Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 11
1. Lý do chọn đề tài 11
2. Mục tiêu nghiên cứu 11
3. Phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Kết cấu đề tài 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 13
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 13
1.1.1. Khái niệm về chiến 13
1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược 13
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh 13
1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi chiến lược 14
1.1.3.2. Căn cứ vào hướng tiếp cận 14
1.2. Quy trình quản trị chiến lược 14
1.2.1. Xác định sứ mạng, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp 15
1.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh 15
1.2.2.1. Phân tích môi trừơng bên ngoài 16
1.2.2.2. Phân tích môi trường bên trong 20
1.2.3. Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược doanh nghiệp 20
1.2.3.1. Xác định mục tiêu 20
1.2.3.2. Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp 21
1.2.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược……………………………… 21 21
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược………………………..21
1.3. Các công cụ đánh giá và đề ra chiến lược 22
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 22
1.3.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên trong 24
1.3.3. Ma trận SWOT 24

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 27
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 27
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 27
2.3. Lĩnh vực hoạt động 28
2.4. Nguồn nhân lực 28
2.5. Các công trình tiêu biểu 29
2.6. Sơ đồ tổ chức 31
2.7. Nhiệm vụ các phòng ban. 33
2.8. Khối sản xuất 36
2.9. Các kết quả đạt được 38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 40
3.1. Định hướng phát triển của Công ty 40
3.1.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 40
3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011 – 2015 40
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trước các chỉ tiêu kế hoạch 42
3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty 44
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 44
3.2.2. Tình hình tài chính của Công ty 45
3.3.3.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 46
3.3.3.2. Hình thức sở hữu vốn 46
3.2.3. Tình hình nhân sự 46
3.3. Các chiến lược công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 49
3.3.1. Chiến lược nguồn nhân lực 49
3.3.2. Chiến lược tài chính…………………..…………………………..49
3.3.3. Chiến lược tiếp thị và thực hiện hợp đồng……………………… 50
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 51
4.1. Các công cụ phân tích và đánh giá 51
4.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài 51
4.1.1.1. Môi trường vĩ mô 51
4.1.1.2. Môi trường vi mô 52
4.1.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 53
4.1.2. Phân tích môi trường bên trong 54
4.1.2.1. Nguồn nhân lực 54
4.1.2.2. Tình hình tài chính 54
4.1.2.3. Hệ thống kế toán 54
4.1.2.4. Hoạt động điều hành 55
4.1.2.5.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 55
4.1.3. Phân tích ma trận SWOT 55
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty 58
4.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh…………………………………………. 58
4.2.2. Giải pháp về công tác tuyển dụng - đào tạo - thu hút nhân lực 59
4.2.3. Giải pháp về công tác phát triển thị trường - tiếp thị hợp đồng 60
4.2.4. Về công tác đầu tư…………………………………………………..61
4.2.5.Về tài chính………………………………………………………….61
4.3. Một số kiến nghị 62
4.3.1. Kiến nghị đối với Công ty 62
4.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước 62
4.3.3. Kiến nghị đối với ngành 63
KẾT LUẬN 64
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, IDICO-LINCO đã gặt hái được không ít thành công, góp phần đưa ngành đầu tư, xây dựng của Long An nói riêng và của cả nước nói chung lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), môi trường kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, nếu chỉ dựa vào các ưu thế và kinh nghiệm kinh doanh trước đây thì IDICO-LINCO sẽ không thể đứng vững và tiếp tục phát triển. Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi nhằm giữ vững được vị thế của IDICO-LINCO trong tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở chương trình Đại học, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích môi trường vi mô, vĩ mô và tình hình họat động sản xuất kinh doanh của IDICO-LINCO để tìm ra “Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO” giúp IDICO-LINCO phát triển hơn trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nội bộ công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2008 – 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau để thực hiện đề tài: Phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp, để phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó đưa ra “Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO”.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được cấu trúc gồm bốn chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh
 Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
 Chương3: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
 Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty
Với kiến thức, điều kiện và khả năng có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Qúy Thầy Cô để đề tài được hòan chỉnh hơn.







CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là chương trình hành động tổng quát hướng tới thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ cùa nhiều chương trình hổ trợ, các chiến lược, các chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để hành động.
Thuật ngữ “chiến lược” thường được dùng theo ba nghĩa phổ biến. Thứ nhất, là các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được mục tiêu. Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực cần sử dụng để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực này. Thứ ba, xác định các mục tiêu dài hạn và lựa chọn các đường lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này.
Như vậy, chiến lược là tập hợp các mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu đề đạt được các mục tiêu đó.
1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược
Cho đến hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược, tuy nhiên chúng ta có thể có khái niệm tổng quát “ Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thể lực cho doanh nghiệp”.
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh
1.1.3.1. Chia chiến lược kinh doanh căn cứ vào phạm vi chiến lược
Một là, chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát. Chiến lược chung của doanh nghiệp thường đề cập đến vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Hai là, chiến lược bộ phận. Thông thường trong doanh nghiệp, loại chiến lược bộ phân này gồm: chiến lược sản phẩm; chiến lược giá cả; chiến lược phân phối và chiến lược giao tiếp và chiến lược hổ trợ bán hàng.
Hai loại chiến lược này liên kết với nhau thành chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Không thể coi là một chiến lược kinh doanh, nếu chỉ có chiến lược chung mà không có chiến lược bộ phận.
1.1.3.2. Chiến lược kinh doanh căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược
Loại thứ nhất, chiến lược tập trung vào nhân tố then chốt. Tư tưởng chỉ đạo của việc hoạch định chiến lược là không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập trung vào hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh.
Loại thứ hai, chiến lược dựa trên ưu thế tương đối. Tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược bắt đầu từ sự phân tích, so sánh các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Loại thứ ba, chiến lược sáng tạo tấn công. Việc xây dựng chiến lược cơ bản là luôn luôn nhìn thẳng vào vấn đề vẫn được coi là phổ biến.
Loại thứ tư, chiến lược khai thác mức tự do. Cách xây dựng chiến lược không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của nhân tố bao quanh nhân tố then chốt.
1.2. Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh

sản xuất.
4.2.5. Giải pháp về tài chính
Quản lý giá thành
– Tăng cường công tác quản lý giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
– Xây dựng các hệ thống định mức chí phí quản lý, định mức kinh tế kỷ thuật phù hợp với công nghệ với qui mô và đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty.
Sử dụng tiền khấu hao thiết bị
– Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khấu hao tài sản cố định hàng năm và lợi nhuận giữ lại công ty để thanh toán vốn vay và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tài chính, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác cùng ngành. Ưu tiên đầu tư, phát triển các dự án nguồn điện mới theo định hướng của Chính phủ, Bộ công nghiệp và các danh mục kêu gọi đầu tư của Công ty.





4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị đối với Công ty
Đơn vị cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ công nợ, giảm thiểu tối đa chi phí tài chính để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Công ty cần tiếp tục quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm tư vấn của đơn vị, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu IDICO-LINCO trên thị trường tư vấn.
Các dự án lớn do Công ty thực hiện vẫn chủ yếu là các dự án của Tổng công ty. Công ty cần chú trọng và phát huy hơn nữa công tác tiếp thị, đấu thầu và phát triển các mối quan hệ hợp tác nhằm mở rộng thị trường.
Công ty nên đầu tư một số nguồn lực để phát triển về lĩnh vực thiết kế, thi công nội, ngoại thất các công trình nhà ở, đô thị.
Nguồn lực quan trọng nhất đối với lĩnh vực hoạt động tư vấn, giám sát của Công ty là nhân sự, do đó, Công ty cần có chế độ đãi ngộ thích đáng để tạo được sự gắn bó của những cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao, đồng thời luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết với Công ty.
Nhằm nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm tư vấn, Công ty nên áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO.
4.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước
Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm thực hiện vai trò quản lý nhà nước một cách hiệu quả và đối xử một cách bình đẳng với các thành phần kinh tế. Ngoài khả năng tự vươn lên của doanh nghiệp, tác động vĩ mô từ phía nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng môi trường kinh doanh ổn định bền vững là rất quan trọng. Qua đó giúp Công ty yên tâm tập trung vào công việc kinh doanh và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Cần có chính sách tăng cường hỗ trợ, chính sách khuyến khích trợ giúp để nâng cao sức cạnh tranh cho Công ty. Đồng thời cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống đối với các Công ty cạnh tranh không lành mạnh về giá và gian lận thương mại gây tác động không tốt đến Công ty làm ăn chân chính.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo đối với các trung tâm dạy nghề cũng như các trường đại học để đào tạo chuyên sâu vào chuyên ngành sản xuất, các quản lý chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
4.3.3. Kiến nghị đối với ngành
Xúc tiến thành lập hiệp hội các doanh nghiệp trong ngành trên cơ sở đó hiệp hội cần có chiến lược và quy định cụ thể để hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp trong ngành. Trước mắt vai trò của hiệp hội là duy trì một thế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Tổ chức các cuộc hội thảo và các khóa huấn luyện đào tạo về kỷ thuật và quản lý chuyên ngành với sự tham gia của các chuyên gia nhằm cập nhật những kiến thức mới nhất đồng thời tạo năng lực của các đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ việc phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty có thể xác định được một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà Công ty đang đối mặt hiện nay. Công ty cần phát huy những điểm mạnh trước những cơ hội và khắc phục điểm yếu để tránh né các nguy cơ. Bên cạnh đó, qua việc phân tích ma trận SWOT ta có thể đề ra được một số chiến lược như: Chiến lược thâm nhập thị trường ; Chiến lược phát triển sản phẩm ; Chiến lược hội nhập về phía trước ; Chiến lược phát triển thị trường ; Chiến lược hội nhập phía sau ; Chiến lược hội nhập phía trước. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh cho Công ty.


KẾT LUẬN
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có một vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.
Hoạt động trong ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với Công ty trên con đường hội nhập, nó sẽ giúp cho Công ty đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng những biến động của môi trường kinh doanh.
Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Tổng Công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra.
Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần vào sự quyết tâm của tất cả cán bộ lao động trong Công ty.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài 22
Bảng 1.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên trong 22
Bảng 2.1. Các hợp đồng ký kết 36
Bảng 3.1. Chỉ tiêu kết hoạch năm 2011 37
Bảng 3.2. Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011 đến 2015 37
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 41
Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 43
Bảng 3.5. Hình thức sở hữu vốn 43
Bảng 3.6. Thông kê nhân sự tại Công ty 44
Bảng 4.1. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài 50
Bảng 4.2. Ma trận yếu tố bên trong 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh 13
Hình 1.2. Tổng quát môi trương vi mô 16
Hình 1.3. Ma trận SWOT 24
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức 29
Hình 4.1. Ma trận SWOT 53


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D BẢNG BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC HƯNG THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG PHÁP Luận văn Kinh tế 0
S Báo cáo thực tập tại Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển thuộc Viện chiến lược phát triển Luận văn Kinh tế 0
K Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
L Báo cáo thực tập tại Viện chiến lược và Trung tâm thông tin tư liệu Tài liệu chưa phân loại 0
T Báo cáo thực tập tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
M Báo cáo thực tập ở Công ty may Chiến Thắng Tài liệu chưa phân loại 0
K Báo cáo Tìm hiểu các chiến lược marketing tại Tập đoàn Phú Thái Tài liệu chưa phân loại 2
T Báo cáo hiểu biết về Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Viện Chiến lược phát triển cũng như về Ban Công ngiệp, Thương mại và Dịch vụ Tài liệu chưa phân loại 0
R Báo cáo Thực tập tại Ban Dự báo, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
M Báo cáo thực tập tại Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top