Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...…1
NỘI DUNG……………………………………………………………………...…1
1. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế………………………………………...…1
2. Trong cách xác định vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Luật biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia………..1
3. Trong quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Luật biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia………..4
KẾT LUẬN………………………………………………………... ……………...7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...8










MỞ ĐẦU
Vùng đặc quyền kinh tế được ra đời và được quy ước cụ thể trong Công ước Luật biển 1982 ký ngày 10/12/1982 tại Montego Bay có hiệu lực ngày 16/11/1990 đã thể hiện sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia ngay cả trong cách xác định và quy chế pháp lý của nó và trong một xu thế phát triển kinh tế mới các năm gần đây của các quốc gia thì mối quan tâm phát triển kinh tế biển đang được chú trọng và quan tâm chính vì thế để đảm bảo lợi ích to lớn từ biển cả cho các quốc gia tránh xung đột giữa quyền, nghĩa vụ và lợi ích, tránh sự không dung hòa lợi ích giữa các quốc gia thì những quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước luật biển 1982 đã phần nào dung hòa được lợi ích về khai thác đánh bắt thủy hải sản hay quyền của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác.
NỘI DUNG
1. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều hành (Điều 55 Công ước luật biển 1982).
2. Trong cách xác định vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Luật biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế không quá 188 hải lý).

Khái niệm và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền về kinh tế được nêu cụ thể trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) theo đó:
Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển mở rộng của quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp liền với lãnh hải. Vùng biển này có quy chế pháp lý riêng; trong đó, các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác được điều chỉnh theo các quy định (phần V) của Công ước Luật Biển 1982. Vùng đặc quyền về kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (Điều 57).
Theo quy định tại phần V của Công ước Luật Biển 1982, vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng đặc thù, với chế độ pháp lý riêng biệt. Nó không phải là lãnh hải (vì nằm ngoài lãnh hải) và cũng không phải là một phần của biển cả (vì phạm vi áp dụng của phần biển cả (phần VII) của Công ước Luật Biển 1982, không áp dụng cho vùng đặc quyền về kinh tế). Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình (quyền, quyền tài phán) nhằm mục đích kinh tế, đ¬ược quy định bởi Công ư-ớc luật biển 1982, mà không chia sẻ với các quốc gia khác. Song, đây là vùng chuyển tiếp giữa lãnh hải và biển cả, nên đồng thời là một "vùng chủ quyền giới hạn". Việc xác định vùng đặc quyền như thế đã thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia, không quốc gia nào được phép vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, sự quy định như vậy đã cho thấy sự công bằng đối với các quốc gia ven biển.
Một trong số những cách xác định vùng đặc quyền kinh tế thể hiện sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia là cách thỏa thuận đi đến thống nhất ý chí, điều này được thể hiện rõ ràng qua cách hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau.
Điều 74 về hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau
“1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.
2. . Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.”
Như vậy, giữa hai vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia mà có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau thì các quốc gia đó phải có các cuộc đàm phán để có sự thống nhất ý chí về quyền và lợi ích của các bên trong vùng có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau đó, đảm bảo cho không quốc gia nào xâm phạm quyền và lợi ích của quốc gia nào, kết quả đàm phán luôn là một sự dung hòa của các mối lợi ích để tìm ra tiếng nói chung mà hai bên đều có thể chấp nhận được chứ không thể đòi hỏi chỉ lợi ích chỉ về một phía.
3. Trong quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Luật biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia.
Xét về quy chế pháp lý đây là vùng biển đặc thù (sui generic ) thể hiện sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia ven biển và quốc gia khác: một mặt, bảo đảm cho quốc gia ven biển thẩm quyền riêng biệt trong việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, mặt khác công nhận cho các quốc gia khác một số quyền tự do biển cả, điều này cho phép giải quyết đồng thời hai vấn đề đặt ra trong quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, đó là mở rộng chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển một cách có giới hạn và bảo đảm tính ổn định tương đối của biển cả là nơi mà lợi ích chung của cộng đồng quốc tế cần tôn trọng.
Thứ nhất, điều 56 Luật biển quốc tế 1982 quy định về các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo đó xét trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Nghĩa vụ bảo tồn nguồn lợi sinh vật (điều 61 Công ước luật biển 1982) trong vùng này của quốc gia ven biển sẽ đồng thời giải quyết được giới hạn cần thiết đối với xu thế mở rộng chủ quyền nước ven biển để không ảnh hưởng đến các quyền tự do truyền thống trong biển cả; đảm bảo ngăn chặn nguy cơ tiềm tàng từ việc lạm dụng đặc quyền khai thác tài nguyên sinh vật của nước liên quan; bảo đảm sự khai thác vùng đặc quyền kinh tế một cách hiệu quả theo hướng tôn trọng đặc quyền của nước ven biển nhưng vẫn có cơ chế hợp tác quốc tế để chia sẻ quyền lợi giữa các quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế. Từ quy định này của công ước sẽ thiết lập một được một trật tự pháp lý quốc tế công bằng, thích hợp, từ đó tạo cơ chế hợp tác giữa các quốc gia với nhau trong sử dụng và khai thác biển.
Thứ hai, theo điều 62 về khai thác các tài nguyên sinh vật đối với tài nguyên sinh vật quốc gia ven biển thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý nhằm duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức. Để tạo điều kiện khai thác một cách tối ưu nguồn tài nguyên sinh vật quốc gia ven biển tự xác định tổng khối lượng có thể đánh bắt và đánh giá khả năng khai thác thực tế của mình. Trong trường hợp khả năng khai thác thấp hơn khối lượng có thể đánh bắt, quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác khai thác số dư thông qua điều ước hay thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở ưu tiên cho các quốc gia không có biển hay các quốc gia bất lợi về địa lý. Công ước luật biển 1982 cũng giới hạn đặc quyền của nước ven bờ đối với lĩnh vực này bằng việc ràng buộc các quốc gia ven biển phải thực hiện việc phân bổ nguồn tài nguyên sinh vật thừa một cách thiện chí vì không thể vừa công bố có cá thừa lại vừa ban hành các quy định loại bỏ việc tiếp cận nguồn cá thừa đó của nước ngoài. Quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế được quy đinh trong Luật biển quốc tế 1982 cũng đề cập đến lợi ích của quốc gia không có biển và quốc gia bất lợi về địa lý những quyền này của quốc gia ven biển hay bất lợi về địa lý tuy là quyền pháp lý nhưng lại không có tính chất đương nhiên mà bị giới hạn sự quan tâm đặc biệt của nước ven biển dành cho họ và thường chỉ tồn tại khi quốc gia ven biển xác định là có lượng cá dư thừa. Như vậy lợi ích của quốc gia không có biển và quốc gia bất lợi về địa lý được đảm bảo. Việc quy định như vậy của Công ước luật biển 19982 cũng đã thể hiện rằng không chỉ những quốc gia ven biển có lợi ích mà các quốc gia kh9ác cũng có một số quyền, lợi ích nhất định.
Đối với tài nguyên không sinh vật: trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước (phục vụ cho kinh tế vận tải biển hay các ngành công nghiệp khai khác) tài nguyên du lịch hay phục vụ nghiên cứu khoa học về biển (với việc xây dựng các công trình, thiết bị). Tuy nhiên, cũng như đối với tài nguyên sinh vật thì tài nguyên không sinh vật của quốc gia ven biển có thể được chia sẻ với quốc gia khác. Chẳng hạn quốc gia khác có thể được phép xác định, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển nhưng phải tuân theo các luật lệ và quy định của quốc gia ven biển, như vậy cũng đã mở rộng quyền cho quốc gia khác (điều 60 Công ước luật biển 1982).
Thứ ba, Quyền tài phán của nước ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế
Điều 246 Luật biển quốc tế 1982 quy định về việc nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và ở trên thềm lục địa thì việc nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế chỉ được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia ven biển và không được gây trở ngại cho quốc gia ven biển trong việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982. Kết quả của sự thỏa thuận chính là thể hiện lợi ích giữa các bên.
Thứ tư, quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển chống lại các ô nhiễm từ các nguồn khác nhau.
Theo điều 1 khoản 4 Công ước luật biển 1982 về định nghĩa môi trường và các điều chống lại các ô nhiễm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (khoản 5 điều 210; điều 211; điều 220 Công ước luật biển 1982) thì trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền ban hành pháp luật và thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường biển. Tất cả các đối tượng khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế dù đang thực hiện quyền tự do của mình nếu gây ra những hậu quả xâm hại đến môi trường biển đều chịu sự tài phán của quốc gia ven biển, ví dụ, tàu thuyền nước ngoài khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế gây ra ô nhiễm môi trường biển vẫn có thể bị bắt giữ và xử lý theo pháp luật của quốc gia ven biển hay như ống dẫn dầu của nước ngoài bị rò rỉ dầu ra vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế thì phải khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại môi trường và chịu những chế tài khác theo pháp luật của quốc gia ven biển.
Tuy nhiên, quyền tài phán của quốc gia ven biển chỉ giới hạn trong lĩnh vực thực thi các quyền chủ quyền của nước này trong vùng đặc quyền kinh tế. Sự giới hạn thẩm quyền tài phán của nước ven biển trong lĩnh vực đó nhằm loại bỏ những ứng xử không phù hợp của nước ven biển đối với quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, gây ảnh hưởng đến quyền tự do và lợi ích của các quốc gia khác trong vùng này.
KẾT LUẬN
Vùng đặc quyền kinh tế có một vai trò và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế mỗi quốc gia ven biển. Chính vì thế, nơi đây dễ xảy ra các tranh chấp về cách xác định cũng như quy chế pháp lý của vùng này đối với mỗi quốc gia. Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa bình an ninh trên biển, Công ước luật biển năm 1982 ra đời đã đưa ra những quy định rõ ràng và công bằng về phương pháp xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, qua sự phân tích trên ta thấy rõ việc quy định như vậy đã thể hiện sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia với nhau.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Tiểu luận: So sánh quy chế pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
P Sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia trong quá trình hoàn thiện về cách xác định và quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
H So sánh quy chế pháp lý vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Tiểu luận Vùng đặc quyền kinh tế và sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia Tài liệu chưa phân loại 0
D Vùng đất nam bộ, đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và hàm lượng Palmatin trong cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) sinh trưởng tại vùng Bắc Trung Bộ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
H Bút thạch tuổi Silur muộn - Đevon sớm trong mặt cắt đặc trưng ở vùng hạ lưu sông Đà, Mường Xén và sông Long Đại Luận văn Sư phạm 0
S Đặc điểm trầm tích đệ tứ và tai biến địa chất vùng biển Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top