọc đến việc học tập môn ngữ văn của học sinh THPT (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Tây Thụy Anh, Thái Thụy, Thái Bình) Luận văn Sư phạm 0
S Văn hóa doanh nghiệp của Công ty CP Thép Thái Bình Dương thực tiễn, bài học kinh nghiệm và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
P Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên Địa lý & Du lịch 2
B Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình Địa lý & Du lịch 3
J Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải Địa lý & Du lịch 2
H Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) Văn hóa, Xã hội 0
K Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ ( Xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) Văn học 0
O Bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Kinh tế chính trị 2
H Văn hóa Ấn Độ trong danh sách của Hồ Anh Thái Văn học 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top