Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. Lời Nói Đầu.
Trong cuộc sống mỗi cá nhân chúng ta đều có những điều được gọi là “bí mật” mà bản thân chúng ta không muốn ai biết. Không những thế với thời đại ngày nay cái điều được gọi là “bí mật” ấy còn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, pháp luật nâng nó lên thành một trong những quyền nhân thân của con người gọi là “quyền bí mật đời tư”. Trong pháp luật Việt Nam quyền bí mật đời tư được quy định cụ thể tại điều 38 của Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, khái niệm “bí mật đời tư” và “quyền bí mật đời tư” chưa được quy định một cách cụ thể nên có nhiều cách hiểu khác nhau. Để góp phần đưa ra cách hiểu thống nhất về bí mật đời tư cũng như xác định hành vi xâm phạm bí mật đời tư trong thực tiễn, trên quy mô của một bài tập học kì, em xin lựa chọn đề tài: “Bí mật đời tư – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Đây là một đề tài khá thú vị song cũng không hề đơn giản. Với một hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô để giúp bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành Thank các thầy cô!.
B. Nội Dung.
I. Bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư trong pháp luật.
1. Quyền bí mật đời tư trong pháp luật.
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới và được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. Cụ thể tại Điều 3 quy định “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân”. Không những trong tuyên ngôn toàn thế giới mà quyền bí mật đời tư còn được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và một số công ước khác của Liên Hợp Quốc. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966: “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt” (Điều 19).
Ở Việt Nam:
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của công dân”.
Điều 73 Hiến pháp 1992 cũng quy định rằng: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật”.
Điều 34 Bộ luật dân sự 1995 chỉ ghi nhận ngắn gọn:
“1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
2. Việc thu thập thông tin, công bố tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hay nhân thân của người đó đồng ý; nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hay có hành vi khác nhằm ngăn chặn cản trở đường liên lạc của người khác. Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân”.
Như vậy, theo Điều luật này, bí mật đời tư được giới hạn trong phạm vi “thư tín, điện tín, điện thoại”, “đường liên lạc”. Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền bí mật đời tư trong phạm vi rộng hơn, tức bổ sung thêm “các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân” bởi trong xã hội ngày nay ngành công nghệ thông tin quá phát triển thì chỉ cần một thao tác nhỏ là thông tin có thể đến với hàng triệu người chỉ trong vài giây. Sự vi phạm quyền con người cũng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt các quyền liên quan đến bí mật đời tư, bí mật thư tín, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tác giả… Thông tin bôi nhọ, thông tin đời tư có thể “lây lan” khủng khiếp qua mạng. Hơn nữa, lại rất khó khăn phát hiện người vi phạm pháp luật thông qua mạng toàn cầu. Sự kích động nhằm mục đích xấu (khủng bố, bạo lực, phân biệt chủng tộc...) trở nên nguy hiểm hơn cho xã hội do có tính lây lan rất nhanh. Mặc dù công nghệ Internet chắc chắn là đã giảm bớt đi quyền lực nhà nước nhưng đồng thời, nó cũng củng cố quyền lực cho những ai không nằm trong danh sách “bạn bè của xã hội dân sự” (các phong trào cực đoan). Còn nội dung khác vẫn giữ nguyên theo tinh thần của bộ luật dân sự 1995.
Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 quy định cụ thể như sau:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hay người thay mặt của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
2. Khái niệm bí mật đời tư.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Liệu những thông tin được lấy phiên tòa công khai có được coi là xâm phạm bí mật đời tư?. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng về phạm vi của khái niệm “bí mật đời tư”. Đây chính là một trong những hạn chế lớn nhất của pháp luật về vấn đề này.
BLDS năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm “bí mật đời tư” mà chỉ ghi nhận quyền bí mật đời tư. Đây chính là một trong những khó khăn khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Vậy, bí mật đời tư là gì ?. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm bí mật đời tư. Trước khi đưa ra quan điểm trong việc xác định thế nào là bí mật đời tư, xin trích dẫn một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì bí mật được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”.
Một cách giải thích khác thì cho rằng: Bí mật “là thông tin cần che giấu, chỉ để một số nhất định những người có liên quan được biết. Những thông tin được xác định là bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu. Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu.
Bí mật thông thường được chia làm ba cấp độ, từ thấp đến cao là: Mật; Tối mật; Tuyệt mật.”
Như vậy, theo sự giải thích này thì bí mật được xác định bởi các yếu tố sau:
Bí mật là những “thông tin”;
Những “thông tin” này được che giấu bằng những biện pháp, cách thức khác nhau;
Những “thông tin” được coi là bí mật này nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu thông tin.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng cho rằng những “thông tin” được coi là bí mật cũng chỉ mang tính tương đối. Mặt khác, ngoài những thông tin liên quan đến cá nhân, theo BLDS 2005 thì còn có những tư liệu. Nếu đặt trong mối liên hệ đối với quyền bí mật đời tư, thì thông tin có thể được hiểu bao hàm cả yếu tố tư liệu.
Luật sư Hồ Hữu Tỷ ( đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hay những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai.“Bí mật đời tư”có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”
Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hay một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì:
“…bí mật đời tư của cá nhân được hiểu trên hai phương diện:
1. Bí mật về đời sống tình cảm,tinh thần: Bí mật về đời sống tình cảm của cá nhân thể hiện tính chất đặc biệt riêng tư của cá nhân đó. Điều luật cấm công khai cho mọi người biết các mối quan hệ thực tại hay mang tính chất hình tượng mà cá nhân đó vốn có.
2. Bí mật về đời sống nghề nghiệp, vật chất của cá nhân thể hiện là những bí mật về hoạt động nghề nghiệp; tình trạng vật chất gắn liền với hoạt động đó.”
Nếu theo như Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Tuy nhiên, theo cách diễn giải này thì cũng không có một giới hạn cụ thể cho khái niệm bí mật đời tư, điều đó có nghĩa là khái niệm bí mật đời tư có thể được khái quát theo hướng liệt kê mà không được khái quát theo hướng bao quát. Nếu đưa ra khái niệm bí mật đời tư theo hướng liệt kê thì có những trường hợp việc liệt kê sẽ không đầy đủ. Mặt khác, khái niệm “bí mật đời tư” chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì, cùng một loại thông tin liên quan đến cá nhân nhưng với người này họ cho rằng đó là “bí mật đời tư” của họ nhưng với người khác thì lại cho rằng đó không phải là bí mật đời tư mà ai cũng có thể biết và việc biết những thông tin đó không có gì là xâm phạm bí mật đời tư. Đối với mỗi người thì việc xác định như thế nào là “bí mật đời tư” chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
Ví dụ, có người từ thuở nhỏ đã bị một cú sốc lớn về tinh thần (từng bị xâm hại tình dục, người thân bị rơi vào vòng lao lí,…), họ không muốn ai nhắc lại chuyện đó nữa, họ muốn quên kỷ niệm không tốt đẹp đó. Cái mà họ không muốn ai nhắc lại hay mang ra nói cho người khác biết đó chính là “bí mật đời tư” của họ, nếu
Báo chí có quyền đưa tin, nhưng với những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân thì việc đưa tin phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Cần phân biệt sự công khai thông tin tại Toà án giữa một vụ án dân sự, hôn nhân gia đình với một vụ án hình sự. Trong vụ án hình sự, những thông tin đó liên quan đến người phạm tội, họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và chịu hình phạt do Nhà nước qui định nên những thông tin này có thể được công khai để nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Đối với những thông tin trong vụ án ly hôn, đó là thông tin liên quan đến bản thân đương sự, không ảnh hưởng gì đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay lợi ích của người khác nên các đương sự có quyền không công khai những thông tin này. Chúng ta cần hiểu là công khai thông tin tại Toà án không đồng nghĩa với việc mất tính bảo mật của thông tin đó.
Những vụ kiện liên quan đến chuyện riêng tư như thế này không phải là hiếm. Có người chồng nghi vợ ngoại tình nên bí mật theo dõi. Đầu tiên, anh ta ghi âm lén các cuộc nói chuyện qua điện thoại của vợ. Chưa hết, người chồng còn tìm cách lấy được mật khẩu hộp thư điện tử của bà xã. Lúc vợ vắng nhà, anh tha hồ mở ra "nghiền ngẫm". Với những gì thu thập được, anh gửi hết cho tòa án làm bằng chứng cho phiên xử ly hôn. Cuối cùng, hai vợ chồng đường ai nấy đi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chồng đọc lén thư tín, ghi âm điện thoại của vợ là can thiệp thô bạo vào đời tư của người khác. Theo Bộ luật Dân dự, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu). Điện thoại, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật... Ông chồng đã tự ý lấy thông tin khi không được vợ đồng ý nên vợ có thể khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại... Nhưng xét đến cùng thì họ lại lựa chọn cách im lặng vì nhiều lý do, có thể do dù sao trước đây họ cũng là vợ chồng hay cũng có thể họ nghĩ rằng chuyện này mà “lộ” ra ngoài thì cũng chẳng hay ho gì. Thiết nghĩ khi xét xử Tòa có nên quan tâm xem thông tin đó từ đâu mà anh chồng có được?.
III. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền bí mật đời tư.
Hoàn thiện pháp luật về quyền bí mật đời tư nói riêng, quyền nhân thân nói chung là một trong những trọng tâm cần được chú ý trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bí mật đời tư cần chú ý hai phương diện: một là, hoàn thiện các quy định của bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư; hai là cần chú ý tới việc hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm thực hiện quyền bí mật đời tư của cá nhân. Một số giải pháp để hoàn thiện thêm về bí mật đời tư:
+) Sửa đổi, bổ xung quy định của bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư, bảo vệ quyền bí mật đời tư. Bộ luật dân sự cần đưa ra một khái niệm cụ thể về bí mật đời tư bởi đây chính là cơ sở để tòa án xác định một thong tin cụ thể có được coi là bí mật đời tư hay không. Cần đưa ra trường hợp nào có thể thu thập công bố thông tin về đời tư cá nhân. Cần sửa đổi bộ luật dân sự về vấn đề quyền tự bảo vệ bí mật đời tư cho hợp lý hơn.
+) Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về quyền bí mật đời tư và bảo vệ quyền bí mật đời tư. Ban hành các văn bản hướng dẫn về quyền bí mật đời tư là hết sức cần thiết, điều này phải được thực hiện trước và ngay cả sau khi có sự sửa đổi bổ xung Bộ luật dân sự liên quan đến quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trước hết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn quy định của bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư, từ đó có thể tiến tới việc chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư.
+) Hoàn thiện và sửa đổi các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến việc thực hiện các nội dung cụ thể của quyền bí mật đời tư, có như vậy quyền bí mật đời tư của cá nhân mới được tôn trọng và bảo vệ một cách có hiệu quả.
+) Tham gia kí kết các điều ước quốc tế có liên quan tới việc bảo vệ quyền bí mật đời tư đồng thời tuân thủ những điều ước đã kí vừa đảm bảo hoàn thiện các quy định của pháp luật trong nước vừa tạo cơ hội hòa nhập với thế giới.
C. Kết Luận.
Trong cuộc sống ai cũng có những điều được gọi là “bí mật đời tư” nhưng đổi lại con người không ai là không có trí tò mò họ muốn biết những “ bí mật” đó vì mục đích này hay mục đích khác. Pháp luật chính là công cụ vừa đảm bảo quyền lợi cho con người nhưng nó cũng là công cụ để kiềm chế sự tự do của con người. Việc tự bảo vệ “bí mật đời tư” của mình cũng cần được chú ý, trước khi cần đến sự can thiệp của pháp luật mỗi người nên tự bảo vệ bằng những cách khác nhau miễn sao hợp pháp, được như vậy là tốt nhất. Pháp luật về quyền bí mật đời tư cũng cần sớm hoàn thiện, khắc phục những thiếu xót trong quy định. Có như vậy mới tạo được lòng tin vững vàng cho người dân vào pháp luật. Ngoài ra mỗi con người cũng cần tự rèn luyện cho mình cách sống đúng mực, năng tìm hiểu pháp luật vừa là để tự biết mình có những quyền gì đồng thời tôn trọng quyền của người khác, tránh những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. “Muốn nhận được sự tôn trọng của người khác trước hết bạn phải tôn trọng họ”.
MỤC LỤC
A. Lời Nói Đầu. 1
B. Nội Dung. 2
I. Bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư trong pháp luật. 2
1. Quyền bí mật đời tư trong pháp luật. 2
2. Khái niệm bí mật đời tư. 4
II. Một số ví dụ thực tế về vấn đề bảo vệ quyền bí mật đời tư. 10
1. Vụ thứ nhất: việc xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân. 10
2. Vụ việc xâm phạm an toàn bí mật thư tín. 14
III. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền bí mật đời tư. 18
C. Kết Luận. 19
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 20
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
A. Lời Nói Đầu.
Trong cuộc sống mỗi cá nhân chúng ta đều có những điều được gọi là “bí mật” mà bản thân chúng ta không muốn ai biết. Không những thế với thời đại ngày nay cái điều được gọi là “bí mật” ấy còn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, pháp luật nâng nó lên thành một trong những quyền nhân thân của con người gọi là “quyền bí mật đời tư”. Trong pháp luật Việt Nam quyền bí mật đời tư được quy định cụ thể tại điều 38 của Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, khái niệm “bí mật đời tư” và “quyền bí mật đời tư” chưa được quy định một cách cụ thể nên có nhiều cách hiểu khác nhau. Để góp phần đưa ra cách hiểu thống nhất về bí mật đời tư cũng như xác định hành vi xâm phạm bí mật đời tư trong thực tiễn, trên quy mô của một bài tập học kì, em xin lựa chọn đề tài: “Bí mật đời tư – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Đây là một đề tài khá thú vị song cũng không hề đơn giản. Với một hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô để giúp bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành Thank các thầy cô!.
B. Nội Dung.
I. Bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư trong pháp luật.
1. Quyền bí mật đời tư trong pháp luật.
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới và được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. Cụ thể tại Điều 3 quy định “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân”. Không những trong tuyên ngôn toàn thế giới mà quyền bí mật đời tư còn được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và một số công ước khác của Liên Hợp Quốc. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966: “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt” (Điều 19).
Ở Việt Nam:
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của công dân”.
Điều 73 Hiến pháp 1992 cũng quy định rằng: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật”.
Điều 34 Bộ luật dân sự 1995 chỉ ghi nhận ngắn gọn:
“1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
2. Việc thu thập thông tin, công bố tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hay nhân thân của người đó đồng ý; nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hay có hành vi khác nhằm ngăn chặn cản trở đường liên lạc của người khác. Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân”.
Như vậy, theo Điều luật này, bí mật đời tư được giới hạn trong phạm vi “thư tín, điện tín, điện thoại”, “đường liên lạc”. Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền bí mật đời tư trong phạm vi rộng hơn, tức bổ sung thêm “các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân” bởi trong xã hội ngày nay ngành công nghệ thông tin quá phát triển thì chỉ cần một thao tác nhỏ là thông tin có thể đến với hàng triệu người chỉ trong vài giây. Sự vi phạm quyền con người cũng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt các quyền liên quan đến bí mật đời tư, bí mật thư tín, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tác giả… Thông tin bôi nhọ, thông tin đời tư có thể “lây lan” khủng khiếp qua mạng. Hơn nữa, lại rất khó khăn phát hiện người vi phạm pháp luật thông qua mạng toàn cầu. Sự kích động nhằm mục đích xấu (khủng bố, bạo lực, phân biệt chủng tộc...) trở nên nguy hiểm hơn cho xã hội do có tính lây lan rất nhanh. Mặc dù công nghệ Internet chắc chắn là đã giảm bớt đi quyền lực nhà nước nhưng đồng thời, nó cũng củng cố quyền lực cho những ai không nằm trong danh sách “bạn bè của xã hội dân sự” (các phong trào cực đoan). Còn nội dung khác vẫn giữ nguyên theo tinh thần của bộ luật dân sự 1995.
Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 quy định cụ thể như sau:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hay người thay mặt của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
2. Khái niệm bí mật đời tư.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Liệu những thông tin được lấy phiên tòa công khai có được coi là xâm phạm bí mật đời tư?. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng về phạm vi của khái niệm “bí mật đời tư”. Đây chính là một trong những hạn chế lớn nhất của pháp luật về vấn đề này.
BLDS năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm “bí mật đời tư” mà chỉ ghi nhận quyền bí mật đời tư. Đây chính là một trong những khó khăn khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Vậy, bí mật đời tư là gì ?. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm bí mật đời tư. Trước khi đưa ra quan điểm trong việc xác định thế nào là bí mật đời tư, xin trích dẫn một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì bí mật được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”.
Một cách giải thích khác thì cho rằng: Bí mật “là thông tin cần che giấu, chỉ để một số nhất định những người có liên quan được biết. Những thông tin được xác định là bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu. Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu.
Bí mật thông thường được chia làm ba cấp độ, từ thấp đến cao là: Mật; Tối mật; Tuyệt mật.”
Như vậy, theo sự giải thích này thì bí mật được xác định bởi các yếu tố sau:
Bí mật là những “thông tin”;
Những “thông tin” này được che giấu bằng những biện pháp, cách thức khác nhau;
Những “thông tin” được coi là bí mật này nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu thông tin.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng cho rằng những “thông tin” được coi là bí mật cũng chỉ mang tính tương đối. Mặt khác, ngoài những thông tin liên quan đến cá nhân, theo BLDS 2005 thì còn có những tư liệu. Nếu đặt trong mối liên hệ đối với quyền bí mật đời tư, thì thông tin có thể được hiểu bao hàm cả yếu tố tư liệu.
Luật sư Hồ Hữu Tỷ ( đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hay những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai.“Bí mật đời tư”có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”
Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hay một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì:
“…bí mật đời tư của cá nhân được hiểu trên hai phương diện:
1. Bí mật về đời sống tình cảm,tinh thần: Bí mật về đời sống tình cảm của cá nhân thể hiện tính chất đặc biệt riêng tư của cá nhân đó. Điều luật cấm công khai cho mọi người biết các mối quan hệ thực tại hay mang tính chất hình tượng mà cá nhân đó vốn có.
2. Bí mật về đời sống nghề nghiệp, vật chất của cá nhân thể hiện là những bí mật về hoạt động nghề nghiệp; tình trạng vật chất gắn liền với hoạt động đó.”
Nếu theo như Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Tuy nhiên, theo cách diễn giải này thì cũng không có một giới hạn cụ thể cho khái niệm bí mật đời tư, điều đó có nghĩa là khái niệm bí mật đời tư có thể được khái quát theo hướng liệt kê mà không được khái quát theo hướng bao quát. Nếu đưa ra khái niệm bí mật đời tư theo hướng liệt kê thì có những trường hợp việc liệt kê sẽ không đầy đủ. Mặt khác, khái niệm “bí mật đời tư” chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì, cùng một loại thông tin liên quan đến cá nhân nhưng với người này họ cho rằng đó là “bí mật đời tư” của họ nhưng với người khác thì lại cho rằng đó không phải là bí mật đời tư mà ai cũng có thể biết và việc biết những thông tin đó không có gì là xâm phạm bí mật đời tư. Đối với mỗi người thì việc xác định như thế nào là “bí mật đời tư” chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
Ví dụ, có người từ thuở nhỏ đã bị một cú sốc lớn về tinh thần (từng bị xâm hại tình dục, người thân bị rơi vào vòng lao lí,…), họ không muốn ai nhắc lại chuyện đó nữa, họ muốn quên kỷ niệm không tốt đẹp đó. Cái mà họ không muốn ai nhắc lại hay mang ra nói cho người khác biết đó chính là “bí mật đời tư” của họ, nếu
Báo chí có quyền đưa tin, nhưng với những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân thì việc đưa tin phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Cần phân biệt sự công khai thông tin tại Toà án giữa một vụ án dân sự, hôn nhân gia đình với một vụ án hình sự. Trong vụ án hình sự, những thông tin đó liên quan đến người phạm tội, họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và chịu hình phạt do Nhà nước qui định nên những thông tin này có thể được công khai để nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Đối với những thông tin trong vụ án ly hôn, đó là thông tin liên quan đến bản thân đương sự, không ảnh hưởng gì đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay lợi ích của người khác nên các đương sự có quyền không công khai những thông tin này. Chúng ta cần hiểu là công khai thông tin tại Toà án không đồng nghĩa với việc mất tính bảo mật của thông tin đó.
Những vụ kiện liên quan đến chuyện riêng tư như thế này không phải là hiếm. Có người chồng nghi vợ ngoại tình nên bí mật theo dõi. Đầu tiên, anh ta ghi âm lén các cuộc nói chuyện qua điện thoại của vợ. Chưa hết, người chồng còn tìm cách lấy được mật khẩu hộp thư điện tử của bà xã. Lúc vợ vắng nhà, anh tha hồ mở ra "nghiền ngẫm". Với những gì thu thập được, anh gửi hết cho tòa án làm bằng chứng cho phiên xử ly hôn. Cuối cùng, hai vợ chồng đường ai nấy đi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chồng đọc lén thư tín, ghi âm điện thoại của vợ là can thiệp thô bạo vào đời tư của người khác. Theo Bộ luật Dân dự, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu). Điện thoại, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật... Ông chồng đã tự ý lấy thông tin khi không được vợ đồng ý nên vợ có thể khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại... Nhưng xét đến cùng thì họ lại lựa chọn cách im lặng vì nhiều lý do, có thể do dù sao trước đây họ cũng là vợ chồng hay cũng có thể họ nghĩ rằng chuyện này mà “lộ” ra ngoài thì cũng chẳng hay ho gì. Thiết nghĩ khi xét xử Tòa có nên quan tâm xem thông tin đó từ đâu mà anh chồng có được?.
III. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền bí mật đời tư.
Hoàn thiện pháp luật về quyền bí mật đời tư nói riêng, quyền nhân thân nói chung là một trong những trọng tâm cần được chú ý trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bí mật đời tư cần chú ý hai phương diện: một là, hoàn thiện các quy định của bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư; hai là cần chú ý tới việc hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm thực hiện quyền bí mật đời tư của cá nhân. Một số giải pháp để hoàn thiện thêm về bí mật đời tư:
+) Sửa đổi, bổ xung quy định của bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư, bảo vệ quyền bí mật đời tư. Bộ luật dân sự cần đưa ra một khái niệm cụ thể về bí mật đời tư bởi đây chính là cơ sở để tòa án xác định một thong tin cụ thể có được coi là bí mật đời tư hay không. Cần đưa ra trường hợp nào có thể thu thập công bố thông tin về đời tư cá nhân. Cần sửa đổi bộ luật dân sự về vấn đề quyền tự bảo vệ bí mật đời tư cho hợp lý hơn.
+) Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về quyền bí mật đời tư và bảo vệ quyền bí mật đời tư. Ban hành các văn bản hướng dẫn về quyền bí mật đời tư là hết sức cần thiết, điều này phải được thực hiện trước và ngay cả sau khi có sự sửa đổi bổ xung Bộ luật dân sự liên quan đến quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trước hết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn quy định của bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư, từ đó có thể tiến tới việc chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự về quyền bí mật đời tư.
+) Hoàn thiện và sửa đổi các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến việc thực hiện các nội dung cụ thể của quyền bí mật đời tư, có như vậy quyền bí mật đời tư của cá nhân mới được tôn trọng và bảo vệ một cách có hiệu quả.
+) Tham gia kí kết các điều ước quốc tế có liên quan tới việc bảo vệ quyền bí mật đời tư đồng thời tuân thủ những điều ước đã kí vừa đảm bảo hoàn thiện các quy định của pháp luật trong nước vừa tạo cơ hội hòa nhập với thế giới.
C. Kết Luận.
Trong cuộc sống ai cũng có những điều được gọi là “bí mật đời tư” nhưng đổi lại con người không ai là không có trí tò mò họ muốn biết những “ bí mật” đó vì mục đích này hay mục đích khác. Pháp luật chính là công cụ vừa đảm bảo quyền lợi cho con người nhưng nó cũng là công cụ để kiềm chế sự tự do của con người. Việc tự bảo vệ “bí mật đời tư” của mình cũng cần được chú ý, trước khi cần đến sự can thiệp của pháp luật mỗi người nên tự bảo vệ bằng những cách khác nhau miễn sao hợp pháp, được như vậy là tốt nhất. Pháp luật về quyền bí mật đời tư cũng cần sớm hoàn thiện, khắc phục những thiếu xót trong quy định. Có như vậy mới tạo được lòng tin vững vàng cho người dân vào pháp luật. Ngoài ra mỗi con người cũng cần tự rèn luyện cho mình cách sống đúng mực, năng tìm hiểu pháp luật vừa là để tự biết mình có những quyền gì đồng thời tôn trọng quyền của người khác, tránh những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. “Muốn nhận được sự tôn trọng của người khác trước hết bạn phải tôn trọng họ”.
MỤC LỤC
A. Lời Nói Đầu. 1
B. Nội Dung. 2
I. Bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư trong pháp luật. 2
1. Quyền bí mật đời tư trong pháp luật. 2
2. Khái niệm bí mật đời tư. 4
II. Một số ví dụ thực tế về vấn đề bảo vệ quyền bí mật đời tư. 10
1. Vụ thứ nhất: việc xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân. 10
2. Vụ việc xâm phạm an toàn bí mật thư tín. 14
III. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền bí mật đời tư. 18
C. Kết Luận. 19
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 20
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: