hoanglykhanh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó. Có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay còn gỏi là “khủng hoảng tài chính tiền tệ”. Có những ngày, những tuần, hàng loạt ngân hàng tuyên bố phá sản, bị mua lại hay bị kiểm soát đặc biệt. Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi làn sóng sụp đổ của các nhà băng.
Khủng khoảng kinh tế thế giới: Đã từ lâu, trong quan niệm của một số nhà nghiên cứu cho rằng trong điều kiện hiện nay, khủng khoảng kinh tế toàn cầu khó hay không thể xảy ra. Điều này được lý giải như là sự thích ứng với điều kiện mới, với hoàn cảnh mới của nền kinh tế TBCN. hay kinh tế TTBCN có sự thích nghi, có sự “tự điều chỉnh” để phù hợp với sự phát triển không ngừng của kinh tế thế giới. Giai đoạn 1950 - 2010 kinh tế thế giới cũng xảy ra khủng khoảng, xảy ra suy thoái (khủng khoảng dầu mỏ dẫn đến suy thoái tại Mỹ năm 1973, suy thoái tại Nhật Bản đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khủng khoảng kinh tế tại Mêhico năm 1994, khủng khoảng tài chính tại các nước châu Á năm 1997...) nhưng không lan ra toàn cầu. Điều này đã tạo ra sự lầm tưởng là kinh tế TBCN hiện đại có khả năng xử lý được khủng khoảng kinh tế ở cấp độ khu vực, không để xảy ra trong phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên qua khủng khoảng kinh tế vừa qua đã khẳng định: kinh tế TBCN dù phát triển đến đâu cùng không tránh khỏi khủng khoảng kinh tế như đã diễn ra suốt 5 thế kỷ đã qua, khủng khoảng kinh tế vẫn xảy ra kể cả trong phạm vi khu vực cũng như toàn cầu. Vậy đâu là nguyên nhân và hậu quả của nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi phân tích trong bài viết này.










I. TỔNG QUAN VỀ CHU KỲ KINH TẾ, KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1. Chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).
Hình 1: Chu kỳ kinh tế
Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được đánh giá là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. – Trích Giáo trình Kinh tế vĩ mô.
2. Khủng hoảng và suy thoái kinh tế
* Suy thoái kinh tế: Là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hay hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý) – Trích Giáo trình Kinh tế vĩ mô.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hay ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
* Khủng hoảng kinh tế: Là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
3. Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính được hiểu là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến cho nó không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản nhất là: ổn định giá trị đồng tiền hay các tài sản tài chính như một phương tiện giao dịch, cất trữ tài sản, và là trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư có hiệu quả nhất. Hệ quả là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng, gây nên sự sụt giảm mạnh về sản lượng, việc làm, đi kèm với giảm phát, hay gây nguy cơ bùng nổ lạm phát. - Trích Giáo trình tài chính phát triển
II. TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI NĂM 2008
1. Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ - Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
Khủng khoảng kinh tế thế giới có thể xuất phát từ bất kỳ quốc gia nào nếu tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế, không phụ thuộc qui mô của từng quốc gia: Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, hai sự kiện lớn xảy ra tại nước Mỹ, có tác động sâu sắc đến chính trị và an ninh thế giới, đến kinh tế thế thế giới và làm thay đổi nhiều khái niệm, tư duy và hành động của các quốc gia. Đó là sự kiện khủng bố đánh sập tòa tháp đôi tại New York ngày 11/9/2001 làm hàng ngàn người chết, bị thương và mất tích và sự kiện Ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản ngày 17/9/2008 dẫn đến cuộc khủng khoảng kinh tế trên toàn thế giới.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cần nghiên cứu tại sao khủng khoảng lại bắt đầu từ nước Mỹ? Một đất nước có nền kinh tế lớn nhất, hùng mạnh thế giới, chiếm khoảng 25% GDP thế giới. Một đất nước có nền kinh tế năng động nhất, có số lượng chuyên gia, số lượng các nhà khoa học đạt giải Nobel kinh tế nhiều nhất thế giới... lại không dự báo được khủng khoảng kinh tế. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng khoảng đã được chỉ ra, đó là: sự sụp đổ của thị trường bất động sản, của hệ thống tài chính - ngân hàng... dẫn đến khủng khoảng trong lĩnh vực sản xuất ôtô.
Nếu xét tổng số nợ của Mỹ so với GDP, thì bức tranh cho thấy sự bấp bênh về tài chính rõ hơn nhiều. Trong thập kỷ 80, dưới thời Regan, tổng số nợ của Mỹ so với tỷ lệ của GDP (US total debt as % of GDP) bị đẩy từ 150% lên đến xấp xỉ 240%. Con số này tăng lên rất ít trong suốt 2 nhiệm kỳ của Clinton, tới gần 250%. Nhưng nó lại bị đẩy lên dưới thời của Bush, đạt tới 350% vào năm 2008, vượt xa đỉnh cao trong lịch sử là 300%, khi xảy ra cuộc đại khủng hoảng 1929-1930.
Như đã nói, khi việc mất cân đối vĩ mô trở nên nghiêm trọng, thì bong bóng đầu cơ dễ dàng làm cho khủng hoảng nổ ra. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những diễn biến chính đưa đến khủng hoảng:
- Năm 2000, sau cuộc vỡ bong bóng chứng khoán, Fed hạ thấp lãi suất cơ bản nhằm được mục tiêu kép:
+, Kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước
+, Làm giảm giá trị của đồng USD so với các đồng ngoại tệ mạnh khác, nhằm kích thích xuất khẩu, cho phép giảm thâm hụt ngoại thương và kiềm chế nợ nước ngoài.
Về dài hạn, sự kích thích đầu tư, đẩy mạnh tiến bộ công nghệ và tăng năng suất lao động sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và sức mạnh của đồng USD Mỹ. Điều đó dẫn đến kỳ vọng về một sự thịnh vượng dài hạn của đất nước và người dân Mỹ.

III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu
Thứ nhất, vấn đề liên quan chức năng giám sát của chính phủ, tự do hóa hệ thống ngân hàng và tài chính.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính từ Mỹ là sự đổ vỡ của thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp, dẫn đến sự đổ vỡ tín dụng của nhiều ngân hàng lớn không chỉ ở Mỹ, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, AIG, Citigroup..., mà còn ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Với tư cách là một nước đầu tàu trong trường phái tự do hóa kinh tế và rất nhiều kinh nghiệm quản lý thị trường tự do trong nhiều thập kỷ qua, các nhà quản lý của Mỹ đã không thể cứu vãn nổi hệ thống ngân hàng và tài chính của mình. Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ cơ chế giám sát của Mỹ cũng như các nước phát triển khác đã chưa được phát triển tới mức cần thiết, chưa tương xứng với mức độ tự do hóa tài chính. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể xây dựng được cơ chế giám sát phù hợp, hiệu quả, khi mà sự lưu chuyển các dòng vốn quốc tế khá đa dạng, được diễn ra trên diện rộng và với tốc độ cao như hiện nay?
Thứ hai, nguy cơ gia tăng thâm hụt ngân sách.
Cho đến nay, các chính phủ và các tổ chức tài chính trên thế giới đã và đang thực hiện nhiều gói giải cứu và kích thích kinh tế khác nhau, trị giá lên đến hàng nghìn tỷ USD. Ðánh giá sơ bộ cho thấy các biện pháp giải cứu này là khá kịp thời và có hiệu quả. Tuy nhiên, do nền kinh tế bị tổn thất khá nặng nề, các gói kích thích kinh tế vẫn cần được tiếp tục trong tương lai, nhằm bảo đảm tăng trưởng ổn định. Do các gói kích thích được dùng chủ yếu vào việc gia tăng đầu tư công, nên khó tránh khỏi nguy cơ gia tăng thâm hụt ngân sách. Trong bối cảnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ nhiều khả năng sẽ được áp dụng trong tương lai gần.
Thứ ba, giải quyết vấn đề thất nghiệp còn nhiều nan giải.
Cho đến thời điểm hiện tại, ở một số nước, tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng. Theo thống kê của OECD, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của nhóm nước này là khoảng 8,5%. Ðây là một tỷ lệ khá cao. Song vấn đề không phải chỉ dừng ở đó! Với một mức thiệt hại lớn về tài chính diễn ra trong suốt thời kỳ khủng hoảng vừa qua, đồng thời nhu cầu vốn lớn trong tương lai, khi nhiều công ty đang có ý định chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chiến lược được lựa chọn nhiều hơn cả của các công ty là tiết kiệm nguồn nhân lực. Ðiều đó có nghĩa là mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu phục hồi, song cơ hội việc làm sẽ có nhiều khả năng không gia tăng theo cùng nhịp độ đó. Thách thức đối với thị trường lao động thế giới là chuẩn bị nguồn nhân lực để có thể đón nhận được làn sóng chuyển dịch cơ cấu mới - sang nền kinh tế xanh chẳng hạn.
Thứ tư, nguy cơ gia tăng các biện pháp bảo hộ thị trường trong nước và sự can thiệp của chính phủ.
Một nhân tố cơ bản thúc đẩy các nước, nhất là các nước đang phát triển, tham gia làn sóng tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Mặt khác, khi nền kinh tế trong nước bị tổn thương, phản ứng tự nhiên là các chính phủ, bất kể là phát triển hay đang phát triển, sẽ phải áp dụng các biện pháp bảo vệ. Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ B.Obama "Buy American" (Người Mỹ mua hàng Mỹ), hay các biện pháp hỗ trợ tín dụng được đưa ra trong các gói kích thích kinh tế, là biểu hiện của phản ứng này. Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại quốc tế, đối với nhiều nước trên thế giới, cuộc khủng hoảng toàn cầu lần này giống như cuộc khủng hoảng thương mại nhiều hơn. Do phụ thuộc quá lớn vào trao đổi thương mại và đầu tư với bên ngoài, nền kinh tế của họ đã bị thiệt hại chủ yếu từ hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, các chuyên gia WTO cho rằng, các biện pháp mà các nước đang áp dụng hiện nay để hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng mang tính chất bảo vệ nhiều hơn và là tạm thời. Mặc dù vậy, họ vẫn kêu gọi các nước phải quan tâm hơn đến việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực của mình, trong đó hoàn tất Vòng đàm phán Doha cần được xếp là một mục tiêu ưu tiên.
Thứ năm, những thách thức từ việc lựa chọn chính sách.
Thách thức lớn nhất đối với các chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách là sự hài hòa giữa mục đích ngắn hạn và trung hạn. Việc các nước áp dụng các gói kích thích kinh tế trước mắt giúp cho nền kinh tế nhanh chóng đạt được sự phục hồi, song về trung hạn, sẽ tạo sức ép về thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ nần. Hơn nữa, các gói kích thích kinh tế chủ yếu khuyến khích cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư công khác, mà ít chú ý đến đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Chính vì thế, để hướng tới một sự phục hồi ổn định hơn, nhiều ý kiến cho rằng các gói kích thích cần được duy trì thêm một thời gian nữa. Như vậy, sự lựa chọn này làm gia tăng sức ép cho chính phủ, trước hết là về mặt ngân sách, đồng thời có nguy cơ làm chậm lại quá trình cải tổ cơ cấu nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững lâu dài hơn.
2. Giải pháp.
Thứ nhất: Duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư, người dân về chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng.
Dù rằng cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ các nước đã đổ rất nhiều tiền vào các gói giải pháp ứng phó khủng hoảng. Tuy nhiên, niềm tin vào hiệu quả do các chính sách đó mang lại đối với đầu tư và người dân chưa thật sự cao. Thị trường tài chính thế giới vẫn ảm đạm: thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản không khởi sắc và thiếu tính thanh khoản, thị trường tiền tệ ngân hàng vẫn còn trong giai đoạn chờ đợi phục hồi.
Thứ hai: Phòng chống rủi ro đỗ vỡ thanh khoản toàn hệ thống tài chính, đặc biệt là đổ vỡ khủng hoảng cho vay cầm đố dưới tiêu chuẩn.
Việc hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng nợ cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đã được thực thi thông qua nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tài chính và ngân hàng như quốc hữu hóa ngân hàng, khuyến khích sáp nhập ngân hàng, mua lại các khoản nợ của các ngân hàng có vấn đề hay bị phá sản,…
Biện pháp này đã và đang phát huy tác dụng về mặt ngăn ngừa tác động ảnh hưởng đỗ vỡ hệ thống tài chính. Thế nhưng chi phí cho gói giải pháp này vẫn đang tiếp tục tăng lên và chưa có dấu hiệu kết thúc, điển hình là danh sách ngân hàng và các tổ chức tài chính cần được hỗ trợ không ngừng tăng lên và mức độ bơm tiền của Chính phủ vào hệ thống tài chính lại tùy thuộc vào khả năng của từng Chính phủ khi thi hành biện pháp này.
Thứ ba: Khủng hoảng tín dụng lan sang khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Một thực tế cho thấy việc ứng phó khủng hoảng trong thời gian qua của Chính phủ đã không lường hết tính liên thông thị trường của hệ thống tài chính. Khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn làm năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng và các quỹ đầu tư bất động sản trở nên yếu kém. Các tổ chức tài chính và ngân hàng liên tiếp tuyên bố lỗ và trông chờ ứng cứu của Chính phủ hay phải sáp nhập trong tình trạng giá trị thị trường của các đơn vị này bị sụt giảm nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan nhanh sang các nước khác và ảnh hưởng của nó không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên cả thế giới với nhiều mức tác động khác nhau tùy theo tình hình cụ thể của từng quốc gia.
Thứ tư: Hiệu ứng của khủng hoảng kinh tế tài chính và vấn đề an sinh xã hội.
Không thể phủ nhận việc ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính đã tác động không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội như làm cho thất nghiệp gia tăng, thu nhập của dân cư giảm và đầu tư hạn chế. Vấn đề này đã khiến cho Chính phủ các nước ngoài việc thực thi các biện pháp ứng phó khủng hoảng còn phải chi thêm tiền cho các tác động ảnh hưởng của khủng hoảng, cụ thể:
- Ứng cứu ngân hàng và các tổ chức tài chính còn phải tăng thêm chi phí cho bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những người bị thất nghiệp.
- Hỗ trợ thanh khoản cho các khoản nợ dưới tiêu chuẩn ngoài việc tăng tính thanh khoản và tăng năng lực tài chính cho ngân hàng, còn là việc giãn nợ cho người dân đang nợ tiền ngân hàng để mua nhà nhưng không trả được nợ, góp phần hạn chế sự tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính lên nhóm đối tượng đang gặp khó khăn này.
- Tăng cường chi tiêu cho hoạt động tái dạy nghề cho những người bị thất nghiệp nhằm giúp họ chuyển hướng nghề nghiệp mới trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng.

KẾT LUẬN
Khủng hoảng tài chính 2008 trên thế giới là một điều ít ai ngờ, cả về mức độ nghiêm trọng lẫn quy mô ảnh hưởng của nó lên hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu. Bài viết nhằm vào việc tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng. Đồng thời, đưa ra những giải pháp về chính sách tài chính lành mạnh, nhằm tận dụng được các cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế trong tương lai.
Bài tiểu luận đề cập đến các nội dung như: thế nào là khủng hoảng kinh tế, ba trường phái chính về khủng hoảng tài chính; những sự kiện chính dẫn đến khủng hoảng, cuối cùng, tui xin đề xuất một số bài học về sự cần thiết phải xây dựng thể chế giám sát hiệu quả cho họat động tài chính, và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Đó là quá trình xây dựng những chuẩn mức, thể chế luật lệ tốt, thúc đẩy hiệu quả và tinh thần trách nhiệm; chứ không đơn giản chỉ là sự xóa bỏ các thể chế yếu kém, đang cản trở sự sáng tạo và phát triển.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Kinh tế thế giới sau khủng hoảng, tình hình nợ công và tái cấu trúc nền kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
V Tham luận Đánh giá tổng quan vê tình hình kinh tế thế giới, khu vực sau khủng hoảng và tác động đến kinh tế Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
S Có ngày mai hay không? Nói gì với người lao động trong tình hình khủng hoảng? Tài liệu chưa phân loại 0
T Thảo luận: Khủng hoảng nợ công và những tác động đến tình hình tài chính tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích tình hình TTCK Việt Nam giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay Tài liệu chưa phân loại 2
D Nhận xét tình trạng nha chu và độ sát khít của phục hình cố định tại viện đào tạo RHM trường Y dược 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top