trang_vit

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển và đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giưới đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng nỗ lực đề phục vụ và đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng đồng thời không ngừng làm mới mình, phấn đấu để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh khốc liệt gay gắt.
Để đứng vững và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các chính sách, kế hoạch, các giải pháp thật chính xác, sắc bén và linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải làm sao để sản phẩm của mình ngày càng được khách hàng biết đến nhiều hơn, yêu thích và tin dùng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thay vì các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Thực tế đời sống được nâng cao, nhu cầu về đồ uống trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, lễ hội, giao lưu, quà biếu ngày càng xuất hiện với nhiều chủng loại, kiểu dáng, mãu mã và mùi vị khác nhau, không chỉ có sự cạnh tranh của các sản phẩm trong nước mà thêm vào đó là các sản phẩm nước ngoài làm cho thị trường đồ uống ngày càng trỏ nên tấp nập và nhộn nhịp hơn với đầy đủ mùi vị và màu sắc đáp ứng mọi nhu cầu của mọi lứa tuổi trong xã hội.
Các doanh nghiệp sán xuất kinh doanh mặt hàng đồ uống trên thị trường đã không ngừng cố gắng đưa ra các mặt hàng mà khách hàng yêu thích nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và công ty cổ phần Thăng Long là một trong số đó. Là công ty sản xuất rượi có tiếng, công ty đang nỗ lưc để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nữa, đồng thời kinh doanh có hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận.
Là một sinh viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, qua quá trình thực tập một thời gian tại công ty cổ phần Thăng Long, khi phân tích tình hình thực trạng của công ty em nhận thấy chính sách marketing của công ty còn nhiều vấn đề cần tìm hướng giải quyết và nhận thức thấy đó là một chính sách rất quan trọng của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty,quyết định đến vấn đề sống còn của công ty nên em quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.Nhằm đóng góp một số giải pháp hoàn thiện chính sách marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về chính sách marketing của công ty kinh doanh.
+ Phân tích thực trạng triển khai chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là chính sách mảketing của công ty cổ phần Thăng Long.
Nội dung chủ yếu gồm:chính sách về sản phẩm,chính sách về giá cả,chính sách về phân phối,chính sách về xúc tiến...
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong chuyên đề này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là chủ yếu,ngoài ra còn sử dụng phương pháp tư duy kinh tế ,phân tích,so sánh,suy luận logic... nhằm đánh giá và phát triển vấn đề, đưa ra những kiến nghị và giải pháp giải quyết.
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần Thăng Long.
Chương 2: Nội dung và thực trạng trển khai chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long.
Chương 1:Khái quát chung về Công ty
Cổ phần Thăng Long.

1.1Quá trình hình thành,phát triển,chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thăng Long.
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long.
Công ty cổ phần Thăng Long được chính thức cổ phần hoá từ năm 2002. Tiền thân của công ty là xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men, trực thuộc công ty bia rượu Hà Nội được thành lập từ ngày 24/03/1989, theo quyết định của số 6145/QĐ-UB. Ngày 16/03/1993, công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long được thành lập theo quyết định số 301/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Và sau khi cổ phần hoá, công ty có tên là công ty cổ phần hoá Thăng Long với mặt hàng kinh doanh chính là rượu vang các loại.
Theo quyết định cổ phần hoá:
Tên doanh nghiệp : CTY CỔ PHẦN THĂNG LONG
Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát
Địa chỉ : 181 Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 84-4-7530055
Fax : 84-4-8361898
Địa chỉ trên MaroStores : . marofin. com
Website : www. vangthanglong. com. vn
Sự phát triển của công ty:
Thời gian đâu thành lập công ty chỉ là một xưởng sản xuất với khoảng 50 công nhân, sản xuất hoàn toàn thủ công với đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp bốn thanh lý, cơ sở cùng kiệt nàn lạc hậu. Qua hơn 15 năm hoạt động và không ngừng lớn mạnh, công ty đã tiến hành cổ phần hoá, cơ sở vật chất đầu tư, nhà xưởng được mở rộng không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà đã xây dựng trên các địa bàn khác để phù hợp với đặc điểm sản xuất và kinh doanh của công ty.
Sự phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1, từ năm 1989-1993. Đây là giai đoạn công ty là xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men, trực thuộc công ty Rượu bia Hà Nội. Thời gian này tuy cơ sở vật chất cùng kiệt nàn lạc hậu nhưng sản lượng của công ty lại đạt được sự ổn định và tăng trưởng cao. Năm 1989, sản lượng của công ty là 105. 000 lít, tăng lên 530. 000 lít năm 1992 và đến năm 1993 đã tăng lên 905. 000 lít. Công ty đã chứng tỏ đây là một cơ sở sản xuất và kinh doanh có hiệu quả cao, mức nạp ngân sách hàng năm từ 337 triệu đồng năm 1991 lên tới 1976 triệu đồng năm 1993.
Giai đoạn 2, từ năm 1993-2001. Giai đoạn này đánh dấu bước phát triển của công ty. Quan trọng nhất là công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long đã được thành lập thay vì hình thức xưởng sản xuất trực thuộc giai đoạn đầu. Dưới sự quản lý của Sở Thương nghiệp Hà Nội, công ty đã hoạt động dựa trên sự độc lập về mặt kinh tế. Ngay lập tức, công ty đã có sự phát triển đột biến về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ năm 1994 tới năm 1998, sản phẩm vang đã tăng từ 1, 6 triệu lít lên tới 5, 5 triệu lít với mức doanh thu đạt 59, 3 tỷ đồng.
Giai đoạn 3, từ năm 2001 đến nay. Đây là thời điểm công ty đã cổ phần hoá, là thành viên của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội. Sự phát triển của thị trường đồng nghĩa với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra cho hội đồng quản trị của công ty trong việc giữ vị thế của sản phẩm truyền thống, vừa phải nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thăng Long được xây dựng theo mô hình trực tuyến-tham mưu .
Khách hàng luôn là trọng tâm của mọi hoạt động của công ty. Công ty luôn cố gắng thoã mãn tốt nhất nhu cầu của mọi khách hàng.



thị trường em muốn đóng góp một phần nhỏ vào chiến lược phát triển chung của công ty trong các giai đoạn tới.
Nhân đây, cho phép em được bày tỏ lòng kính trọng, lời Thank sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn đề tài-Thầy giáo-PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân,các thầy cô giáo giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, ban lãnh đạo công ty cùng các cán bộ phòng thị trường và các phòng ban khác đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này./.




















TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philipkotle:Những nguyên lý tiếp thị -Nhà xuất bản thống kêHN-2000
2. Philipkotle:Quản trị marketing-NXB thống kê HN-2003
3. David J.Luck/Ronald S.Rubin:Ngiên cứu marketing
4. Chiến lược nghiên cứu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp –ĐH KTQD-Nhà xuất bản lao động-xã hội,HN2002.
5. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý:nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới-NXB lao động-xã hội.
6. Viện nghiên cứu đào tạo về quản lý:Tạo dựng và quản lý thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận.
7. Tài liệu môn marketing thương mại-ĐH KTQD.
8. Tài liệu về công ty cổ phần Thăng Long:kết quả hoạt động sản xuất của công ty.
9. Báo thương mại năm 2007.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1:Khái quát chung về Công ty Cổ phần Thăng Long. 3
1.1Quá trình hình thành,phát triển,chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thăng Long. 3
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long. 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. 4
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ. 6
1.2Phân tích và đánh giá nguồn lực của công ty cổ phần Thăng Long. 6
1.2.1 Nhân sự. 6
1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ kinh doanh. 8
1.2.3 Thị trường và khách hàng. 10
1.2.4 Sản phẩm. 11
1.2.5 Hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại. 13
1.2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long. 15
1.3Phương hướng ,mục tiêu,chiến lược phát triển của công ty cổ phần Thăng Long từ nay đến năm 2010. 17
Chương 2: Nội dung và thực trạng triển khai chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long. 20
2.1Đánh giá và dự báo đặc trưng thị trường của công ty cổ phần Thăng Long. 20
2.1.1Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của công ty. 20
2.1.2Các yếu tố thuộc môi trường nghành của công ty. 26
2.2Nội dung và thực trạng triển khai chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long. 31
2.2.1Chính sách về sản phẩm. 31
2.2.1.1Chính sách về danh mục sản phẩm. 31
2.2.1.2 Chính sách về chất lượng sản phẩm. 32
2.2.1.3 Chính sách về bao bì sản phẩm. 34
2.2.1.4Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm. 35
2.2.1.5Chính sách sản phẩm mới. 36
2.2.2Chính sách về giá cả. 37
2.2.2.1Chính sách giá cho sản phẩm mới. 38
2.2.2.2Chính sách giá áp dụng cho danh mục sản phẩm. 38
2.2.2.3Chính sách điều chỉnh giá . 39
2.2.3Các quyết định về phân phối. 40
2.2.3.1Cấu trúc kênh phân phối. 40
2.2.3.2Các quyết định về phân phối hàng hoá của công ty. 42
2.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp. 42
2.2.4.1Quảng cáo 42
2.2.4.2 Xúc tiến thương mại. 44
2.2.4.3 Các công cụ xúc tiến khác. 45
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long. 46
3.1 Đánh giá chung về chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long. 46
3.1.1Điểm mạnh. 46
3.1.2Điểm yếu và nguyên nhân. 49
3.2Một số giải pháp hoàn thiện chính sách marketing của công ty cổ phần Thăng Long. 50
3.2.1 Hoàn thiện chính sách sản phẩm. 50
3.2.2Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng giá. 53
3.2.3Mở rộng kênh phân phối 54
3.2.4Chính sách xúc tiến thương mại. 54
3.2.5 Một số giải pháp khác. 55
Kết luận 59


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Hanvico Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Bưu Chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top