Bentleah

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. Một số khái niệm 3
1.1. Giới 3
1.2. Bình đẳng xã hội 3
1.3. Bình đẳng giới 3
II. Thực trạng về bất bình đẳng giới trong giáo dục 4
2.1. Trên thế giới 4
2.2. Ở Việt Nam 5
3. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục 8
4. Một số nguyên nhân 9
III. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Bình đẳng giới là một vấn đề rất quan trọng được cả xã hội quan tâm. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ và vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề đấu tranh của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại được xem là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Sự bình đẳng nam- nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc.
Giáo dục có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của cn. Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim từng nói: “Giáo dục có chức năng xã hội hóa cá nhân, giáo dục giúp cho các thế hệ trẻ được chuẩn bị để bước vào cuộc sống xã hội, giáo dục có chức năng củng cố sự đoàn kết xã hội và duy trì trật tự xã hội.
Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là một việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích tìm ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục và trong xã hội. Với tư cách là một bộ phận của xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay không thể không tính đến vấn đề giới.
Chính vì lý do trên em chon đề tài “ Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp” kết thúc học phần môn Các ngành luật cơ bản trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Em xin đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
2. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận.
Hiện nay, có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này, song trong các nghiên cứu của các tác giả chưa đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến tinh trạng bất bình đẳng giới giữa phụ nũ và nam giới trong lĩnh vực giáo dục và giải pháp khắc phục vấn đề này.
3. Mục tiêu tiểu luận.
Làm rõ một số khái niêm về giới, bình đẳng xã hội và bình đẳng giới, từ đó đi sâu vào nguyên dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục ở nước ta hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần làm giảm tình trạng trên ở việt nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế.
5. Pham vi nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
6. Kết cấu tiểu luận.
Nội dung tiểu luận chia làm 3 phần:
Chương I: Một số khái niệm.
Chương II: Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.
Chương III. Một số giải pháp về bất bình đẳng giới trong giáo dục.
- Ngành giáo dục - đào tạo chương trình hóa việc giáo dục bình đẳng giới theo hướng chuyên đề và tích hợp; đổi mới phương pháp giáo dục vốn lỗi thời. Cần thay việc tuyên truyền theo lối hô hào khẩu hiệu bằng các phân tích khoa học, chỉ rõ các lợi ích của vấn đề đối với toàn nhân loại, toàn cầu chứ không chỉ là "sự vùng lên" đơn thuần của giới nữ; cần có những nội dung, bài học và hoạt động khoa học thay cho các buổi sinh hoạt mang tính tuyên truyền đơn thuần...
- Việc bồi dưỡng nhận thức, năng lực, kỹ năng quản lý và giáo dục và trao đổi thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường học có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả giáo dục. Việc này, hiện nay còn đang bị xem nhẹ, đội ngũ có phần chủ quan, nhận thức chưa sâu và không đều, còn thiếu thông tin và kỹ năng hành dụng cần thiết.
- Ngay trong nhà trường, cần có những biện pháp nâng cao vị thế giới nữ trong sự bình đẳng giới thực sự. Điều này hết sức thuận lợi trong môi trường trường học - xã hội thu nhỏ, xã hội của tương lai. Số nữ sinh trong nhà trường chiếm tỷ lệ lớn, sức học và hoạt động của các em không thua sút nam sinh sẽ là yếu tố thuận lợi cho các biện pháp đề ra. Biện pháp không nhằm vào việc "ưu tiên", "cất nhắc", "bênh vực" mà nhằm vào sự phát huy năng lực thực sự, được công nhận và thuyết phục; mọi "châm chước" sẽ dẫn đến sự phân biệt giới theo hướng khác có thể không kém nguy hại (ngoài xã hội, việc này đã xảy ra).
- Hỗ trợ các điều kiện vật chất ngay trong nhà trường sẽ giúp cho nhiệm vụ giáo dục bình đẳng giới thuận lợi hơn. Các thiết chế cho các hoạt động và sinh hoạt giới trong nhà trường hầu như chưa được chú ý đúng mức; trong khi đó, với đặc điểm tâm sinh lý của giới, phụ nữ có những nhu cầu không thể giống hay chung với nam giới.
Giáo dục bình đẳng giới là chiến lược lớn của nhà trường. Nó phải được đặt
đúng tầm mức cần có. Nếu không quan tâm sâu sắc vấn đề này, không chỉ nền giáo dục mà cả xã hội sẽ phải hối tiếc về sự thụ động và các giải pháp muộn màng của chính chúng ta.
- Tài chính: Các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục đích về bình đẳng
giới và nâng cao vị thế của phụ nữ chưa nhận được sự chú ý đầy đủ. Đầu tư
để loại trừ sự phân biệt đối xử về giới phải được đưa vào trong kế hoạch và ngân sách của các Chính phủ.
- Pháp luật: Luật pháp quốc gia về luật tài sản và quyền thừa kế phải bao gồm người phụ nữ cùng với các biện pháp để phòng và xử lý bạo lực gia đình và bạo lực xuất phát từ giới.
- Hạn ngạch pháp lý: hạn ngạch là một cách để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào chình trường. trong số 20 quốc gia mà nữ giới chiếm đa số trong quốc hội có 17 quốc gia sử dụng hạn ngạch.
- Phụ nữ nâng cao vị thế cho phụ nữ: Hoạt động của phụ nữ cấp cơ sở là tiếng nói tiên phong cho sự bình đẳng và nâng cao vị thế cho nên được đưa vào giai đoạn đầu của sự hình thành chính sách để các chương trình được thiết kế phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em.
- Sự tham gia của nam giới và trẻ em trai: Giáo dục nam giới và trẻ em
trai, cũng như phụ nữ và trẻ em gái, về lợi ích của bình đẳng giới và cùng đưa ra quyết định có thể giúp tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt hơn.
- Cải thiện nghiên cứu và số liệu: Số liệu và phân tích tốt hơn rất quan
trọng, đặc biệt là về tỉ lệ tử vong của các bà mẹ, bạo lực đối với phụ nữ, giáo dục, việc làm, lương bổng, công việc không lương và thời gian sử dụng và sự tham gia vào chính trị.

KẾT LUẬN.
Sự phát triển bền vững của một dân tộc, quốc qia và của loài người là nhằm đáp ứng lợi của cả hai giới nam và nữ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống Môn đại cương 0
E Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
V Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. kinh nghiệm nước ngoài Luận văn Luật 0
N Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 2
H Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
H Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Tài liệu chưa phân loại 0
N Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành Tài liệu chưa phân loại 2
N Tiểu luận: Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Luận văn Luật 0
B Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới Văn hóa, Xã hội 0
T Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top