thienthannho722000
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế cho thấy rằng, tài sản ngoài ý nghĩa đáp ứng nhu cầu, lợi ích cho con người thì nó còn tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro nhất định có thể gây thiệt hại cho con người. Có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Thế giới ngày càng phát triển kéo theo sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, kỹ thuật nhưng con người vẫn không hoàn toàn kiểm soát được các nguy cơ mang lại rủi ro từ tài sản. Xuất phát từ lý do này mà trong khoa học pháp lý xuất hiện thuật ngữ “nguồn nguy hiểm cao độ”. Trên cơ sở đánh giá “nguồn nguy hiểm cao độ” (NNHCĐ) với sự nhận định mối liên quan giữa hành vi của con người với thiệt hại do nó gây ra mà pháp luật dân sự đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về vấn đề này trong hệ thống luật dân sự Việt Nam.
NỘI DUNG
I. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.
Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra tại Điều 623. Trên cơ sở quy định của BLDS 2005, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 8/7/2006 hướng dẫn các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005, trong đó có hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Tuy nhiên, cả bộ luật và nghị quyết trên đều không đưa ra khái niệm NNHCĐ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là NNHCĐ. Khoản 1 Điều 623 BLDS quy định: “NNHCĐ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ khác do pháp luật quy định”. Theo quy định này thì có các loại NNHCĐ sau:
+ Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Tuy nhiên, ta cũng có thể hình dung được phương tiện giao thông vận tải cơ giới có thể là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt, phương tiện giao thông cơ giới đường thủy hay phương tiện giao thông cơ giới đường hàng không. Nhưng liệu có phải tất cả các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đều được coi là NNHCĐ? Pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Ví dụ như các phương tiện chuyên dùng thô sơ di chuyển trên đường sắt thì không được coi là NNHCĐ.
Luật giao thông đường bộ quy định: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật.... Theo liệt kê của quy định này thì các loại phương tiện như xe đạp điện, xe babetta, java hay máy thi công, cần trục, cần cẩu, máy nông lâm ngư cơ… có phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không, có thể cho chúng là “các loại xe tương tự” theo quy định trên để xác định NNHCĐ không. Có nhiều quan điểm khác nhau về điều này nên luật của chúng ta cần sớm có những hướng dẫn rõ ràng.
+ Hệ thống tải điện: Luật Điện Lực 2004 không đưa ra khái niệm hệ thống tải điện mà chỉ đưa ra khái niệm “lưới điện”, “thiết bị đo đếm điện”:
“…3. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối…”
4. Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.”
Bên cạnh đó, trong hệ thống truyền tải điện còn có thể có hệ thống trang thiết bị phát điện, do đó, hệ thống trang thiết bị phát điện cũng được coi là bộ phận trong hệ thống truyền tải điện.
+ Nhà máy: Có thể hiểu nhà máy là “xí nghiệp, cơ sở sản xuất của nền đại công nghiệp thường sử dụng máy móc tương đối hiện đại với quy mô lớn: nhà máy cơ khí, nhà máy điện…. Nhà máy công nghiệp có thể là nhà máy công nghiệp nặng, nhà máy công nghiệp nhẹ…
Trong ba NNHCĐ đã nêu ở trên thì ta cần chú ý đặc điểm để chúng được coi là NNHCĐ là khi chúng đang hoạt động. Hoạt động có thể được hiểu là “Vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hay gây tác động nào đó”. Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới thì hoạt động của xe cơ giới có thể là hoạt động di chuyển (cơ học hay điều khiển) hay không di chuyển nhưng thiết bị đang được vận hành. Đối với hệ thống tải điện thì phải có dòng điện chạy qua. Đối với nhà máy công nghiệp thì phải đang trong quá trình vận hành, sản xuất. Như thế, tất cả các loại tài sản nêu trên nếu đang trong trạng thái tĩnh thì không được coi là NNHCĐ.
+ Vũ khí: Vũ khí có thể được hiểu là các đồ vật được sử dụng để chiến đấu. Như vậy thì một cái dép, một cái thước kẻ, một cái bút…cũng có thể được coi là vũ khí nếu nó được dùng để đánh nhau. Tuy nhiên, theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996 đã quy định: Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ…
+ Chất cháy, chất nổ: Hai loại này có thể là chất rắn, lỏng, khí và dễ gây ra cháy nổ.
+ Chất độc: Đây là loại có độc tính cao, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật cũng như môi trường xung quanh.
+ Chất phóng xạ: Là “chất ở thể rắn, lỏng hay khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccoren trên kilogam (70kBq/kg)” (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996).
+ Thú dữ: Là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to lớn, rất dữ, có thể làm hại người (Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb. Văn Hóa – Thông tin, Hà Nội 1999). Tuy nhiên, cần lưu ý và phân biệt giữa vật nuôi gây thiệt hại trong trường hợp nó hung dữ với thiệt hại do thú dữ được coi là NNHCĐ gây ra. Nếu vật nuôi trong gia đình gây thiệt hại thì thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, còn thiệt hại do thú dữ gây ra sẽ thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Ngoài ra, thú dữ gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định, nếu không có sự quản lý (thú dữ ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mặc dù tài sản này thuộc sở hữu của nhà nước.
+ Các NNHCĐ khác do pháp luật quy định: Đây là một quy định mang tính “mở” của pháp luật liên quan đến NNHCĐ. Nếu có văn bản pháp luật khác quy định bổ sung về NNHCĐ thì NNHCĐ còn được xác định theo các văn bản này.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
NNHCĐ theo Điều 623 được hiểu là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh. Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗ con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại.
Ta có thể thấy trong thực tế có những sự vật chưa từng được pháp luật quy định là NNHCĐ nhưng chúng lại có đầy đủ tính chất của NNHCĐ, ví dụ như ong bò vẽ, rắn độc, chó dại, trâu điên… Như vậy, khi xem xét sự vật gây thiệt hại có phải là NNHCĐ hay không, cần căn cứ vào tính chất của sự vật đó như: mức độ nguy hiểm; khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật; quy định của pháp luật liên quan đến việc trông giữ, sử dụng… Xe đạp điện hay xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 là những phương tiện giao thông có gắn động cơ, khi tham gia giao thông có thể đạt vận tốc lớn, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản người khác, tuy còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo em cần được xem là NNHCĐ. Đối với trường hợp chó dại, trâu điên gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, mặc dù rất nguy hiểm nhưng đây là những động vật đã được thuần hóa, không còn mang tính chất hoang dã, không thể coi là “thú dữ”. Mặt khác, BLDS đã có riêng điều luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) áp dụng đối với chủ sở hữu, người quản lý súc vật nên không thể áp dụng quy định về BTTH do NNHCĐ gây ra được. Còn ong bò vẽ, rắn độc mặc dù không phải là “thú dữ” (theo các định nghĩa trong từ điển) nhưng phải coi là NNHCĐ vì đây là loại động vật còn mang tính hoang dã, chưa được thuần hóa và có tính chất nguy hiểm lớn. Và như thế, việc xác định một vật có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ hay không sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và tính chất của sự vật đó. NNHCĐ không chỉ bao gồm những sự vật được liệt kê tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn bao gồm những sự vật khác mà hoạt động của chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh, con người không thể hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây thiệt hại. Đối với NNHCĐ, pháp luật thường có những quy định nghiêm ngặt trong việc trông giữ, vận hành, sử dụng, vận chuyển… chúng để tránh gây thiệt hại. Vì vậy, xác định NNHCĐ không chỉ căn cứ vào khái niệm NNHCĐ tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn phải căn cứ vào các văn bản, các quy định khác có liên quan, nếu không thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Tòa án nhân dân Tối cao trước khi quyết định.
Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những sự vật được coi là NNHCĐ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi NNHCĐ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do NNHCĐ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; ô tô tự nhiên bốc cháy gây thiệt hại; cột điện đổ khi đang thi công, không có điện…
Thứ hai: Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân NNHCĐ hay do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Có quan điểm cho rằng các vật là vô tri vô giác, vì vậy chúng không thể gây thiệt hại nếu không có sự tác động của con người. Quan điểm này cho rằng đằng sau việc gây thiệt hại của một vật bao giờ cũng có sự tác động của con người. Chiếc xe gây tai nạn là do người lái xe làm cho nó chuyển động. Quan điểm này đánh đồng tất cả các thiệt hại đều do con người gây ra, vì vậy các thiệt hại đều quy về một nguyên tắc BTTH nói chung.
Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại do vật gây ra đều có sự tác động của con người. Nhiều trường hợp, hoạt động của NNHCĐ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân NNHCĐ gây thiệt hại. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm BTTH.
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến NNHCĐ nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH. Hầu hết các vụ tai nạn, thiệt hại đều có sự tham gia của vật với vai trò trung gian như là công cụ, phương tiện mà con người sử dụng để gây thiệt hại như: đặt mìn để gây thiệt hại cho người khác, để đánh cá; dùng súng sát thương người khác; lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn; dùng chất độc để đầu độc người khác; dùng nguồn điện để gài bẫy trộm; nhốt người vào chuồng hổ cho con thú tấn công… Những trường hợp này thiệt hại hoàn toàn do hành vi có chủ ý của con người chứ không phải do tự thân NNHCĐ gây thiệt hại.
Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của NNHCĐ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hay nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật…
Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ phải có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của NNHCĐ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hay do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 BLDS). Nói tóm lại, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của NNHCĐ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
2.2. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
NNHCĐ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến NNHCĐ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với NNHCĐ Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng NNHCĐ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ chỉ được đặt ra khi NNHCĐ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hay sở hữu liên quan đến NNHCĐ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Do đặc điểm của NNHCĐ là những loại tài sản có khả năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do NNHCĐ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của NNHCĐ.
II. Thực tiễn áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật giải quyết BTTH do NNHCĐ gây ra thường là đối với các phương tiện giao thông đường bộ. Nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể thấy:
Trong các vụ án vi phạm các quy định về điều khiển NNHCĐ gây ra thiệt hại cho cá nhân, không có trường hợp nào người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường, theo quyết định của tòa án mà không có sự đồng ý của người được bồi thường. Mặc dù tại khoản 2 Điều 605 BLDS quy định “người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Do vậy, có thể nói quy định tại khoản 2 Điều 605 BLDS chỉ có thể áp dụng trong trường hợp gây thiệt hại cho nhà nước.
Về nội dung, nhìn chung việc bồi thường thiệt hại đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại. Tuy nhiên vẫn còn một số bản án thiếu thống nhất hay quyết định chưa đúng thậm chí còn mâu thuẫn nhau, cụ thể:
- Theo quy định của pháp luật thì chủ phương giao thông đường bộ phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức và cách bồi thường. Các bên ở đây cần được hiểu là bên phải bồi thường và bên được bồi thường chứ không phải là quan hệ giữa lái xe và người bị nạn (hay thay mặt của họ). Nhưng thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án giao thông hiện nay lại phổ biến là lái xe phải bồi thường, chủ phương tiện mặc kệ lái xe tự giải quyết thiệt hại. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người được bồi thường bởi chủ phương tiện (người phải bồi thường và có điều kiện hơn) thì lại đứng ngoài cuộc. Ở đây cần khẳng định lại hai mối quan hệ bồi thường là: chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại theo Điều 623 BLDS và lái xe phải bồi hoàn thiệt hại cho chủ phương tiện. Cho nên, khi có thiệt hại do phương tiện giao thông đường bộ gây ra thì chủ phương tiện phải bồi thường thiệt hại sau đó mới đòi lái xe bồi hoàn. Chỉ có như vậy mới không trái với quy định các bên có thể thỏa thuận về hình thức, cách và mức bồi thường.
- Việc hiểu thế nào là chủ sở hữu đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng có trường hợp chưa đúng nên quyết định chủ thể bồi thường thiệt hại không chính xác. Đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng một cách hợp pháp là trường hợp chủ sở hữu đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng một cách hợp pháp thông qua hợp đồng cho thuê hay cho mượn để người đó sử dụng NNHCĐ được giao vì mục đích của bản thân mình chứ không phải vì mục đích của chủ sở hữu. Trường hợp giao tay lái cho người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để phục vụ chủ phương tiện và được thay mặt chủ phương tiện đồng ý mà gây tai nạn thì chủ phương tiện vẫn phải bồi thường. Thế nhưng vẫn có nơi không nhận thức đúng vấn đề này. Ví dụ: Nguyến Khắc T và Cà Văn B là hai lái xe của một đơn vị thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh S, Cà Văn B được giao nhiệm vụ điều khiển ô tô Zin 130 về Việt Trì, do thượng úy Trần Thế D chỉ huy xe và Nguyễn Khắc T đi nhà xe về thăm gia đình. Khi xe ô tô Zin đi hết đoạn cao tốc Thăng Long – Nội Bài rẽ vào quốc lộ số 2 thì B giao tay lái cho T. T điều khiển ô tô chạy hết địa phận thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thì gây tai nạn làm chết 2 người, bị thương một người (mất 57% sức khỏe) và hư hỏng nặng 1 xe mô tô. Tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của Nguyến Khắc T. Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt Nguyễn Khắc T về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải và buộc Nguyễn Khắc T bồi thường toàn bộ thiệt hại với lý do B đã giao A cho T chiếm hữu, sử dụng mặc dù theo quy định của pháp luật thì Bộ chỉ huy quân sự tỉnh S phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Bản án nêu trên đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy phần dân sự để xét xử lại theo hướng buộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh S phải BTTH.
- Việc xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại trong một số vụ án liên quan đến NNHCĐ cũng còn nhiều bất cập.
Trường hợp BTTH trong trường hợp mượn, thuê NNHCĐ rồi gây tai nạn cũng được giải quyết không thống nhất. Trong thực tế việc đi mượn, đi thuê xe máy, xe ô tô xảy ra khá phổ biến. Pháp luật không cấm việc đi thuê, đi mượn ô tô, xe máy mà chỉ quy định điều kiện cần đối với người điều khiển ô tô, xe máy. Nhiều trường hợp đi mượn, đi thuê xe ô tô, xe máy để sử dụng vào việc riêng, người cho thuê, cho mượn không biết, thậm chí không cần biết người thuê, người mượn có giấy phép lái xe hay không. Khi sử dụng xe đi thuê, đi mượn đã gây tai nạn, có tòa án buộc chủ xe phải bồi thường, có Tòa án buộc người thuê xe, mượn xe phải bồi thường, có Tòa án buộc chủ xe liên đới cùng lái xe bồi thường.
hay có một số vụ án, Tòa án đã nhầm lẫn hợp đồng vận chuyển với hợp đồng thuê xe, dẫn đến xác định sai về người phải chịu trách nhiệm BTTH do xe gây ra. Do việc giao NNHCĐ khá phức tạp và đa dạng, thường thông qua hợp đồng và thường xảy ra ở trường hợp hợp đồng đã hoàn thành thủ tục pháp lý nhưng chủ sở hữu chưa chuyển giao NNHCĐ, mà chủ sở hữu sử dụng gây ra tai nạn. Trong những trường hợp này, về mặt pháp lý, giao dịch dân sự đã hoàn thành, nhưng thực tế giao dịch dân sự chưa hoàn thành. Chủ sở hữu cũ chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Do vậy chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng thuê xe, thủ tục pháp lý hoàn thành, nhưng A chưa giao xe cho B. Trong thời gian này A sử dụng xe, gây tai nạn.
Hợp đồng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý những chủ sở hữu đã chuyển giao NNHCĐ cho người được giao. Vấn đề này thực tế hiện nay rất thường gặp, cửa hàng bán xe cho người mua theo cách trả chậm hay trả dần. Mặc dù thủ tục pháp lý chưa hoàn thành nhưng cửa hàng vẫn giao xe cho người mua chiếm hữu, sử dụng, gây ra tai nạn.
Trường hợp này, theo Thông tư 03/TATC ngày 5/4/1983 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn "chủ xe đã bán, nhưng chưa sang tên, mà người mua sử dụng xe và gây tai nạn thì người mua xe phải chịu TNBT”.
Ngoài ra còn nhiều vụ việc khác mà những người có thẩm quyền đã nhầm lẫn khi xác định người có trách nhiệm bồi thường mà em không thể nêu hết được.
KẾT LUẬN
Bài viết trên đây đã nêu ra một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Qua những lý luận và các vụ việc xảy ra trên thực tế, ta có thể thấy rằng quy định về nguồn nguy hiểm cao độ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, cần sớm có những hướng dẫn cụ thể bổ sung về vấn đề này. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh những thiếu sót, mong thầy cô sửa chữa và bổ sung thêm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân;
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, chủ biên Lê Đình Nghị, Nxb. Giáo dục;
3. Bộ Luật Dân sự, Nxb. Lao động;
4. Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Ts. Lê Đình Nghị;
5. Ts. Mai Độ, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí luật học 2003;
6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Ts. Vũ Thị Hải Yến;
7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Nguyễn Thanh Lành;
8. Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Lê Phước Ngưỡng – VKSND tỉnh Thừa Thiên-Huế;
9. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 8/7/2006 hướng dẫn các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005;
10. Một số trang web trên Internet.
MỤC LỤC
Trang:
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
NỘI DUNG…………………………………………………………………….1
I. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…………………1
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ………………………………………..1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…………………………………………………………………..4
2.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ…4
2.2. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”………..8
2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra…………………………………..8
2.4. Bàn về điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………………………………………………………9
3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………………………………………………………………………………10
4. Xác định thiệt hại…………………………………………………………..16
II. Thực tiễn áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………………………………………………………………….17
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..20
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế cho thấy rằng, tài sản ngoài ý nghĩa đáp ứng nhu cầu, lợi ích cho con người thì nó còn tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro nhất định có thể gây thiệt hại cho con người. Có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Thế giới ngày càng phát triển kéo theo sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, kỹ thuật nhưng con người vẫn không hoàn toàn kiểm soát được các nguy cơ mang lại rủi ro từ tài sản. Xuất phát từ lý do này mà trong khoa học pháp lý xuất hiện thuật ngữ “nguồn nguy hiểm cao độ”. Trên cơ sở đánh giá “nguồn nguy hiểm cao độ” (NNHCĐ) với sự nhận định mối liên quan giữa hành vi của con người với thiệt hại do nó gây ra mà pháp luật dân sự đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về vấn đề này trong hệ thống luật dân sự Việt Nam.
NỘI DUNG
I. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.
Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra tại Điều 623. Trên cơ sở quy định của BLDS 2005, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 8/7/2006 hướng dẫn các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005, trong đó có hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Tuy nhiên, cả bộ luật và nghị quyết trên đều không đưa ra khái niệm NNHCĐ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là NNHCĐ. Khoản 1 Điều 623 BLDS quy định: “NNHCĐ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ khác do pháp luật quy định”. Theo quy định này thì có các loại NNHCĐ sau:
+ Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Tuy nhiên, ta cũng có thể hình dung được phương tiện giao thông vận tải cơ giới có thể là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt, phương tiện giao thông cơ giới đường thủy hay phương tiện giao thông cơ giới đường hàng không. Nhưng liệu có phải tất cả các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đều được coi là NNHCĐ? Pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Ví dụ như các phương tiện chuyên dùng thô sơ di chuyển trên đường sắt thì không được coi là NNHCĐ.
Luật giao thông đường bộ quy định: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật.... Theo liệt kê của quy định này thì các loại phương tiện như xe đạp điện, xe babetta, java hay máy thi công, cần trục, cần cẩu, máy nông lâm ngư cơ… có phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không, có thể cho chúng là “các loại xe tương tự” theo quy định trên để xác định NNHCĐ không. Có nhiều quan điểm khác nhau về điều này nên luật của chúng ta cần sớm có những hướng dẫn rõ ràng.
+ Hệ thống tải điện: Luật Điện Lực 2004 không đưa ra khái niệm hệ thống tải điện mà chỉ đưa ra khái niệm “lưới điện”, “thiết bị đo đếm điện”:
“…3. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối…”
4. Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.”
Bên cạnh đó, trong hệ thống truyền tải điện còn có thể có hệ thống trang thiết bị phát điện, do đó, hệ thống trang thiết bị phát điện cũng được coi là bộ phận trong hệ thống truyền tải điện.
+ Nhà máy: Có thể hiểu nhà máy là “xí nghiệp, cơ sở sản xuất của nền đại công nghiệp thường sử dụng máy móc tương đối hiện đại với quy mô lớn: nhà máy cơ khí, nhà máy điện…. Nhà máy công nghiệp có thể là nhà máy công nghiệp nặng, nhà máy công nghiệp nhẹ…
Trong ba NNHCĐ đã nêu ở trên thì ta cần chú ý đặc điểm để chúng được coi là NNHCĐ là khi chúng đang hoạt động. Hoạt động có thể được hiểu là “Vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hay gây tác động nào đó”. Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới thì hoạt động của xe cơ giới có thể là hoạt động di chuyển (cơ học hay điều khiển) hay không di chuyển nhưng thiết bị đang được vận hành. Đối với hệ thống tải điện thì phải có dòng điện chạy qua. Đối với nhà máy công nghiệp thì phải đang trong quá trình vận hành, sản xuất. Như thế, tất cả các loại tài sản nêu trên nếu đang trong trạng thái tĩnh thì không được coi là NNHCĐ.
+ Vũ khí: Vũ khí có thể được hiểu là các đồ vật được sử dụng để chiến đấu. Như vậy thì một cái dép, một cái thước kẻ, một cái bút…cũng có thể được coi là vũ khí nếu nó được dùng để đánh nhau. Tuy nhiên, theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996 đã quy định: Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ…
+ Chất cháy, chất nổ: Hai loại này có thể là chất rắn, lỏng, khí và dễ gây ra cháy nổ.
+ Chất độc: Đây là loại có độc tính cao, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật cũng như môi trường xung quanh.
+ Chất phóng xạ: Là “chất ở thể rắn, lỏng hay khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccoren trên kilogam (70kBq/kg)” (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996).
+ Thú dữ: Là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to lớn, rất dữ, có thể làm hại người (Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb. Văn Hóa – Thông tin, Hà Nội 1999). Tuy nhiên, cần lưu ý và phân biệt giữa vật nuôi gây thiệt hại trong trường hợp nó hung dữ với thiệt hại do thú dữ được coi là NNHCĐ gây ra. Nếu vật nuôi trong gia đình gây thiệt hại thì thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, còn thiệt hại do thú dữ gây ra sẽ thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Ngoài ra, thú dữ gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định, nếu không có sự quản lý (thú dữ ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mặc dù tài sản này thuộc sở hữu của nhà nước.
+ Các NNHCĐ khác do pháp luật quy định: Đây là một quy định mang tính “mở” của pháp luật liên quan đến NNHCĐ. Nếu có văn bản pháp luật khác quy định bổ sung về NNHCĐ thì NNHCĐ còn được xác định theo các văn bản này.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
NNHCĐ theo Điều 623 được hiểu là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh. Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗ con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại.
Ta có thể thấy trong thực tế có những sự vật chưa từng được pháp luật quy định là NNHCĐ nhưng chúng lại có đầy đủ tính chất của NNHCĐ, ví dụ như ong bò vẽ, rắn độc, chó dại, trâu điên… Như vậy, khi xem xét sự vật gây thiệt hại có phải là NNHCĐ hay không, cần căn cứ vào tính chất của sự vật đó như: mức độ nguy hiểm; khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật; quy định của pháp luật liên quan đến việc trông giữ, sử dụng… Xe đạp điện hay xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 là những phương tiện giao thông có gắn động cơ, khi tham gia giao thông có thể đạt vận tốc lớn, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản người khác, tuy còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo em cần được xem là NNHCĐ. Đối với trường hợp chó dại, trâu điên gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, mặc dù rất nguy hiểm nhưng đây là những động vật đã được thuần hóa, không còn mang tính chất hoang dã, không thể coi là “thú dữ”. Mặt khác, BLDS đã có riêng điều luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) áp dụng đối với chủ sở hữu, người quản lý súc vật nên không thể áp dụng quy định về BTTH do NNHCĐ gây ra được. Còn ong bò vẽ, rắn độc mặc dù không phải là “thú dữ” (theo các định nghĩa trong từ điển) nhưng phải coi là NNHCĐ vì đây là loại động vật còn mang tính hoang dã, chưa được thuần hóa và có tính chất nguy hiểm lớn. Và như thế, việc xác định một vật có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ hay không sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và tính chất của sự vật đó. NNHCĐ không chỉ bao gồm những sự vật được liệt kê tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn bao gồm những sự vật khác mà hoạt động của chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh, con người không thể hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây thiệt hại. Đối với NNHCĐ, pháp luật thường có những quy định nghiêm ngặt trong việc trông giữ, vận hành, sử dụng, vận chuyển… chúng để tránh gây thiệt hại. Vì vậy, xác định NNHCĐ không chỉ căn cứ vào khái niệm NNHCĐ tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn phải căn cứ vào các văn bản, các quy định khác có liên quan, nếu không thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Tòa án nhân dân Tối cao trước khi quyết định.
Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những sự vật được coi là NNHCĐ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi NNHCĐ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do NNHCĐ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; ô tô tự nhiên bốc cháy gây thiệt hại; cột điện đổ khi đang thi công, không có điện…
Thứ hai: Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân NNHCĐ hay do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Có quan điểm cho rằng các vật là vô tri vô giác, vì vậy chúng không thể gây thiệt hại nếu không có sự tác động của con người. Quan điểm này cho rằng đằng sau việc gây thiệt hại của một vật bao giờ cũng có sự tác động của con người. Chiếc xe gây tai nạn là do người lái xe làm cho nó chuyển động. Quan điểm này đánh đồng tất cả các thiệt hại đều do con người gây ra, vì vậy các thiệt hại đều quy về một nguyên tắc BTTH nói chung.
Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại do vật gây ra đều có sự tác động của con người. Nhiều trường hợp, hoạt động của NNHCĐ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân NNHCĐ gây thiệt hại. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm BTTH.
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến NNHCĐ nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH. Hầu hết các vụ tai nạn, thiệt hại đều có sự tham gia của vật với vai trò trung gian như là công cụ, phương tiện mà con người sử dụng để gây thiệt hại như: đặt mìn để gây thiệt hại cho người khác, để đánh cá; dùng súng sát thương người khác; lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn; dùng chất độc để đầu độc người khác; dùng nguồn điện để gài bẫy trộm; nhốt người vào chuồng hổ cho con thú tấn công… Những trường hợp này thiệt hại hoàn toàn do hành vi có chủ ý của con người chứ không phải do tự thân NNHCĐ gây thiệt hại.
Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của NNHCĐ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hay nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật…
Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ phải có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của NNHCĐ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hay do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 BLDS). Nói tóm lại, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của NNHCĐ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
2.2. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
NNHCĐ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến NNHCĐ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với NNHCĐ Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng NNHCĐ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ chỉ được đặt ra khi NNHCĐ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hay sở hữu liên quan đến NNHCĐ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Do đặc điểm của NNHCĐ là những loại tài sản có khả năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do NNHCĐ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của NNHCĐ.
II. Thực tiễn áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật giải quyết BTTH do NNHCĐ gây ra thường là đối với các phương tiện giao thông đường bộ. Nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể thấy:
Trong các vụ án vi phạm các quy định về điều khiển NNHCĐ gây ra thiệt hại cho cá nhân, không có trường hợp nào người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường, theo quyết định của tòa án mà không có sự đồng ý của người được bồi thường. Mặc dù tại khoản 2 Điều 605 BLDS quy định “người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Do vậy, có thể nói quy định tại khoản 2 Điều 605 BLDS chỉ có thể áp dụng trong trường hợp gây thiệt hại cho nhà nước.
Về nội dung, nhìn chung việc bồi thường thiệt hại đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại. Tuy nhiên vẫn còn một số bản án thiếu thống nhất hay quyết định chưa đúng thậm chí còn mâu thuẫn nhau, cụ thể:
- Theo quy định của pháp luật thì chủ phương giao thông đường bộ phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức và cách bồi thường. Các bên ở đây cần được hiểu là bên phải bồi thường và bên được bồi thường chứ không phải là quan hệ giữa lái xe và người bị nạn (hay thay mặt của họ). Nhưng thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án giao thông hiện nay lại phổ biến là lái xe phải bồi thường, chủ phương tiện mặc kệ lái xe tự giải quyết thiệt hại. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người được bồi thường bởi chủ phương tiện (người phải bồi thường và có điều kiện hơn) thì lại đứng ngoài cuộc. Ở đây cần khẳng định lại hai mối quan hệ bồi thường là: chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại theo Điều 623 BLDS và lái xe phải bồi hoàn thiệt hại cho chủ phương tiện. Cho nên, khi có thiệt hại do phương tiện giao thông đường bộ gây ra thì chủ phương tiện phải bồi thường thiệt hại sau đó mới đòi lái xe bồi hoàn. Chỉ có như vậy mới không trái với quy định các bên có thể thỏa thuận về hình thức, cách và mức bồi thường.
- Việc hiểu thế nào là chủ sở hữu đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng có trường hợp chưa đúng nên quyết định chủ thể bồi thường thiệt hại không chính xác. Đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng một cách hợp pháp là trường hợp chủ sở hữu đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng một cách hợp pháp thông qua hợp đồng cho thuê hay cho mượn để người đó sử dụng NNHCĐ được giao vì mục đích của bản thân mình chứ không phải vì mục đích của chủ sở hữu. Trường hợp giao tay lái cho người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để phục vụ chủ phương tiện và được thay mặt chủ phương tiện đồng ý mà gây tai nạn thì chủ phương tiện vẫn phải bồi thường. Thế nhưng vẫn có nơi không nhận thức đúng vấn đề này. Ví dụ: Nguyến Khắc T và Cà Văn B là hai lái xe của một đơn vị thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh S, Cà Văn B được giao nhiệm vụ điều khiển ô tô Zin 130 về Việt Trì, do thượng úy Trần Thế D chỉ huy xe và Nguyễn Khắc T đi nhà xe về thăm gia đình. Khi xe ô tô Zin đi hết đoạn cao tốc Thăng Long – Nội Bài rẽ vào quốc lộ số 2 thì B giao tay lái cho T. T điều khiển ô tô chạy hết địa phận thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thì gây tai nạn làm chết 2 người, bị thương một người (mất 57% sức khỏe) và hư hỏng nặng 1 xe mô tô. Tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của Nguyến Khắc T. Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt Nguyễn Khắc T về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải và buộc Nguyễn Khắc T bồi thường toàn bộ thiệt hại với lý do B đã giao A cho T chiếm hữu, sử dụng mặc dù theo quy định của pháp luật thì Bộ chỉ huy quân sự tỉnh S phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Bản án nêu trên đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy phần dân sự để xét xử lại theo hướng buộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh S phải BTTH.
- Việc xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại trong một số vụ án liên quan đến NNHCĐ cũng còn nhiều bất cập.
Trường hợp BTTH trong trường hợp mượn, thuê NNHCĐ rồi gây tai nạn cũng được giải quyết không thống nhất. Trong thực tế việc đi mượn, đi thuê xe máy, xe ô tô xảy ra khá phổ biến. Pháp luật không cấm việc đi thuê, đi mượn ô tô, xe máy mà chỉ quy định điều kiện cần đối với người điều khiển ô tô, xe máy. Nhiều trường hợp đi mượn, đi thuê xe ô tô, xe máy để sử dụng vào việc riêng, người cho thuê, cho mượn không biết, thậm chí không cần biết người thuê, người mượn có giấy phép lái xe hay không. Khi sử dụng xe đi thuê, đi mượn đã gây tai nạn, có tòa án buộc chủ xe phải bồi thường, có Tòa án buộc người thuê xe, mượn xe phải bồi thường, có Tòa án buộc chủ xe liên đới cùng lái xe bồi thường.
hay có một số vụ án, Tòa án đã nhầm lẫn hợp đồng vận chuyển với hợp đồng thuê xe, dẫn đến xác định sai về người phải chịu trách nhiệm BTTH do xe gây ra. Do việc giao NNHCĐ khá phức tạp và đa dạng, thường thông qua hợp đồng và thường xảy ra ở trường hợp hợp đồng đã hoàn thành thủ tục pháp lý nhưng chủ sở hữu chưa chuyển giao NNHCĐ, mà chủ sở hữu sử dụng gây ra tai nạn. Trong những trường hợp này, về mặt pháp lý, giao dịch dân sự đã hoàn thành, nhưng thực tế giao dịch dân sự chưa hoàn thành. Chủ sở hữu cũ chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Do vậy chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng thuê xe, thủ tục pháp lý hoàn thành, nhưng A chưa giao xe cho B. Trong thời gian này A sử dụng xe, gây tai nạn.
Hợp đồng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý những chủ sở hữu đã chuyển giao NNHCĐ cho người được giao. Vấn đề này thực tế hiện nay rất thường gặp, cửa hàng bán xe cho người mua theo cách trả chậm hay trả dần. Mặc dù thủ tục pháp lý chưa hoàn thành nhưng cửa hàng vẫn giao xe cho người mua chiếm hữu, sử dụng, gây ra tai nạn.
Trường hợp này, theo Thông tư 03/TATC ngày 5/4/1983 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn "chủ xe đã bán, nhưng chưa sang tên, mà người mua sử dụng xe và gây tai nạn thì người mua xe phải chịu TNBT”.
Ngoài ra còn nhiều vụ việc khác mà những người có thẩm quyền đã nhầm lẫn khi xác định người có trách nhiệm bồi thường mà em không thể nêu hết được.
KẾT LUẬN
Bài viết trên đây đã nêu ra một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Qua những lý luận và các vụ việc xảy ra trên thực tế, ta có thể thấy rằng quy định về nguồn nguy hiểm cao độ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, cần sớm có những hướng dẫn cụ thể bổ sung về vấn đề này. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh những thiếu sót, mong thầy cô sửa chữa và bổ sung thêm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân;
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, chủ biên Lê Đình Nghị, Nxb. Giáo dục;
3. Bộ Luật Dân sự, Nxb. Lao động;
4. Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Ts. Lê Đình Nghị;
5. Ts. Mai Độ, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí luật học 2003;
6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Ts. Vũ Thị Hải Yến;
7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Nguyễn Thanh Lành;
8. Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Lê Phước Ngưỡng – VKSND tỉnh Thừa Thiên-Huế;
9. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 8/7/2006 hướng dẫn các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005;
10. Một số trang web trên Internet.
MỤC LỤC
Trang:
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
NỘI DUNG…………………………………………………………………….1
I. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…………………1
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ………………………………………..1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…………………………………………………………………..4
2.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ…4
2.2. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”………..8
2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra…………………………………..8
2.4. Bàn về điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………………………………………………………9
3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………………………………………………………………………………10
4. Xác định thiệt hại…………………………………………………………..16
II. Thực tiễn áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra………………………………………………………………….17
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..20
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: TIỂU LUẬN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA, tìm hiểu về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ, bản án về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chó dữ gây ra, kết luận tiểu luận về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, tiểu luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tiểu luận quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo pháp luật hiện hành, tiểu luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Last edited by a moderator: