[email protected]
New Member
Download miễn phí Đề tài Viết chương trình stream audio, video giữa Client và Server, mã hóa trước khi truyền
MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
I.Các giao thức hỗ trợ liên lạc trên internet 3
1.Giao thức TCP/IP 3
1.1.Giới thiệu chung 3
1.2.Mô hình TCP/IP 3
1.3.Địa chỉ IP 4
1.4.Giao thức Internet IP (Internet Protocol) 5
2. Giao thức RTP/RTCP 7
II.Lập trình trong Java 11
1.Mã hóa với Java 11
2.Chương trình stream audio 12
Tài liệu tham khảo: 13
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_viet_chuong_trinh_stream_audio_video_giua_client_va_s.616vSyoCPa.swf /tai-lieu/de-tai-viet-chuong-trinh-stream-audio-video-giua-client-va-server-ma-hoa-truoc-khi-truyen-82003/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
You must be registered for see links
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hực trong mô hình Client/Server, em đã thực hiện đồ án “Viết chương trình stream audio, video giữa Client và Server, mã hóa trước khi truyền”. Từ đó em xác định các yêu cầu khi thực hiện đồ án:
+ Tìm hiểu về giao thức RTP/RTCP.
+ Lập trình mạng với Java.
+ Mã hóa với Java.
Công cụ thực hiện chương trình là Java.
Nội dung đồ án được chia thành 2 phần:
+ Các giao thức hỗ trợ liên lạc trên internet.
+ Lập trình trong java.
Với đồ án này, do em mới làm quen với ngôn ngữ java cùng với sự hạn chế về thời gian nên bản đồ án đã thực hiện chưa tốt, còn nhiều thiếu sót. Và với đồ án này, em xin gửi lời Thank đến cô Bành Thị Quỳnh Mai đã giúp đỡ em thực hiện đồ án này.
I.Các giao thức hỗ trợ liên lạc trên internet
1.Giao thức TCP/IP
1.1.Giới thiệu chung
Giao thức TCP/IP được phát triển từ mạng ARPANET và Internet và được dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP (Internet Protocol) là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Họ giao thức TCP/IP hiện nay là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng.
Hiện nay các máy tính của hầu hết các mạng có thể sử dụng giao thức TCP/IP để liên kết với nhau thông qua nhiều hệ thống mạng với kỹ thuật khác nhau. Giao thức TCP/IP thực chất là một họ giao thức cho phép các hệ thống mạng cùng làm việc với nhau thông qua việc cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng.
Các đặc điểm của TCP/IP:
- Độc lập với kiến trúc của mạng: TCP/IP có thể sử dụng trong các kiến trúc Ethernet, Token Ring, trong mạng cục bộ (LAN) cũng như mạng diện rộng (WAN).
- Chuẩn giao thức mở: TCP/IP có thể thực hiện trên bất kỳ phần cứng hay
hệ điều hành nào. Do đó, TCP/IP là tập giao thức lý tưởng để kết hợp phần cứng cũng như phần mềm khác nhau.
- Sơ đồ địa chỉ toàn cầu: mỗi máy tính trên mạng TCP/IP có một địa chỉ xác định duy nhất. Mỗi gói dữ liệu được gửi trên mạng TCP/IP có một header gồm địa chỉ của máy đích cũng như địa chỉ của máy nguồn.
- Khung Client-Server: TCP/IP là khung cho những ứng dụng client-server mạnh hoạt động trên mạng cục bộ và mạng diện rộng.
- Chuẩn giao thức ứng dụng: TCP/IP không chỉ cung cấp cho người lập trình cách truyền dữ liệu trên mạng giữa các ứng dụng mà còn cung cấp nhiều giao thức mức ứng dụng (những giao thức thực hiện các chức năng thường dùng như e-mail, truyền nhận file).
1.2.Mô hình TCP/IP
Mô hình TCP/IP được tổ chức thành 4 lớp như sau: lớp ứng dụng (Application), lớp giao vận (Transport), lớp mạng (Internet) và lớp network access.
Lớp Application:
Ở lớp cao nhất, các chương trình ứng dụng giao tiếp với các giao thức ở lớp Transport để truyền và nhận dữ liệu. Chương trình ứng dụng truyền dữ liệu ở dạng được yêu cầu đến lớp Transport để xử lý trước khi chuyển xuống lớp Internet để tìm đường phân phối nó đi. Lớp Application bao gồm những ứng dụng trên mạng.
Lớp Transport:
Cung cấp giao tiếp từ chương trình ứng dụng này đến chương trình ứng dụng khác. Giao tiếp như vậy được gọi là đầu cuối- tới- đầu cuối (end-to-end). Lớp Transport sẽ đảm bảo thông tin đến mà không bị lỗi và theo đúng trật tự. Để làm được điều này, máy nhận phải gửi ACK về báo đã nhận đủ và đúng thông tin hay chưa, nếu chưa thì máy phát phải truyền lại datagram đã mất. Phần mềm ở lớp Transport chia thông tin thành các gói (packet), trong mỗi gói có chứa các trường (fields): địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, checksum,... Thông tin sau khi được chia thành các gói sẽ được chuyển xuống các lớp thấp hơn để tiếp tục xử lý và gửi tới máy thu. Máy thu sẽ dựa vào nội dung của các trường này để quyết định nhận, kiểm tra tính đúng đắn của việc truyền và phục hồi lại thông tin.
Các dịch vụ của lớp Transport có thể là: TCP, UDP.... Khái niệm kết nối phiên (session) trong mô hình OSI có thể so sánh với cơ chế socket của TCP/IP. Socket TCP/IP là một điểm cuối (end-point) trong quá trình liên lạc, được tạo bởi địa chỉ của máy tính và một cổng xác định trên máy tính đó.
Lớp Internet:
Lớp Internet điều khiển các gói đi từ máy này đến máy khác theo những đường thích hợp nhất.
Lớp Internet kiểm soát các gói dữ liệu đến, kiểm tra xem có phải chúng được gửi đến máy đó hay không. Nếu đúng, lớp Internet sẽ loại bỏ header của datagram và đưa lên cho lớp Transport xử lý. Nếu không, máy sẽ bỏ qua hay sẽ gửi tiếp gói tin theo đường thích hợp để đến đích.
Lớp Network access:
TCP/IP không định nghĩa việc kết nối vật lý mà dùng những chuẩn sẵn có cung cấp bởi IEEE (như RS232, Ethernet hay những giao diện khác trong việc truyền dữ liệu).
Khi một packet dữ liệu được gửi đi, nó đến lớp Transport và được gắn thêm một transport header. Kế đó lớp Internet thêm internet header. Cuối cùng lớp gắn thêm header. Khi nhận gói dữ liệu, quá trình sẽ diễn ra ngược lại.
1.3.Địa chỉ IP
Mỗi máy tính trên mạng IP có một địa chỉ duy nhất xác định gọi là địa chỉ IP tạo bởi một số 32 bit. Địa chỉ IP chứa đủ những thông tin để xác định duy nhất một mạng và một máy tính trong mạng đó.
Vì địa chỉ IP của một máy tính không những phải xác định duy nhất máy tính đó mà còn phải xác định duy nhất mạng mà máy tính đó nối vào nên địa chỉ IP được chia thành phần ID của mạng (net ID) và phần ID của host (host ID). Việc phân chia này không giống nhau cho tất cả các địa chỉ IP mà lớp của địa chỉ sẽ quyết định bao nhiêu bit dành cho net ID và bao nhiêu bit dành cho host ID. Có 5 lớp địa chỉ IP: lớp A, B, C dùng cho mục đích chung, lớp D và E dùng cho mục đích đặc biệt trong tương lai. Một địa chỉ IP theo khuôn dạng sau:
Class ID
Net ID
Host ID
- Lớp A có Class ID là bit cao nhất bằng 0; 7 bit kế tiếp là net ID, 24 bit còn lại là host ID.
- Lớp B có Class ID là 2 bit cao nhất lần lượt là 1 và 0, 14 bit kế tiếp là net ID, 16 bit cuối cùng là host ID.
- Lớp C có Class ID là 3 bit cao nhất lần lượt bằng 1, 1, và 0; 21 bit kế tiếp là Net ID; 8 bit cuối cùng là Host ID.
1.4.Giao thức Internet IP (Internet Protocol)
IP tiếp nhận các datagram từ giao diện mạng (network interface) và từ các giao thức lớp cao hơn, sau khi định tuyến, nó sẽ gửi các gói dữ liệu này xuống giao diện mạng hay gửi lên các giao thức ở cấp cao hơn. Trên một host, có thể xem IP bao gồm hai phần, một phần kiểm soát các gói dữ liệu đến và một phần kiểm soát việc gửi các gói dữ liệu đi.
cách hoạt động của IP:
- Hàng nhập chung, định tuyến chung: Quá trình IP dùng một hàng nhập chung cho tất cả các datagrams mà nó kiểm soát, bất kể là chúng đến từ giao diện mạng hay từ các giao thức lớp cao hơn. IP lấy các datagrams ra khỏi hàng nhập và xử lý chúng mà không cần biết chúng đến từ đâu. Hàng nhập chung đem lại sự đơn giản trong các thuật toán.
- IP hoạt động như một quá trình độc lập.
- Giao diện nội bộ (local host interface): Để tránh việc phân phát các gói tin nội bộ như một quá trình đặc biệt, IP thực hiện một giao thức mạng giả cho chính nội bộ của máy mình. Giao diện này có cùng cấu trúc như các giao diện mạng khác nhưng nó sẽ được xử lý bởi phần mềm giao thức nội bộ thay vì mạn...
+ Tìm hiểu về giao thức RTP/RTCP.
+ Lập trình mạng với Java.
+ Mã hóa với Java.
Công cụ thực hiện chương trình là Java.
Nội dung đồ án được chia thành 2 phần:
+ Các giao thức hỗ trợ liên lạc trên internet.
+ Lập trình trong java.
Với đồ án này, do em mới làm quen với ngôn ngữ java cùng với sự hạn chế về thời gian nên bản đồ án đã thực hiện chưa tốt, còn nhiều thiếu sót. Và với đồ án này, em xin gửi lời Thank đến cô Bành Thị Quỳnh Mai đã giúp đỡ em thực hiện đồ án này.
I.Các giao thức hỗ trợ liên lạc trên internet
1.Giao thức TCP/IP
1.1.Giới thiệu chung
Giao thức TCP/IP được phát triển từ mạng ARPANET và Internet và được dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP (Internet Protocol) là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Họ giao thức TCP/IP hiện nay là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng.
Hiện nay các máy tính của hầu hết các mạng có thể sử dụng giao thức TCP/IP để liên kết với nhau thông qua nhiều hệ thống mạng với kỹ thuật khác nhau. Giao thức TCP/IP thực chất là một họ giao thức cho phép các hệ thống mạng cùng làm việc với nhau thông qua việc cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng.
Các đặc điểm của TCP/IP:
- Độc lập với kiến trúc của mạng: TCP/IP có thể sử dụng trong các kiến trúc Ethernet, Token Ring, trong mạng cục bộ (LAN) cũng như mạng diện rộng (WAN).
- Chuẩn giao thức mở: TCP/IP có thể thực hiện trên bất kỳ phần cứng hay
hệ điều hành nào. Do đó, TCP/IP là tập giao thức lý tưởng để kết hợp phần cứng cũng như phần mềm khác nhau.
- Sơ đồ địa chỉ toàn cầu: mỗi máy tính trên mạng TCP/IP có một địa chỉ xác định duy nhất. Mỗi gói dữ liệu được gửi trên mạng TCP/IP có một header gồm địa chỉ của máy đích cũng như địa chỉ của máy nguồn.
- Khung Client-Server: TCP/IP là khung cho những ứng dụng client-server mạnh hoạt động trên mạng cục bộ và mạng diện rộng.
- Chuẩn giao thức ứng dụng: TCP/IP không chỉ cung cấp cho người lập trình cách truyền dữ liệu trên mạng giữa các ứng dụng mà còn cung cấp nhiều giao thức mức ứng dụng (những giao thức thực hiện các chức năng thường dùng như e-mail, truyền nhận file).
1.2.Mô hình TCP/IP
Mô hình TCP/IP được tổ chức thành 4 lớp như sau: lớp ứng dụng (Application), lớp giao vận (Transport), lớp mạng (Internet) và lớp network access.
Lớp Application:
Ở lớp cao nhất, các chương trình ứng dụng giao tiếp với các giao thức ở lớp Transport để truyền và nhận dữ liệu. Chương trình ứng dụng truyền dữ liệu ở dạng được yêu cầu đến lớp Transport để xử lý trước khi chuyển xuống lớp Internet để tìm đường phân phối nó đi. Lớp Application bao gồm những ứng dụng trên mạng.
Lớp Transport:
Cung cấp giao tiếp từ chương trình ứng dụng này đến chương trình ứng dụng khác. Giao tiếp như vậy được gọi là đầu cuối- tới- đầu cuối (end-to-end). Lớp Transport sẽ đảm bảo thông tin đến mà không bị lỗi và theo đúng trật tự. Để làm được điều này, máy nhận phải gửi ACK về báo đã nhận đủ và đúng thông tin hay chưa, nếu chưa thì máy phát phải truyền lại datagram đã mất. Phần mềm ở lớp Transport chia thông tin thành các gói (packet), trong mỗi gói có chứa các trường (fields): địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, checksum,... Thông tin sau khi được chia thành các gói sẽ được chuyển xuống các lớp thấp hơn để tiếp tục xử lý và gửi tới máy thu. Máy thu sẽ dựa vào nội dung của các trường này để quyết định nhận, kiểm tra tính đúng đắn của việc truyền và phục hồi lại thông tin.
Các dịch vụ của lớp Transport có thể là: TCP, UDP.... Khái niệm kết nối phiên (session) trong mô hình OSI có thể so sánh với cơ chế socket của TCP/IP. Socket TCP/IP là một điểm cuối (end-point) trong quá trình liên lạc, được tạo bởi địa chỉ của máy tính và một cổng xác định trên máy tính đó.
Lớp Internet:
Lớp Internet điều khiển các gói đi từ máy này đến máy khác theo những đường thích hợp nhất.
Lớp Internet kiểm soát các gói dữ liệu đến, kiểm tra xem có phải chúng được gửi đến máy đó hay không. Nếu đúng, lớp Internet sẽ loại bỏ header của datagram và đưa lên cho lớp Transport xử lý. Nếu không, máy sẽ bỏ qua hay sẽ gửi tiếp gói tin theo đường thích hợp để đến đích.
Lớp Network access:
TCP/IP không định nghĩa việc kết nối vật lý mà dùng những chuẩn sẵn có cung cấp bởi IEEE (như RS232, Ethernet hay những giao diện khác trong việc truyền dữ liệu).
Khi một packet dữ liệu được gửi đi, nó đến lớp Transport và được gắn thêm một transport header. Kế đó lớp Internet thêm internet header. Cuối cùng lớp gắn thêm header. Khi nhận gói dữ liệu, quá trình sẽ diễn ra ngược lại.
1.3.Địa chỉ IP
Mỗi máy tính trên mạng IP có một địa chỉ duy nhất xác định gọi là địa chỉ IP tạo bởi một số 32 bit. Địa chỉ IP chứa đủ những thông tin để xác định duy nhất một mạng và một máy tính trong mạng đó.
Vì địa chỉ IP của một máy tính không những phải xác định duy nhất máy tính đó mà còn phải xác định duy nhất mạng mà máy tính đó nối vào nên địa chỉ IP được chia thành phần ID của mạng (net ID) và phần ID của host (host ID). Việc phân chia này không giống nhau cho tất cả các địa chỉ IP mà lớp của địa chỉ sẽ quyết định bao nhiêu bit dành cho net ID và bao nhiêu bit dành cho host ID. Có 5 lớp địa chỉ IP: lớp A, B, C dùng cho mục đích chung, lớp D và E dùng cho mục đích đặc biệt trong tương lai. Một địa chỉ IP theo khuôn dạng sau:
Class ID
Net ID
Host ID
- Lớp A có Class ID là bit cao nhất bằng 0; 7 bit kế tiếp là net ID, 24 bit còn lại là host ID.
- Lớp B có Class ID là 2 bit cao nhất lần lượt là 1 và 0, 14 bit kế tiếp là net ID, 16 bit cuối cùng là host ID.
- Lớp C có Class ID là 3 bit cao nhất lần lượt bằng 1, 1, và 0; 21 bit kế tiếp là Net ID; 8 bit cuối cùng là Host ID.
1.4.Giao thức Internet IP (Internet Protocol)
IP tiếp nhận các datagram từ giao diện mạng (network interface) và từ các giao thức lớp cao hơn, sau khi định tuyến, nó sẽ gửi các gói dữ liệu này xuống giao diện mạng hay gửi lên các giao thức ở cấp cao hơn. Trên một host, có thể xem IP bao gồm hai phần, một phần kiểm soát các gói dữ liệu đến và một phần kiểm soát việc gửi các gói dữ liệu đi.
cách hoạt động của IP:
- Hàng nhập chung, định tuyến chung: Quá trình IP dùng một hàng nhập chung cho tất cả các datagrams mà nó kiểm soát, bất kể là chúng đến từ giao diện mạng hay từ các giao thức lớp cao hơn. IP lấy các datagrams ra khỏi hàng nhập và xử lý chúng mà không cần biết chúng đến từ đâu. Hàng nhập chung đem lại sự đơn giản trong các thuật toán.
- IP hoạt động như một quá trình độc lập.
- Giao diện nội bộ (local host interface): Để tránh việc phân phát các gói tin nội bộ như một quá trình đặc biệt, IP thực hiện một giao thức mạng giả cho chính nội bộ của máy mình. Giao diện này có cùng cấu trúc như các giao diện mạng khác nhưng nó sẽ được xử lý bởi phần mềm giao thức nội bộ thay vì mạn...