showbiz_vn
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. LỜI NÓI ĐẦU
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có tâm lý học. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách. Tìm hiểu về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách không những giúp ta hoàn thiện hơn về mặt lí luận mà còn có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn nhằm định hướng sự phát triển nhân cách của cá nhân theo hướng tích cực.
B. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
1.1. Khái niệm nhân cách.
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Nói thuộc tính tâm lí là nói tới hiện tượng tâm lí tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm ẩn có tính qui luật.
Nói tổ hợp nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác thì trở nên khác đi.
Nói bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người, nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ ai.
Nói giá trị xã hội là muốn nói tới những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và của xã hội đánh giá.
1.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách.
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Trong quá trình sống, hoạt động và giao lưu (thông qua học tập, lao động, vui chơi, giải trí...) mà mỗi người dần lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, nhờ đó nhân cách của họ mới được
hình thành và phát triển. Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở ba mặt sau:
Sự phát triển về thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện về các giác quan, sự phối hợp vận động.
Sự phát triển về tâm lí: Biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, sự hình thành các thuộc tính tâm lí mới của nhân cách.
Sự phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, ở việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội.
Qua đó có thể thấy sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi cả về thể chất và tinh thần, cả về lượng và chất của các mặt trên.
2. VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
2.1. Nhân tố di truyền – bẩm sinh.
2.1.1. Khái niệm di truyền – bẩm sinh.
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. Một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh thì gọi là những thuộc tính bẩm sinh.
2.1.2. Vai trò.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
Hơn thế, hoạt động tâm – sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ, sự thiếu hụt một giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm của một giác quan khác, một chức năng tâm lý bị hủy hoại có thể được khôi phục bằng cách luyện tập... Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau.
Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín dị đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ định yếu tố xã hội. Hiện tượng kế thừa tài năng trong một số gia đình nghĩa là sự xuất hiện liên tục nhiều người có tài qua nhiều thế hệ. Trường hợp một số gia đình có nghề truyền thống qua nhiều thế hệ: nghệ thuật, y học... Phần lớn không chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà còn do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu không khí hào hứng say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó.
Nhận xét: Di truyền, bẩm sinh có vai trò là tiền đề của sự phát triển tâm lí, nhân cách. Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển. Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên. Di truyền là tiềm năng tiềm tàng mà từ đó tư chất con người phát triển.
2.2. Nhân tố hoàn cảnh sống.
2.2.1. Khái niệm hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống là toàn bộ những điều kiện khách quan bên ngoài tồn tại độc lập với ý thức của con người và có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý con người, trong đó có nhân cách. Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh tự nhiên bao gồm những điều kiện thuộc về thiên nhiên như: Không gian (đồi núi, đồng bằng, sông ngòi, biển cả...), hiện tượng (mưa, gió...) và sinh vật (hoa cỏ, chim thú...).
Hoàn cảnh xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể như: Quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, pháp luật, dư luận xã hội...
2.2.2. Vai trò.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân chỉ có thể diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Hoàn cảnh đã tác động mạnh đến quá trình hình thành, phát triển động cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú và chiều hướng phát triển của cá nhân. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh đến sự phát triển nhân cách còn tùy thuộc lập trường, quan điểm, thái độ và năng lực cải biến môi trường của cá nhân; như Mác đã nói “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Hoàn cảnh tự nhiên góp phần hình thành nên phong tục tập quán. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, địa phương, của nghề nghiệp qua cách sống của chính bản thân nó.
Hoàn cảnh xã hội là nhân tố hình thành nên tâm trạng chung, sự thi đua và sự bắt chước thông qua sự tiếp xúc giữa con người với con người. Tâm trạng, sự bắt chước, tinh thần thi đua của cá nhân đều góp phần hình thành nhân cách.
Trong sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và nhân cách có 2 mặt cần lưu ý, đó là: Tính chất tác động của hoàn cảnh đến quá trình phát triển nhân cách (tích cực, tiêu cực) và tính tích cực của nhân cách trong việc tác động vào hoàn cảnh, hoàn cảnh nhằm cải tạo nó phục vụ nhu cầu con người.
Nhận xét: Hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất. Trong khi đó, hoàn cảnh xã hội lại giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bởi nếu không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể không thể trở thành một con người có nhân cách. Do đó, đứa trẻ muốn có nhân cách thì phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội để chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
2.3. Nhân tố giáo dục.
2.3.1. Khái niệm.
Giáo dục là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình, cơ quan giáo dục ngoài nhà trường và xã hội; là quá trình dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm trực tiếp hay gián tiếp khác.
2.3.2. Vai trò.
Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. Ví dụ như những lớp học kỹ năng sống sẽ dần hình thành nhân cách cao đẹp cho các em và hướng sự phát triển nhân cách theo chiều hướng đó.
Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được, ví dụ như lý tưởng sống, ước mơ...
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người, ví dụ như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị tật nguyền từ nhỏ, nhưng nhờ có giáo dục mà anh đã “viết nên một huyền thoại về số phận” nhờ đôi bàn chân của mình.
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội, chẳng hạn như việc cải tạo những phạm nhân bị giam giữ.
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn như mục tiêu giáo dục “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa” của Đảng ta.
Nhận xét: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách, vì giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động giáo dục.
2.4. Nhân tố hoạt động.
2.4.1. Khái niệm.
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế giới xung quanh, hướng tới biển đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
2.4.2. Vai trò.
Hoạt động là cách tồn tại của con người, là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, công cụ nhất định. Thông qua hoạt động với các đối tượng hoạt động, chủ thể chuyển các yếu tố trong đối tượng vào bản thân mình, hình thành nhân cách (quá trình chủ thể hóa) hay ngược lại, qua hoạt động, chủ thể cũng bộc lộ nhân cách của mình trong sản phẩm hoạt động (quá trình đối tượng hóa).
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo.
Nhận xét: Ý thức hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục sẽ không có hiệu quả nếu bản thân cá nhân không tiếp nhận, không hướng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.
Chính yếu tố tích cực của cá nhân tạo ra tính đa dạng, phong phú của nhân cách trong xã hội. Bởi, nếu bỗng dưng vì những nguyên nhân nào đó mà mọi người trong xã hội đều như nhau thì khi đó, xã hội sẽ như thế nào? có được sự phát triển bình thường hay không? Một cộng đồng toàn thể những cá thể đồng loạt giống nhau, không có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển".
2.5. Nhân tố giao tiếp.
Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc với người xung quanh hay sống trong xã hội quá đơn điệu thì sẽ cùng kiệt nàn về tâm lý, kém sự linh động. Điều này có nghĩa là, con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác động của xã hội. Chẳng hạn, bác sĩ Sing có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy cô nói trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết được trên 30 trường hợp tương tự. Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự bị". Nó không thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội mà cần học để trở thành người. Chính sự gia nhập xã hội và được xã hội điều chỉnh hành vi của mình mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội dung xã hội.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là thầy cô, bạn bè và xã hội. Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với lớp trẻ. Gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hay người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức, thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô… thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu, dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ ; uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình thành nhân cách. Do đó, gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người.
Là một sinh viên Đại học, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, nhiều hoàn cảnh sống, tui càng hiểu rõ hơn về sự phát triển nhân cách. Có thể chúng tui đã là một người trưởng thành, đã có tư cách công dân nhưng sự phát triển về nhân cách vẫn là một quá trình được trau dồi hàng ngày. Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn lại là sự tự ý thức, tự giáo dục của mỗi cá nhân. Sự va vấp với xã hội sẽ giúp chúng tui học hỏi được nhiều điều. Đối với những bạn sinh viên sống xa nhà thì sự độc lập, tích cực, bản lĩnh, tự chủ của cá nhân càng phải thể hiện cao hơn. Nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc học còn tự mình đi làm thêm kiếm tiền tự trang trải, lại vừa học tốt, không bị cuộc sống sôi động nơi đô thị lôi kéo. Cũng có những bạn không làm chủ được cuộc sống của mình, bê trễ học hành, tham gia vào những trò vô bổ. Yếu tố môi trường, giáo dục cũng quan trọng, song ở đây chính sự tích cực của cá nhân sẽ giúp ta hoàn thiện nhân cách mình hơn.
1. BÀI HỌC BẢN THÂN.
Nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách, ngoài mục đích phân tích được các hiện tượng tâm lý thuộc về nhân cách, quan trọng hơn, ta cần rút ra được những bài học, những phương pháp hoàn thiện nhân cách cho bản thân. Đó là những biện pháp sau:
Đầu tiên, biện pháp quan trọng nhất, đó là hoàn thiện nhân cách qua giáo dục. Ta cần học tập, rèn luyện bản thân, không ngừng học hỏi từ gia đình, thầy cô, bạn bè, từ xã hội, môi trường... để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đồng thời ta luôn phải tự đánh giá, tự ý thức về nhân cách của mình, tìm ra những mặt tích cực, những điểm hạn chế trong nhân cách để tìm cách phát huy những điểm tốt đẹp và khắc phục những điểm hạn chế trong nhân cách của bản thân.
Thứ hai, cá nhân ta cần chủ động tiếp nhận, trực tiếp tham gia hưởng ứng những tác động có tính chất tích cực từ bên ngoài (từ giáo dục, từ hoàn cảnh sống...) để phát triển tâm lý, nhân cách. Ta cần tham gia sôi nổi, nhiệt tình vào những hoạt động giáo dục (học tập, dạy học, tự nghiên cứu...); tự mình khám phá thế giới xung quanh để tăng thêm vốn hiểu biết; đồng thời cũng đóng góp những công trình có ích của mình vào việc cải tạo, hoàn thiện thế giới khách quan.
Thứ ba, ta luôn phải giao tiếp với cuộc sống và xã hội. Ngoài việc phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng nói, chữ viết, ta còn cần chú ý tới việc hoàn thiện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, như tư thế, hành động, cử chỉ, trang phục... Sự giao tiếp qua ngôn ngữ sẽ giúp ta thể hiện được những ý chí, những nhu cầu, hứng thú của mình; còn giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần tạo nên “cái bản sắc”, cái riêng của mỗi bản thân con người.
Thứ tư, ta cần phân tích được những mặt tích cực, tiêu cực của hoàn cảnh sống, đặc biệt là từ hoàn cảnh xã hội, để từ đó biết tiếp nhận mặt tích cực và bài trừ mặt tiêu cực trong sự ảnh hưởng đến nhân cách. Ví dụ: Ta cần tuân theo pháp luật để rèn luyện ý thức cộng đồng, cần phấn đấu thi đua học tập để bồi dưỡng những phẩm chất ý chí; hạn chế hay không tiếp xúc với những hiện tượng dễ dàng hủy hoại nhân cách như nói tục, chửi bậy, hút thuốc phiện, rượu chè cờ bạc... Đây là biện pháp rất quan trọng, vì nếu để những thói xấu của hoàn cảnh xã hội xô đẩy, ta sẽ rất dễ dàng đánh mất nhân cách hay làm biến dạng nhân cách của mình. Đồng thời, ta cũng cần hòa nhập với thiên nhiên, vì thiên nhiên cũng có vai trò không nhỏ trong việc điều hòa tính cách và điều chỉnh khí chất con người.
A. KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của các yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Do đó, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người, với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.
“Không ai là không có nhân cách – chỉ có điều họ có tìm ra được nhân cách của mình hay không mà thôi” (Larry A. Hejelle).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
A. LỜI NÓI ĐẦU
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có tâm lý học. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách. Tìm hiểu về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách không những giúp ta hoàn thiện hơn về mặt lí luận mà còn có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn nhằm định hướng sự phát triển nhân cách của cá nhân theo hướng tích cực.
B. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
1.1. Khái niệm nhân cách.
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Nói thuộc tính tâm lí là nói tới hiện tượng tâm lí tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm ẩn có tính qui luật.
Nói tổ hợp nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác thì trở nên khác đi.
Nói bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người, nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ ai.
Nói giá trị xã hội là muốn nói tới những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và của xã hội đánh giá.
1.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách.
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Trong quá trình sống, hoạt động và giao lưu (thông qua học tập, lao động, vui chơi, giải trí...) mà mỗi người dần lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, nhờ đó nhân cách của họ mới được
hình thành và phát triển. Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở ba mặt sau:
Sự phát triển về thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện về các giác quan, sự phối hợp vận động.
Sự phát triển về tâm lí: Biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, sự hình thành các thuộc tính tâm lí mới của nhân cách.
Sự phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, ở việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội.
Qua đó có thể thấy sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi cả về thể chất và tinh thần, cả về lượng và chất của các mặt trên.
2. VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
2.1. Nhân tố di truyền – bẩm sinh.
2.1.1. Khái niệm di truyền – bẩm sinh.
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. Một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh thì gọi là những thuộc tính bẩm sinh.
2.1.2. Vai trò.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
Hơn thế, hoạt động tâm – sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ, sự thiếu hụt một giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm của một giác quan khác, một chức năng tâm lý bị hủy hoại có thể được khôi phục bằng cách luyện tập... Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau.
Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín dị đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ định yếu tố xã hội. Hiện tượng kế thừa tài năng trong một số gia đình nghĩa là sự xuất hiện liên tục nhiều người có tài qua nhiều thế hệ. Trường hợp một số gia đình có nghề truyền thống qua nhiều thế hệ: nghệ thuật, y học... Phần lớn không chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà còn do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu không khí hào hứng say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó.
Nhận xét: Di truyền, bẩm sinh có vai trò là tiền đề của sự phát triển tâm lí, nhân cách. Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển. Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên. Di truyền là tiềm năng tiềm tàng mà từ đó tư chất con người phát triển.
2.2. Nhân tố hoàn cảnh sống.
2.2.1. Khái niệm hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống là toàn bộ những điều kiện khách quan bên ngoài tồn tại độc lập với ý thức của con người và có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý con người, trong đó có nhân cách. Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh tự nhiên bao gồm những điều kiện thuộc về thiên nhiên như: Không gian (đồi núi, đồng bằng, sông ngòi, biển cả...), hiện tượng (mưa, gió...) và sinh vật (hoa cỏ, chim thú...).
Hoàn cảnh xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể như: Quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, pháp luật, dư luận xã hội...
2.2.2. Vai trò.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân chỉ có thể diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Hoàn cảnh đã tác động mạnh đến quá trình hình thành, phát triển động cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú và chiều hướng phát triển của cá nhân. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh đến sự phát triển nhân cách còn tùy thuộc lập trường, quan điểm, thái độ và năng lực cải biến môi trường của cá nhân; như Mác đã nói “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Hoàn cảnh tự nhiên góp phần hình thành nên phong tục tập quán. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, địa phương, của nghề nghiệp qua cách sống của chính bản thân nó.
Hoàn cảnh xã hội là nhân tố hình thành nên tâm trạng chung, sự thi đua và sự bắt chước thông qua sự tiếp xúc giữa con người với con người. Tâm trạng, sự bắt chước, tinh thần thi đua của cá nhân đều góp phần hình thành nhân cách.
Trong sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và nhân cách có 2 mặt cần lưu ý, đó là: Tính chất tác động của hoàn cảnh đến quá trình phát triển nhân cách (tích cực, tiêu cực) và tính tích cực của nhân cách trong việc tác động vào hoàn cảnh, hoàn cảnh nhằm cải tạo nó phục vụ nhu cầu con người.
Nhận xét: Hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất. Trong khi đó, hoàn cảnh xã hội lại giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bởi nếu không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể không thể trở thành một con người có nhân cách. Do đó, đứa trẻ muốn có nhân cách thì phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội để chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
2.3. Nhân tố giáo dục.
2.3.1. Khái niệm.
Giáo dục là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình, cơ quan giáo dục ngoài nhà trường và xã hội; là quá trình dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm trực tiếp hay gián tiếp khác.
2.3.2. Vai trò.
Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. Ví dụ như những lớp học kỹ năng sống sẽ dần hình thành nhân cách cao đẹp cho các em và hướng sự phát triển nhân cách theo chiều hướng đó.
Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được, ví dụ như lý tưởng sống, ước mơ...
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người, ví dụ như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị tật nguyền từ nhỏ, nhưng nhờ có giáo dục mà anh đã “viết nên một huyền thoại về số phận” nhờ đôi bàn chân của mình.
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội, chẳng hạn như việc cải tạo những phạm nhân bị giam giữ.
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn như mục tiêu giáo dục “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa” của Đảng ta.
Nhận xét: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách, vì giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động giáo dục.
2.4. Nhân tố hoạt động.
2.4.1. Khái niệm.
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế giới xung quanh, hướng tới biển đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
2.4.2. Vai trò.
Hoạt động là cách tồn tại của con người, là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, công cụ nhất định. Thông qua hoạt động với các đối tượng hoạt động, chủ thể chuyển các yếu tố trong đối tượng vào bản thân mình, hình thành nhân cách (quá trình chủ thể hóa) hay ngược lại, qua hoạt động, chủ thể cũng bộc lộ nhân cách của mình trong sản phẩm hoạt động (quá trình đối tượng hóa).
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo.
Nhận xét: Ý thức hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục sẽ không có hiệu quả nếu bản thân cá nhân không tiếp nhận, không hướng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.
Chính yếu tố tích cực của cá nhân tạo ra tính đa dạng, phong phú của nhân cách trong xã hội. Bởi, nếu bỗng dưng vì những nguyên nhân nào đó mà mọi người trong xã hội đều như nhau thì khi đó, xã hội sẽ như thế nào? có được sự phát triển bình thường hay không? Một cộng đồng toàn thể những cá thể đồng loạt giống nhau, không có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển".
2.5. Nhân tố giao tiếp.
Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc với người xung quanh hay sống trong xã hội quá đơn điệu thì sẽ cùng kiệt nàn về tâm lý, kém sự linh động. Điều này có nghĩa là, con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác động của xã hội. Chẳng hạn, bác sĩ Sing có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy cô nói trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết được trên 30 trường hợp tương tự. Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự bị". Nó không thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội mà cần học để trở thành người. Chính sự gia nhập xã hội và được xã hội điều chỉnh hành vi của mình mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội dung xã hội.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là thầy cô, bạn bè và xã hội. Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với lớp trẻ. Gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hay người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức, thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô… thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu, dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ ; uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình thành nhân cách. Do đó, gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người.
Là một sinh viên Đại học, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, nhiều hoàn cảnh sống, tui càng hiểu rõ hơn về sự phát triển nhân cách. Có thể chúng tui đã là một người trưởng thành, đã có tư cách công dân nhưng sự phát triển về nhân cách vẫn là một quá trình được trau dồi hàng ngày. Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn lại là sự tự ý thức, tự giáo dục của mỗi cá nhân. Sự va vấp với xã hội sẽ giúp chúng tui học hỏi được nhiều điều. Đối với những bạn sinh viên sống xa nhà thì sự độc lập, tích cực, bản lĩnh, tự chủ của cá nhân càng phải thể hiện cao hơn. Nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc học còn tự mình đi làm thêm kiếm tiền tự trang trải, lại vừa học tốt, không bị cuộc sống sôi động nơi đô thị lôi kéo. Cũng có những bạn không làm chủ được cuộc sống của mình, bê trễ học hành, tham gia vào những trò vô bổ. Yếu tố môi trường, giáo dục cũng quan trọng, song ở đây chính sự tích cực của cá nhân sẽ giúp ta hoàn thiện nhân cách mình hơn.
1. BÀI HỌC BẢN THÂN.
Nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách, ngoài mục đích phân tích được các hiện tượng tâm lý thuộc về nhân cách, quan trọng hơn, ta cần rút ra được những bài học, những phương pháp hoàn thiện nhân cách cho bản thân. Đó là những biện pháp sau:
Đầu tiên, biện pháp quan trọng nhất, đó là hoàn thiện nhân cách qua giáo dục. Ta cần học tập, rèn luyện bản thân, không ngừng học hỏi từ gia đình, thầy cô, bạn bè, từ xã hội, môi trường... để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đồng thời ta luôn phải tự đánh giá, tự ý thức về nhân cách của mình, tìm ra những mặt tích cực, những điểm hạn chế trong nhân cách để tìm cách phát huy những điểm tốt đẹp và khắc phục những điểm hạn chế trong nhân cách của bản thân.
Thứ hai, cá nhân ta cần chủ động tiếp nhận, trực tiếp tham gia hưởng ứng những tác động có tính chất tích cực từ bên ngoài (từ giáo dục, từ hoàn cảnh sống...) để phát triển tâm lý, nhân cách. Ta cần tham gia sôi nổi, nhiệt tình vào những hoạt động giáo dục (học tập, dạy học, tự nghiên cứu...); tự mình khám phá thế giới xung quanh để tăng thêm vốn hiểu biết; đồng thời cũng đóng góp những công trình có ích của mình vào việc cải tạo, hoàn thiện thế giới khách quan.
Thứ ba, ta luôn phải giao tiếp với cuộc sống và xã hội. Ngoài việc phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng nói, chữ viết, ta còn cần chú ý tới việc hoàn thiện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, như tư thế, hành động, cử chỉ, trang phục... Sự giao tiếp qua ngôn ngữ sẽ giúp ta thể hiện được những ý chí, những nhu cầu, hứng thú của mình; còn giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần tạo nên “cái bản sắc”, cái riêng của mỗi bản thân con người.
Thứ tư, ta cần phân tích được những mặt tích cực, tiêu cực của hoàn cảnh sống, đặc biệt là từ hoàn cảnh xã hội, để từ đó biết tiếp nhận mặt tích cực và bài trừ mặt tiêu cực trong sự ảnh hưởng đến nhân cách. Ví dụ: Ta cần tuân theo pháp luật để rèn luyện ý thức cộng đồng, cần phấn đấu thi đua học tập để bồi dưỡng những phẩm chất ý chí; hạn chế hay không tiếp xúc với những hiện tượng dễ dàng hủy hoại nhân cách như nói tục, chửi bậy, hút thuốc phiện, rượu chè cờ bạc... Đây là biện pháp rất quan trọng, vì nếu để những thói xấu của hoàn cảnh xã hội xô đẩy, ta sẽ rất dễ dàng đánh mất nhân cách hay làm biến dạng nhân cách của mình. Đồng thời, ta cũng cần hòa nhập với thiên nhiên, vì thiên nhiên cũng có vai trò không nhỏ trong việc điều hòa tính cách và điều chỉnh khí chất con người.
A. KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của các yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Do đó, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người, với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.
“Không ai là không có nhân cách – chỉ có điều họ có tìm ra được nhân cách của mình hay không mà thôi” (Larry A. Hejelle).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: kết luận sư pham về việc giúp trẻ phát triển nhân cách tốt, vai trò của yếu tố hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách giúp bạn rút ra cho mình bài học gì?, Đồng chí hãy phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển của trí tuệ xã hội của cá nhân, PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH. TỪ ĐÓ RÚT RA KẾT LUẬN CẦN THIẾT TRONG CUỘC SỐNG, Phân tích vai trò của môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết., Trong 4 yếu tổ gồm: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và tự giáo dục, yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Tại sao?, Thực trạng vận dụng quy luật và các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em trong dạy học và giáo dục, sự hình thành bất hòa nhận thức của cá nhân, kết luận sư phạm cac yeu to môi trường mầm non, các quy luật yếu tố phát triển nhân cách cho trẻ, Anh/ chị hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của sinh viên trong môi trường đại học., vai trò của giáo viên đối với học sinh trong giai đoạn ơhats triển tâm lí, Lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS violet, các yếu tố tác động đến sinh viên trong mối quan hệ của gia đình, yếu tố hoạt động cá nhân ảnh huong đén sự phát triên tâm lí, nghị luận về vai trò cua giáo dục đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, sự ra đời của nghề giáo viên, 2. Trong 4 yếu tố gồm: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và tự giáo dục, yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Tại sao?, tiểu luận phân tích vai trò và ảnh hưởng của các nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển ngành nông – lâm – thủy sản Việt Nam., phân tích đặc điểm hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý,nhân cách trẻ am, phân tích yếu tố sinh học rồi rút ra kết luận sư phạm, phân tích những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển, hoạt động có vai trò như thế nào tới sự phát triển nhân cách, sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS., phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành của văn hóa việt nam, giáo dục gia đình ảnh hưởng đến nhân cách trẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực giáo viên thcs, tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người, phân tích vai trò của gia đình đối voi sự hình thành nhân cách, vai trò của môi trường gia đình ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của trẻ, phân tích vai trò nhận thức ảnh hưởng tình cảm và hoạt động của con người từ đó rút ra kết luận trong dạy học sư phạm, sự hình thành và phát triển ý thức ở cá nhân, Vai trò của mối quan hệ BẠN BÈđối với sự phát triển của HS.THPT, Nêu và phân tích có ví dụ minh họa các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển cá nhân, tiêu chí và giá trị cho sự phát triển cho bản thân và nhà trường của sinh viên sư phạm, phân tích sự ảnh hưởng của dư luận đến hoạt động tập thể, vai trò của nhân tố chủ quan đối với sự hình thành của tư tưởng hồ chí minh, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS, Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách, rút ra kết luận sư phạm đối với nhà giáo dục. Chọn một giai đoạn phát triển của nhân cách thuộc thời kì đi học ( tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên hoặc tuổi thanh niên) để phân tích và minh họa., giáo duc về sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học, vai trò giáo dục đối sự phát triển nhân cách, tiểu luận phân tích vai trò của giáo dục với nhân cách, tiểu luận phân tích vai tò chủ đạo của yếu tố giáo dục đối với sựu hình thành và phát triển nhân cách . từ đó rút ra kết luận sư phạm, Các yếu tố hình thành văn hóa cong người quảng ninh, phân tich nhân tố chủ quan thuộc về nhân cách, trí tuệ, tài năng của Hồ Chí Minh, vài trò của yếu tố sinh học đến sự phát triển của con người, nhân cách của tập thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên như thế nào, cphân tích cấu trúc của nhân cách con người, điều kiện sống đối với việc hình thành tính cách, quan điểm cá nhân, Chủ đề: Giao tiếp sư phạm- điều kiện hình thành, phát triển nhân cách của thầy và trò., vai trò của đời sống tình cảm đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách con người, Thầy (cô) hãy phân tích một yếu tố tiền đề về Quản lý giáo dục? liên hệ với bản thân?, neu các yeu to ảnh hưởng đến su hình thành và phat trien nhan cách của hoc sinh, phân tích yếu tố giáo dục đối với việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học, kết luận sư phạm yếu tố môi trường phát triển đến nhân cách, Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự phát triển nhân cách. Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này. Từ đó, rút ra các kết luận cần thiết cho bản thân., luận văn Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhâ cách trẻ em, Phân tích đặc điểm sự phát triển xã hội trong thời đại hiện nay và đánh giá những ảnh hưởng của nó đến giáo dục., mối quan hệ giữa năng lực và tính cách trong tâm lý học tdtt, Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách TDTT, lịch sử nghiên cứu về gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trẻ, phân tích những đặc điểm cơ bản về sự phát triển nhân cách của học sinh thpt. từ đó rút ra các kết luận sư phạm, vai trò hoạt động cá nhân dẫn đến sự phats triển nhân cách, tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính cách trong tâm lý học xã hội, phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách môn giáo dục học, Phân tích vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng xã hội, mô tả những biểu hiện nhận thức, hành vi, thái độ trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của một số học sinh, chứng minh gia đình ảnh hưởng đến nhân cách cá nhâ, kết luận cho bài tập lớn về phân tích đặc điểm cấu trúc nhân cách của người quản lý, Tiểu luận phân tích vai trò của yếu tố tập thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, cần làm gì để phát huy vai trò của giáo dục nhà trường đối với quá trình phát triển nhân cách học sinh, tác động của con người đến hình thành và phát triển thị trường chứng khoán việt nam, phan tích yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành tâm lý cá nhân, tiểu luận về nhân cách, Hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của sinh viên ngành Luật, hoạt động của mỗi con người ảnh hưởng đến nhân casch như thế nào, tiểu luận : các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ, vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách môn tâ lý học, phân tích vai trò của ác yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Last edited by a moderator: