Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
QUẢN LÝ THUẾ
Bài này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về quản lý thuế như: Khái niệm, đặc điểm của quản lý thuế; vai trò, nguyên tắc quản lý thuế; nội dung của quản lý thuế. Chương này cũng trình bày sâu các nội dung lý luận cơ quản của quản lý thuế là tổ chức bộ máy thu thuế, tổ chức quy trình quản lý thuế và tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế.
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ THUẾ
1.1. Khái niệm quản lý thuế.
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý.
Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý là “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”1.
Theo các tác giả Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia thì “Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhàm thu được kết quả mong muốn”2.
Theo các tác giả của Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước thì “Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng với ý chí và phù hợp với quy luật khách quan”3.
Từ điển Wikipedia định nghĩa quản lý là “The act of getting people together to accomplish desire goals and objectives”4. Nghĩa là “Là hoạt động tập hợp và điều khiển mọi người nhằm đạt được những mục tiêu hoặc mục đích nhất định”.
Mary Parker Follett (1868 – 1933) cho rằng quản lý là “Nghệ thuật đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua con người”5.
Hery Fayol cho rằng, quản lý có 5 nhiệm vụ là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng cho quản lý bao gồm: Nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên.
Nhìn chung, các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng, đã nói đến quản lý là nói đến hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của Chính phủ. Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành chính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Tiếp cận dưới góc độ công việc cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành.
Tổng cục Thuế Latvia cho rằng “Tax administration is a set of interrelated processes with the purose of ensuring a complete, timely and fair collection of revenus from taxes and duties pursuant to the tax law compristing recording of taxpayers, accounting for tax revenue, claiming of outstamding tax payments and oprivision of advice to taxpayers”6. Nghĩa là “Quản lý thuế là một hệ thống những quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho NNT”.
Từ những cách hiểu như trên về quản lý hành chính thì quản lý thuế có thể được hiểu là việc tô chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành họat động đóng thuế của người nộp thuế.
Hoạt động tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau: (i) Là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (ii) Là quá trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành Thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế; (iii) Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế… Đây chính là cách hiểu về quản lý thuế theo nghĩa rộng. Theo đó, quản lý thuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế và hoạt động tổ chức hành thu.
Khái niệm quản lý thuế nêu trên cho thấy quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.
Thứ hai, đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (người nộp thuế).
Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hành pháp luật thuế.
Thứ tư, quản lý thuế là một hệ thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu.
Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuan thủ các quy luật khách quan.
1.2. Đặc điểm của quản lý thuế.
So với các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bừng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng, bình đẳng.
- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý ( người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế còn thuể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế có nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.
- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp. Ví dụ: Tập hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ tính thuế, xác định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp.
2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ THUẾ
Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đó có các cơ quan quản lý thuế. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan Nhà nước, mà có tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế vào NSNN. Đó chính là vai trò của quản lý thuế. Vai trò của quản lý thuế thể hiện như sau:
- Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN. Thông qua việc lựa chọn áp dụng các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả, cũng như xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, cơ quan thuế đảm bảo thu thuế đúng luật, đầy đủ và kịp thời vào NSNN.
- Thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế. Những điểm còn bất cập trong chính sách thuế và khiếm khuyết trong các luật thuế được phát hiện trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn và qua các hoạt động quản lý thuế. Trên cơ sở đó cơ quan điều hành thực hiện pháp luật đề xuất bổ sung, sửa đổi các luật thuế.
- Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Theo quy định của pháp luật thuế, người nộp thuế có trách nhiệm phải kê khai thuế. Nội dung kê khai thuế là kê khai các hoạt động kinh tế có liên quan đến việc tính toán nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, tức là phải kê khai các hoạt dộng kinh tế phát sinh, các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế. Mặt khác, để quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thu thập, nắm bắt, lưu giữ thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, phải tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Như vậy, có thể thấy, thông qua quản lý thuế, Nhà nước đã thực hiện kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Từ việc kiểm soát các hoạt động kinh tế này, Nhà nước có thể có các chính sách quản lý phù hợp để điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
6.3.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng.
Ngày nay việc đánh thuế trùng khá phổ biến xuất phát từ các lý do sau đây:
- Do xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội ngày nay càng mở rộng.
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong nhưng xu thế chủ yếu của nền kinh tế hiện đại. Trên thế giới ngày càng có nhiều công ty đa quôc gia tồn tại và phát triển, một công ty có trụ sở điều hành chính ở một nước nhưng có nhiều công ty trực thuộc đóng ở nước ngoài, một số cá nhân có thể có nhiều quốc tịch, cư trú ở một nước nhưng có thể làm việc ở nhiều nước khác nhau. Các cá nhân, các công ty đó có thể có thu nhập kể cả ở nước cư trú và kể cả ở tại nước nguồn. Các quốc gia thường áp dụng thuế trực thu khi đánh vào thu nhập của từng đối tượng nộp thuế không phân biệt khoản thu nhập đó có nguồn gốc từ đâu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tồn tại các quan điểm và nguyên tắc đánh giá thuế riêng nên nảy sinh hiện tượng đánh thuế trùng.
- Do sự xung đột về quyền đánh thuế giữa các Nhà nước:
Quyền đánh thuế của các Nhà nước trước hết thể hiện ở quyền xây dựng và thực thi các chính sách thuế. Để ban hành các sắc thuế phải dựa trên các nguyên tắc đánh thuế. Có các nguyên tắc đánh thuế khác nhau như nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch; nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú và nguyên tắc đánh thuế theo lãnh thổ (nguyên tắc đánh thuế theo nguồn). Khi thực hiện quyền đánh thuế của mình trên phạm vilanhx thổ, quốc gia, các Nhà nước tuân theo những nguyên tắc khác nhau, dẫn đến những xung đột về quyền đánh thuế giữa các nhà nước, và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng đánh thuế hai lần giữa các quốc gia. Có ba trường hợp xung đột về quyền đánh thuế:
Trường hợp 1: Sự xung đột giữa các nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch và nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú. Trường hợp này xảy ra khi hai hay nhiề quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một đối tượng chịu thuế do đối tượng đó mang quốc tịch của nước nay nhưng là đối tượng cư trú của nước kia. Một đối tượng nộp thuế cư trú ở một nước nhưng lại mang quốc tịch của nước khác. Theo nguyên tắc đánh thuế của quốc tịch thì đối tượng này sẽ bị Nhà nước người đó mang quốc tịch đánh thuế trên toàn bộ thu nhập, đồng thời theo nguyên tắc cư trú đối tượng này cũng bị Nhà nước cư trú đánh thuế trên toàn bộ thu nhập của mình.
Trường hợp 2: Sự xung đột của nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch hay nơi cư trú và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn: nghĩa là khi hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng đinh quyền đánh thuế đối với một đối tượng chịu thuế lấy lý do là đối tượng có thu nhập phát sinh ở nước này nhưng lại cư trú hay mang quốc tịch của nước kia. Một đối tượng cư trú tại một nước hay có quốc tịch của một nước nhưng lại có thu nhập phát sinh từ nước khác. Đối tượng này sẽ bị Nhà nước nơi cư trú hay nước anh ta mang quốc tịch đánh thuế trên toàn bộ thu nhập của mình theo nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch hay cư trú. Phần thu nhập đối tượng nhân được tại nước mà anh ta làm việc hay kinh doanh sẽ bị nhà nước nơi phát sinh thu nhập đánh thuế. Như vậy phần thu nhập phát sinh từ nước thứ hai sẽ bị đánh thuế trùng.
Trường hợp thứ 3: Sự xung đột của chính nguyên tắc đánh thuế theo thuế nguồn. Trường hợp xung đột này xảy ra khi hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của đối tượng nộp thuế vì cho rằng thu nhập thuế đó phát sinh ở nước họ. Khi hai Nhà nước khác nhau áp dụng những nguyên tắc đánh thuế theo nguồn một cách không ăn nhập với nhau trên cùng một yếu tố đánh thuế như lợi nhuận của hoạt động thương mại quốc tế tạo ra sự đánh thuế trùng.
Trong 3 trường hợp xung đột nói trên thì loại xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia nơi cư trú là phổ biến. Ngoài ra đánh thuế trùng còn có thể xảy ra do kết quả của việc các quốc gia định nghĩa về “thu nhập”không giống nhau và áp dụng những nguyên tắc tính thuế cũng như tính thời gian khác nhau.
Đánh thuế trùng có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư quốc tế vì gánh nặng thuế mà đối tượng phải chịu cao hơn do phải nộp thuế tại hai nước tính trên cùng một đối tượng chịu thuế. Khả năng xuất khẩu vốn ra nước ngoài của các nước co thể bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng vì điều này làm giảm lợi nhuận thực tế mà các nhà đầu tư có được. Đối với các nước nhận đầu tư, việc đánh thuế hai lần là nguyên nhân có ảnh hưởng nhất định làm cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong khi vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển nơi có nhu cầu vốn rất lớn. Tựu trung lại, đánh thuế trùng đã tạo ra một lực cản đói với hoạt động đầu tư trên phạm vi quốc tế, đòi hỏi các quốc gia quan tâm xử lý hiện tượng này.
6.3.2. Hậu quả của việc đánh thuế trùng đối với đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế là sự di chuyển các phương tiện đầu tư như tiền vốn, hiện vật, kỹ thuật công nghệ,…từ nước này sang nước khác để kinh doanh kiểm lợi nhuận. Đầu tư quốc tế là là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Đầu tư quốc tế là một hình thức kiếm lợi ích giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
Đầu tư quốc tế diễn ra ở hình thức khác nhau như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và đầu tư dưới dạng cho vay (ODA). Đầu tư quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước chủ đầu tư và nhận đầu tư nói riêng.
Đánh trùng thuế tạo ra một lực cản đối với sự phát triển không chỉ một quốc gia mà cho cả quá trình phát triển kinh tế quốc tế. Đối vớ nước đầu tư: Nước đầu tư là nước có khả năng tích lũy vốn lớn, họ sẽ quyết định đầu tư ở nơi cho phép họ đạt được mục đích: chi phí thấp, việc di chuyển vốn và lợi nhuận có lợi nhất, đầu tư đảm bảo an toàn. Do đó, trước khi đưa ra quyết đinh đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư ở một nước như tình trạng thi trường, chất lượng lao động, sự ổn đinh về mặt chính trị ,xã hội, mức độ thuận lợi của việc chuyển lợi nhuận về nước, chính sách thuế,…, trong đó gánh nặng thuế luôn được xem xét nghiêm túc sao cho gánh nặng thuế cảu nhà đầu tư là thấp nhất. Gánh nặng thuế của nhà đầu tư không những quy định bởi chính sách thuế của nước cư trú, mà còn cả ở các nước tiếp nhận đầu tư, giữa nhà nước cư trú và nhà nước nguồn có tồn tại hiện tượng đánh thuế trùng hay không? Nếu như có sự đánh giá thuế trùng giữa hai nhà nước thì nó sẽ làm cho gánh nặng thuế của nhà đầu tư tăng lên, điều này có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhà đầu tư từ bỏ ý định đầu tư từ bỏ ý định đầu tư ra nước ngoài.
6.3.3. các biện pháp đánh trùng thuế
Các nước có thể có các cách khác nhau để xử lý việc đánh thuế trùng, việc áp dung biện pháp nào tùy thuộc vào từng nước. có hai laoij biện pháp sau:
6.3.3.1 Biện pháp đơn phương
Áp dụng biện pháp này, Nhà nước có thế đơn phương đưa ra các biện pháp miễn phí, giảm số thuế mà các nhà đầu tư phải nộp tại nước mình. Biện pháp này có ưu điểm là loại bỏ được hiện tượng đánh thuế trùng nhưng trên thực tế rất ít khi được áp dụng vì việc đơn phương cắt giảm thuế là đồng nghĩa với việc Nhà nước từ bỏ quyền đánh thuế của mình đối với một khoản thu nhập hoặc tài sản nhất định.
6.3.3.2. Biện pháp cam kết quốc tế
Biện pháp cam kết quốc tế được hình thành nhằm thỏa mãn yêu cầu của các bên trong việc xử lý vấn đề đánh thuế trùng. Tham gia các cam kết quốc tế đồng nghĩa với việc các thành viên hoặc từ bỏ hoặc giới hạn một phần quyền đánh thuế của mình đối với khoản thu nhập, tài sản phát sinh từ hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ và phân công lao động quốc tế. Các cam kết quốc tế có thể là cam kết đa phương hoặc cam kết song phương và được biểu hiện ở các Hiệp định thuế mang tính quốc tế như Hiệp định đa phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia, các Công ước Viên về ngoại giao và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự, Hiệp định viện trợ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển; và Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia là văn kiện pháp lý song phương, trong đó đưa ra một khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi về thuế từ các đối tượng nộp thuế hoạt động qua biên giới, đồng thời loại bỏ những rào cản đối với các dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia.
Hiệp định thuế nhằm các mục đích sau đây:
- Xóa bỏ hoặc hạn chế việc đánh thuế trùng giữa hai Nhà nước, tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho các hoạt động đầu tư quốc tế, từ đó thúc đẩy các hoạt động này, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Ấn định khung pháp lý, theo đó, các nước tiến hành hợp tác với nhau trong việc thực hiện Hiệp định; thiết lập nền tảng của sự phối hợp, hợp tác giữa các nước trong việc chống lại các hiện tượng trốn, lậu thuế quốc tế, xử lý các tranh chấp về thuế giữa các quốc gia.
- Bảo vệ đối tượng nộp thuế tránh được sự phân biệt đối xử không có lợi về thuế của một nhà nước do có sự khác biệt về quốc tịch.
Hiện tượng đánh thuế trùng gồm hai dạng:Đánh thuế trùng về pháp lý và đánh thuế trùng về kinh tế. Mục đích chính của Hiệp định thuế là nhằm đưa ra các biện pháp để xóa bỏ hoặc hạn chế đánh thuế trùng. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu được đề cập trong các Hiệp định thuế:
a. Biện pháp loại bỏ đánh thuế trùng về mặt pháp lý
- Biện pháp loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng về thân phận cư trú: Nếu một đối tượng bị coi là đối tượng cư trú ở cả hai nước thì sẽ bị đánh thuế ở cả hai nước trên toàn bộ thu nhập, tài sản của đối tượng này, trong mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của OECD và của UN có quy định các tiêu chí cụ thể để xác định một đối tượng cư trú theo thứ tự ưu tiên như nhà ở thường trú, trung tâm quyền lợi chủ yếu, thời gian cư trú và quốc tế. Nếu căn cứ vào những tiêu chí này mà vẫn chưa xác định được thân phận cư trú ở nước ký kết nào thì sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận chung giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước. Theo nguyên tắc của Hiệp định, một nước có quyền đánh thuế trên toàn bộ thu nhập của một đối tượng cư trú và chỉ đánh thuế đối với đối tượng không cư trú trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó.
- Biện pháp loại bỏ đánh thuế trùng giữa nước cư trú và nước phát sinh nguồn thu nhập: Đối với những khoản thu nhập mà hai nước ký kết cùng có quyền đánh thuế thì các biện pháp loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bao gồm:
+ Biện pháp miễn thuế:
Theo biện pháp này các nước không thu thuế đối với thu nhập nhận được từ nước ngoài. Có hai dạng miễn thuế: miễn thuế toàn phần và miễn thuế lũy tiến.
Miễn thuế toán phần: Áp dụng biện pháp này, Nhà nước không đánh thuế đối với những khoản thu nhập đã được đánh thuế ở nước kí kết bên kia. Biện pháp này có ưu điểm cơ bản là loại bỏ hoàn toàn đánh thuế hai lần giữa các nước, vì khi đó thu thuế chỉ dựa vào một đặc quyền duy nhất là nguồn phát sinh thu nhập, việc tránh đánh thuế trùng trở nên đơn giản và dễ thực hiện đối với cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này dễ dẫn đến mâu thuẫn với mục tiêu công bằng và hiệu quả trong chính sách thuê,s có thể sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhưng là nguyên nhân làm thất thu ngân sách vì Nhà nước không thu thuế đối với thu nhập từ nước ngoài.
Miễn thuế lũy tiến: Áp dụng biện pháp này, các nước tham gia kí kết Hiệp định mặc dù miễn thuế cho thu nhập từ nước ngoài, tuy nhiên khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài vẫn được cộng vào tổng thu nhập trong nước để xác định mức thuế lũy tiến áp dụng cho phần thu nhập trong nước. Việc áp dụng biện pháp này có ưu điểm là đảm bảo công bằng hơn so với biện pháp trên, góp phần đảm bảo thu cho NSNN. Nhưng hạn chế của nó là phức tạp khi áp dụng, phương pháp này được áp dụng dễ dàng ở Nhà nước nơi cư trú, nhưng rất khó khăn ở nước ngoài do về mặt lý thuyết thì nước này không biết đến toàn bộ thu nhập của đối tượng. Ngoài ra phương pháp này chỉ có ý nghĩa đối với thuế thu nhập lũy tiến.
+ Biện pháp khấu trừ thuế:
Áp dụng biện pháp này, về ơ bản số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ vào số thuế sẽ phải nộp ở trong nước cho phần thu nhập ở nước ngoài. Nó cho phép loại bỏ việc thu thuế hai lần xảy ra do các nước thu thuế cùng một lúc dựa trên đặc quyền cư trú và đặc quyền nguồn thu nhập. Có các cách khấu trừ khác nhau, đó là khấu trừ toàn phần, khấu trừ hạn chế và khấu trừ khoán thuế:
Khấu trừ toàn phần: Nước cư trú đánh thuế trên toàn bộ thu nhập và cho phép khấu trừ khoản thuế đã nộp tại nước ngoài, nhưng khoản thuế được khấu trừ không được vượt quá số thuế tính trên phần thu nhập tương ứng theo quy định của luật thuế nước cư trú.
Khấu trừ khoán thuế: Phương pháp này cho phép đối tượng nộp thuế được hưởng một khoản khấu trừ thuế trong nước cư trứ, thậm chí ngay cả khi đối tượng đó không phải nộp một khoản thuế nào ở nước ngoài. Tuy nhiên, số thuế đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài được khấu trừ đó không thể lớn hơn số thuế phải nộp tại nước cư trú.
b. Biện pháp loại bỏ đánh thuế trùng về kinh tế
Việc xử lý vấn đề đánh thuế trùng trong trường hợp cả hai Nhà nước đánh thuế trên phần thu nhập mà hai công ty (công ty mẹ và công ty con) ở hai nước khác nhau chuyển cho nhau thường được thực hiện bằng thỏa thuận song phương. Có các biện pháp điều chỉnh sau đây:
- Biện pháp điều chỉnh sơ cấp: Khoản thu nhập đã bị đánh thuế ở Nhà nước mà công ty chuyển lợi nhuận sẽ được trừ ra khỏi thu nhập bị đánh thuế thu nhập công ty ở nước cư trú của công ty được hưởng lợi nhuận chuyển đến.
- Biện pháp điều chỉnh thứ cấp: Nhà nước nơi công ty chuyển lợi nhuận sẽ tiến hành đánh thuế trên phần thu nhập phân phối cho công ty này và nước cư trú của công ty được hưởng lợi nhuận chuyển đến cho phép khấu trừ số thuế này vào số thuế phải nộp.
Như vậy có các biện pháp tránh đánh thuế hai lần khác nhau, việc áp dụng biện pháp nào là tùy thuộc vào cam kết của các nước ghi rõ trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
QUẢN LÝ THUẾ
Bài này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về quản lý thuế như: Khái niệm, đặc điểm của quản lý thuế; vai trò, nguyên tắc quản lý thuế; nội dung của quản lý thuế. Chương này cũng trình bày sâu các nội dung lý luận cơ quản của quản lý thuế là tổ chức bộ máy thu thuế, tổ chức quy trình quản lý thuế và tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế.
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ THUẾ
1.1. Khái niệm quản lý thuế.
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý.
Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý là “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”1.
Theo các tác giả Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia thì “Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhàm thu được kết quả mong muốn”2.
Theo các tác giả của Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước thì “Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng với ý chí và phù hợp với quy luật khách quan”3.
Từ điển Wikipedia định nghĩa quản lý là “The act of getting people together to accomplish desire goals and objectives”4. Nghĩa là “Là hoạt động tập hợp và điều khiển mọi người nhằm đạt được những mục tiêu hoặc mục đích nhất định”.
Mary Parker Follett (1868 – 1933) cho rằng quản lý là “Nghệ thuật đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua con người”5.
Hery Fayol cho rằng, quản lý có 5 nhiệm vụ là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng cho quản lý bao gồm: Nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên.
Nhìn chung, các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng, đã nói đến quản lý là nói đến hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của Chính phủ. Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành chính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Tiếp cận dưới góc độ công việc cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành.
Tổng cục Thuế Latvia cho rằng “Tax administration is a set of interrelated processes with the purose of ensuring a complete, timely and fair collection of revenus from taxes and duties pursuant to the tax law compristing recording of taxpayers, accounting for tax revenue, claiming of outstamding tax payments and oprivision of advice to taxpayers”6. Nghĩa là “Quản lý thuế là một hệ thống những quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho NNT”.
Từ những cách hiểu như trên về quản lý hành chính thì quản lý thuế có thể được hiểu là việc tô chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành họat động đóng thuế của người nộp thuế.
Hoạt động tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau: (i) Là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (ii) Là quá trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành Thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế; (iii) Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế… Đây chính là cách hiểu về quản lý thuế theo nghĩa rộng. Theo đó, quản lý thuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế và hoạt động tổ chức hành thu.
Khái niệm quản lý thuế nêu trên cho thấy quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.
Thứ hai, đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (người nộp thuế).
Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hành pháp luật thuế.
Thứ tư, quản lý thuế là một hệ thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu.
Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuan thủ các quy luật khách quan.
1.2. Đặc điểm của quản lý thuế.
So với các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bừng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng, bình đẳng.
- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý ( người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế còn thuể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế có nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.
- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp. Ví dụ: Tập hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ tính thuế, xác định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp.
2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ THUẾ
Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đó có các cơ quan quản lý thuế. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan Nhà nước, mà có tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế vào NSNN. Đó chính là vai trò của quản lý thuế. Vai trò của quản lý thuế thể hiện như sau:
- Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN. Thông qua việc lựa chọn áp dụng các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả, cũng như xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, cơ quan thuế đảm bảo thu thuế đúng luật, đầy đủ và kịp thời vào NSNN.
- Thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế. Những điểm còn bất cập trong chính sách thuế và khiếm khuyết trong các luật thuế được phát hiện trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn và qua các hoạt động quản lý thuế. Trên cơ sở đó cơ quan điều hành thực hiện pháp luật đề xuất bổ sung, sửa đổi các luật thuế.
- Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Theo quy định của pháp luật thuế, người nộp thuế có trách nhiệm phải kê khai thuế. Nội dung kê khai thuế là kê khai các hoạt động kinh tế có liên quan đến việc tính toán nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, tức là phải kê khai các hoạt dộng kinh tế phát sinh, các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế. Mặt khác, để quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thu thập, nắm bắt, lưu giữ thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, phải tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Như vậy, có thể thấy, thông qua quản lý thuế, Nhà nước đã thực hiện kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Từ việc kiểm soát các hoạt động kinh tế này, Nhà nước có thể có các chính sách quản lý phù hợp để điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
6.3.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng.
Ngày nay việc đánh thuế trùng khá phổ biến xuất phát từ các lý do sau đây:
- Do xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội ngày nay càng mở rộng.
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong nhưng xu thế chủ yếu của nền kinh tế hiện đại. Trên thế giới ngày càng có nhiều công ty đa quôc gia tồn tại và phát triển, một công ty có trụ sở điều hành chính ở một nước nhưng có nhiều công ty trực thuộc đóng ở nước ngoài, một số cá nhân có thể có nhiều quốc tịch, cư trú ở một nước nhưng có thể làm việc ở nhiều nước khác nhau. Các cá nhân, các công ty đó có thể có thu nhập kể cả ở nước cư trú và kể cả ở tại nước nguồn. Các quốc gia thường áp dụng thuế trực thu khi đánh vào thu nhập của từng đối tượng nộp thuế không phân biệt khoản thu nhập đó có nguồn gốc từ đâu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tồn tại các quan điểm và nguyên tắc đánh giá thuế riêng nên nảy sinh hiện tượng đánh thuế trùng.
- Do sự xung đột về quyền đánh thuế giữa các Nhà nước:
Quyền đánh thuế của các Nhà nước trước hết thể hiện ở quyền xây dựng và thực thi các chính sách thuế. Để ban hành các sắc thuế phải dựa trên các nguyên tắc đánh thuế. Có các nguyên tắc đánh thuế khác nhau như nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch; nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú và nguyên tắc đánh thuế theo lãnh thổ (nguyên tắc đánh thuế theo nguồn). Khi thực hiện quyền đánh thuế của mình trên phạm vilanhx thổ, quốc gia, các Nhà nước tuân theo những nguyên tắc khác nhau, dẫn đến những xung đột về quyền đánh thuế giữa các nhà nước, và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng đánh thuế hai lần giữa các quốc gia. Có ba trường hợp xung đột về quyền đánh thuế:
Trường hợp 1: Sự xung đột giữa các nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch và nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú. Trường hợp này xảy ra khi hai hay nhiề quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một đối tượng chịu thuế do đối tượng đó mang quốc tịch của nước nay nhưng là đối tượng cư trú của nước kia. Một đối tượng nộp thuế cư trú ở một nước nhưng lại mang quốc tịch của nước khác. Theo nguyên tắc đánh thuế của quốc tịch thì đối tượng này sẽ bị Nhà nước người đó mang quốc tịch đánh thuế trên toàn bộ thu nhập, đồng thời theo nguyên tắc cư trú đối tượng này cũng bị Nhà nước cư trú đánh thuế trên toàn bộ thu nhập của mình.
Trường hợp 2: Sự xung đột của nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch hay nơi cư trú và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn: nghĩa là khi hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng đinh quyền đánh thuế đối với một đối tượng chịu thuế lấy lý do là đối tượng có thu nhập phát sinh ở nước này nhưng lại cư trú hay mang quốc tịch của nước kia. Một đối tượng cư trú tại một nước hay có quốc tịch của một nước nhưng lại có thu nhập phát sinh từ nước khác. Đối tượng này sẽ bị Nhà nước nơi cư trú hay nước anh ta mang quốc tịch đánh thuế trên toàn bộ thu nhập của mình theo nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch hay cư trú. Phần thu nhập đối tượng nhân được tại nước mà anh ta làm việc hay kinh doanh sẽ bị nhà nước nơi phát sinh thu nhập đánh thuế. Như vậy phần thu nhập phát sinh từ nước thứ hai sẽ bị đánh thuế trùng.
Trường hợp thứ 3: Sự xung đột của chính nguyên tắc đánh thuế theo thuế nguồn. Trường hợp xung đột này xảy ra khi hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của đối tượng nộp thuế vì cho rằng thu nhập thuế đó phát sinh ở nước họ. Khi hai Nhà nước khác nhau áp dụng những nguyên tắc đánh thuế theo nguồn một cách không ăn nhập với nhau trên cùng một yếu tố đánh thuế như lợi nhuận của hoạt động thương mại quốc tế tạo ra sự đánh thuế trùng.
Trong 3 trường hợp xung đột nói trên thì loại xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia nơi cư trú là phổ biến. Ngoài ra đánh thuế trùng còn có thể xảy ra do kết quả của việc các quốc gia định nghĩa về “thu nhập”không giống nhau và áp dụng những nguyên tắc tính thuế cũng như tính thời gian khác nhau.
Đánh thuế trùng có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư quốc tế vì gánh nặng thuế mà đối tượng phải chịu cao hơn do phải nộp thuế tại hai nước tính trên cùng một đối tượng chịu thuế. Khả năng xuất khẩu vốn ra nước ngoài của các nước co thể bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng vì điều này làm giảm lợi nhuận thực tế mà các nhà đầu tư có được. Đối với các nước nhận đầu tư, việc đánh thuế hai lần là nguyên nhân có ảnh hưởng nhất định làm cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong khi vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển nơi có nhu cầu vốn rất lớn. Tựu trung lại, đánh thuế trùng đã tạo ra một lực cản đói với hoạt động đầu tư trên phạm vi quốc tế, đòi hỏi các quốc gia quan tâm xử lý hiện tượng này.
6.3.2. Hậu quả của việc đánh thuế trùng đối với đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế là sự di chuyển các phương tiện đầu tư như tiền vốn, hiện vật, kỹ thuật công nghệ,…từ nước này sang nước khác để kinh doanh kiểm lợi nhuận. Đầu tư quốc tế là là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Đầu tư quốc tế là một hình thức kiếm lợi ích giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
Đầu tư quốc tế diễn ra ở hình thức khác nhau như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và đầu tư dưới dạng cho vay (ODA). Đầu tư quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước chủ đầu tư và nhận đầu tư nói riêng.
Đánh trùng thuế tạo ra một lực cản đối với sự phát triển không chỉ một quốc gia mà cho cả quá trình phát triển kinh tế quốc tế. Đối vớ nước đầu tư: Nước đầu tư là nước có khả năng tích lũy vốn lớn, họ sẽ quyết định đầu tư ở nơi cho phép họ đạt được mục đích: chi phí thấp, việc di chuyển vốn và lợi nhuận có lợi nhất, đầu tư đảm bảo an toàn. Do đó, trước khi đưa ra quyết đinh đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư ở một nước như tình trạng thi trường, chất lượng lao động, sự ổn đinh về mặt chính trị ,xã hội, mức độ thuận lợi của việc chuyển lợi nhuận về nước, chính sách thuế,…, trong đó gánh nặng thuế luôn được xem xét nghiêm túc sao cho gánh nặng thuế cảu nhà đầu tư là thấp nhất. Gánh nặng thuế của nhà đầu tư không những quy định bởi chính sách thuế của nước cư trú, mà còn cả ở các nước tiếp nhận đầu tư, giữa nhà nước cư trú và nhà nước nguồn có tồn tại hiện tượng đánh thuế trùng hay không? Nếu như có sự đánh giá thuế trùng giữa hai nhà nước thì nó sẽ làm cho gánh nặng thuế của nhà đầu tư tăng lên, điều này có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhà đầu tư từ bỏ ý định đầu tư từ bỏ ý định đầu tư ra nước ngoài.
6.3.3. các biện pháp đánh trùng thuế
Các nước có thể có các cách khác nhau để xử lý việc đánh thuế trùng, việc áp dung biện pháp nào tùy thuộc vào từng nước. có hai laoij biện pháp sau:
6.3.3.1 Biện pháp đơn phương
Áp dụng biện pháp này, Nhà nước có thế đơn phương đưa ra các biện pháp miễn phí, giảm số thuế mà các nhà đầu tư phải nộp tại nước mình. Biện pháp này có ưu điểm là loại bỏ được hiện tượng đánh thuế trùng nhưng trên thực tế rất ít khi được áp dụng vì việc đơn phương cắt giảm thuế là đồng nghĩa với việc Nhà nước từ bỏ quyền đánh thuế của mình đối với một khoản thu nhập hoặc tài sản nhất định.
6.3.3.2. Biện pháp cam kết quốc tế
Biện pháp cam kết quốc tế được hình thành nhằm thỏa mãn yêu cầu của các bên trong việc xử lý vấn đề đánh thuế trùng. Tham gia các cam kết quốc tế đồng nghĩa với việc các thành viên hoặc từ bỏ hoặc giới hạn một phần quyền đánh thuế của mình đối với khoản thu nhập, tài sản phát sinh từ hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ và phân công lao động quốc tế. Các cam kết quốc tế có thể là cam kết đa phương hoặc cam kết song phương và được biểu hiện ở các Hiệp định thuế mang tính quốc tế như Hiệp định đa phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia, các Công ước Viên về ngoại giao và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự, Hiệp định viện trợ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển; và Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia là văn kiện pháp lý song phương, trong đó đưa ra một khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi về thuế từ các đối tượng nộp thuế hoạt động qua biên giới, đồng thời loại bỏ những rào cản đối với các dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia.
Hiệp định thuế nhằm các mục đích sau đây:
- Xóa bỏ hoặc hạn chế việc đánh thuế trùng giữa hai Nhà nước, tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho các hoạt động đầu tư quốc tế, từ đó thúc đẩy các hoạt động này, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Ấn định khung pháp lý, theo đó, các nước tiến hành hợp tác với nhau trong việc thực hiện Hiệp định; thiết lập nền tảng của sự phối hợp, hợp tác giữa các nước trong việc chống lại các hiện tượng trốn, lậu thuế quốc tế, xử lý các tranh chấp về thuế giữa các quốc gia.
- Bảo vệ đối tượng nộp thuế tránh được sự phân biệt đối xử không có lợi về thuế của một nhà nước do có sự khác biệt về quốc tịch.
Hiện tượng đánh thuế trùng gồm hai dạng:Đánh thuế trùng về pháp lý và đánh thuế trùng về kinh tế. Mục đích chính của Hiệp định thuế là nhằm đưa ra các biện pháp để xóa bỏ hoặc hạn chế đánh thuế trùng. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu được đề cập trong các Hiệp định thuế:
a. Biện pháp loại bỏ đánh thuế trùng về mặt pháp lý
- Biện pháp loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng về thân phận cư trú: Nếu một đối tượng bị coi là đối tượng cư trú ở cả hai nước thì sẽ bị đánh thuế ở cả hai nước trên toàn bộ thu nhập, tài sản của đối tượng này, trong mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của OECD và của UN có quy định các tiêu chí cụ thể để xác định một đối tượng cư trú theo thứ tự ưu tiên như nhà ở thường trú, trung tâm quyền lợi chủ yếu, thời gian cư trú và quốc tế. Nếu căn cứ vào những tiêu chí này mà vẫn chưa xác định được thân phận cư trú ở nước ký kết nào thì sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận chung giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước. Theo nguyên tắc của Hiệp định, một nước có quyền đánh thuế trên toàn bộ thu nhập của một đối tượng cư trú và chỉ đánh thuế đối với đối tượng không cư trú trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó.
- Biện pháp loại bỏ đánh thuế trùng giữa nước cư trú và nước phát sinh nguồn thu nhập: Đối với những khoản thu nhập mà hai nước ký kết cùng có quyền đánh thuế thì các biện pháp loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bao gồm:
+ Biện pháp miễn thuế:
Theo biện pháp này các nước không thu thuế đối với thu nhập nhận được từ nước ngoài. Có hai dạng miễn thuế: miễn thuế toàn phần và miễn thuế lũy tiến.
Miễn thuế toán phần: Áp dụng biện pháp này, Nhà nước không đánh thuế đối với những khoản thu nhập đã được đánh thuế ở nước kí kết bên kia. Biện pháp này có ưu điểm cơ bản là loại bỏ hoàn toàn đánh thuế hai lần giữa các nước, vì khi đó thu thuế chỉ dựa vào một đặc quyền duy nhất là nguồn phát sinh thu nhập, việc tránh đánh thuế trùng trở nên đơn giản và dễ thực hiện đối với cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này dễ dẫn đến mâu thuẫn với mục tiêu công bằng và hiệu quả trong chính sách thuê,s có thể sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhưng là nguyên nhân làm thất thu ngân sách vì Nhà nước không thu thuế đối với thu nhập từ nước ngoài.
Miễn thuế lũy tiến: Áp dụng biện pháp này, các nước tham gia kí kết Hiệp định mặc dù miễn thuế cho thu nhập từ nước ngoài, tuy nhiên khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài vẫn được cộng vào tổng thu nhập trong nước để xác định mức thuế lũy tiến áp dụng cho phần thu nhập trong nước. Việc áp dụng biện pháp này có ưu điểm là đảm bảo công bằng hơn so với biện pháp trên, góp phần đảm bảo thu cho NSNN. Nhưng hạn chế của nó là phức tạp khi áp dụng, phương pháp này được áp dụng dễ dàng ở Nhà nước nơi cư trú, nhưng rất khó khăn ở nước ngoài do về mặt lý thuyết thì nước này không biết đến toàn bộ thu nhập của đối tượng. Ngoài ra phương pháp này chỉ có ý nghĩa đối với thuế thu nhập lũy tiến.
+ Biện pháp khấu trừ thuế:
Áp dụng biện pháp này, về ơ bản số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ vào số thuế sẽ phải nộp ở trong nước cho phần thu nhập ở nước ngoài. Nó cho phép loại bỏ việc thu thuế hai lần xảy ra do các nước thu thuế cùng một lúc dựa trên đặc quyền cư trú và đặc quyền nguồn thu nhập. Có các cách khấu trừ khác nhau, đó là khấu trừ toàn phần, khấu trừ hạn chế và khấu trừ khoán thuế:
Khấu trừ toàn phần: Nước cư trú đánh thuế trên toàn bộ thu nhập và cho phép khấu trừ khoản thuế đã nộp tại nước ngoài, nhưng khoản thuế được khấu trừ không được vượt quá số thuế tính trên phần thu nhập tương ứng theo quy định của luật thuế nước cư trú.
Khấu trừ khoán thuế: Phương pháp này cho phép đối tượng nộp thuế được hưởng một khoản khấu trừ thuế trong nước cư trứ, thậm chí ngay cả khi đối tượng đó không phải nộp một khoản thuế nào ở nước ngoài. Tuy nhiên, số thuế đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài được khấu trừ đó không thể lớn hơn số thuế phải nộp tại nước cư trú.
b. Biện pháp loại bỏ đánh thuế trùng về kinh tế
Việc xử lý vấn đề đánh thuế trùng trong trường hợp cả hai Nhà nước đánh thuế trên phần thu nhập mà hai công ty (công ty mẹ và công ty con) ở hai nước khác nhau chuyển cho nhau thường được thực hiện bằng thỏa thuận song phương. Có các biện pháp điều chỉnh sau đây:
- Biện pháp điều chỉnh sơ cấp: Khoản thu nhập đã bị đánh thuế ở Nhà nước mà công ty chuyển lợi nhuận sẽ được trừ ra khỏi thu nhập bị đánh thuế thu nhập công ty ở nước cư trú của công ty được hưởng lợi nhuận chuyển đến.
- Biện pháp điều chỉnh thứ cấp: Nhà nước nơi công ty chuyển lợi nhuận sẽ tiến hành đánh thuế trên phần thu nhập phân phối cho công ty này và nước cư trú của công ty được hưởng lợi nhuận chuyển đến cho phép khấu trừ số thuế này vào số thuế phải nộp.
Như vậy có các biện pháp tránh đánh thuế hai lần khác nhau, việc áp dụng biện pháp nào là tùy thuộc vào cam kết của các nước ghi rõ trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: