bachkim_8k_9x

New Member
Download miễn phí Đề án Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

Đánh giá hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lí tạo điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác từ đó đưa công tác định giá bán sản phẩm trong khâu bán hàng và các quyết định về quan lí.
IV. Kinh nghiệm rút ra được từ kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và thế giới
ở Việt Nam, khái niệm về KTQT chi phí được hình thành và phát triển khoảng hơn 10 năm nay và được chính thức thừa nhận trong Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003. Tính đến hết tháng 1/2006, Bộ Tài Chính cũng như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam vẫn chưa có những hướng dẫn thực hiện KTQT trong các doanh nghiệp. Có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu như chưa áp dụng KTQT chi phí. Chính vì vậy, mặc dù được tiếp cận với nhiều lí thuyết KTQT hiện đại nhưng việc áp dụng ngay những lí thuyết đó vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề thực sự khó khăn.
Theo kinh nghiệm áp dụng KTQT, ngay tại các nước có nền kinh tế phát triển, có bề dày phát triển KTQT chi phí trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn thì việc áp dụng những lí thuyết KTQT chi phí hiện đại còn khá hạn chế. Chính vì vậy, với điều kiện kinh tế thấp hơn và nền móng về KTQT chi phí hầu như chưa có, những lí thuyết về KTQT chi phí hiện đại( phương pháp ABC, phương pháp target costing, phương pháp Kaizen costing...) chưa thể áp dụng một cách triệt để trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng các lí thuyết KTQT chi phí truyền thống nhưng vẫn có ích trong việc xây dựng hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Hi vọng, mặc dù chưa có những hướng dẫn cụ thể nhưng xuất phát từ tính cạnh tranh ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thấy nhu cầu thiết yếu đối với hệ thống thông tin KTQT chi phí và có những vận dụng linh hoạt lí thuyết KTQT chi phí cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị mình

KếT LUậN
Việc xây dựng nền kinh tế kinh tế thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã tác động rất lớn đến việc gia tăng quyền chủ động và trách nhiệm trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Quyết định kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo thông tin căn cứ chính xác, đầy đủ, kịp thời. Hệ thống hạch toán CPSX là trung tâm quan trọng chủ yếu cung cấp thông tin cho những quyết định liên quan đến chi phí doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận, kết hợp với những ưu điểm và nhược điểm thực trạng chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam
Vì mục tiêu của kế tóan quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm là xác định đựơc gía phí của sản phẩm sản xuất để giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định phù hợp. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cũng như thực trạng về kế toán chi phí và tính gía thành sản phẩm rất quan trọng. Từ đó chúng ta đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống hơn. Tuy còn thiếu sót nhưng qua những gì đã đề cập trong đề án đã giúp tui hiểu rõ hơn về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm./.

Mục lục
Lời mở đầu
Nội dung của đề án
Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
III. Bản chất, nội dung của chi phí
5. Khái niệm chi phí
6. Phân loại chi phí
7. Phương pháp tập hợp chi phí
8. Xác định chi phí trung tâm
IV. Bản chất, nội dung của giá thành sản phẩm
4. Khái niệm gía thành sản phẩm
5. Phân loại giá thành sản phẩm
6. Các chức năng cơ bản của giá thành sản phẩm
III Hạch toán chi phí sản xuất và các phương pháp xác định chi phí
3. Hạch toán chi phí sản xuất
4. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất
IV Đối tượng và các phương pháp tính gía thành sản phẩm
1. Đối tượng và kì tính giá thành sản phẩm
2. Các phương pháp tính gía thành sản phẩm
V. Thống kê chứng từ và sổ sách sử dụng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý
VI. Một số kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới
1. Kế toán quản trị chi phí, giá thành Cộng hoà Pháp
2. Kế toán quản trị chi phí-giá thành Mỹ.
3. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở 1 số nước ở châu á
PHầN HAI: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
I. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam
II. Thực trạng kế toán quản trị chi phí giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:
III. Những biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp Việt Nam
1. Xác định trung tâm chi phí từ đó hoàn thiện việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2. Hoàn thiện việc phân loại CPSX cho kế toán quản trị doanh nghiệp.
3. Hoàn thiện việc phân loại giá thành theo mục đích của KTQT
4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán
5. Về hệ thống tài khoản để phục vụ cho công tác kế toán chi phí.
6. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí.
7. Hoàn thiện việc đánh gía sản phẩm dở dang cuối kì.
IV. Kinh nghiệm rút ra được từ nghiên cứu về hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của các quốc gia trong khu vực và thế giới
LờI Mở ĐầU

Từ những phương hướng chủ yếu của công cuộc đổi mới đã được Đại hội VI của Đảng đề ra đến chủ trương “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được Đại hội VII xác định và được Đại hội ix phát tiển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy kinh tế, vượt qua những quan điểm xơ cứng về mô hình phát triển kinh tế xã hội va con đường đi lên chũ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo cơ chế mới này, các thành phần kinh tế được tự do phát triển, tự do cạnh tranh va bình đẳng trước pháp luật. Thị trường trong nước được mở cửa, các công ty nước ngoài ồ ạt đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy cơ chế mới này một mặt thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, mặt khác nó đặt các doanh nghiệp vào những cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các doanh nghiệp bị buộc phải đứng trước hai khả năng: một là, thất bại trong cạnh tranh và bị phá sả. Hai là đứng vững trước cuộc cạnh tranh và ngày càng phát triển. Bất cứ doanh nghiệp nào, cũng muốn doanh nghiệp mình đạt khả năng thứ hai. Để đạt được điều này, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức tốt bộ máy quản lý hành chính… thì các doanh nghiệp phải tìm mọi cách theo dõi quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất (tức hạch toán chặt chẽ quá trình sản xuất), để từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm không nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Kế toán là một phần trong hệ thống quản lý kinh tế cung cấp thông tin cho những người ra quyết định. Trong các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn chiếm vị trí trung tâm của quá trình quản lý. Sở dĩ như vậy là do: các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với dòng vận động của chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư tài sản, huy động vốn, thu nhập, lợi nhuận và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp mang tính tự chủ cao trên cơ sở giải quyết hàng loạt các quyết định và bên cạnh đó thường gắn liền với những tiềm tàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp rất cân nhắc trước những quyết định về việc huy động vốn và đầu tư. Ngược lại, các tổ chức, cá nhân cũng rất quan tâm về việc huy động vốn của mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải xác lập hệ thống thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đảm bảo thể hiện được giá trị tài sản, nguồn vốn trong hoạt động sản xuất và kết quả do nó mang lại, đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin về kiểm soát, đánh giá, hoạch định chi phí, giá bán sản phẩm phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà donah nghiệp

Nội dung cơ bản của đề án
Phần I
Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp

I. Bản chất, nội dung của chi phí:
1. Khái niệm chi phí:
Chi phí là những phí tổn gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về chi phí trong doanh nghiệp sản xuất còn quan tâm, xem xét trong từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, giai đoạn nghiên cứu tiếp cận nhu cầu sản xuất, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ.
2. Phân loại chi phí:
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động: gồm có 3 loại chi phí.
2.1.1. Chi phí sản xuất:
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất. Các chi phí phát sinh trong quá trình này được gọi là chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một kì nhất định. Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục chi phí sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm.
- Chi phí lao động trực tiếp: là chi phí tiền lương của những lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết khác để sử dụng lao động gián tiếp và chi phí khác.
2.1.2. Chi phí ngoài sản xuất
Để tổ chức và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phải thực hiện một số khoản chi phí ở khâu ngoài sản xuất được gọi là chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất gồm 2 loại:
- Chi phí bán hàng và tiếp thị: bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng
- Chi phí quản lí: bao gồm những khoản chi phí liên quan đến tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của các doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể xếp vào chi phí sản xuất hay bán hàng được.
2.1.3. Chi phí thời kì và chi phí sản phẩm
Ngoài việc phân loại chi phí thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, trong kế toán quản trị chi phí còn được phân thành chi phí thời kì và chi phí sản phẩm.
- Chi phí thời kì: bao gồm những khoản chi phí phát sinh trong kì hạch toán. Vì thế, chi phí thời kì là chi phí trực tiếp làm giảm lợi tức trong thời kì mà chúng phát sinh. Chi phí thời kì không phải là những chi phí tạo thành thực thể của sản phẩm hàng năm trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào, mà là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hay mua vào hàng hoá. Vì vậy, chi phí thời kì bao gồm các chi phí bán hàng và chi phí quản lí hành chính.
- Chi phí sản phẩm: bao gồm các chi phí gắn với sản phẩm được sản xuất ra hay mua vào để bán lại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Như vậy, chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ, còn khi chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong sản phẩm tồn kho.
2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Mục đích của cách phân loại chi phí trong kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp.
Nghĩa là căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị sẽ thấy được sự biến động của chi phí có phù hợp hay không với sự biến động của mức độ hoạt động và từ đó có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lí tốt các loại chi phí
Theo cách phân loại này thì chi phí được phân thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp
2.2.1. Biến phí( chi phí biến đổi)
Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi. Biến phí khi không có hoạt động bằng O. Như vậy biến phí có 2 đặc điểm:
+ Tổng các biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi
+ Biến phí đơn vị giữ nguyên không đổi khi sản lượng thay đổi
Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng…
- Biến phí tỉ lệ: là những khoản chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động căn cứ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp….
- Biến phí cấp bậc: Là những khoản chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không đổi khi mức hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác, biến phí loại này có quan hệ tỉ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với hoạt động mới.
2.2.2. Định mức (chi phí cố định)
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất.
2.2.3. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố biến phí lẫn định phí. ở mức độ hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, qua mức đó nó thể hiện đặc tính của biến phí
3. Phương pháp tập hợp chi phí
Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phối hợp từng loại chi phí:
a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó .
b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp cụ thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp hay phân bổ theo cấp bậc.
4. Xác định chi phí trung tâm
Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:
- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phân xưởng, bộ phận sản xuất);


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top