duongnguyenphong
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác, xuất phát điểm đầu tiên đó là từ học thuyết giá trị. Trên nền tảng học thuyết này, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết về giá trị thặng dư với một vị trí “hòn đá tảng” trong lí luận. Ở đây, ông đã nhìn nhận ra rằng, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để có được giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm ra một loại hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Sức lao động của con người chính là hàng hóa mà nhà tư bản đã tìm ra. Không chỉ ở các nước mà ở Việt Nam, khi nền kinh tế đang trên con đường hội nhập, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu về hàng hóa sức lao động là một việc làm có ý nghĩa trong việc xây dựng thị trường lao động hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, em xin chọn đề tài nghiên cứu về “phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam trên cơ sở của lí luận của C.Mác”.Để làm rõ hơn vai trò của lí luận đối với thực tiễn Việt Nam. Trong bài viết, do lượng kiến thức có hạn, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank !!!
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN SỨC LAO ĐỘNG HÀNG HÓA CỦA C.MÁC
1. Sức lao động và những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa
a. Sức lao động của con người : là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con người mà con người có thể vận dụng vào quá trình lao động sản xuất.
b. Những điều kiện biến sức lao động trở thành hàng hóa
Lao động sản xuất là hoạt động có mục đích và ý thức của con người, sức lao động lại là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất ấy để tạo ra giá trị hàng hóa nhưng sức lao động không phải lúc nào cũng trở thành àng hóa. Chỉ khi con người
đem bán sức lao động của mình và có người đồng ý mua sức lao động ấy thì sức lao động trở thành hàng hóa. Theo C.Mác thì có hai điều kiện sau:
Thứ nhất: Người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thể, người đó phải có quyền sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem bán nó như một loại hàng hóa. Một điều kiện đòi hỏi ở đây là phải thủ tiêu chế độ nô lệ và phong kiến.
Thứ hai; Người có sức lao động nhưng không có tư liệu sản xuất, của cải do đó buộc phải bán sức lao động của mình. Nhưng những người có tư liệu sản xuất có vốn, vẫn có thể phải đi bán sức lao động khi họ không đủ khả năng để sản xuất có hiệu quả.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng.
a . Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống con người.Vì vậy tái sản xuất ra năng lực đó có nghĩa là duy trì sự hoạt động bình thường của con người. Điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động là gía trị những tư liệu sản xuất sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành từ các bộ phận sau:
Một là giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
Hai là: phí tổn đào tạo người công nhân để có được trình độ lành nghề thích hợp.
Ba là: giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình người công nhân.
Gía trị hàng hóa sức lao động có đặc điểm căn bản là nó quyết định không phải trực tiếp bởi hao phí lao động xã hội cần thiết mà được quyết định một cách gián tiếp qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động ngoài các yếu tố vật chất còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, do đó nó không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động của các nước khác nhau sẽ có sự khác nhau.
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
Quá trình lao động của người công nhân cũng đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hóa, tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản than sức lao động. Phần lớn đó là giá trị thặng dư.
Như vậy, so với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt, đó là khả năng tạo nên giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của hàng hóa, nó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
II. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thị trường lao động
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
2. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
a. Lực lượng lao động và trình độ nguồn lao động: Ở nước ta lực lượng lao động rất dồi dào. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội. Tính đến ngày 1/7/2003 lực lượng lao động cả nước lớn hơn 15 tuổi là 42.128.300 người , tăng 1,85% so với năm 2002, trong đó ở thành thị có 10.186.800 người, ở nông thôn là 31.941.500 người chiếm 75,82%, lực lượng lao động đang làm việc là 41.179.400 người, lao động được đào tạo 21%; nhưng vẫn còn thiếu lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hay có chứng chỉ nghề trở lên) chiếm 19.62% tổng lực lượng lao động và trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở nên chỉ có 4,16%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị với nông thôn cũng có sự khác biệt lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44,6%, ở nông thôn là 11,89%. Đặc biệt là ở miền núi, các nông lâm trường, trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân còn thấp hơn nhiều so với những nơi khác.
b. Sự chênh lệch giữa cung và cầu: Thị trường lao động ở Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp. 2/3 trong tổng số việc làm không bền vững… Đó là những vấn đề nội tại trong việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung). Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, cách sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam, chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
c. Sự bất ổn định trong cơ chế và chính sách tiền lương Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng 60% - 65% nhu cầu cơ bản của người lao động . Nhìn chung, hệ thống thang bảng lương hiện hành rườm rà, phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động. Ở nhiều công ty, doanh nghiệp với mức lương còn khá thấp đối nghịch với giá cả thị trường nên đồng lương của người công nhân không được đảm bảo. Dẫn tới sự mất cân đối, bất ổn định công việc cho người công nhân.
3. Vận dụng lí luận hàng hóa của C.Mác vào phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Nhìn nhận từ lí luận về sức lao động của C.Mác, vận dụng vào thị trường lao động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Từ đó, ta sẽ đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động nước ta như sau:
Thứ nhất: Vận dụng lí luận một cách phù hợp vào thực tế điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Với lợi ích của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hòa. Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp cần được luật hóa, theo đó, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một thể thống nhất, tạo hợp lực chung với sự phát triển của xã hội, sự gắn kết hài hòa giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản để tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa người sử dụng lao động.
Thứ hai, vận dụng lí luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, về phẩm chất, năng lực thì mới có thể tiếp cận được nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tôn trọng nhân cách, phát huy vai trí làm chủ, năng động sáng tạo, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của người lao động. Để phát huy một cách mạnh mẽ trong lao động sản xuất, khiến cho người lao động toàn tâm, toàn ý, đem hết tài năng, sức lực của mình để đóng góp cho xă hội, cho doanh nghiệp với lợi ích chung.
Thứ tư, vận dụng lí luận hàng hoá sức lao động phải gắn liền với việc hình thành đội ngũ lao động có tŕnh độ và cơ cấu hợp lí đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đó là những người biết nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Những người có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong quản lí vĩ mô và vi mô, là những người ứng xử có văn hoá cũng như có đạo đức nghề nghiệp... Đi
đôi với đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho người lao động, cần quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức, tư thức trách nhiệm, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xă hội, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng, cho dù người lao động đó làm việc trong bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào.
Thứ năm, thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động bằng các hình thức như: phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lí Nhà nước, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lí và vận hành có hiệu quả thị trường lao động, nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức thay mặt cho người lao động và tổ chức thay mặt cho chủ sử dụng lao động, tiếp tục hoàn thiện các chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương.
Ngoài ra, Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng các trường dạy nghề theo hướng xã hội hóa, linh hoạt, năng động, gắn đào tạo với sử dụng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài
Tiếp tục hoàn chính sách về tiền công, tiền lương, các chế độ đối với người lao động để thị trường lao động vận hành một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng CNXH mà còn giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
KẾT LUẬN
Có thể nói thị trường lao động là khá mới mẻ đối với Việt Nam bởi lẽ việc hình thành các chợ lao động, trung tâm giới thiệu việc làm rất nhỏ lẻ. Có thể nói lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm: lao động, đất đai, vốn … Đối với nước ta hiện nay việc hình thành thị trường lao động là hết sức cần thiết, nó giúp tháo gỡ những vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp rút ngắn con đường tìm việc làm và tuyển dụng lao động, giúp cho quá trình “người tìm việc, việc tìm người” diễn ra một cách khoa học, dễ dàng, đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán thông qua hợp đồng lao động. Vì vậy, cần áp dụng triệt để lí luận của C.Mác vào thực tiễn để có thể tạo ra được nguồn nhân lực đảm bảo cả về chất lẫn lượng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước trên con đường hội nhập, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác, xuất phát điểm đầu tiên đó là từ học thuyết giá trị. Trên nền tảng học thuyết này, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết về giá trị thặng dư với một vị trí “hòn đá tảng” trong lí luận. Ở đây, ông đã nhìn nhận ra rằng, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để có được giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm ra một loại hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Sức lao động của con người chính là hàng hóa mà nhà tư bản đã tìm ra. Không chỉ ở các nước mà ở Việt Nam, khi nền kinh tế đang trên con đường hội nhập, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu về hàng hóa sức lao động là một việc làm có ý nghĩa trong việc xây dựng thị trường lao động hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, em xin chọn đề tài nghiên cứu về “phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam trên cơ sở của lí luận của C.Mác”.Để làm rõ hơn vai trò của lí luận đối với thực tiễn Việt Nam. Trong bài viết, do lượng kiến thức có hạn, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank !!!
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN SỨC LAO ĐỘNG HÀNG HÓA CỦA C.MÁC
1. Sức lao động và những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa
a. Sức lao động của con người : là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con người mà con người có thể vận dụng vào quá trình lao động sản xuất.
b. Những điều kiện biến sức lao động trở thành hàng hóa
Lao động sản xuất là hoạt động có mục đích và ý thức của con người, sức lao động lại là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất ấy để tạo ra giá trị hàng hóa nhưng sức lao động không phải lúc nào cũng trở thành àng hóa. Chỉ khi con người
đem bán sức lao động của mình và có người đồng ý mua sức lao động ấy thì sức lao động trở thành hàng hóa. Theo C.Mác thì có hai điều kiện sau:
Thứ nhất: Người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thể, người đó phải có quyền sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem bán nó như một loại hàng hóa. Một điều kiện đòi hỏi ở đây là phải thủ tiêu chế độ nô lệ và phong kiến.
Thứ hai; Người có sức lao động nhưng không có tư liệu sản xuất, của cải do đó buộc phải bán sức lao động của mình. Nhưng những người có tư liệu sản xuất có vốn, vẫn có thể phải đi bán sức lao động khi họ không đủ khả năng để sản xuất có hiệu quả.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng.
a . Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống con người.Vì vậy tái sản xuất ra năng lực đó có nghĩa là duy trì sự hoạt động bình thường của con người. Điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động là gía trị những tư liệu sản xuất sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành từ các bộ phận sau:
Một là giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
Hai là: phí tổn đào tạo người công nhân để có được trình độ lành nghề thích hợp.
Ba là: giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình người công nhân.
Gía trị hàng hóa sức lao động có đặc điểm căn bản là nó quyết định không phải trực tiếp bởi hao phí lao động xã hội cần thiết mà được quyết định một cách gián tiếp qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động ngoài các yếu tố vật chất còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, do đó nó không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động của các nước khác nhau sẽ có sự khác nhau.
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
Quá trình lao động của người công nhân cũng đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hóa, tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản than sức lao động. Phần lớn đó là giá trị thặng dư.
Như vậy, so với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt, đó là khả năng tạo nên giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của hàng hóa, nó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
II. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thị trường lao động
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
2. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
a. Lực lượng lao động và trình độ nguồn lao động: Ở nước ta lực lượng lao động rất dồi dào. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội. Tính đến ngày 1/7/2003 lực lượng lao động cả nước lớn hơn 15 tuổi là 42.128.300 người , tăng 1,85% so với năm 2002, trong đó ở thành thị có 10.186.800 người, ở nông thôn là 31.941.500 người chiếm 75,82%, lực lượng lao động đang làm việc là 41.179.400 người, lao động được đào tạo 21%; nhưng vẫn còn thiếu lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hay có chứng chỉ nghề trở lên) chiếm 19.62% tổng lực lượng lao động và trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở nên chỉ có 4,16%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị với nông thôn cũng có sự khác biệt lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44,6%, ở nông thôn là 11,89%. Đặc biệt là ở miền núi, các nông lâm trường, trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân còn thấp hơn nhiều so với những nơi khác.
b. Sự chênh lệch giữa cung và cầu: Thị trường lao động ở Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp. 2/3 trong tổng số việc làm không bền vững… Đó là những vấn đề nội tại trong việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung). Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, cách sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam, chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
c. Sự bất ổn định trong cơ chế và chính sách tiền lương Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng 60% - 65% nhu cầu cơ bản của người lao động . Nhìn chung, hệ thống thang bảng lương hiện hành rườm rà, phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động. Ở nhiều công ty, doanh nghiệp với mức lương còn khá thấp đối nghịch với giá cả thị trường nên đồng lương của người công nhân không được đảm bảo. Dẫn tới sự mất cân đối, bất ổn định công việc cho người công nhân.
3. Vận dụng lí luận hàng hóa của C.Mác vào phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Nhìn nhận từ lí luận về sức lao động của C.Mác, vận dụng vào thị trường lao động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Từ đó, ta sẽ đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động nước ta như sau:
Thứ nhất: Vận dụng lí luận một cách phù hợp vào thực tế điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Với lợi ích của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hòa. Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp cần được luật hóa, theo đó, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một thể thống nhất, tạo hợp lực chung với sự phát triển của xã hội, sự gắn kết hài hòa giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản để tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa người sử dụng lao động.
Thứ hai, vận dụng lí luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, về phẩm chất, năng lực thì mới có thể tiếp cận được nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tôn trọng nhân cách, phát huy vai trí làm chủ, năng động sáng tạo, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của người lao động. Để phát huy một cách mạnh mẽ trong lao động sản xuất, khiến cho người lao động toàn tâm, toàn ý, đem hết tài năng, sức lực của mình để đóng góp cho xă hội, cho doanh nghiệp với lợi ích chung.
Thứ tư, vận dụng lí luận hàng hoá sức lao động phải gắn liền với việc hình thành đội ngũ lao động có tŕnh độ và cơ cấu hợp lí đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đó là những người biết nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Những người có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong quản lí vĩ mô và vi mô, là những người ứng xử có văn hoá cũng như có đạo đức nghề nghiệp... Đi
đôi với đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho người lao động, cần quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức, tư thức trách nhiệm, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xă hội, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng, cho dù người lao động đó làm việc trong bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào.
Thứ năm, thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động bằng các hình thức như: phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lí Nhà nước, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lí và vận hành có hiệu quả thị trường lao động, nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức thay mặt cho người lao động và tổ chức thay mặt cho chủ sử dụng lao động, tiếp tục hoàn thiện các chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương.
Ngoài ra, Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng các trường dạy nghề theo hướng xã hội hóa, linh hoạt, năng động, gắn đào tạo với sử dụng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài
Tiếp tục hoàn chính sách về tiền công, tiền lương, các chế độ đối với người lao động để thị trường lao động vận hành một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng CNXH mà còn giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
KẾT LUẬN
Có thể nói thị trường lao động là khá mới mẻ đối với Việt Nam bởi lẽ việc hình thành các chợ lao động, trung tâm giới thiệu việc làm rất nhỏ lẻ. Có thể nói lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm: lao động, đất đai, vốn … Đối với nước ta hiện nay việc hình thành thị trường lao động là hết sức cần thiết, nó giúp tháo gỡ những vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp rút ngắn con đường tìm việc làm và tuyển dụng lao động, giúp cho quá trình “người tìm việc, việc tìm người” diễn ra một cách khoa học, dễ dàng, đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán thông qua hợp đồng lao động. Vì vậy, cần áp dụng triệt để lí luận của C.Mác vào thực tiễn để có thể tạo ra được nguồn nhân lực đảm bảo cả về chất lẫn lượng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước trên con đường hội nhập, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: violet/ thị trường lao động hiện nay, giá trị sức lao động của người công nhân ở Việt Nam hiện nay?, - Trong quá trình phân tích lý luận, sinh viên cần liên hệ với thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay đã thuê lao động để tiến hành sản xuất tạo ra lợi nhuận, lợi tức, địa tô như thế nào?, ở việt nam sức lao động có phải là hàng hóa hay không, vai trò của người mua hàng hóa sức lao động, LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta violet, LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, Lý luận của Các Mác về hàng hóa sức lao động và sự phát triển của thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện n, tiểu luận lý luận của các mác về hàng hóa sức lao động và sự phát triển thị trường sức lao động của việt nam hiện nay, lí luận các mac về hàng hóa sức lao động và sự phát triển của thị trường sức lao động ở Việ Nam hiện nay, lý luận hnagf hóa sức lao động và sự phát triển thị trường hàng hóa sức lao động của việt nam, Nhận xét về thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
Last edited by a moderator: