hongquan842001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những vấn đề pháp lý về công ty hợp danh

LỜI NÓI ĐẦU
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã cho thấy một bước phát triển mới của pháp luật thương mại Việt Nam. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có rất nhiều thay đổi so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trong đó có sự thay đổi rất lớn trong các quy định về công ty hợp danh.
Công ty hợp danh ở Việt Nam tuy không có được sự phát triển quá mạnh mẽ như công ty TNHH hay công ty cổ phần nhưng công ty hợp danh cũng dần khẳng định được ưu thế của mình và được nhiều người lựa chọn để thành lập doanh nghiệp cho mình.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định rất chi tiết về việc thành lập, thành viên, quy chế về vốn…của công ty hợp danh. Sau đây dưới sự tìm hiểu của mình tui xin đi vào bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 về công ty hợp danh
Tuy nhiên với khả năng nhìn nhận vấn đề, khả năng phân tích bình luận của một sinh viên năm thứ 3 nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi các sai lầm khuyết điểm. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh.
Trước hết để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cần biết được khái niệm về công ty hợp danh. Trên hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận công ty hợp danh là một loại hình đặc trưng của mô hình công ty đối nhân. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo luật doanh nghiệp năm 2005 công ty hợp danh được định nghĩa tại khoản 1 điều 130 :“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.
1. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về thành viên của công ty hợp danh.
1.1. Thành viên hợp danh
Theo Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên của công ty hợp danh bắt buộc phải là cá nhân.
Thành viên hợp danh là những người chịu trách nhiệm liên đới với các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty hợp danh. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty từ khi đăng kí vào bản danh sách thành viên bất kể họ có tham gia quản lý công ty hay không. Thành viên hợp danh cũng chính là người quản lý công ty. Do tính chất quan trọng đó nên pháp luật cũng có những quy định khắt khe hơn với loại hình thành viên này. Các quyền, nghĩa vụ, sự hạn chế của pháp luật đối với thành viên hợp danh đã được Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định rất chi tiết tại Điều 133 và 134.
Trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như tư vấn pháp lý, khám chữa bệnh…pháp luật hiện hành yêu cầu các thành viên hợp danh cần có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp nhất định.
Tại Điều 133 có quy định về các hạn chế đối với thành viên hợp danh. Quy định này được đặt ra nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của chính công ty hợp danh và những thành viên hợp danh khác đó là :
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không có được sự đồng ý của các thành viên còn lại.
Đây chính là một điểm khác của Luật doanh nghiệp năm 2005 với Luật doanh nghiệp năm 1999. Theo Luật doanh nghiệp năm 1999 thì nghiêm cấm thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Như vậy Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định vấn đề này theo hướng mở nhằm tôn trọng, đề cao sự thỏa thuận giữa các bên.
- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hay nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hay phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hay toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Do công ty hợp danh là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Nó được thành lập hoạt động dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên hợp danh. Chính vì vậy so với các loại hình công ty khác, sự thay đổi về các thành viên hợp danh được pháp luật quy định một cách khắt khe hơn. Việc tiếp nhận thành viên hợp danh phải được sự đồng ý của ¾ số thành viên hợp danh đồng ý nếu Điều lệ không có quy định khác. Ngay cả trong trường hợp người thừa kế của thành viên hợp danh sau khi được nhận thừa kế cũng chưa chắc đã trở thành thành viên của công ty mà cần chờ sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
Việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh cũng được Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định khá cụ thể tại điều 138. Theo đó tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau :
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty
- Chết hay bị Tòa án tuyên bố chết.
- Bị khai trừ ra khỏi công ty
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự.
- Các trường hợp khác do điều lệ của công ty quy định.
1.2. Thành viên góp vốn
Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức. Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp của mình.
Là công ty đối nhân nhưng các thành viên góp vốn lại được hưởng quyền lợi như ở công ty đối vốn. Chính điều này làm nên địa vị pháp lý khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn không được quyền quản lý, điều hành công ty. Theo tui đây là một quy định hợp lý của Luật doanh nghiệp năm 2005. Việc quy định thành viên góp vốn giúp cho việc phát triển kinh doanh, huy động vốn trong công ty hợp danh lớn hơn. Đồng thời quy định không cho thành viên góp vốn thực hiện quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích cho chính công ty và các thành viên hợp danh. Bởi dù có quyết định sai, làm ảnh hưởng đến công ty thì họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp chứ không đên mức khánh kiệt gia sản như thành viên hợp danh.
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Điều 140 Luật doanh nghiệp nam 2005.
2. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về cơ cấu tổ chức và quản lý nội bộ công ty hợp danh.
2.1. Hội đồng thành viên.
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty hợp danh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên của công ty hợp danh. Đây là sự khác biệt của Luật doanh nghiệp 2005 với luật doanh nghiệp 1999. Luật doanh nghiệp 1999 không có quy định cụ thể về thành viên của hội đồng thành viên. Vấn đề này thành viên hợp danh của công ty tự quyết định. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định thành viên của hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên của công ty hợp danh tức là bao gồm cả thành viên góp vốn. Đây cũng là một điểm tiến bộ của Luật doanh nghiệp 2005 so với quy định tại Điều 29 Nghị định số 03/2000/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp năm 1999. Theo nghị định này thì “Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên hợp danh”.
Quy định này của Luật doanh nghiệp năm 2005 đã phần nào đảm bảo lợi ích cho thành viên góp vốn. Tuy nhiên trong hội đồng thành viên, thành viên góp vốn cũng không có quyền biểu quyết. Họ chỉ được quyền tham gia ý kiến, biểu quyết trong một số trường hợp cụ thể về 1 vấn đề không mấy quan trọng. Còn quyền quyết định vẫn thuộc về thành viên hợp danh.
Hội đồng thành viên được triệu tập bởi chủ tịch hội đồng thành viên hay một thành viên hợp danh bất kì. Trình tự và thủ tục tiến hành cuộc họp được Luật doanh nghiệp 2005 quy định rất rõ tại Điều 136. Những vấn đề quan trọng sẽ được quyết định thông qua nếu có quá ¾ số phiếu đồng ý. Đối với các vấn đề ít quan trọng hơn thì chỉ cần 2/3 số phiếu đồng ý. Công ty hợp danh cũng có thể quy định khác về tỉ lệ này nhưng phải được ghi rõ trong điều lệ của công ty.
2.2. Chủ tịch hội đồng thành viên.
Chủ tịch hội đồng thành viên do hội đồng thành viên bầu ra. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty. Ở các loại hình công ty khác chức danh này có quyền lực rất lớn. Tuy nhiên ở loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh mang chức vụ này cũng không có quyền cao hơn các thành viên khác. Chức danh này chủ yếu có chức năng phân công, phối hợp, điều hòa công việc giữa các thành viên hợp danh. Chủ tịch hội đồng thành viên không có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì liên quan đến công ty. Nhiệm vụ, chức năng cũng như quyền hạn của Chủ tịch hội đồng thành viên được Luật doanh nghiệp 2005 quy định rất cụ thể tại Khoản 4 Điều 137.
2.3. Điều hành công việc kinh doanh.
Các thành viên hợp danh có quyền thay mặt theo pháp luật nhưng chỉ có Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, Tổng giám đốc mới có quyền thay mặt cho công ty trong các mỗi quan hệ với nhà nước, thay mặt cho công ty hợp danh trong các vụ kiên, tranh chấp thương mại…
Các thành viên hợp danh có quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Khi một số hay tất cả thành viên hợp danh đều tham gia điều hành một công việc nhất định thì quyết định sẽ được tuân theo nguyên tắc đa số. Công ty sẽ không chịu trách nhiệm nếu thành viên hợp danh thực hiện công việc ngoài phạm vi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã đăng kí. Trong hoạt động điều hành kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức năng quản lý và kiểm soát công ty.
Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định quyền quản lý công ty cho cả thành viên góp vốn. Tuy nhiên các công việc đều do các thành viên hợp danh quyết định. Trên lý thuyết hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty hợp danh nhưng thực chất quyền lực bị thâu tóm hết trong tay thành viên hợp danh.
3. Các quy định của Luật doanh nghiệp về vốn của công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân. Chính vì thế khác với các mô hình công ty đối vốn, vốn trong công ty hợp danh có thể là các yếu tố phi vật chất như : Uy tín nghề nghiệp, kinh nghiệm, công nghệ…Ngoài loại vốn đặc biệt này thì thành viên của công ty hợp danh còn góp vốn theo kiểu truyền thống tức là bằng tiền, vật chất. Vốn của các thành viên được tập hợp và được ghi trong điều lệ của công ty và trở thành vốn điều lệ của công ty hợp danh. Vốn điều lệ trong một số lĩnh vực không được phép thấp hơn vốn pháp định.
Tài sản của công ty hợp danh không chỉ có vốn điều lệ mà nó còn gồm: Tài sản góp vốn của thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty, tài sản được tạo lập mang tên công ty, tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty, các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Vấn đề chuyển nhượng vốn góp trong công ty hợp danh cũng có sự khác biệt giữa các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Phần vốn góp của thành viên hợp danh thường gắn liền với nhân thân họ nên sự chuyển dịch vốn góp của thành viên hợp danh dường như là rất khó khăn vì như vậy sẽ dẫn đến sự thay đổi nhân sự trong việc quản lý công ty. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2005 đã có một quy định mở đó là cho các thành viên hợp danh có quyền chuyển nhượng phần vốn góp nếu được các thành viên còn lại đồng ý. ( Khoản 3 Điều 133 Luật doanh nghiệp 2005 ).
4. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Đây là điểm khác biệt nhất giữa Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2005 đã côn nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Nhưng ban soạn thảo Luật doanh nghiệp 2005 cho rằng công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là hoàn toàn hợp lý với các quy định của Luật dân sự bởi :
- Công ty hợp danh có những thành viên phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn nhưng công ty vẫn có tài sản độc lập với những cá nhân, tổ chức khác.
- Thực tế cũng không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý khi thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
- Công ty hợp danh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, trách nhiệm. Hoàn toàn có sự tách biệt giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên của công ty.
Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2005 lại quy định công ty hợp danh không có quyền phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Trong khi công ty hợp danh có đủ điều kiện như các loại hình công ty khác nhưng lại không được phát hành loại chứng khoán nào. Đây là một hạn chế của Luật doanh nghiệp 2005 khi quy định về loại hình công ty này. Nó làm giảm khả năng huy động vốn của công ty này. Đây là một quy định mà theo tui là sự bất công dành cho công ty hợp danh. Chính vì quy định này mà sức hấp dẫn của loại hình này giảm xuống.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
T Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Z Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
D VẤN ĐỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA NƯỚC – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top