Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 3
1. Khái niệm khu công nghiệp 4
2. Cơ cấu của khu công nghiệp 4
3. Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá 5
II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7
1. Những thành tựu đạt được 7
2. Những mặt hạn chế 14
III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 19
1. Bài học kinh nghiệm 20
2. Định hướng và mục tiêu 21
3. Một số giải pháp 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 31
XHCN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
CNXH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TBCN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
KCN KHU CÔNG NGHIỆP
KCX KHU CHẾ XUẤT
NEP CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
GDP TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
TNHH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XDCB XÂY DỰNG CƠ BẢN
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết cùng với các phương pháp khác, đề tài “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đã hệ thống hoá, phân tích vấn đề mang tính khách quan về vai trò, thực trạng của khu công nghiệp trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển; đồng thời đi sâu tìm hiểu một số giải pháp để tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế của các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Ngoài phụ lục và tài liệu tham khảo, đề án trình bày theo kết cấu sau:
Phần I: Lý luận chung về khu công nghiệp
Phần II: Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Phần III: Kiến nghị và giải pháp
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có được hướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực vấn đề nghiên cứu. Em xin chân thành Thank thầy giáo T.S Trương Đức Lực đã giúp đỡ em hoàn thành đề án của mình.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm khu công nghiệp
Trong xu hướng phát triển hiện đại của công nghiệp, tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các “tụ điểm” công nghiệp với quy mô và tính chất khác nhau như cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất,…
Hiện nay có nhiều tranh cãi có tính học thuật về khu công nghiệp, các quan niệm này được xây dựng để thực hiện các mục tiêu nhất định như phát triển các khu công nghiệp, quản lý nhà nước và khu công nghiệp hay khai thác tác động của khu công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo quan niệm thông thường, khu công nghiệp là khu vực có tính chất độc lập trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. Quy chế khu công nghiệp (Ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ) quy định khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng khu công nghiệp là một khu vực phụ không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của khu công nghiệp mà không nhất thiết phải có một quy chế đặc thù.
Theo Nghị định số 36/CP ngày 24 /04/1997 của Chính Phủ cho rằng, khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Như vậy, khu công nghiệp có thể hiểu là một cách tổ chức các hoạt động sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghiệp với những chế độ ưu đãi đặc biệt so với những hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ còn lại trên lãnh thổ của một nước nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và thực hiện các mục tiêu chính sách khác. Khu công nghiệp được thành lập không chỉ để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài mà còn cả thu hút đầu tư trong nước.
2. Cơ cấu của khu công nghiệp
Một trong những nội dung quan trọng cần nghiên cứu khi xây dựng công nghiệp là xác lập hợp lý cơ cấu của từng khu công nghiệp trong mỗi lãnh thổ. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy cơ cấu một khu công nghiệp thường bao gồm những bộ phận chủ yếu sau:
Một là, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, trong đó phải kể đến:
- Các doanh nghiệp nòng cốt. Đó là các doanh nghiệp được xây dựng căn cứ vào lợi thế tương đối hay lợi thế tuyệt đối của vùng.
- Các doanh nghiệp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp nòng cốt. Loại này có một số dạng: Các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu đời sống của cán bộ công nhân viên của khu công nghiệp.
Hai là, các cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất khác (nông nghiệp, ngư nghiệp,…).
Ba là, các cơ sở giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.
Bốn là, các cơ sở xử lý phế thải, bảo vệ môi trường.
3. Vai trò khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Các khu công nghiệp đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Chính sự phát triển các khu công nghiệp cũng đã thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nói chung. Vai trò tích cực tác động của các khu công nghiệp có thể xác định rõ trên một số khía cạnh chủ yếu như:
- Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất…).
- Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợi hơn, hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bền vững.
- Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động (kể cả làm việc tại các khu công nghiệp, các việc làm phụ trợ ngoài khu công nghiệp, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển khu công nghiệp,…).
- Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về quản lý). Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện tử với nguyên lý điều khiển số, xử lý tri thức,…
- Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bản thân địa phương có khu công nghiệp và cả nước nói chung.
Quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng. Vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các khu công nghiệp trong việc tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của các khu công nghiệp, số việc làm tạo ra, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý,…) tạo nên một số ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh, một vài ngành công nghệ cao (sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay Airbus…) cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiếp thụ, đào tạo tay nghề cho người lao động Việt Nam (kể cả tâm lý xã hội và phong cách lao động công nghiệp - một yếu tố không nhỏ trong quá trình phát triển).
II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1. Những thành tựu đạt được
Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở nước ta được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kì nhất định. Trong giai đoạn vừa qua (1991 – 2006), hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.
a. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp trên cả nước, huy động được lượng vốn đầu tư lớn.
Các khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Đến cuối tháng 12/2005, các nước có 131 khu công nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha. Các khu công nghiệp được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quy mô các khu công nghiệp đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Phần lớn các khu công nghiệp thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, các khu công nghiệp ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng kí vào khu
với thực tiễn hoạt động của khu công nghiệp, xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính và huy động vốn xây dựng công trình xử lý chất thải trong khu công nghiệp,...
e. Về tổ chức bộ máy và chính sách phát triển
Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” cần đẩy mạnh phân cấp, gắn với nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tại các Ban quản lý cũng là vấn đề cần triển khai để các Ban quản lý đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Hiện tại, các chính sách liên quan tới phát triển khu công nghiệp đã được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, lao động, xây dựng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… không còn bó hẹp trong Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Thời gian tới cần bổ sung và hoàn chỉnh các quy định liên quan đến khu công nghiệp như chính sách về thuế, đất đai kết hợp với các chính sách về nhà ở, bảo vệ môi trường để tiến tới có một hệ thống các quy định pháp luật về khu công nghiệp hoàn chỉnh.
Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và khẩn trương hơn đặt Việt Nam trước nhiều thử thách, nhất là trong bối cảnh đất nước có điểm xuất phát là một nước nông nghiệp với hơn 60% lao động và 70% dân số sống ở nông thôn, cùng với những yếu kém trong công tác quản lý, còn tồn tại bắt nguồn từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Điều này đòi hỏi để tiếp tục phát huy tác động của các khu công nghiệp, cần tiếp tục có một sự nhìn nhận một cách thống nhất, khách quan các nhân tố hình thành khu công nghiệp, tác động và đặc biệt là các trở ngại trong việc phát triển các khu công nghiệp, mới có thể có giải pháp xử lý thích hợp. Có như vậy, các khu công nghiệp mới thực sự đóng góp thích đáng cho sự thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta diễn ra một cách nhanh chóng, có chất lượng và bền vững.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 3
1. Khái niệm khu công nghiệp 4
2. Cơ cấu của khu công nghiệp 4
3. Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá 5
II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7
1. Những thành tựu đạt được 7
2. Những mặt hạn chế 14
III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 19
1. Bài học kinh nghiệm 20
2. Định hướng và mục tiêu 21
3. Một số giải pháp 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 31
XHCN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
CNXH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TBCN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
KCN KHU CÔNG NGHIỆP
KCX KHU CHẾ XUẤT
NEP CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
GDP TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
TNHH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XDCB XÂY DỰNG CƠ BẢN
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết cùng với các phương pháp khác, đề tài “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đã hệ thống hoá, phân tích vấn đề mang tính khách quan về vai trò, thực trạng của khu công nghiệp trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển; đồng thời đi sâu tìm hiểu một số giải pháp để tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế của các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Ngoài phụ lục và tài liệu tham khảo, đề án trình bày theo kết cấu sau:
Phần I: Lý luận chung về khu công nghiệp
Phần II: Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Phần III: Kiến nghị và giải pháp
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có được hướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực vấn đề nghiên cứu. Em xin chân thành Thank thầy giáo T.S Trương Đức Lực đã giúp đỡ em hoàn thành đề án của mình.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm khu công nghiệp
Trong xu hướng phát triển hiện đại của công nghiệp, tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các “tụ điểm” công nghiệp với quy mô và tính chất khác nhau như cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất,…
Hiện nay có nhiều tranh cãi có tính học thuật về khu công nghiệp, các quan niệm này được xây dựng để thực hiện các mục tiêu nhất định như phát triển các khu công nghiệp, quản lý nhà nước và khu công nghiệp hay khai thác tác động của khu công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo quan niệm thông thường, khu công nghiệp là khu vực có tính chất độc lập trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. Quy chế khu công nghiệp (Ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ) quy định khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng khu công nghiệp là một khu vực phụ không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của khu công nghiệp mà không nhất thiết phải có một quy chế đặc thù.
Theo Nghị định số 36/CP ngày 24 /04/1997 của Chính Phủ cho rằng, khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Như vậy, khu công nghiệp có thể hiểu là một cách tổ chức các hoạt động sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghiệp với những chế độ ưu đãi đặc biệt so với những hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ còn lại trên lãnh thổ của một nước nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và thực hiện các mục tiêu chính sách khác. Khu công nghiệp được thành lập không chỉ để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài mà còn cả thu hút đầu tư trong nước.
2. Cơ cấu của khu công nghiệp
Một trong những nội dung quan trọng cần nghiên cứu khi xây dựng công nghiệp là xác lập hợp lý cơ cấu của từng khu công nghiệp trong mỗi lãnh thổ. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy cơ cấu một khu công nghiệp thường bao gồm những bộ phận chủ yếu sau:
Một là, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, trong đó phải kể đến:
- Các doanh nghiệp nòng cốt. Đó là các doanh nghiệp được xây dựng căn cứ vào lợi thế tương đối hay lợi thế tuyệt đối của vùng.
- Các doanh nghiệp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp nòng cốt. Loại này có một số dạng: Các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu đời sống của cán bộ công nhân viên của khu công nghiệp.
Hai là, các cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất khác (nông nghiệp, ngư nghiệp,…).
Ba là, các cơ sở giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.
Bốn là, các cơ sở xử lý phế thải, bảo vệ môi trường.
3. Vai trò khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Các khu công nghiệp đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Chính sự phát triển các khu công nghiệp cũng đã thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nói chung. Vai trò tích cực tác động của các khu công nghiệp có thể xác định rõ trên một số khía cạnh chủ yếu như:
- Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất…).
- Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợi hơn, hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bền vững.
- Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động (kể cả làm việc tại các khu công nghiệp, các việc làm phụ trợ ngoài khu công nghiệp, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển khu công nghiệp,…).
- Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về quản lý). Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện tử với nguyên lý điều khiển số, xử lý tri thức,…
- Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bản thân địa phương có khu công nghiệp và cả nước nói chung.
Quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng. Vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các khu công nghiệp trong việc tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của các khu công nghiệp, số việc làm tạo ra, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý,…) tạo nên một số ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh, một vài ngành công nghệ cao (sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay Airbus…) cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiếp thụ, đào tạo tay nghề cho người lao động Việt Nam (kể cả tâm lý xã hội và phong cách lao động công nghiệp - một yếu tố không nhỏ trong quá trình phát triển).
II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1. Những thành tựu đạt được
Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở nước ta được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kì nhất định. Trong giai đoạn vừa qua (1991 – 2006), hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.
a. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp trên cả nước, huy động được lượng vốn đầu tư lớn.
Các khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Đến cuối tháng 12/2005, các nước có 131 khu công nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha. Các khu công nghiệp được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quy mô các khu công nghiệp đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Phần lớn các khu công nghiệp thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, các khu công nghiệp ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng kí vào khu
với thực tiễn hoạt động của khu công nghiệp, xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính và huy động vốn xây dựng công trình xử lý chất thải trong khu công nghiệp,...
e. Về tổ chức bộ máy và chính sách phát triển
Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” cần đẩy mạnh phân cấp, gắn với nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tại các Ban quản lý cũng là vấn đề cần triển khai để các Ban quản lý đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Hiện tại, các chính sách liên quan tới phát triển khu công nghiệp đã được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, lao động, xây dựng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… không còn bó hẹp trong Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Thời gian tới cần bổ sung và hoàn chỉnh các quy định liên quan đến khu công nghiệp như chính sách về thuế, đất đai kết hợp với các chính sách về nhà ở, bảo vệ môi trường để tiến tới có một hệ thống các quy định pháp luật về khu công nghiệp hoàn chỉnh.
Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và khẩn trương hơn đặt Việt Nam trước nhiều thử thách, nhất là trong bối cảnh đất nước có điểm xuất phát là một nước nông nghiệp với hơn 60% lao động và 70% dân số sống ở nông thôn, cùng với những yếu kém trong công tác quản lý, còn tồn tại bắt nguồn từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Điều này đòi hỏi để tiếp tục phát huy tác động của các khu công nghiệp, cần tiếp tục có một sự nhìn nhận một cách thống nhất, khách quan các nhân tố hình thành khu công nghiệp, tác động và đặc biệt là các trở ngại trong việc phát triển các khu công nghiệp, mới có thể có giải pháp xử lý thích hợp. Có như vậy, các khu công nghiệp mới thực sự đóng góp thích đáng cho sự thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta diễn ra một cách nhanh chóng, có chất lượng và bền vững.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: