Chuyên đề Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (14 đề)
Chuyên đề1 : Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945
Đề 1 : ĐÂY MÙA THU TỚI – Xuân Diệu
1/ Cảm giác chung của bài thơ là buồn. Buồn vì hàng liễu rũ. Buồn vì cái lạnh len lỏi đây đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì có sự chia lìa, tan tác từ hoa cỏ, chim muông tới con người. Buồn vì có một cái gì như là nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ, phảng phất ở không gian và lòng người.
Hồi ấy, khi bài thơ ra đời (rút trong tập Thơ thơ – 1938) mùa thu là mùa buồn, tuy thường là nỗi buồn man mác có cái vẻ đẹp và cái nên thơ riêng của nó. Thực ra đây là một cảm hứng rất tự nhiên và có tính truyền thống về mùa thu của thơ ca nhân loại (Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... cũng như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...). Bài Đây mùa thu tới cũng nằm trong truyền thống. Nhưng cảnh thu của thơ Xuân Diệu có cái mới , cái riêng của nó. Ấy là chất trẻ trung tươi mới được phát hiện qua con mắt “Xanh non” của tác giả, là sức sống của tuổi trẻ và tình yêu, là cái cảm giác cô đơn “run rẩy” của cái tui cá nhân biểu hiện niềm khao khát giao cảm với đời.
Cảm giác chung, linh hồn chung ấy của bài thơ đã được thể hiện cụ thể qua các chi tiết, các câu thơ, đoạn thơ của tác phẩm.
2/ Đoạn một:
Trong thi ca truyền thống phương Đông, oanh vàng liễu biếc thường để nói mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Người ta dành sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa để diễn tả mùa thu. Xuân Diệu lại thấy tín hiệu của mùa thu trước hết n ơi những hàng liễu rũ bên hồ.
Trong thơ Xuân Diệu, dường như đầu mối của mọi so sánh liên tưởng là những cô gái đẹp. Vậy thì những hàng liễu bên hồ, cành mềm, lá mướt dài rũ xuống thướt tha, có thể tưởng tượng là những thiếu nữ đứng cúi đầu cho những làn tóc dài đổ xuống song song... Là mái tóc mà cũng là những dòng lệ (lệ liễu). Những dòng lệ tuôn rơi hàng nối hàng cùng chiều với những áng tóc dài.
Vậy là mùa thu của Xuân Diệu tuy buồn mà vẫn đẹp, và nhất là vẫn trẻ trung. Ở hai câu đầu của đoạn thơ, nhà thơ khai thác triệt để thủ pháp láy âm để tạo nên giọng điệu buồn, đồng thời gợi tả cái dáng liễu (hay những áng tóc dài) buông xuống, rủ mãi xuống. Những “nàng liễu” đứng chịu tang một mùa hè rực rỡ vừa đi qua chăng?
Tin thu tới trên hàng liễu, nhà thơ như khẽ reo lên “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Đàng sau tiếng reo thầm, ta hình dung cặp mắt long lanh, trẻ trung của nhà thơ. Mùa thu của Xuân Diệu không gợi sự tàn tạ, mà như khoác bộ áo mới tuy không rực rỡ, nhưng mà đẹp và thật là thơ mộng rất phù hợp với mùa thu: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.
3/ Ở hai đoạn hai và ba, nhà thơ chủ yếu cảm nhận mùa thu bằng xúc giác: sương lạnh, gió lạnh. Có lẽ cái lạnh không chỉ đến với nhà thơ bằng xúc giác. Ông đem đến thêm cho cảnh thu cái run rẩy của tâm hồn mình nữa chăng? Một tâm hồn rất nhạy cảm với thân phận của hoa tàn, lá rụng, những nhánh cây gầy guộc trơ trụi... Chúng đang rét run lên trước gió thu! Lại một thành công nữa trong thủ pháp láy âm “những luồng run rẩy rung rinh lá”.
Cái rét càng dễ cảm giác ở nơi trống vắng, nhất là cảnh trống vắng ở những bến đò. Bến đò là nơi lộng gió. Bến đò lại là nơi tụ hội đông vui. Thu về, gió lạnh, người ta cũng ngại qua lại bên sông. Xuân Diệu đã diển tả cái lạnh bằng một câu thơ đặc sắc “Đã nghe rét mướt luồn trong gió”. Một chữ “luồn” khiến cái rét như được vật chất hóa hơn, có sự tiếp xúc da thịt cụ thể hơn.
4/ Đoạn bốn
Nguyễn Du nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây người cũng buồn mà cảnh cũng buồn. Buồn nhất là sự trống vắng và cảnh chia lìa. Cả bài thơ gợi ý này, nhưng đến đoạn cuối nhà thơ mới nói trực tiếp như muốn đưa ra một kết luận chăng:
Mây vẫn từng không chim bay đi
Khi trời u uất hận chia li
Tuy nhiên cảm giác về mùa thu, tâm sự về mùa thu là một cái gì mông lung, làm sao có thể kết luận thành một ý nào rõ rệt. Vậy thì tốt nhất là nói lửng lơ:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì?
Lời kết luận nằm ở trong lòng những thiếu nữ đứng tựa cửa bâng khuâng. Nét mặt các cô thì buồn và cặp mắt các cô thì nhìn ra xa, nghĩa là không nhìn một cái gì cụ thể – chắc hẳn là đang nhìn vào bên trong lòng mình để lắng nghe những cảm giác buồn nhớ mông lung khi mùa thu tới. Lời kết luận không nói gì rõ rệt nhưng lại gợi mở rất nhiều cảm nghĩ cho người đọc.
Trong tập Trường ca, Xuân Diệu từng viết: Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn. Và người nào chỉ có một thân thì cần một người khác (...) Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những hồn cô đơn thảo ra những tiếng thở dài để gọi nhau”.
Đó phải chăng cũng là tâm trạng của tác giả Đây mùa thu tới và của những thiếu nữ trong bài thơ này chăng?
Đề 2 : TRÀNG GIANG của Huy Cận
Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ – Đây là một hồn thơ buồn, nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa.
Bài thơ Tràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặc điểm phong cách nói trên.
1/ Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na “ sông dài” không có được sắc thái trừu tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt, con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, trong tâm tưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác Tràng giang ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ – Lửa thiêng)
2/ Khổ một: Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những gợn sóng nhỏ nhấp nhô “điệp điệp” với nhau trên mặt nước mông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo con thuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song.
Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự chia lìa của “thuyền về nước lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củi lìa rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược. Thử tưởng tượng: một cành củi khô gầy guộc chìm nổi giữa bát ngát tràng giang... Buồn biết mấy!
3/ Khổ hai: Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợi lên ở cái tiếng xào xạc chợ chiều đã vãn từ một làng xa nơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có thoáng hơi tiếng của con người đấy, nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ, chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ đột ngột đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ thêm để càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành cô liêu hơn:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
4/ Khổ ba: Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần phủ định:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật...
Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa là hoàn toàn không bóng người hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sông nước.
Chỉ có những cánh bèo đang trôi dạt về đâu: lại thêm một hình ảnh của cô đơn, của tan tác, chia lìa.
5/ Khổ bốn: Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói về cảnh hoàng hôn thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời:
Chim hôm thoi thóp về rừng
(Nguyễn Du)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Chim mỏi về rừng tìm chốn trú
(Hồ Chí Minh)
Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là một cánh chim chiều trong “thơ mới”, nên nó nhỏ nhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chim nghiêng cánh nhỏ) trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống.
Người ta vẫn nói đến ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người. Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Tác giả Tràng giang tuy nói “không khói hoàng hôn” nhưng chính là đã bằng cách ấy đưa thêm “khói hoàng hôn Thôi Hiệu” vào trong bài thơ của mình để làm giàu thêm cái buồn và nỗi nhớ của người lữ thứ trước cảnh tràng giang.
6/ Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều.
Một nhà cách mạng hoạt động bí mật thời Pháp thuộc mỗi lần qua sông Hồng lại nhớ đến bài Tràng giang. Tình yêu đất nước quê hương là nội dung cảm động nhất của bài thơ.
Còn “cái tui Thơ mới” thì tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn. Buồn thì cảnh không thể vui. Huống chi lại gặp cảnh buồn. Nhưng trong nỗi cô đơn của nhà thơ, ta cảm giác một niềm khát khao được gần gũi,hòa hợp, cảm thông giữa người với người trong tình đất nước , tình nhân loại – niềm khát khao có một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu thân mật nối liền hai bờ sông nước Tràng giang.
Đề 3 : ĐÂY THÔN VĨ DẠ – Hàn Mặc Tử
Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và thơ. Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một phương diện của Huế.
1/ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ, nói rộng hơn về xứ Huế, trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử.
Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau. Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp thân cao vượt lên trên các mái nhà và những tán cây. Những tàu cao con bóng loáng sương đêm như hút lấy ánh sáng lúc ban mai.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là câu thơ không có gì đặc sắc tân kỳ lắm về mặt sáng tạo hình ảnh và từ ngữ, nhưng càng nghĩ càng thấy tả những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ cũng chỉ có thể nói như thế mà thôi. Mỗi ngôi nhà ở Vĩ Dạ, nói chung ở Huế, được gọi là những nhà vườn. Vườn bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà xinh xinh thường là nhà trệt, thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ. Xuân Diệu gọi mỗi cấu trúc ấy là một bài thơ tứ tuyệt. Vì thế vườn được chăm sóc chu đáo – Những cây cảnh và cây ăn quả đều xanh tốt mơn mởn và sạch sẽ, dường như được cắt tỉa, lau chùi, mài giũa thành những cành vàng lá ngọc. Sự ví von ở đây được nâng lên theo hướng cách điệu hoá. Khuynh hướng cách điệu hóa được đẩy lên cao hơn nữa ở câu thứ tư: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.
2/ Trong khổ thơ thứ hai, dòng kỷ niệm vẫn tiếp tục. Nhớ Huế không thể không nhớ dòng sông Hương. Dòng sông Hương, gió và mây. Con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng... Bốn câu thơ như diễn tả cái nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của Huế.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Cái tinh tế ở đây tả làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay. Tất nhiên đây phải là cảnh sông Hương chảy qua Vĩ Dạ lững lờ trôi về phía cửa Thuận. Đúng là nhịp điệu của Huế rồi.
Hai câu tiếp theo đầy trăng. Cảnh trong kỷ niệm nên cảnh cũng chuyển theo lôgich của kỷ niệm. Cảnh sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng – Hàn Mặc Tử cũng không mê gì hơn là mê trăng. Trăng trở thành nhân vật có tính huyền thoại trong nhiều bài thơ của ông. Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí hư ảo, như là trong mộng:
Thuyền ai đậu bến sông trăng gió
Có chở trăng về kịp tối nay?
Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở trăng về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử.
3/ Khổ thứ ba: Người xưa nơi thôn Vĩ.
Nhớ cảnh không thể không nhớ người. Người phù hợp với cảnh Huế không gì hơn là những cô gái Huế. Ai làm thơ về Huế mà chẳng nhớ đến những cô gái này (Huế đẹp và thơ của Nam Trân. Dửng dưng của Tố Hữu...)
Những khổ thơ dường như mở đầu bằng một lời thốt ra trước một hình ảnh ai đó tuy mờ ảo nhưng có thực:
Coi khinh cường quyền và tiền bạc. Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quí cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quí. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được “thiên lương”. Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi “ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
c. Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của anh hùng Cao Bá Quát. Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn Chỉ còn tiến mõ vọng canh, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đã bày ra. Trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quí của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội bấy giờ.
Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái Mĩ và cái Dũng hoà hợp dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang giậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh ô chữ trên phiến lục óng. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thư lại trở nên bé nhỏ, bị động, khúm núm trước người tử tù” .Nhưng với cách suy tưởng sâu xa hơn,chúng ta có thể hiểu được sự vĩ đại của viên quản ngục.Ta có thể ví rằng viên quản ngục là một vì vua anh minh và Huấn Cao là một tướng tài.Vua giỏi phải biết dùng tướng tài.
d. Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?”
Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám.
Cảnh tượng lạ lùng chưa từng có bởi vì người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp lại trổ tài trong khi cổ mang gông, chân đeo xiềng và sáng mai ra pháp trường.
Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lồng lộng, còn viên quản ngục và thư lại, những kẻ thay mặt cho trật tự xã hội đương thời thì lại khúm núm run run.
Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính là cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không còn quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái ĐẸP gắn liền với cái THIỆN. Người say mê cái Đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái Đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái DŨNG. Hiện thân của cái đẹp là hình tượng Huấn Cao đó, khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.
Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộng, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quy luỵ hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.Nhưng nếu không có người cai ngục biết trân trọng tài năng,thì Huấn Cao cũng chỉ làmột Huấn Cao tử tù.
e. Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn”Chữ người tử tù”. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hoá, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.
3/ “Chữ người tử tù” không còn là “chữ” nữa, không chỉ là Mĩ mà thôi, mà “những nét chữ tươi tắn nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của cái ĐẸP, cái CAO THƯỢNG, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mĩ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí Duy Mĩ của Nguyễn Tuân.
* * *
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chuyên đề1 : Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945
Đề 1 : ĐÂY MÙA THU TỚI – Xuân Diệu
1/ Cảm giác chung của bài thơ là buồn. Buồn vì hàng liễu rũ. Buồn vì cái lạnh len lỏi đây đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì có sự chia lìa, tan tác từ hoa cỏ, chim muông tới con người. Buồn vì có một cái gì như là nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ, phảng phất ở không gian và lòng người.
Hồi ấy, khi bài thơ ra đời (rút trong tập Thơ thơ – 1938) mùa thu là mùa buồn, tuy thường là nỗi buồn man mác có cái vẻ đẹp và cái nên thơ riêng của nó. Thực ra đây là một cảm hứng rất tự nhiên và có tính truyền thống về mùa thu của thơ ca nhân loại (Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... cũng như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...). Bài Đây mùa thu tới cũng nằm trong truyền thống. Nhưng cảnh thu của thơ Xuân Diệu có cái mới , cái riêng của nó. Ấy là chất trẻ trung tươi mới được phát hiện qua con mắt “Xanh non” của tác giả, là sức sống của tuổi trẻ và tình yêu, là cái cảm giác cô đơn “run rẩy” của cái tui cá nhân biểu hiện niềm khao khát giao cảm với đời.
Cảm giác chung, linh hồn chung ấy của bài thơ đã được thể hiện cụ thể qua các chi tiết, các câu thơ, đoạn thơ của tác phẩm.
2/ Đoạn một:
Trong thi ca truyền thống phương Đông, oanh vàng liễu biếc thường để nói mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Người ta dành sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa để diễn tả mùa thu. Xuân Diệu lại thấy tín hiệu của mùa thu trước hết n ơi những hàng liễu rũ bên hồ.
Trong thơ Xuân Diệu, dường như đầu mối của mọi so sánh liên tưởng là những cô gái đẹp. Vậy thì những hàng liễu bên hồ, cành mềm, lá mướt dài rũ xuống thướt tha, có thể tưởng tượng là những thiếu nữ đứng cúi đầu cho những làn tóc dài đổ xuống song song... Là mái tóc mà cũng là những dòng lệ (lệ liễu). Những dòng lệ tuôn rơi hàng nối hàng cùng chiều với những áng tóc dài.
Vậy là mùa thu của Xuân Diệu tuy buồn mà vẫn đẹp, và nhất là vẫn trẻ trung. Ở hai câu đầu của đoạn thơ, nhà thơ khai thác triệt để thủ pháp láy âm để tạo nên giọng điệu buồn, đồng thời gợi tả cái dáng liễu (hay những áng tóc dài) buông xuống, rủ mãi xuống. Những “nàng liễu” đứng chịu tang một mùa hè rực rỡ vừa đi qua chăng?
Tin thu tới trên hàng liễu, nhà thơ như khẽ reo lên “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Đàng sau tiếng reo thầm, ta hình dung cặp mắt long lanh, trẻ trung của nhà thơ. Mùa thu của Xuân Diệu không gợi sự tàn tạ, mà như khoác bộ áo mới tuy không rực rỡ, nhưng mà đẹp và thật là thơ mộng rất phù hợp với mùa thu: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.
3/ Ở hai đoạn hai và ba, nhà thơ chủ yếu cảm nhận mùa thu bằng xúc giác: sương lạnh, gió lạnh. Có lẽ cái lạnh không chỉ đến với nhà thơ bằng xúc giác. Ông đem đến thêm cho cảnh thu cái run rẩy của tâm hồn mình nữa chăng? Một tâm hồn rất nhạy cảm với thân phận của hoa tàn, lá rụng, những nhánh cây gầy guộc trơ trụi... Chúng đang rét run lên trước gió thu! Lại một thành công nữa trong thủ pháp láy âm “những luồng run rẩy rung rinh lá”.
Cái rét càng dễ cảm giác ở nơi trống vắng, nhất là cảnh trống vắng ở những bến đò. Bến đò là nơi lộng gió. Bến đò lại là nơi tụ hội đông vui. Thu về, gió lạnh, người ta cũng ngại qua lại bên sông. Xuân Diệu đã diển tả cái lạnh bằng một câu thơ đặc sắc “Đã nghe rét mướt luồn trong gió”. Một chữ “luồn” khiến cái rét như được vật chất hóa hơn, có sự tiếp xúc da thịt cụ thể hơn.
4/ Đoạn bốn
Nguyễn Du nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây người cũng buồn mà cảnh cũng buồn. Buồn nhất là sự trống vắng và cảnh chia lìa. Cả bài thơ gợi ý này, nhưng đến đoạn cuối nhà thơ mới nói trực tiếp như muốn đưa ra một kết luận chăng:
Mây vẫn từng không chim bay đi
Khi trời u uất hận chia li
Tuy nhiên cảm giác về mùa thu, tâm sự về mùa thu là một cái gì mông lung, làm sao có thể kết luận thành một ý nào rõ rệt. Vậy thì tốt nhất là nói lửng lơ:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì?
Lời kết luận nằm ở trong lòng những thiếu nữ đứng tựa cửa bâng khuâng. Nét mặt các cô thì buồn và cặp mắt các cô thì nhìn ra xa, nghĩa là không nhìn một cái gì cụ thể – chắc hẳn là đang nhìn vào bên trong lòng mình để lắng nghe những cảm giác buồn nhớ mông lung khi mùa thu tới. Lời kết luận không nói gì rõ rệt nhưng lại gợi mở rất nhiều cảm nghĩ cho người đọc.
Trong tập Trường ca, Xuân Diệu từng viết: Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn. Và người nào chỉ có một thân thì cần một người khác (...) Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những hồn cô đơn thảo ra những tiếng thở dài để gọi nhau”.
Đó phải chăng cũng là tâm trạng của tác giả Đây mùa thu tới và của những thiếu nữ trong bài thơ này chăng?
Đề 2 : TRÀNG GIANG của Huy Cận
Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ – Đây là một hồn thơ buồn, nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa.
Bài thơ Tràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặc điểm phong cách nói trên.
1/ Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na “ sông dài” không có được sắc thái trừu tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt, con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, trong tâm tưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác Tràng giang ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ – Lửa thiêng)
2/ Khổ một: Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những gợn sóng nhỏ nhấp nhô “điệp điệp” với nhau trên mặt nước mông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo con thuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song.
Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự chia lìa của “thuyền về nước lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củi lìa rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược. Thử tưởng tượng: một cành củi khô gầy guộc chìm nổi giữa bát ngát tràng giang... Buồn biết mấy!
3/ Khổ hai: Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợi lên ở cái tiếng xào xạc chợ chiều đã vãn từ một làng xa nơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có thoáng hơi tiếng của con người đấy, nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ, chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ đột ngột đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ thêm để càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành cô liêu hơn:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
4/ Khổ ba: Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần phủ định:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật...
Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa là hoàn toàn không bóng người hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sông nước.
Chỉ có những cánh bèo đang trôi dạt về đâu: lại thêm một hình ảnh của cô đơn, của tan tác, chia lìa.
5/ Khổ bốn: Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói về cảnh hoàng hôn thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời:
Chim hôm thoi thóp về rừng
(Nguyễn Du)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Chim mỏi về rừng tìm chốn trú
(Hồ Chí Minh)
Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là một cánh chim chiều trong “thơ mới”, nên nó nhỏ nhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chim nghiêng cánh nhỏ) trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống.
Người ta vẫn nói đến ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người. Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Tác giả Tràng giang tuy nói “không khói hoàng hôn” nhưng chính là đã bằng cách ấy đưa thêm “khói hoàng hôn Thôi Hiệu” vào trong bài thơ của mình để làm giàu thêm cái buồn và nỗi nhớ của người lữ thứ trước cảnh tràng giang.
6/ Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều.
Một nhà cách mạng hoạt động bí mật thời Pháp thuộc mỗi lần qua sông Hồng lại nhớ đến bài Tràng giang. Tình yêu đất nước quê hương là nội dung cảm động nhất của bài thơ.
Còn “cái tui Thơ mới” thì tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn. Buồn thì cảnh không thể vui. Huống chi lại gặp cảnh buồn. Nhưng trong nỗi cô đơn của nhà thơ, ta cảm giác một niềm khát khao được gần gũi,hòa hợp, cảm thông giữa người với người trong tình đất nước , tình nhân loại – niềm khát khao có một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu thân mật nối liền hai bờ sông nước Tràng giang.
Đề 3 : ĐÂY THÔN VĨ DẠ – Hàn Mặc Tử
Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và thơ. Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một phương diện của Huế.
1/ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ, nói rộng hơn về xứ Huế, trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử.
Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau. Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp thân cao vượt lên trên các mái nhà và những tán cây. Những tàu cao con bóng loáng sương đêm như hút lấy ánh sáng lúc ban mai.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là câu thơ không có gì đặc sắc tân kỳ lắm về mặt sáng tạo hình ảnh và từ ngữ, nhưng càng nghĩ càng thấy tả những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ cũng chỉ có thể nói như thế mà thôi. Mỗi ngôi nhà ở Vĩ Dạ, nói chung ở Huế, được gọi là những nhà vườn. Vườn bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà xinh xinh thường là nhà trệt, thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ. Xuân Diệu gọi mỗi cấu trúc ấy là một bài thơ tứ tuyệt. Vì thế vườn được chăm sóc chu đáo – Những cây cảnh và cây ăn quả đều xanh tốt mơn mởn và sạch sẽ, dường như được cắt tỉa, lau chùi, mài giũa thành những cành vàng lá ngọc. Sự ví von ở đây được nâng lên theo hướng cách điệu hoá. Khuynh hướng cách điệu hóa được đẩy lên cao hơn nữa ở câu thứ tư: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.
2/ Trong khổ thơ thứ hai, dòng kỷ niệm vẫn tiếp tục. Nhớ Huế không thể không nhớ dòng sông Hương. Dòng sông Hương, gió và mây. Con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng... Bốn câu thơ như diễn tả cái nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của Huế.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Cái tinh tế ở đây tả làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay. Tất nhiên đây phải là cảnh sông Hương chảy qua Vĩ Dạ lững lờ trôi về phía cửa Thuận. Đúng là nhịp điệu của Huế rồi.
Hai câu tiếp theo đầy trăng. Cảnh trong kỷ niệm nên cảnh cũng chuyển theo lôgich của kỷ niệm. Cảnh sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng – Hàn Mặc Tử cũng không mê gì hơn là mê trăng. Trăng trở thành nhân vật có tính huyền thoại trong nhiều bài thơ của ông. Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí hư ảo, như là trong mộng:
Thuyền ai đậu bến sông trăng gió
Có chở trăng về kịp tối nay?
Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở trăng về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử.
3/ Khổ thứ ba: Người xưa nơi thôn Vĩ.
Nhớ cảnh không thể không nhớ người. Người phù hợp với cảnh Huế không gì hơn là những cô gái Huế. Ai làm thơ về Huế mà chẳng nhớ đến những cô gái này (Huế đẹp và thơ của Nam Trân. Dửng dưng của Tố Hữu...)
Những khổ thơ dường như mở đầu bằng một lời thốt ra trước một hình ảnh ai đó tuy mờ ảo nhưng có thực:
Coi khinh cường quyền và tiền bạc. Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quí cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quí. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được “thiên lương”. Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi “ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
c. Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của anh hùng Cao Bá Quát. Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn Chỉ còn tiến mõ vọng canh, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đã bày ra. Trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quí của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội bấy giờ.
Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái Mĩ và cái Dũng hoà hợp dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang giậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh ô chữ trên phiến lục óng. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thư lại trở nên bé nhỏ, bị động, khúm núm trước người tử tù” .Nhưng với cách suy tưởng sâu xa hơn,chúng ta có thể hiểu được sự vĩ đại của viên quản ngục.Ta có thể ví rằng viên quản ngục là một vì vua anh minh và Huấn Cao là một tướng tài.Vua giỏi phải biết dùng tướng tài.
d. Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?”
Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám.
Cảnh tượng lạ lùng chưa từng có bởi vì người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp lại trổ tài trong khi cổ mang gông, chân đeo xiềng và sáng mai ra pháp trường.
Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lồng lộng, còn viên quản ngục và thư lại, những kẻ thay mặt cho trật tự xã hội đương thời thì lại khúm núm run run.
Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính là cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không còn quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái ĐẸP gắn liền với cái THIỆN. Người say mê cái Đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái Đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái DŨNG. Hiện thân của cái đẹp là hình tượng Huấn Cao đó, khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.
Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộng, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quy luỵ hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.Nhưng nếu không có người cai ngục biết trân trọng tài năng,thì Huấn Cao cũng chỉ làmột Huấn Cao tử tù.
e. Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn”Chữ người tử tù”. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hoá, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.
3/ “Chữ người tử tù” không còn là “chữ” nữa, không chỉ là Mĩ mà thôi, mà “những nét chữ tươi tắn nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của cái ĐẸP, cái CAO THƯỢNG, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mĩ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí Duy Mĩ của Nguyễn Tuân.
* * *
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: