daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Về nhân vật cuồng si của Honoré De Balzac qua một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 4
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 5
DẪN NHẬP ....................................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 9
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (giới hạn đề tài) ......................................................... 10
3. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................... 11
3.1 Hệ thống các ý kiến bàn về vấn đề liên quan đến đề tài: ............................................. 11
3.2 Nhận xét:....................................................................................................................... 21
4.Nhiệm vụ khoa học: ............................................................................................................ 22
4.1.Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................... 22
4.2.Đóng góp của luận văn: ................................................................................................ 22
4.2.1.Giá trị khoa học: ................................................................................................... 22
4.2.2.Giá trị thúc tiễn: .................................................................................................... 23
5.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 23
6.Cấu trúc luận văn: .............................................................................................................. 24
Chương 1: THỜI ĐẠI BALZAC VÀ BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ XÃ HỘI
PHÁP NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ................................................................................... 25
1.1.Thời đại Balzac - Thời đại của Đồng tiền và Dục vong:................................................ 25
1.1.1.Thời đại xã hội "xây dựng tượng đài cho đồng tiền" ................................................ 25
1.1.1.1.Những chính biến lịch sử củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản............. 25
1.1.1.2.Cách mạng tư sản thúc đẩy quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. ........... 27
1.1.1.3.Đồng vàng thống trị xã hội. ............................................................................... 29
6
1.1.2.Thời đại của mâu thuẫn giai cấp và dục vọng cá nhân. ............................................. 31
1.1.2.1.Mâu thuẫn giai cấp đên hồi gay gắt. ................................................................. 32
1.1.2.1.1.Mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản. ........................... 33
1.1.2.1.2.Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng vô sản ........................ 34
1.1.2.2.Dục vọng cá nhân – biểu hiện tâm lý xã hội Pháp trong thời đại nhiễu loạn. .. 37
1.1.2.2.1.Nguồn gốc phát sinh. ........................................................................... 37
1.1.2.2.2.Tính cách xã hội .................................................................................. 39
1.2.Honoré de Balzac (1799-1850): Cuộc đời và tác phẩm: ................................................ 40
1.2.1.Đứa con của thời đại: ................................................................................................. 40
1.2.1.1.Một cậu bé đam mê và một thanh niên hãnh tiến: ............................................. 40
1.2.1.2.Đứa con của thời đại và người khởi xướng Tấn trò đời: ................................... 42
1.2.2.Tấn trò đời - "Bộ bách khoa toàn thư xã hội Pháp nửa đầu thế kỉ XIX ".................. 44
1.2.2.1.Pho lịch sử phong tục phong phú, đa dạng, xác thực:....................................... 46
1.2.2.2.Pho lịch sử trái tim con người: .......................................................................... 48
Chương 2: NHÂN VẬT CUỒNG SI - SẢN PHẨM CỦA THỜI ĐẠI BALZAC ..... 50
2.1.Thế nào là "nhân vật cuồng si"? .................................................................................... 50
2.1.1.Lý do chọn thuật ngữ: ................................................................................................ 50
2.1.2.Khái niệm nhân vật cuồng si: .................................................................................... 51
2.2.Nhân vật cuồng si trong sáng tác của Balzac. ................................................................ 54
2.2.1.Tiêu chí xác định nhân vật cuồng si trong tác phẩm của Balzac ............................... 54
2.2.2.Các kiểu dạng nhân vật cuồng si trong Tấn trò đời của Balzac. ............................... 55
2.2.2.1.Vài nét về các nhân vật ...................................................................................... 55
2.2.2.1.1.Nhân vật Jean Joachim Goriot trong tác phẩm Lão Goriot. ................ 55
2.2.2.1.2.Nhân vật Félix Grandet trong Eugénie Grandet. ................................. 57
7
2.2.2.1.3.Nhân vật Jean-Ether-Van-Gobseck trong tác phẩm Gobseck. ............ 58
2.2.2.1.4.Nhân vật Lucien Chardon trong Ảo tưởng tiểu tan hay Lucien de
Rubempré trong Vinh và nhục của những người kỹ nữ. ............................................. 59
2.2.2.1.5.Nhân vật Raphaẽlde Valentin trong Miếng da lừa. ............................. 59
2.2.2.1.6.Nhân vật Hulot d'Ervy trong Bà chị họ Bette...................................... 61
2.2.2.1.7.Nhân vật Henriette de Mortsau/ trong tác phẩm Hoá Huệ trong thung.
..................................................................................................................................... 63
2.2.2.1.8.Nhân vậtAdeline trong tác phẩm Bà chị họ Bette ............................... 63
2.2.2.1.9.Nhân vật Charles Grandet trong tác phẩm Eugénie Grandet. ............. 64
2.2.2.2.Một số kiểu - dạng nhân vật cuồng si trong Tấn trò đời.................................... 66
2.2.2.2.1.Kiểu nhân vật cuồng si tiền - vàng. ..................................................... 66
2.2.2.2.2.Kiểu nhân vật cuồng si danh-lợi .......................................................... 67
2.2.2.2.3.Kiểu nhân vật cuồng si tình cảm. ........................................................ 70
2.2.2.2.4.Kiểu nhân vật cuồng si hưởng thụ: ...................................................... 72
2.2.2.2.5.Kiểu nhân vật cuồng si tín ngưỡng: .................................................... 73
2.3.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của thời đại Balzac ........................................................ 75
2.3.1.Bức tranh xã hội thời đại qua một số tác phẩm của Balzac....................................... 75
2.3.2.Nhân vật cuồng si - đặc sản của xã hội "vàng thay kiếm". ....................................... 78
2.3.3.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của "căn bệnh thời đại": ............................................ 82
2.3.4.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của thời đại tôn sùng cái tôi. ..................................... 87
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY NHÂN VẬT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐIỀN
HÌNH NHÂN VẬT CUỒNG SI TRONG BỘ TẤN TRÒ ĐỜI .................................. 93
3.1.Nghê thuật xây dựng nhân vật cuồng si của Balzac ...................................................... 93
3.1.1.Khắc hoạ dáng chi tiết, chân thật, sắc sảo. ....................................................... 93
8
3.1.2.Xây dựng tính cách tiểu biểu với tâm lý logic, nội tại. ........................................... 105
3.1.3.Đặt nhân vật trong mối quan hệ với môi trường, hoàn cảnh. .................................. 119
3.2.Hiệu quả của các điển hình nhân vật cuồng si trong bộ Tấn trò đời. ........................ 131
3.2.1.Chức năng: ............................................................................................................... 131
3.2.1.1.Trước hết, với các nhân vật cuồng si, Balzac đã phản ánh dục vọng điên cuồng
và tâm lý si mê của con người trong giai đoạn giao tranh dữ dội giữa hai giai cấp tư
sản và quý tộc. .............................................................................................................. 132
3.2.2.Hiệu quả:.................................................................................................................. 133
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 140
THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 144
PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 149
9
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Honoré de Balzac (1799-1850), nhà tiểu thuyết lớn thế kỉ XIX, nhà văn vĩ đại của Văn
học Pháp cũng như Văn học thế giới, dẫu sớm ra đi ở tuổi 51 nhưng đã làm được điều kì diệu
cho nhân loại. Tấn trò đời, công trình văn học đồ sộ và quý báu của nhà văn thiên tài ấy, đã
được lấy làm điển hình cho một khuynh hướng văn học khai sinh khi nhà văn đã qua đời:
Khuynh hướng văn học hiện thực mang sắc thái phê phán. Giá trị của bộ sách lớn lao ở chỗ
không chỉ vẽ lên được cả một nước Pháp nửa đâu thê kỉ XIX với đây đủ vẻ sống động, phức
tạp cũng như những xâu xa của thời đại kim tiền, mà cho đến bây giờ, ở bất cứ một xã hội công
nghiệp và tư bản nào, sáng tác của Balzac vấn còn là những quyên sách có tính thời sự và ý
nghĩa nhân văn. Sự vĩ đại của nhà văn là đã nắm bắt thực tế bằng năng lực đặc biệt của "một
nhà lính giác'' hơn là một người quan sát đơn thuần.
Việt Nam tiếp xúc với Văn học Phương tây khá sớm, đặc biệt là văn học Pháp thế kỉ XIX
có một vị trí khá lớn trong sự phát triển văn học dân tộc. Balzac là một trong những nhà tiểu
thuyết lớn của Pháp đã được độc giả Việt Nam mến mộ. Sáng tác của Balzac được đưa vào
giảng dạy ở chương trình phô thông, Đại học và được đồng đảo giới nghiên cứu quan tâm sâu
sắc.
Là người nghiên cứu Văn học Phương tây, người viêt luận văn đã đến với tác gia này
trước hết là sự say mê một con người thiên tài, sau nữa là mong muốn khám phá những giá trị
tiềm ẩn của bộ sách Tấn trò đời, chủ yếu là giá trị xây dựng xã hội dựa trên quan điểm phê
phán. Chúng tui nhận thây có một vấn đề chưa được giới nghiên cứu quan tâm đối với bộ sách
của Balzac là dụng ý xây dựng một kiểu nhân vật- mà luận văn này gọi là nhân vật cuồng si.
Điều thú vị là khi đi sâu nghiên cứu về kiểu nhân vật này trong sáng tác của Honoré de Balzac
sẽ mang lại những giá trị hết sức thiết thực cho một thực trạng xã hội đang trên đà phát triển
với vô vàn điều đáng quan ngại đối với đời sông văn hoá-tinh thân của con người. Đứng giữa
sự phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ và những hậu quả khôn lường của chính
sự phát triển đó, con người như bị ném vào vòng xoáy của cơn lốc cuộc đời để rồi nảy sinh
10
không biết bao nhiêu điều nan giải mang tính xã hội. Vấn đề đạo đức của con người trong gia
đình và trong mối quan hệ xã hội đang là vấn đề nhức nhối của không ít đất nước hiện nay trên
toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các nhà văn thường đem con người ra bàn luận để giáo dục con người. "Văn học là nhân
học" chính là vì thế. Làm người nghiên cứu văn học cũng không đi ra ngoài mục đích tìm thấy
ở tác phẩm văn học những giá trị nhân văn. Tìm hiểu nhân vật cuồng si trong bộ Tấn trò đời
của H. de Balzac, người viết luận văn hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu giá trị
nội dung, nghệ thuật sáng tác của nhà văn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (giới hạn đề tài)
Tấn trò đời của Honoré de Balzac là một công trình đồ sộ với 91 tác phẩm truyện và tiểu
thuyết. Ở Việt Nam, năm 1999, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của văn hào, Nhà xuất bản
Thế giới đã bắt đầu cho ra mắt độc giả bộ sách Tần trò đời tập hợp tất cả các sáng tác đã được
dịch từ trước đến nay và tóm tắt trích dịch nhiều sáng tác còn lại. Bộ sách hoàn thành năm 2001
gồm 15 tập, giới thiệu 69 sáng tác của Balzac. Tính luôn bản dịch tác phẩm Người con gái có
đôi mắt kiều diễm của Đinh Xuân Hiền do Nhà xuất bản Tổng hợp Tiền Giang ấn hành năm
1988, và truyện ngắn En Vecđuygô do Đặng Anh Đào dịch, có 29 tác phẩm đã được dịch ở
Việt Nam (xem phụ lục). Theo Lê Phong Tuyêt (Tạp chí văn học sô 6/1999) thì riêng bộ Tấn
trò đời của Nhà xuất bản Thế giới có đến 99 tác phẩm của Tấn trò đời được giới thiệu với 30
tác phẩm được dịch, chúng tui chưa tìm được căn cứ cho sự thống kê trên.
Do những hạn chế khách quan và chủ quan, chúng tui chỉ chọn nghiên cứu những sáng tác
đã được dịch nên dùng 29 tác phẩm kể trên làm đối tượng nghiên cứu, nhưng đặt trọng tâm vào
các tác phẩm có kiểu nhân vật cuồng si với những biểu hiện rõ ràng nhất, thê hiện tính cách
toàn vẹn nhất (theo quan điểm của luận văn). Đó là các tác phẩm: Miếng da lừa (La peau de
chagrin), Lão Goriot (Le Père Goriot), Eugénie Grandet, Ảo tưởng tiểu tan (Illusions
perdues), Vinh và nhục của người kỹ nữ (Splendeurs et misères des Courtisanes), Hoá Huệ
trong thung (Le Lys dans la vallée), Gobsecky Bà chị họ Bette (La cousine Bette). Trong số
các tác phẩm vừa kể trên, đã có 6 tác phẩm được xuất bản thành một quyển sách rời (trừ
Gobseck và Hoá Huệ trong thung) của các nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên, để thống nhất
trong cách phiên âm tên gọi, địa danh từ tiềng Pháp sang tiềng Việt, chúng tui lây toàn bộ tư
11
liệu từ bộ Tấn trò đời của Nhà xuất bản Thế giới từ năm 1999-2001(15 tập). Cũng xin nói
thêm, trên tinh thần sử dụng từ nguyên gốc Pháp khi dùng cho tên nhân vật, địa danh nhưng khi
trích lại lời bình luận, phê bình hay kể tên các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt nam
trước đây chúng tui vẫn giữ nguyên cách phiên âm của tác giả đó. Khi khảo sát sáng tác của
Balzac chúng tui không chú ý đến thể loại của các sáng tác mà vừa sử dụng thể loại tiểu thuyết
vừa cả truyện vừa. về cách dịch, tác phẩm splendeurs et misères des Courtisanes, chúng tôi
chọn cách dịch là Vinh và nhục của những người kỹ nữ thay cho Bước thăng trầm của
người kỹ nữ trong bộ Tấn trò đời nói trên.
Như tên gọi của luận văn, đê tài hướng đến đôi tượng là kiêu nhân vật cuồng si trong các
tác phẩm đã dịch trong bộ Tan trò đời. Nghiên cứu đối tượng này chúng tui cố gắng đưa ra
được khái niệm, khảo sát các loại nhân vật cuồng si và những thủ pháp đặc sắc trong nghệ thuật
xây dựng kiểu nhân vật này của tác giả với mục đích làm nổi bật giá trị xã hội và tính thực tiễn
trong sáng tác của Balzac. Đề tài cũng chỉ có thể dừng lại ở mức độ khảo sát một số tác phẩm
trong 29 tác phẩm đã dịch, do đó các nhân vật được liệt kê với số lượng có hạn, là những nhân
vật có tính điển hình.
3. Lịch sử vấn đề:
Honoré de Balzac là tác gia vĩ đại của văn học thê giới và bộ Tấn trò đời của ông cho đến
nay không còn xa lạ gì với độc giả khắp năm châu. Ở luận văn này chúng tui chỉ điểm qua
những nhận định có liên quan đến đê tài.
3.1 Hệ thống các ý kiến bàn về vấn đề liên quan đến đề tài:
Balzac là tác giả được giới nghiên cứu - phê bình và các cây bút khác ở Pháp cũng như ở
các nước khác quan tâm ngay từ lúc sinh thời và có lẽ chưa có tác giả nào được quan tâm lâu
dài như Balzac. Người ta bàn về Balzac ngay từ lúc cái tên Honoré Balzac (chưa có tiểu từ De)
ra mát độc giả (1829 với "Những người bảo hoàng"). Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã có
Hội nghiên cứu Balzac
3.1.1 Khi Balzac xuất hiện trên văn đàn văn học Pháp đã gây một làn sóng phản ứng dữ
dội trong đội ngũ các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình cùng thời. "Lamartine ngạc
nhiên, Vigny thì khinh thị, Musset thì giễu cợt" [59,162]. Sainte-Beuve thì không cần che giấu
12
thái độ, không ngần ngại thừa nhận : "Mỗi nhà phê bình ưa săn một loài thú riêng, để xông vào
băm vàm, Với tôi, đó là Balzac”[59,162]. Theo Baudelaire "Tài năng chủ yếu của Balzac ở cho
ông là con người ảo tưởng và ảo tưởng một cách say mê", "tất cả các nhân vật của ông đều
mang sức sống hắng say của bản thân ông" [Dẫn theo 51,23-23]. Các nhà văn cùng thời chỉ
phản ứng trước một cái tên mới xuất hiện trên văn đàn chứ chưa đề cập đến chủ nghĩa hiện
thực. Điều này cũng dễ hiểu là vì thời kì Balzac sáng tác chưa có chủ nghĩa hiện thực, mãi đến
sau này (1850-1857) người ta đã dùng sáng tác của Balzac để minh họa cho một khuynh hướng
sáng tác nghệ thuật và Balzac được xép vào các nhà văn hiện thực phê phán thế kỉ XIX từ đó.
3.1.2.Balzac được quan tâm theo dõi trong suốt hai mươi năm cầm bút nhưng rất ít người
ủng hộ ông bởi lẽ người ta không hiêu được ông. Ngươi cùng thời đã có những nhận định sâu
sắc nhất về Balzac là Victor Hugo. Khi đến thăm Balzac trước khi mất, trở về ông nói với mọi
người: "Thưa các ngài, Châu Âu sắp mất một con người vĩ đại". Trong điếu văn ông viết: "Tất
cả những cuốn sách của Balzac tạo thành một cuốn sách, một cuốn sách sinh động, tỏa sáng,
sâu sắc, ở đó người ta thấy đi và đến, và đi lại và tự cừ động với cải gì đó tui không rõ, sợ hãi
và kỉnh khủng trộn lân với thực tại tất cả nền văn mình đương đại của chúng ta"[Theo Hoàng
Nhân, Văn học Pháp, tập 2, tr.154]. "Cuốn sách kì diệu mà nhà thơ ấy đặt tên là tân kịch mà lẽ
ra ông có thể gọi nó là lịch sử..."[21, 114]. Nhận định về tư tưởng, Hugo viết "Dù muốn hay
không muốn (...) ông thuộc về nòi giống cường tráng của những nhà văn cách mạng"[Dẫn theo
59, 193].
3.1.3.Cuối thế kỷ XIX, Pierre Larousse trong Tự điển Bách khoa nhận xét về tài năng

Đặt nhân vật trong những hoàn cảnh điển hình và theo dõi quá trình tâm lý của chúng
cùng với việc phân tích một cách sâu sắc bằng khả năng của một con người "kiểu sâu sắc các
quan hệ thực tại” kết hợp giữa thuyết quyết định luận xã hội đối với tính cách, Balzac đã xây
dựng được những điển hình tính cách vừa phong phú, phức tạp như của đời sống, vừa đặc biệt,
cá thể và mang tính hư cấu cao của nghệ thuật.
Trong mỹ học hiện thực phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất. Engels đã bàn
đến vấn đề này trong bức thư gửi Hac-cơ-nét: "Chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi ngoài tính trung
thực của các chỉ tiết, một sự tái tạo trung thực những tính cách điển hình trong những hoàn
cảnh điển hình"[36, 384]. Như vậy, theo Engels phương pháp nghệ thuật của Chủ nghĩa hiện
thực là phương pháp miêu tả con người trong quá trình phát triển của chúng.
Điều đặc biệt là khi Balzac sáng tác những tiểu thuyết của mình, khuynh hướng văn học
hiện thực chưa được xác định rõ nét. Thế nhưng khi bàn về phương pháp sáng tác hiện thực
chủ nghĩa ở văn học Tây Âu thế kỉ XIX người ta nghĩ ngay đến Balzac như đại biểu tiểu biểu
đâu tiên. Cụm tên tác giả luôn luôn đi kèm khi bàn đến phương pháp sáng tác hiện thực phê
phán thế kỉ XIX thường là Puskin, Dickens, Balzac, Flaubert, Stendhal, Zola và trong viện dẫn
của các nhà nghiên cứu thì Balzac được đề cập đến nhiều hơn cả. Có lẽ, ngay trong Lời nói đầu
của Tấn trò đời, "pho lịch sử phong tục" đồng thời cũng là "pho lịch sử trái tim con người" của
nhà văn, đã đề cập đến vấn đề này khá sâu sắc. Ở đó, ta thấy Balzac đã phân tích các nguyên lí
của mỹ học hiện thực đầy đủ từ phương diện phản ánh nội dung đến phương pháp luận. Ông
nhận thức sâu sắc vai trò của người nghệ sĩ là phải "nắm bắt được ý nghĩa ẩn giấu trong khối
tập hợp mênh mang những gương mặt, những dục vọng và biến cơ"[3, 41], có nghĩa là nhà văn
không phải chỉ phản ánh xã hội mà quan trọng là lí giải những căn nguyên của xã hội cho
những vấn đề được phản ánh. Ở Tấn trò đời, ông mô tả xã hội ở chiều sâu tư tưởng, ông tìm
những động lực xã hội của những khát vọng, quyền lợi ở từng hạng người, từng giai cấp khác
nhau. Với cách thức đó, Tấn trò đời "không chỉ có bức tranh hùng vĩ về sự phát triển lịch sử
của xã hội Pháp đương thời của Ban-dắc mà còn có việc mô tả sự phát triển của cá nhân
những thay mặt riêng lẻ của xã hội đó" [48, 53]. Điều quan trọng là nhà văn đã nghiền ngẫm về
hiện thực được phản ánh, về đời sống con người trong từng số phận cá nhân như thế nào để từ
đó người đọc thấy được quan niệm tư tưởng của nhà văn. Việc làm này không đơn giản. Nếu
chỉ hiểu một cách nông cạn ý nghĩa của các câu nói kiểu như câu của Balzac trong Lời nói đầu,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc Lịch sử Việt Nam 0
D Câu đố về các nhân vật lịch sử có đáp án Văn hóa, Xã hội 0
T Nhân vật người nông dân trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng với việc đọc hiểu các tác phẩm viết về người nông dân của Nam Cao trong trường trung học Văn học 0
P Sử dụng ngôn ngữ lập trình Mathematica để giải một số bài toán về "Năng lượng liên kết và sự phóng xạ của hạt nhân" chương trình sách giáo khoa Vật lý Luận văn Sư phạm 2
S Sử dụng ngôn ngữ lập trình Mathematica để giải một số bài toán về phần phản ứng hạt nhân trong chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 12 ban cơ bản Luận văn Sư phạm 2
A Kể câu chuyện tưởng tượng về ba nhân vật: Chim chích, hoa Sen, mặt trời Văn học 1
D Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc Văn học 0
L Cảm nhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Văn học 1
E Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thàn Văn học 1
D Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Văn học 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top