snow_black_hp

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận: Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động và nhạy bén, điều này quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế vấn đề đặt ra cấp bách đối với các doanh nghiệp là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ.
Vậy trước hết các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của khâu tiêu thụ sản phẩm, là khâu quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi vốn để tổ chức thực hiện việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, nhằm bù đắp những chi phí đã bỏ ra và tích lũy.
Xuất phát từ những điều trên, em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần khóa VIỆT TIỆP”
Nội dung của chuyên đề được kết cấu thành ba phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình chung của công ty CP Khóa Việt Tiệp
Phần thứ hai: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Phần thứ ba: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Giáo Nguyễn Thị Thảo và ban lãnh đạo công ty CP Khóa Việt Tiệp đặc biệt là cán bộ công nhân viên phòng tiêu thụ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, nhưng với trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô và bạn bè để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện.























PHẦN 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TY CP KHÓA VIỆT TIỆP

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Khóa Việt Tiệp
1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của Công ty CP Khóa Việt Tiệp
Công CP ty Khoá Việt - Tiệp trước kia là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội. Thành lập 17/07/1974 (do Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý) với tên gọi là Xí nghiệp Khoá Hà Nội. Đổi tên thành Xí nghiệp Khoá Việt - Tiệp theo Quyết định số: 2842/QĐ-UB, ngày 16/11/1992 của UBND Thành phố Hà Nội và đến ngày 13/09/1994 thì đổi tên thành Công ty Khóa Việt - Tiệp theo Quyết định số: 2006/QĐ-UB của UBDN Thành phố Hà Nội.Ngày 17/05/2006 chuyển thành Công ty cổ phần khoá Việt Tiệp.
+ Tên tiếng anh: Viet Tiep Lock Company ( VITILOCO ).
- Trang web của công ty :
- Email : [email protected]
- Số điện thoại : (84-4)388332442
- Fax : (84-4) 38821413
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Mã số thuế: 0100100537
Số đăng ký kinh doanh: 0103012241
Vốn điều lệ: 21.300.000.000 Đồng




Bảng 1.1: Cơ cấu cổ phần của công ty khóa Việt Tiệp Năm 2009
Chỉ tiêu Số lượng
cổ phần Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%)
Tổng cổ phần 2.130.000 21.300.000.000 100
Cổ phân nhà nước (Do tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị làm đại diện) 851.000 8.517.000.000 39.99
Cổ phần của cổ đông là CBCNV trong công ty 1.278.300 12.783.000.000 60.01
(Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp)

Trụ sở chính của công ty đặt trên địa bàn: Khối 6 - Thị trấn Đông Anh - Đông Anh - Hà Nội.
Công ty có các chi nhánh lớn giới thiệu và bán sản phẩm tại:
• Số 7 Phố Thuốc Bắc - Hà Nội
• Số 37 Hàng Điếu - Hà Nội
• Số 20 - Đường số 7 - Phường11- Quận 6 - TP Hồ Chí Minh.
• Số 44 Nguyễn Tri Phương - Phường Chính gián - Quận thanh Khê - TP Đà Nẵng.
Ngoài ra Công ty còn có rất nhiều đại lý trên khắp các tỉnh thành phố, thị xã trên cả nước.
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty CP Khóa Việt Tiệp
Từ năm 1989 khi đất nước chuyển đổi sang nền KTTT. Công ty Khóa Việt-Tiệp gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng đứng bên bờ vực thẳm: Mẫu mã sản phẩm xấu, chủng loại ít không còn phù hợp với tình hình mới, sản phẩm ứ đọng tồn kho không tiêu thụ được, đời sống việc làm sủa người lao động có nguy cơ bế tắc.
Trước bối cảnh đó, quán triệt tinh thần nghị quyết TW6 của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Công ty đã bàn bạc và xác đinh một hướng đi mới, sẵn sàng huỷ bỏ những cái cũ không phù hợp, tập trung đầu tư xây dựng cái mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và dẫn dắt đưa Công ty sống lại.Bước sang năm 1990 đã có thị trường xuất khẩu sang Liên Xô cũ, Angiêria, Lào và Campuchia. Từ đó đến nay Công ty Khóa Việt-Tiệp đã có mặt trên thị trường Châu Phi, Châu Mỹ và hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường trong nước.
Từ năm 1992 đến nay Công ty liên tục đầu tư đổi mới có chọn lọc những trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại khoá có chất lượng cao. Các máy móc thiết bị nhập từ Cộng hoà Séc, Đài Loan, Italya ..; Các loại vật tư được nhập từ Đài Loan, Nhật bản, Liên bang Nga, Hàn quốc...Mỗi năm đầu tư bình quân 2 tỷ VNĐ; Năm 1999 đầu tư 10 tỷ VNĐ để mở rộng sản xuất, xây dựng thêm 4 xưởng mới, trang bị dây chuyền sản xuất hàng kim khí và một số loại khoá đặc chủng nhằm nâng cao sản lượng 5 triệu khoá/năm.
Năm 1994 sản lượng của Công ty đạt công suất thiết kế là 1,1 triệu sản phẩm/năm với 20 loại khoá khác nhau, đến năm 1999 Công ty sản xuất được 3 triệu khoá/năm, sản lượng tăng 3 lần so với công suất thiết kế, chủng loại sản phẩm tăng gấp 6 lần so với ban đầu. Cho đến năm 2007 sản lượng sản xuất đã vượt lên trên 10 triệu khoá/ năm.Hiện tại đến năm 2009 thì sản lượng công ty đã đạt gần 20 triệu sản phẩm/năm.
Các loại khoá của Công ty CP Khóa Việt-Tiệp được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý về chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước mến mộ. Khóa Việt-Tiệp được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 6 năm liền từ 1997-2002. Được Bộ Khoa học công nghệ và môi trường trao tặng Giải Bạc giải thưởng chất lượng Việt nam 2 năm 1997-1998 và Giải Vàng giải thưởng chất lượng Việt nam năm 1999. Ngoài ra Khóa Việt-Tiệp được thưởng nhiều Huy chương Vàng, Bạc tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam và nhiều Hội chợ khác ở trong nước. Năm 2005 được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3 và nhiều danh hiệu cao quí khác trong các năm gần đây.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp
Nhiệm vụ chính của Công ty: Chuyên sản xuất và kinh doanh các loại khoá và một số mặt hàng cơ khí để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài .Ngoài ra công ty còn đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ nhận phục vụ gia công chi tiết theo đơn đặt hàng với các đối tác bên ngoài.
MỤC LỤC


PHẦN 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TY CP KHÓA VIỆT TIỆP 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Khóa Việt Tiệp 3
1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của Công ty CP Khóa Việt Tiệp 3
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty CP Khóa Việt Tiệp 4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp 6
1.3. Cơ cấu sản xuất của Công ty CP khóa Việt Tiệp 8
1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP khóa Việt Tiệp 9
1.5. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Khóa Việt Tiệp 15
1.5.1. Đặc điểm về lao động 15
1.5.2. Đặc điểm về công nghệ, kỹ thuật 18
1.5.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu 19
1.5.4. Đặc điểm về tài chính 23
1.5.5. Đặc điểm về sản phẩm 26
1.5.6. Đặc điểm về thị trường 27
1.5.7. Môi trường kinh tế 28
1.5.8. Môi trường ngành 29
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP KHOÁ VIỆT TIỆP 30
2.1. Các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công Ty CP Khóa Việt Tiệp 30
2.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường 30
2.1.2. Chính sách sản phẩm 30
2.1.3.Chính sách chất lượng sản phẩm 31
2.1.4. Chính sách giá cả 32
2.1.5. Các hoạt động Marketing 32
2.1.6. cách bán hàng 34
2.1.7. Chính sách xúc tiến bán hàng 35
2.1.8. Hệ thống kênh phân phối 35
2.1.9. Khách hàng 36
2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp 37
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp trong những năm gần đây 48
2.4. Đánh giá nhận xét chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 51
2.4.1 . Đánh giá chung 51
2.4.2. Ưu điểm 51
2.4.3. Hạn chế 52
2.4.4. Nguyên nhân tồn tại 53
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP KHÓA VIỆT TIỆP 56
3.1. Phương hướng kinh doanh của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp trong thời gian tới 56
3.1.1. Mục tiêu của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp trong những năm tới 56
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp trong những năm tới 57
3.2. Thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp 58
3.2.1. Thuận lợi 58
3.2.2. Khó khăn 59
3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm 60
3.3.1. Xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý 60
3.3.2. Marketing và công tác nghiên cứu thị trường 63
3.4.3. Củng cố tăng cường kênh phân phối 66
3.4.4. Cắt giảm và hạ thấp chi phí sản xuất 67
3.4.5. Sử dụng hiệu quả vốn 69
3.4.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 71
KẾT LUẬN 73
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76











DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Cơ cấu cổ phần của công ty khóa Việt Tiệp Năm 2009 4
Bảng 1.2 : Một số sản phẩm của Công ty Khóa Việt Tiệp 7
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP KHOÁ VIỆT TIỆP 10
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động trong Công ty CP khoá Tiệp năm 2008. ( Tính đến Tháng 10/2008) 16
Bảng 1.4: Báo cáo tình hình thu nhập của công nhân viên trong Công ty khoá Việt Tiệp năm 2007- 2008 17
Bảng 1.5: Sản lượng các mặt hàng của công ty trong hai năm 2007-2008 19
Bảng 1.6: Bảng thống kê 1số máy móc thiết bị của công ty CP khóa VIỆT TIỆP 20
Bảng 1.7: Tình hình tài chính của công ty cổ phần Khoá Việt Tiệp 2007 – 2008 23
Bảng 1.8: Tổng hợp các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của công ty qua hai năm 2007-2008 25
Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ tổ chức phòng tiêu thụ 37
Sơ đồ 2.2: Phân phối gián tiếp thong qua đại lý 39
Bảng 2.1: Doanh số theo tiêu thụ theo vùng miền trong hai năm 2007/2008 40
Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ theo các tuyến năm 2009 41
Sơ đồ 2.3: Đường đi của tiền và hàng 43
Sơ đồ 2.4: Xét hợp đồng bán hàng qua đại lý 44
Bảng 2.3: Kết quả bán hàng trong 2năm 2008-2009 47
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Khoá Việt Tiệp trong năm 2007 và năm 2008 48
Bảng 2.5: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số năm 49
Sơ đồ 3.1: Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 72

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tratra2612

New Member
e. Quan hệ công chúng
Công ty không chỉ quan hệ tốt với khách hàng mà còn được đông đảo quần chúng quan tâm, công ty tham gia các hoạt động công ích, từ thiện trong xã hội, nhận nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ trẻ em cùng kiệt vượt khó
2.1.6. cách bán hàng
Công ty đã xây dựng được một cách bán hàng vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường vừa có khả năng mở rộng thị trường tăng sản lượng tiêu thụ.
Khi giao hàng cán bộ phòng kinh doanh đến từng đại lý theo yêu cầu về số lượng và chủng loại sau đó nhận tiền về cho phòng kế toán tài chính. Các đại lý cũng có thể nộp tiền bán hàng một tháng 2 lần nhưng không được nợ tiền hàng.
Mọi hoạt động mua bán đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa công ty với các đại lý nhưng không hề có sự khống chế về số lượng, chủng loại sản phẩm. Hợp đồng kinh tế chỉ mang tính pháp lý nên với cách bán hàng như vậy công ty đã tạo điều kiện tối đa cho các đại lý nhất là các đại lý ở xa.
Một thay đổi nữa là: Trước đây chỉ khi số lượng hàng đủ một chuyến vận chuyển thì công ty mới giao. Như vậy, thời gian giao hàng thường bị chậm. Bây giờ khi khách hàng yêu cầu với bất kỳ số lượng là bao nhiêu có thể lợi nhuận thu được không đáng kể hay không bù đắp được chi phí vận chuyển song công ty vẫn giao hàng ngay đến tận nơi. Ngoài ra công ty còn có các hình thức chiết khấu hấp dẫn cho đại lý.
Hình thức thanh toán khi mua hàng của công ty có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản, ngoại tệ hay ngân phiếu. Hình thức này cũng tạo thuận lợi rất nhiều cho khách hàng trong việc chi trả.
2.1.7. Chính sách xúc tiến bán hàng
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác xúc tiến bán hàng công ty đã có nhiều hình thức hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây các hoạt động tiếp thị đã có nhiều thay đổi lớn thông qua sự đầu tư lớn về tiền và hiệu quả mang lại qua số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Một số hình thức như: quảng cáo trên tivi, trên báo, tham gia các kỳ hội chợ…
Công ty cũng thường xuyên tham gia các đợt triển lãm hàng hóa trong và ngoài nước. Hiện nay công ty có mối quan hệ làm ăn với tất cả các doanh nghiệp sản xuất khóa ở trong nước để tạo mối quan hệ chặt chẽ thị trường trong nước.
2.1.8. Hệ thống kênh phân phối
Do đặc thù của công ty các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu đã có khách hàng bao tiêu nên các kênh tiêu thụ dưới đây được hiểu là kênh tiêu thụ nội địa. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty dựa vào 2 kênh chính:
Với cách tổ chức kênh phân phối như trên công ty đã đảm bảo giảm thiểu khoảng thời gian sản phẩm từ nơi sản xuất tơi tay người tiêu dùng. Do đó tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh khá nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.9. Khách hàng
Đây là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại công ty, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp vì là người đã, đang và sẽ mua hàng của công ty. Những biến động tâm lý của khách hàng thể hiện sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng tiêu thụ tại công ty tăng lên hay giảm đi. Nhân tố quan trọng nữa là thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng cũng quyết định đến hiệu quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì hàng hóa được tiêu thụ mạnh và khi nhu cầu giảm kìm hãm tiêu thụ hàng hóa. Do vậy công ty phải có chính sách giá và chính sách sản phẩm hợp lý.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty hiện nay là kinh doanh thương mại và phân phối hàng gia dụng nên khách hàng của công ty tương đối đa dạng trên toàn tỉnh, và do đó công ty đã phân loại ra từng nhóm cụ thể như sau:
- Khách hàng bán buôn lớn: là khách hàng có khả năng lớn về tài chính, là khâu trung gian cung cấp giữa nhà phân phối và người tiêu dùng có thói quen mua tập trung, nhóm khách hàng này thường tập trung thành khu vực kinh doanh truyền thống.
- Khách hàng bán khu vực: là nhóm khách hàng kinh doanh đa dạng các mặt hàng thường nắm các điểm tập hợp đông dân cư vơi nhiều người qua lại, vừa bán lẻ vừa bán buôn.
- Khách hàng bán lẻ: là số khách hàng nhiều nhất và nằm rải rác trên toàn khu vực phân phối, là nơi tiếp cận gần nhất người tiêu dùng.
Tất cả các loại khách hàng và đặc điểm trên có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty.
2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp
Việc tiêu thụ sản phẩm được giao cho phòng tiêu thụ.
Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ tổ chức phòng tiêu thụ
TRƯỞNG PHÒNG TIÊU THỤ
PHÓ PHÒNG TIÊU THỤ
CH SỐ 7 THUỐC BẮC
CH SỐ 37 HÀNG ĐIẾU
CH GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
CHI NHÁNH SÀI GÒN
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
TRƯỞNG CHI NHÁNH
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
NHÂN VIÊN MARKETING
NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
Quy định chức năng của từng bộ phận cụ thể để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Cán bộ công nhân viên phòng tiêu thụ có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận các ý kiến của khách hàng về sản phẩm, yêu cầu làm đại lý của khách hàng, yêu cầu về thông tin giá của sản phẩm và thu hồi các sản phẩm không phù hợp về công ty.
- Các đại lý của công ty có trách nhiệm tiếp thu các ý kiến của ng...
em muốn nhận tài liệu ạ. em Thank ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top