Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp
1. Tính tất yếu của đề tài
Việt Nam là quốc gia đang phát triển , do đó chiến lược hướng vào xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật nhất là hoạt động gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, do đặc thù của gia công xuất khẩu nên phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu không cao, bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam không thể thực sự chủ động trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình: như thiết kế, định giá sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ... hoàn toàn do đối tác đặt gia công quyết định. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cả về lượng và chất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới, cần tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh, nâng cao phần giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần từng bước chuyển đổi, từ đơn thuần là nhận gia công hàng hoá cho đối tác nước ngoài sang chủ động nhập nguyên liệu, sản xuất hàng hoá và tìm thị trường xuất khẩu. Hoạt động này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế từ khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, thiết kế - sản xuất sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, do đó góp phần làm gia tăng giá trị trong hàng xuất khẩu, tạo uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế nhanh chóng, hơn nữa cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của các hoạt động dịch vụ như giao nhận vận tải, ngân hàng, bảo hiểm...
Nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng và phong phú, cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động này, do vậy cần có sự quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động này - cụ thể là thủ tục Hải quan. Từ đăng ký hợp đồng và danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu, định mức sản xuất, nhập nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá, xuất khẩu sản phẩm và thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đều đặt dưới sự quản lý của cơ quan Hải quan. Như vậy, Hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi thúc đẩy hay hạn chế hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
Trong những năm qua, ngành Hải quan đã làm tương đối tốt công tác quản lý hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, thủ tục Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp có hoạt động này. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được thì có không ít những khó khăn và tồn tại mà các doanh nghiệp đang gặp phải như: quản lý Hải quan còn sơ hở, các quy định quản lý của Nhà nước đối với thủ tục Hải quan chưa đồng bộ và bất cập dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các doanh nghiệp hay một số doanh nghiệp làm ăn không nghiêm chỉnh cố tình lợi dụng khe hở để gian lận, gây thất thu thuế cho Nhà nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, giữ uy tín cho thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm lành mạnh môi trường kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Xuất phát từ những lý do này, tui mạnh dạn chọn đề tài: “HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI-NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP” để làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hoá để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này.
(2) Phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – nhìn từ góc độ doanh nghiệp để tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế đó.
(3) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – nhìn từ góc độ doanh nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thủ tục Hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Cục Hải quan TP Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu là vấn đề thủ tục Hải quan trong khâu nhập khẩu nguyên liệu và thủ tục Hải quan ở khâu xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đó là phương pháp duy vật biện chứng, hệ thống hoá, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích các tình huống mà các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã từng gặp phải trong quá trình làm thủ tục Hải quan, phương pháp điều tra các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu để thăm dò mức độ hài lòng của doanh nghiệp ... qua đó phát hiện những vấn đề chưa hoàn thiện trong thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương I Lý luận về nhập khẩu hàng hoá và thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Chương II Thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội-Nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Chương III Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội-Nhìn từ góc độ doanh nghiệp.

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP.
Mục tiêu của Chương I là hệ thống hoá các vấn đề lý luận về nhập khẩu và thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) nhìn từ góc độ doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu trên, Chương này trình bày bốn nội dung chính:
(1) Tổng quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá.
(2) Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục Hải quan đối với hoạt động này.
(3) Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
(4) Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Sau đây là nội dung chi tiết của của từng mục.

1.1. Tổng quan về xuất-nhập khẩu hàng hoá
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động bán, mua hàng hoá giữa các thương nhân ở các nước khác nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh tế tối đa và các lợi ích xã hội khác.
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá có một số đặc điểm nhất định. Thứ nhất, các chủ thể tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, thị hiếu, tiêu dùng nên việc lựa chọn bạn hàng để giao dịch và ký kết hợp đồng là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thứ hai, tuyệt đại đa số hàng hoá được giao dịch trong hoạt động xuất nhập khẩu có sự di chuyển qua biên giới quốc gia. Thứ ba, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu khá phức tạp và có nhiều rủi ro do đồng tiền thanh toán là ngoại tệ nên các bên mua bán có thể hưởng lợi hay chịu thiệt do tỷ giá hối đoái biến động. Thứ tư, hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật như các nội luật (luật thuế xuất nhập khẩu, luật thương mại....) hay công ước quốc tế về thương mại quốc tế và hải quan.
1.1.2. Phân loại hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá
Theo thông lệ chung của quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu thường được phân loại dựa trên cách thức giao dịch của hoạt động này. Trên thị trường thế giới, những giao dịch trong hoạt động xuất nhập khẩu đều tiến hành theo những cách thức nhất định. Trong mỗi cách thức giao dịch mua bán quy định thủ tục tiến hành, điều kiện giao dịch, thao tác và chứng từ cần thiết. Người ta gọi những cách thức đó là những cách giao dịch mua bán. Mỗi cách đó có đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Dưới đây là các hoạt động xuất nhập khẩu phân theo cách giao dịch cơ bản thường được sử dụng rộng rãi trong trên thị trường thế giới.
a. Xuất nhập khẩu theo cách giao dịch trực tiếp:
Giống với các hoạt động mua bán thông thường trong nước, kinh doanh xuất nhập khẩu theo cách giao dịch trực tiếp có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hay qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch. Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo cách này vẫn khác với hoạt động nội thương ở chỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác nhau; đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một bên hay hai bên; hàng hoá là đối tượng của giao dịch được di chuyển qua khỏi biên giới một nước.
Để thực hiện giao dịch này, sau khi làm một loạt công việc nghiên cứu tiếp cận thị trường (nhận biết mặt hàng, lựa chọn thị trường, tìm kênh tiêu thụ, lựa chọn bạn hàng giao dịch), người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá, hai bên hoàn giá (mặc cả) và chấp nhận giá. Cuối cùng hợp đồng được ký kết hay bằng cách ký vào một văn bản; hay bằng cách trao đổi thư từ và điện tín.
b. Xuất nhập khẩu theo cách giao dịch qua trung gian:
Trong hoạt động xuất nhập khẩu theo cách giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán với người mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua một bên thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung gian mua bán, người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường là đại lý và môi giới.
Giao dịch trung gian hiện chiếm khoảng 52% kim ngạch buôn bán thế giới.
c. Xuất nhập khẩu theo cách buôn bán đối lưu:
Buôn bán đối lưu là một cách giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Theo cách này, mục đích của xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa có giá trị tương đương. Vì những đặc điểm đó, người ta còn gọi đây là hoạt động xuất nhập khẩu liên kết hay cách hàng đổi hàng.
Xuất nhập khẩu theo cách buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá - tiền tệ, trong đó sớm nhất là "hàng đổi hàng" và trao đổi bù trừ. Trong những năm gần đây, đi đôi với việc nảy sinh các hình thức mới, hai hình thức truyền thống trên đây cũng có những thay đổi đáng kể.
Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng (batrer), hai bên trao đổi trực tiếp với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển, đồng tiền không được dùng để thanh toán và chỉ có hai bên tham gia. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng hiện đại, người ta có sử dụng tiền để thanh toán một phần tiền hàng, hơn nữa lại có thể thu hút tới hơn ba đến bốn bên tham gia.
Trong nghiệp vụ bù trừ (compensation), hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sổ sách, đối chiếu trị giá hàng giao với hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.
d. Xuất nhập khẩu theo cách đấu giá trực tiếp.
Hoạt động xuất nhập khẩu theo hình thức này được thực hiện khi việc mua bán hàng hoá giữa các bên được tổ chức công khai tại một nơi nhất định, tại đó, sau khi xem trước hàng hoá, những người đến mua tụ do cạnh tranh giá cả và cuối cùng hàng hoá sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất.
e. Xuất nhập khẩu theo cách đấu thầu quốc tế:
Xuất nhập khẩu theo cách đấu thầu quốc tế là hoạt động trong đó người mua (người nhập khẩu hay người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán (người xuất khẩu hay người dự thầu) báo giá cả và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chịu mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mà người mua đã nêu.
cách đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm (đấu thầu mua hàng) và thi công (đấu thầu dịch vụ xây lắp) các công trình Nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển.
Đấu thầu quốc tế có hai loại hình:
a) Đấu thầu mở rộng: Tất cả những ai muốn tham gia đều có thể dự thầu bằng cách gửi báo giá của mình đến Ban tổ chức.
b) Đấu thầu hạn chế: Chỉ một số hãng có đầy đủ những điều kiện nhất định mới được dự thầu.

 PGS-TS Vũ Hữu Tửu-Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục
 Tổng cục Hải quan- Thông tin từ Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan
 Tổng cục Hải quan- Các văn bản điều chỉnh việc thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu






MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính tất yếu của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 5
1.1. Tổng quan về xuất-nhập khẩu hàng hoá 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 5
1.1.2. Phân loại hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá 6
1.1.3. Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 10
1.1.3.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu: 11
1.1.3.2. Chuẩn bị giao dịch và ký hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: 11
1.1.3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: 12
1.2. Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này. 14
1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 14
1.2.1.1. Vai trò của việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu 14
1.2.1.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 14
1.2.2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 16
1.2.2.1 Yêu cầu của các doanh nghiệp về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 16
1.2.2.2 Đặc trưng của thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 18
1.2.2.3 Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 19
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu –Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 21
1.2.3.1. Các tiêu chí đánh giá các quy định về thủ tục hải quan – nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 21
1.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá về thực hiện quy định thủ tục hải quan – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 23
1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp 26
1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan. 26
1.3.1.1. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 26
1.3.1.2. Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu. 28
1.3.1.3. Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan hải quan. 29
1.3.1.4. Yêu cầu cải cách từ phía cơ quan Hải quan: 29
1.3.2. Những lý do chủ quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan 30
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 30
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 30
1.4.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 30
1.4.1.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 32
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan: 32
1.4.2.1. Các nhân tố khách quan 32
1.4.2.2. Các nhân tố chủ quan: 33
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ NÀY Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 35
2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 35
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội 35
2.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 38
2.1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 38
2.1.2.2. Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.. 40
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội 45
2.2.1. Các nhân tố khách quan 45
2.2.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan: 45
2.2.1.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan: 47
2.2.2. Các nhân tố chủ quan. 48
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhân lực của doanh nghiệp: 48
2.2.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp: 49
2.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 50
2.3.1. Nhận xét chung về quy định thủ tục hải quan và việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. 52
2.3.1.1. Về quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 52
2.3.1.2. Về thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 56
2.3.2. Thực trạng đăng ký với cơ quan hải quan hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu 61
2.3.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 64
2.3.3.1. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu). 64
2.3.3.2. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 67
2.3.3.3. Một số nhận xét của doanh nghiệp về thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 69
2.3.4. Thực trạng tiến hành thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 71
2.4. Đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 75
2.4.1. Các ưu điểm của việc tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. 75
2.4.2. Những mặt tồn tại trong việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 77
2.4.2.1. Các tồn tại trong quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 77
2.4.2.2. Các tồn tại trong việc thực hiện các quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 78
2.4.2.3. Các tồn tại khác. 79
2.4.3. Nguyên nhân của ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 80
2.4.4. Nguyên nhân của tồn tại trong tiến trình thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 81
2.4.3.1. Về phía cơ quan hải quan. 81
2.4.3.2. Về phía doanh nghiệp. 84
2.4.3.2. Nguyên nhân khác. 87
CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 88
3.1. Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015. 88
3.1.1. Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đến năm 2015. 88
3.1.2. Triển vọng hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. 91
3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. 94
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội. 97
3.2.1. Các giải pháp đối với cơ quan hải quan: 98
3.2.1.1. Bổ sung một số điểm trong quy định về thủ tục hải quan. 98
3.2.1.2. Tiếp tục nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. 99
3.2.1.3. Các giải pháp khác 103
3.2.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 105
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan. 106
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 12
Hình 2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 13
Hình 3: Sơ đồ quy trình tổng quát về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 20
Hình 4. Kết quả khảo sát về tổ chức bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp. 49
Hình 5. Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 50
Hình 6. Đánh giá về sự đơn giản của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 53
Hình 7. Đánh giá về mức độ dễ hiểu của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 53
Hình 8. Đánh giá về mức độ thuận tiện của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 54
Hình 9. Đánh giá về mức độ cải tiến của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 55
Hình 10. Đánh giá về mức độ chặt chẽ của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 56
Hình 11. Đánh giá của doanh nghiệp về trang thiết bị trong xử lý thủ tục hải quan của Cục Hải quan TP Hà Nội. 57
Hình 12. Đánh giá về tốc độ truyền dữ liệu khai báo hải quan hiện nay so với trước đây. 58
Hình 13. Đánh giá về tốc độ xử lý thủ tục hải quan của cán bộ hải quan hiện nay so với trước đây. 59
Hình 14. Đánh giá chất lượng cán bộ hải quan hiện nay. 60
Hình 15. Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong khai báo điện tử của Cục Hải quan TP Hà Nội. 61
Hình 16. Tồn tại trong việc thực hiện quy trình đăng ký hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu. 63
Hình 17. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. 69
Hình 18. Các tồn tại phổ biến trong việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. 70
Hình 19. Đánh giá về cách phân loại mức kiểm tra bước 2 (luồng vàng) và bước 3 (luồng đỏ) của Cục Hải quan TP Hà Nội. 71
Hình 20. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan. 73
Hình 21. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan. 74
Hình 22. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 - 2020. 93
Hình 23. Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2008 - 2020 94
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Mẫu câu hỏi thăm dò ý kiến 22
Bảng 2. Tổ chức bộ máy Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009. 37
Bảng 3: Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2008 trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội 39
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng. 41
Bảng 5: Cơ cấu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mặt hàng 43
Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu theo ngành hàng. 44
Bảng 7: Tỷ lệ (%) hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 66
Bảng 8: Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 66
Bảng 9: Tỷ lệ (%) hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 68
Bảng 10: Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 68
Bảng 11: Tỷ lệ hồ sơ và doanh nghiệp nộp chậm trong thanh khoản 73
Bảng 12. Dự kiến ngành hàng và danh mục nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 của Việt Nam. 89
Bảng 13. Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020 90
Bảng 14. Dự kiến ngành hàng và danh mục hàng hoá xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2015 của Việt Nam. 92
Bảng 15. Dự toán chi phí đầu tư hệ thống máy tính cho Cục Hải quan TP Hà Nội và các Chi cục trực thuộc 100
Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009 102


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Luận văn Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp

Download Luận văn Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp miễn phí





 
MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 111
1. Tính tất yếu của đề tài 111
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 222
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 333
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 333
5. Kết cấu của luận văn 444
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 555
1.1. Tổng quan về xuất-nhập khẩu hàng hoá 555
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 555
1.1.2. Phân loại hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá 666
1.1.3. Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 101011
1.1.3.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu: 111111
1.1.3.2. Chuẩn bị giao dịch và ký hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: 111111
1.1.3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: 121212
1.2. Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này. 141414
1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 141414
1.2.1.1. Vai trò của việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu 141414
1.2.1.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 141414
1.2.2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 161616
1.2.2.1 Yêu cầu của các doanh nghiệp về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 161616
1.2.2.2 Đặc trưng của thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 181818
1.2.2.3 Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 191919
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu –Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 212121
1.2.3.1. Các tiêu chí đánh giá các quy định về thủ tục hải quan – nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 212121
1.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá về thực hiện quy định thủ tục hải quan – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 232323
1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp 262626
1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan. 262626
1.3.1.1. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 262626
1.3.1.2. Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu. 282828
1.3.1.3. Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan hải quan. 292929
1.3.1.4. Yêu cầu cải cách từ phía cơ quan Hải quan: 292929
1.3.2. Những lý do chủ quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan 303030
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 303030
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 303030
1.4.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 303030
1.4.1.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 323231
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan: 323232
1.4.2.1. Các nhân tố khách quan 323232
1.4.2.2. Các nhân tố chủ quan: 333332
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ NÀY Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 353535
2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 353535
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội 353535
2.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 383838
2.1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 383838
2.1.2.2. Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. 404041
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội 454549
2.2.1. Các nhân tố khách quan 454549
2.2.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan: 454549
2.2.1.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan: 474751
2.2.2. Các nhân tố chủ quan. 484852
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhân lực của doanh nghiệp: 484852
2.2.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp: 494953
2.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 505054
2.3.1. Nhận xét chung về quy định thủ tục hải quan và việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. 525256
2.3.1.1. Về quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 525256
2.3.1.2. Về thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 565661
2.3.2. Thực trạng đăng ký với cơ quan hải quan hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu 616166
2.3.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 646469
2.3.3.1. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu). 646469
2.3.3.2. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 676772
2.3.3.3. Một số nhận xét của doanh nghiệp về thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 696974
2.3.4. Thực trạng tiến hành thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 717177
2.4. Đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 757581
2.4.1. Các ưu điểm của việc tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. 757581
2.4.2. Những mặt tồn tại trong việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 777783
2.4.2.1. Các tồn tại trong quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 777783
2.4.2.2. Các tồn tại trong việc thực hiện các quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 787884
2.4.2.3. Các tồn tại khác. 797985
2.4.3. Nguyên nhân của ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 808086
2.4.4. Nguyên nhân của tồn tại trong tiến trình thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 818187
2.4.3.1. Về phía cơ quan hải quan. 818187
2.4.3.2. Về phía doanh nghiệp. 848490
2.4.3.2. Nguyên nhân khác. 878792
CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 888894
3.1. Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015. 888894
3.1.1. Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đến năm 2015. 888894
3.1.2. Triển vọng hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. 919197
3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. 9494101
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội. 9797104
3.2.1. Các giải pháp đối với cơ quan hải quan: 9898104
3.2.1.1. Bổ sung một số điểm trong quy định về thủ tục hải quan. 9898104
3.2.1.2. Tiếp tục nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. 9999105
3.2.1.3. Các giải pháp khác 103103110
3.2.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 105105111
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan. 106106113
KẾT LUẬN 109109115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112112118
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ành lập bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng bố trí cán bộ chuyên việc, thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về hải quan nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung, đồng thời trực tiếp thực hiện kê khai thủ tục hải quan. Bộ phận và cán bộ chuyên trách là đầu mối quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xử lý các vướng mắc với cơ quan hải quan nhanh chóng hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
+ Khoảng trên 30% doanh nghiệp thuê các đại lý hải quan hay các đại lý giao vận làm thủ tục hải quan. Phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ, thường nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mùa vụ nên việc thuê dịch vụ đại lý hải quan phù hợp hơn việc tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu.
+ Dưới 20% doanh nghiệp không tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu cũng như không thuê ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ hay mới thành lập, việc kê khai thủ tục hải quan thường do nhân viên phòng kinh doanh hay phòng kế toán tài chính thực hiện.
Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.
Hình 4. Kết quả khảo sát về tổ chức bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp.
2.2.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên Biểu 2.cho thấy trong giai đoạn 2005 – 2008 đa số các doanh nghiệp đều nộp thuế đầy đủ. Hàng năm, bình quân có 10 doanh nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp) thỉnh thoảng nợ thuế do tình hình tài chính gặp khó khăn. Tương tự, bình quân hàng năm có 4 doanh nghiệp (chiếm 4% tổng số doanh nghiệp) thường xuyên nợ thuế, phần lớn là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động có tính thời vụ hay mới thành lập nên thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính doanh nghiệp và kê khai thủ tục hải quan.
Nguồn: Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của 122 doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội.
Hình 5. Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Biểu 3: Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp theo mặt hàng
2005
2006
2007
2008
Tăng trưởng hàng năm (%)
Bình quân 2005 - 2008
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
2006/ 2005
2007/ 2006
2008/ 2007
Số lượng
Tỷ trọng
Tăng trưởng
Giày dép
66
11,5%
72
11,7%
68
10,1%
76
10,3%
9,1%
-4,8%
11,3%
70
10,9%
5,2%
Dệt may
197
34,6%
205
33,5%
237
35,1%
257
34,9%
4,1%
15,6%
8,6%
224
34,5%
9,4%
Thủ công mỹ nghệ
66
11,5%
74
12,1%
90
13,4%
98
13,3%
12,8%
22,1%
8,4%
82
12,6%
14,4%
Công nghệ thông tin
21
3,8%
26
4,2%
26
3,9%
29
4,0%
22,4%
2,4%
12,0%
26
4,0%
12,3%
Đá công nghiệp
55
9,6%
58
9,5%
64
9,5%
68
9,2%
6,3%
10,3%
5,7%
61
9,5%
7,4%
Thiết bị gia đình
88
15,4%
95
15,6%
99
14,6%
110
14,9%
9,1%
3,2%
11,4%
98
15,1%
7,9%
Thiết bị văn phòng
22
3,8%
23
3,7%
26
3,8%
27
3,6%
3,5%
13,3%
3,4%
24
3,7%
6,7%
Thực phẩm
44
7,7%
46
7,5%
48
7,1%
54
7,3%
4,9%
4,4%
12,3%
48
7,4%
7,2%
Khác
11
1,9%
13
2,1%
17
2,5%
18
2,5%
17,5%
31,3%
9,2%
15
2,3%
19,3%
Tổng cộng
569
100%
612
100%
675
100%
737
100%
7,6%
10,3%
9,2%
648
100%
9,0%
Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội
Biểu 4: Kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng
2005
2006
2007
2008
Tăng trưởng hàng năm (%)
Bình quân 2005 - 2008
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
2006/
2005
2007/
2006
2008/
2007
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Tăng trưởng
Giày dép
13,2
4,0%
16
4,2%
19,0
4,1%
22,9
4,0%
22,7%
17,5%
20,3%
17,8
4,1%
20,2%
Dệt may
120,7
37,0%
144
37,3%
176,2
38,0%
216,6
37,9%
19,0%
22,6%
22,9%
164,3
37,6%
21,5%
Thủ công mỹ nghệ
5,7
1,7%
6
1,5%
7,4
1,6%
9,1
1,6%
1,9%
28,3%
23,3%
7,0
1,6%
17,8%
Công nghệ thông tin
84,2
25,8%
97
25,3%
116,8
25,2%
145,7
25,5%
15,8%
19,8%
24,7%
111,0
25,5%
20,1%
Đá công nghiệp
59,6
18,3%
70
18,1%
84,8
18,3%
104,0
18,2%
16,9%
21,7%
22,6%
79,6
18,2%
20,4%
Thiết bị gia đình
4,0
1,2%
6
1,5%
6,0
1,3%
6,9
1,2%
43,2%
4,3%
13,8%
5,7
1,3%
20,4%
Thiết bị văn phòng
34,8
10,7%
40
10,3%
47,8
10,3%
60,0
10,5%
14,1%
20,3%
25,7%
45,6
10,4%
20,0%
Thực phẩm
1,4
0,4%
2
0,6%
2,3
0,5%
3,4
0,6%
70,3%
0,3%
47,9%
2,4
0,5%
39,5%
Khác
2,3
0,7%
3
0,7%
3,5
0,8%
4,0
0,7%
18,1%
25,3%
15,1%
3,2
0,7%
19,5%
Tổng cộng
325,9
100%
385,3
100%
463,6
100%
571,5
100%
18,2%
20,3%
23,3%
436,6
99,9%
20,6%
Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội
Biểu 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng
2005
2006
2007
2008
Tăng trưởng hàng năm (%)
Bình quân 2005 - 2008
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
2006/ 2005
2007/ 2006
2008/ 2007
Giá trị (triệu USD)
Tỷ trọng
Tăng trưởng
Giày dép
41,5
9,1%
53,5
8,8%
63,8
8,8%
87,8
8,6%
28,9%
19,3%
37,6%
61,7
8,8%
28,6%
Dệt may
88,0
19,3%
118,5
19,5%
145,1
20,0%
201,1
19,7%
34,6%
22,4%
38,7%
138,2
19,6%
31,9%
Thủ công mỹ nghệ
17,8
3,9%
23,7
3,9%
29,0
4,0%
41,9
4,1%
33,3%
22,4%
44,3%
28,1
4,0%
33,3%
Công nghệ thông tin
50,3
11,0%
66,3
10,9%
81,2
11,2%
123,5
12,1%
31,7%
22,6%
52,1%
80,3
11,3%
35,5%
Đá công nghiệp
70,2
15,4%
91,8
15,1%
110,2
15,2%
148,0
14,5%
30,7%
20,1%
34,3%
105,1
15,1%
28,4%
Thiết bị gia đình
78,4
17,2%
102,1
16,8%
111,0
15,3%
164,4
16,1%
30,2%
8,7%
48,1%
114,0
16,4%
29,0%
Thiết bị văn phòng
82,6
18,1%
109,4
18,0%
139,3
19,2%
194,0
19,0%
32,5%
27,3%
39,3%
131,3
18,6%
33,0%
Thực phẩm
25,6
5,6%
35,3
5,8%
37,7
5,2%
50,0
4,9%
37,6%
7,0%
32,6%
37,2
5,4%
25,7%
Khác
3,6
0,8%
4,4
0,7%
5,8
0,8%
7,6
0,7%
19,9%
32,6%
30,2%
5,3
0,8%
27,6%
Tổng cộng
456,1
100%
607,8
100%
725,3
100%
1.021,0
100%
33,3%
19,3%
40,8%
702,6
99,9%
31,1%
2.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp.
Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội
1.4.2. Các nhân tố chủ quan:
1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Hiệu quả của việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tổ chức phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hay không.
+ Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, thường thành lập phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện các thủ tục hải quan và các công việc liên quan khác đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
+ Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ bố trí một đến hai cán bộ đảm nhiệm công việc xuất nhập khẩu.
+ Việc thành lập phòng xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng bố trí cán bộ chuyên việc, thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về hải quan nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung.
+ Số lượng và chất lượng các cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu càng cao thì tốc độ...
Chào bạn! Bạn cho mình xin link download luận văn này với ạ! Mình Thank bạn nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Hoàn Thiện Thủ Tục Hải Quan Điện Tử Việt Nam Theo Hướng Áp Dụng Các Chuẩn Mực Hải Quan Hiện Đại Luận văn Kinh tế 0
Q Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu đường biển Luận văn Kinh tế 6
H Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Luận văn Kinh tế 2
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách tại khách sạn lebelhamy Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhận buồng đối với khách tại khách sạn Làng quê Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng lẽ nội địa tại khách sạn Cây Hoa Sữa Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa tại Việt Chăm Resort Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng đối với khách lẻ quốc tế tại khách sạn Thanh Vân Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đông Trường Sơn Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top