mjnh_me0

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ngân hàng BIDV
LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua 6 năm vận hành an toàn, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đã có nhiều dấu hiệu biến chuyển tích cực, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng khoảng 35%, lòng tin của nhà đầu tư được tăng lên. Những dấu hiệu tích cực đó không chỉ khẳng định tiềm năng, khẳng định sự đúng đắn trong định hướng phát triển của thị trường mà còn chỉ ra một sự vận động nội lực mạnh mẽ trên toàn thị trường. Theo đó, để thích nghi với sự vận động đó, các thành viên tham gia thị trường cũng phải dần phải tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thị trường phát triển tạo ra nhiều cơ hội song cũng tạo ra rất nhiều thách thức cho các thành viên tham gia. Các thành viên tham gia mà chủ chốt là các công ty chứng khoán luôn cần hoà nhịp với thị trừờng, dự báo được xu hướng phát triển của thị trường để có thể cùng tồn tại và phát triển với thị trường. Ngày 10/04/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã làm lễ đón thành viên thứ 14 là Công ty Chứng khoán Habubank, sự kiện này càng khẳng định sự phát triển của TTCKVN song cũng tạo thêm một áp lực cạnh tranh mới đối với các thành viên trên thị trường.
Để có thể cạnh tranh, các công ty chứng khoán luôn phải tự đổi mới trên mọi mặt. Một trong những hoạt động cốt lõi đem lại phần lớn lợi nhuận cho một công ty chứng khoán là hoạt động tự doanh. Hoạt động tự doanh có thể giúp một CTCK nâng cao tiềm lực tài chính của mình nhưng cũng có thể gây nên tổn thất nặng nề khi hoạt động tự doanh yếu kém. Trên cơ sở thời gian thực tập tại phòng Đầu Tư của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam cùng với vai trò quan trọng của hoạt động tự doanh, em quyết định chọn đề tài “Phát Triển Hoạt Động Tự Doanh Của Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Phạm vi đề tài sẽ được tập trung vào phân tích hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, cụ thể là tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Với mục tiêu của đề tài đã chọn, chuyên đề bao gồm 3 chương như sau:
Chương I:Tổng quan về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
Chương II: Thực trạng hoạt động tự doanh tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Em xin chân thành Thank cô giáo Ths. Lê Hương Lan đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này.











CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1.Công ty chứng khoán.
1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán (CTCK) là một trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Đây là cách hiểu chung nhất về CTCK, nhưng ở mỗi nơi thì thị trường chứng khoán có những đặc thù riêng do đó cách định nghĩa CTCK mỗi nơi cũng khác nhau. Còn ở Việt Nam, theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ Tài Chính thì: “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật của Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nứơc cấp”. Trong Quyết định này cũng quy định luôn, nhân viên kinh doanh chứng khoán là những người làm việc tại các bộ phận (phòng, ban) chuyên môn thực hiện các loại hình kinh doanh chứng khoán.
Với cách hiểu trên thì CTCK có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định, do đó CTCK có thể bao gồm các dạng sau:
- Công ty môi giới chứng khoán là: CTCK chỉ đứng làm trung gian kết nối giữa người mua và người bán chứng khoán để hưởng một khoản phí gọi là hoa hồng.
- Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán là: CTCK có lĩnh vực chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành để hưởng phí hay hưởng chênh lệch giá.
- Công ty kinh doanh chứng khoán là: CTCK chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh, tức là họ tự bỏ vốn để kinh doanh chứng khoán.
- Công ty trái phiếu là: CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu.
- Công ty chứng khoán không tập trung là: các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường. Hoạt động của họ dựa trên nền tảng chính là môi giới và tự doanh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì CTCK đựoc thực hiện một hay tất cả các loại hình kinh doanh sau:
- Môi giới chứng khoán.
- Tự doanh chứng khoán.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Ngoài ra các CTCK cũng được phép thực hiện các dịch vụ lưu ký và dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.1.2 Chức năng của công ty chứng khoán.
Với các hoạt động cơ bản của mình, CTCK là một trung gian tài chính có chức năng và vai trò rất quan trọng trên toàn bộ hoạt động của TTCK nói riêng và thị trưòng tài chính nói chung
Chức năng cơ bản nhất của một CTCK cũng như chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là tạo ra một cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người có nhu cầu sử dụng vốn. Khi nền kinh tế ngày càng đựơc mở rộng thì những tổ chức đóng vai trò trung gian này ngày càng quan trọng. Các trung gian tài chính mà điển hình là các CTCK luôn là một mắt xích quan trọng trong việc làm cầu nối giữa cung - cầu về vốn và chứng khoán. Qua đó, CTCK đã thực hiện đựơc một nhiệm vụ rất lớn đó là hình thành một khâu trong quá trình tích tụ tập trung phân phối vốn cho nền kinh tế, trở thành một kênh huy động vốn lớn và hiệu quả nhất cho các tổ chức kinh tế trong xã hội. Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành. Và khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK.
Chức năng thứ hai của CTCK là cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán trên TTCK tập trung. Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán đều có sự tham gia định giá của các CTCK. Chức năng cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch của CTCK còn thể hiện rõ hơn trên thị trường OTC. Trên thị trường OTC các CTCK phần lớn đóng vai trò tạo lập thị trường cho một loại chứng khoán nào đó bằng cách liên tục đưa ra các giá chào mua và chào bán và sẵn sàng thực hiện các giao dịch đó. Bằng cách tạo lập thị trường các chứng khoán đựơc tạo lập có tính thanh khoản hơn và thị trường được bình ổn hơn.
Thông qua hoạt động tạo lập thị trường của các CTCK ở một số nước thì các CTCK giúp điều hoà thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của mình, một số CTCK đã giành một một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường.
Hơn nữa, CTCK còn góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các loại tài sản tài chính đựơc giao dịch trên thị trường. Như chúng ta đã biết, TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các CTCK mới là tổ chức thực hiện tốt vai trò đó vì các CTCK mới tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá thông qua đó không những các CTCK đã huy động được một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho các nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính đựơc đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường. Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao dịch mua bán các CTCK đã giúp các nhà đầu tư chuyển đổi các chứng khoán đó ra tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động này đã làm tăng tính thanh khoản cho những tài sản tài chính.
1.1.3. Các hoạt động chính của một công ty chứng khoán.
Như đã nói ở trên. theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC về quy chế tổ chức của CTCK thì các CTCK ở Việt Nam hiện nay được thực hiện 5 hoạt động chính bao gồm: hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh chứng khoán, hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, hoạt động bảo lãnh phát
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN………………………………………………………………………….3
1.1.Công ty chứng khoán. 3
1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán 3
1.1.2 Chức năng của công ty chứng khoán. 4
1.1.3. Các hoạt động chính của một công ty chứng khoán. 6
1.1.3.1. Hoạt động môi giới chứng khoán. 6
1.1.3.2. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán. 8
1.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành. 8
1.1.3.4. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư. 9
1.1.3.5. Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. 9
1.2.Hoạt động tự doanh của CTCK. 10
1.2.1. Quan niệm chung về hoạt động tự doanh của CTCK. 10
1.2.2. Lợi thế của CTCK trong hoạt động tự doanh của CTCK 11
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của CTCK. 12
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan. 12
1.2.3.2 Nhân tố khách quan. 13
1.2.4. Quy trình của hoạt động tự doanh của các Công ty Chứng khoán. 14
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC) 18
2.1. Giới thiệu về Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) 18
2.1.1. BSC- Lịch sử hình thành. 18
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của BSC 24
2.1.3. Các hoạt động chính của BSC. 25
2.1.3.1 Hoạt động Môi Giới Chứng Khoán. 25
2.1.3.2. Nghiệp vụ - Lưu ký 27
2.1.3.3. Cho vay - Cầm cố - Ứng Trước. 29
2.1.3.3. Cho vay - Cầm cố - Ứng Trước. 29
2.1.3.4. Tư vấn Niêm yết. 32
2.1.3.5. Tư vấn Cổ phần hoá 34
2.1.3.6.Nghiệp vụ Đại lý - Bảo lãnh phát hành chứng khoán 35
2.1.3.7. Tư vấn Đầu tư Chứng khoán. 37
2.1.3.8. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 37
2.1.3.9. Quản lý thông tin cổ phiếu của khách hàng trước khi được niêm yết 38
2.1.3.10. Dịch vụ tư vấn tài chính và cơ cấu vốn. 39
2.1.4. Đánh giá các hoạt động của BSC. 40
2.2. Thực trạng hoạt động tự doanh của BSC 43
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn tự doanh của BSC. 43
2.2.2. Hạn mức và phân cấp phán quyết tự doanh của BSC. 43
2.3. Đánh giá về hoạt động tự doanh của BSC 44
2.3.1. Hoạt động Tự doanh Cổ phiếu 45
2.3.1.1. Đánh giá và nhận xét chung: 45
2.3.1.2. Đánh giá danh mục cổ phiếu niêm yết 48
2.3.1.3. Đánh giá danh mục cổ phiếu chưa niêm yết: 50
2.3.2.Hoạt động Tự doanh Tiền gửi, Trái phiếu 52
CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHO BSC……………...54
3.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động tự doanh của BSC. 54
3.2. Các biện pháp phát triển hoạt động tự doanh cho BSC. 55
3.2.1. Các giải pháp ngắn hạn 55
3.2.1.1. Điều chỉnh lại danh mục đầu tư. 55
3.2.1.2. Nâng cao năng lực nhân sự. 56
3.2.1.3. Tăng tính linh hoạt trong danh mục đầu tư 57
3.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn 58
3.2.2.1. Chiến lược đầu tư chung 58
3.2.2.2. Chiến lược đầu tư cổ phiếu 59
3.2.2.2.1. Chiến lược đầu tư cổ phiếu 59
3.2.2.2.2. Các thông tin cơ bản quyết định đến việc đầu tư 61
3.2.2.2.3. Phân loại các loại hình đầu tư Cổ phiếu 62
3.2.2.3 Chiến lược đầu tư trái phiếu và tiền gửi. 63
3.2. Kiến nghị về hướng giải quyết. 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………………67


3.2.2.3 Chiến lược đầu tư trái phiếu và tiền gửi.
Hiện tại, Trái phiếu và tiền gửi trong danh mục đầu tư của BSC mới chiếm tỉ lệ tương đối lớn và được đề xuất hạ tỉ lệ xuống 25-35% theo thời gian khi các khoản tiền gửi hết hạn (Xem phần trên) nhằm đảm bảo sự cân bằng của danh mục. Các tiêu chí đầu tư vào Trái phiếu được đề xuất như sau:
• Đa dạng hoá và cân đối giữa trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng mẹ BIDV và trái phiếu doanh nghiệp, theo tỉ lệ hợp lý (theo tỉ lệ TP CP chiếm 40%, TP doanh nghiệp và công trình chiếm 60%).
• Trái phiếu của BIDV được tiếp tục ưu tiên giao dịch và nắm giữ.
• Tăng tỉ lệ nắm giữ Trái phiếu của các Doanh nghiệp trong nguồn vốn của Công ty vào các Trái phiếu qua hình thức bảo lãnh phát hành, đặc biệt chú trọng đến trái phiếu của EVN (Công ty cũng có thể huy động Nguồn vốn hạn mức của BIDV thông qua hình thức bảo lãnh phát hành).
3.2. Kiến nghị về hướng giải quyết.
Với mục tiêu xây dựng 1 cơ chế thực hiện phân bổ nguồn vốn của BSC hợp lý nhất trong thời điểm hiện tại, trong đó, việc tạo ra 1 danh mục đầu tư tăng trưởng, linh động và đa dạng làm cơ sở để hướng tới nâng cơ cấu cổ phiếu nhằm tối ưu hoá danh mục đầu tư. Các tiêu chí và chiến lược khi đầu tư được xây dựng rõ ràng để tiến tới 1 danh mục hiệu quả và hạn chế rủi ro trong từng thời kỳ. Cơ cấu cần đạt tới của danh mục BSC cần đạt tới được thể hiện theo biểu đồ
Biểu đồ 7: Định hướng kết cầu danh mục đầu tư













Kiến nghị:
 Sự cần thiết của sự linh động, cập nhật định kỳ và phối hợp giữa các Phòng chức năng của HS và CN trong việc xây dựng Danh mục đầu tư và cách tiến hành. Lập ra Phòng chuyên trách có trách nhiệm theo dõi và cập nhật thường kỳ đối với danh mục đầu tư, nhằm đảm bảo chiến lược đầu tư luôn linh động và trong tầm kiểm soát.
 Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Ngân hàng mẹ BIDV và mối quan hệ với các tổ chức tài chính lớn , BSC hoàn toàn có khả năng nghiên cứu đề án trở thành Nhà tạo lập Thị trường cổ phiếu (Market maker) cho 1 số cổ phiếu chủ chốt mà BSC nắm giữ nhiều.
 Xây dựng và phát triển sàn giao dịch OTC chính thức, các giao dịch được hợp thức hoá và lấy phí môi giới như trên Thị trường chính thức. Qua đó, Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và nguồn cung cấp phục vụ công tác đầu tư.
 Phân rõ trách nhiệm chính cho các Phòng và cá nhân cụ thể trong Xây dựng Danh mục Đầu tư của BSC, trách nhiệm của Hội đồng đầu tư khi xác định chiến lược đầu tư từng thời kỳ. Việc xây dựng Danh mục đầu tư của Công ty cũng là trách nhiệm của tất cả nhân viên và Phòng chức năng của BSC trong việc đóng góp, cung cấp thông tin kịp thời chính xác, qua đó Công ty có chính sách bồi dưỡng và khen thưởng thích hợp.
 Xuất phát từ thực tế đầu tư, đặc biệt trên thị trường niêm yết, việc đầu tư đòi hỏi phải có quyền tự quyết nhanh, tránh bỏ lỡ cơ hội trong 1 thời điểm nhất định. Do vậy, kính trình Giám đốc cân nhắc giao co Phòng Đầu tư 1 hạn mức kinh doanh nhất định, trong đó Phòng Đầu tư có thể ra quyết định đầu tư trước khi báo cáo Giám đốc trong hạn mức được duyệt.

KẾT LUẬN

Hoạt động tự doanh là hoạt động cơ bản của một CTCK. Nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của CTCK. Hoạt động tự doanh phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của một công ty nhưng nó cũng tác động trở lại, quyết định sự bền vững và hùng mạnh tới khả năng tài chính của CTCK. Do tầm quan trọng của họat động tự doanh nên bất cứ một CTCK nào cũng muốn tối ưu hóa hoạt động này.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, các thành phần kinh tế Việt Nam đều phải tự đổi mới làm tăng tính cạnh tranh của mình và tận dụng cơ hội này. Các lĩnh vực hoạt động trong ngành tài chính Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp so với các nước phát triển, TTCK Việt Nam cũng vậy. Đây là thách thức rất lớn đối với các CTCK còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng chính là thời cơ để các CTCK tự tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thông qua hoạt động tự doanh.
Với lợi thế là công ty con của một Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, BSC tiềm lực tài chính vững vàng. Tuy nhiên BSC vẫn còn là một công ty chịu sự quản lý của nhà nước do đó cơ chế chưa linh hoạt, trong khi đó TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình tạo nên rất nhiều cơ hội và thách thức. Bởi vậy vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là BSC phải tự tăng cường tiềm lực tài chính của mình để đối phó với những thách thức mới và tận dụng những có hội đầu tư mới thông qua hoạt động tự doanh của mình.
Với tính cấp thiết của vấn đề đặt ra, em đã thực hiện đề tài này với mục tiêu chính là nâng cao hoạt động tự doanh của BSC chủ yếu thông qua xác định một danh mục đầu tư tối ưu và những kiến nghị đưa ra để nâng cao hiệu quả của hoạt động tự doanh tại BSC

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top