Luận văn: Thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Tuổi trẻ online và Vietnamnet (Kháo sát từ năm 2012 đến năm 2013): Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
M 4
ỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................. 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................... 112
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 113
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ ........ 13
1.1. Những khái niệm cơ bản........................................................................... 13
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển, đảo và
nhiệm vụ của báo chí................................................................................... 21
1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử trong tuyên truyền chủ quyền biển,
đảo...........................................................................................................28
1.4. Giới thiệu về 2 tờ báo điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnet………….31
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRÊN 2
TỜ BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET VÀ TUỔI TRẺ ONLINE TỪ 2012-
2013………………………………………………………………………...36
2.1. Khảo sát tần số, quy mô, các bài viết về chủ quyền biển, đảo trên 2 tờ báo
điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnet............................................... ... 36
2.2. Nội dung thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Vietnamnet. và
Tuổi trẻ online các năm2012-2013.......................................................... 39
2.3. Hình thức thông tin về chủ quyền biển, đảo trên báo Vietnamnet và Tuổi
trẻonline các năm 2012-2013.....................................................................76
2.4. Sự tương tác của các báo điện tử Vietnamnet và Tuổi trẻ online trong việc5
thông tin về chủ quyền biển, đảo........................................................................81
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN CỦA
BÁO VIETNAMNET VÀ TUỔI TRẺ ONLINE VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN,ĐẢO ....................................................................................................92
3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm của 2 tờ báo Vietnamnet và Tuổi trẻ online...92
3.2.Các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về chủ quyền biển, đảo
......................................................................................................................107
KẾT LUẬN................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................124
PHỤ LỤC................................................................................................130
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn
nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa
Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại
(không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển
của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều
nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau
eo biển Hormuz). Biển Đôngrất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực
xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thương hàng hải và kinh tế. Theo
đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển
Đônglà 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.
Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3260 km,
hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú
và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển
nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài
nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc. Theo ước tính hiện nay, tỷ
trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước.
Biển Đông được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia của Việt
Nam; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều
lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Do
đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào
Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50
km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh
tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị
địch tấn công từ hướng biển.7
Với những lợi thế sẵn có của mình, Biển Đông đang trở thành mục tiêu
trong chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia. Trên Biển Đông, vùng
biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc
(phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia,
Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Từ nhiều năm nay, nhất
là trong thời gian gần đây, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển,
đảo rất quyết liệt và phức tạp giữa các nước, đặc biệt là những căng thẳng
giữa Việt Nam và Trung Quốc, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động
đến quốc phòng và an ninh nước ta,.
Chủ quyền biển, đảo đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước ta.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng
không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho
dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không
gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan
điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình
mới được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở
Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020.
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện
chức năng tuyên truyền vận động, giáo dục chính trị-tư tưởng cho quần
chúng. Thời gian qua, báo chí nước ta đã tham gia tích cực vào việc tuyên
truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc
tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo trên báo chí Việt Nam thời gian qua cũng
bộc lộ một số hạn chế nhất định. Có những tờ báo đưa tin chưa qua kiểm
chứng, làm nóng vấn đề một cách không cần thiết (như trong trường hợp tàu
Bình Minh bị cắt cáp ngày 30-11-2012). Công tác truyền thông về biển, đảo
nhìn chung vẫn chưa chủ động, thiếu tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán và
chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đông đảo của người dân. Nhiều đối tượng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
dân cư ven biển, hải đảo vẫn chưa tiếp cận được thường xuyên với các nguồn
thông tin chính thống. Các thông tin về địa phương, thế mạnh của biển, đảo
của những vùng biển xa nhưng giàu tiềm năng vẫn chưa được khai thác, ít
được đề cập tới. Khá nhiều tài liệu sử, tài liệu từ các kho tư liệu nước ngoài,
các cá nhân và tổ chức về tiềm năng, giá trị lịch sử, văn hóa của biển, đảo
Việt Nam còn chưa được thu thập, tổng hợp một cách có hệ thống; chưa giới
thiệu rộng rãi đến đông đảo công chúng trong nước và nước ngoài.
Do tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vai trò mũi
nhọn của báo chí trong cuộc đấu tranh này, thực tế đòi hỏi phải có một công
trình nghiên cứu, tổng kết lý luận về vấn đề trên, nhằm góp phần định hướng
cho hoạt động tuyên truyền biển, đảo trên báo chí. Trong bối cảnh đó, tôi
quyết định chọn đề tài “Thông tin về vấn đề chủ quyền biển đảo trên Tuổi trẻ
online và Vietnamnet” (khảo sát từ năm 2012 đến 2013). tui chọn 2 tờ báo
điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnet vì báo điện tử có lợi thế đưa tin rất
nhanh nhạy các diễn biến liên quan đến chủ quyền biển đảo, do đó được nhiều
độc giả ưa chuộng.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chủ quyền biển đảo và thông tin trên báo chí về chủ quyền biển,
đảo là một đề tài quan trọng và hấp dẫn. Hiện đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này như:
- Sách “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” của Tiến sĩ Trần Công Trục,
nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền
thông, 2012.Cuốn sách nói về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của
Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; Thực trạng và giải
pháp cho tranh chấp Biển Đông:
- Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của tác giả: Lưu Văn Lợi, Nhà xuất bản: Công an Nhân dân, năm 1995. Cuốn9
sách này phân tích lập trường của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc để
đánh giá khả năng, phương hướng giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.
- Sách “Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Nguyễn Bá Diến, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội 2012, trong đó tác giả chứng minh trên cơ sở lịch sử và luật
pháp quốc tế chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Luận văn “Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một số báo điện
tử” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013. Luận văn
phản ánh hoạt động truyền thông đối ngoại bằng tiếng Anh của báo chí về chủ
quyền biển, những ưu điểm và hạn chế, một số giải pháp nâng cao chất lượng.
- Khóa luận tốt nghiệp “Thông tin về vấn đề biển đảo trên báo in (Khảo
sát trên báo Tuổi Trẻ và Tiền phong từ tháng 1/2012-12/2012)”, Phạm Thị
Thùy An, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
- Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của báo chí trong thông tin tuyên truyền
về chủ quyền biển đảo”, Nguyễn Thị Châm, khoa Báo chí và Truyền thông,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
- Khóa luận tốt nghiệp, “Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt
Nam, (khảo sát trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên từ tháng 6-tháng 9/2012)”,
Nguyễn Thị Dung, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
- Khóa luận tốt nghiệp “ Thông tin bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa trên báo chí (khảo sát trên báo Quân đội nhân dân và Tuổi
Trẻ thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3-2009 đến tháng 3-2010”, Tạ Thị
Thanh Nhàn, 2011, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
- Luận văn thạc sĩ, “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên
sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam” ( Qua thực tế các chương trình
trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1), Nguyễn Thị Hoà, khoa Báo chí và
Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011
- Khóa luận tốt nghiệp “Báo chí nước ngoài viết về Biển Đông(khảo sát
trên BBC, Reuters, Xinhuanet từ 1/2012 đến 1/2013)”, Đoàn Biên Thùy, khoa
Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2013.
- Khóa luận tốt nghiệp “Báo chí nước ngoài viết về biển đảo Việt
Nam”, Lê Thị Thanh Thủy, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
- Luận văn thạc sĩ, “Thông tin về chủ quyền biển đảo trên kênh VTV
Đà Nẵng” (khảo sát từ 01/2013 đến 06/2013), Văn Công Nghĩa, khoa Báo chí
và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2014.
Luận văn của học viên kế thừa các kết quả nghiên cứu của những công
trình trên về vấn đề thông tin trên báo chí vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt
Nam, đồng thời đi sâu nghiên cứu các thông tin tuyên truyền chủ quyền biển,
đảo tiếng Việt trên các báo điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnetvào các năm
2012-2013.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc khảo sát và đánh giá việc thông tin về vấn đề chủ
quyền biển, đảo trên Vietnamnet và Tuổi trẻ online, luận văn đánh giá thành
công, hạn chế của 2 tờ báo điện tử đối với việc thông tin tuyên truyền về chủ
quyền biển đảo, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
thông tin về chủ đề này.11
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn xác định các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc thông tin trên báo chí về vấn đề chủ
quyền biển đảo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thông tin trên Vietnamnet và Tuổi trẻ
online về vấn đề chủ quyền biển, đảo ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thông tin
vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Vietnamnet. và Tuổi trẻ onlinevà báo chí Việt
Nam nói chung trong thời gian tới
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Vietnamnet và Tuổi trẻ
online.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Các phương tiện báo chí Việt Nam rất đa dạng. Do
điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn tập trung khảo sát các báo
Tuổi trẻ online, báo Vietnamnet là các kênh truyền thông có đông đảo độc
giả, đưa tin khá rộng rãi về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
Về mặt thời gian: Luận văn tập trung vào giai đoạn 2012-2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý
luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, những
quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí, vấn
đề chủ quyền biển đảo.
Để thực hiện đề tài này, học viên áp dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp lịch sử: Hệ thống hóa để tìm hiểu vấn đề chủ quyền
biển, đảoViệt Nam từ góc độ lịch sử.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các tin bài về chủ đề biển, đảo dưới
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
các khía cạnh khác nhau trên báo chí, như số lượng tin bài về các diễn biến
trên Biển Đông, về luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển
đảo, về dư luận quốc tế đối với tranh chấp trên Biển Đông...
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu tin bài về vấn đề
biển, đảocủa các tờ báo.
- Phương pháp điều tra: Học viên phát 300 phiếu điều tra tại Học viện
Khoa học Quân sự và Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng để tham khảo ý
kiến của một bộ phận công chúng về thông tin chủ quyền biển đảo trên các
báo Vietnamnet và Tuổi trẻ online.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các dữ liệu thu thập
được, phân tích rút ra kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Luận văn xây dựng khung lý luận của việc thông tin về vấn đề chủ
quyền biển, đảotrên báo chí, đưa ra những đánh giá về cách đưa tin về vấn đề
chủ quyền biển, đảotrên báo chí Việt Nam (về mặt nội dung và hình thức),
qua đó đóng góp về mặt lý luận cho việc tham gia của báo chí trong việc đấu
tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, khẳng định rõ báo chí là loại hình thông tin
chính trị-xã hội có chức năng giáo dục chính trị tư tưởng, cũng như tính dân
tộc, nhân dân của báo chí.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra trong công tác thông tin về
vấn đề chủ quyền biển, đảo của một số cơ quan báo chí, từ đó kiến nghị các
giải pháp nâng cao chất lượng, phát huy hơn nữa đóng góp của báo chí trong
công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là nguồn tài
liệu tham khảo có giá trị đối với những người quan tâm đến vấn đề tranh chấp
chủ quyền trên Biển Đông.13
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động thông
tin về chủ quyền biển, đảo trên báo chí.
Chương II: Khảo sát vấn đề chủ quyền biển đảo trên 2 tờ báo điện tử
Tuổi trẻ online và Vietnamnet từ 2012-2013.
Chương III: Đánh giá ưu, nhược điểm và một số giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin của báo điện tử Vietnamnet và
Tuổi trẻ online về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Những khái niệm cơ bản
Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc
tế1.
Theo Công ước LHQ vê luật biển năm 1982, chủ quyền là quyền làm
chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của
quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi
nội thủyvà lãnh hải của quốc gia đó.
- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên
cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng nhưđối với những hoạt động nhằm
thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó
vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu,
gió...
- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong
việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như:
cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân
tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ
1Hồng Chuyên, 2014 : “TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển, thế nào là chủ quyền và
chủ quyền quốc gia trên biển”,infonet.vn/the-nao-la-chu-quyen-va-chu-quyen-quoc-giatren-bien-post,ngày1-3-201415
và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của
quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền
tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường
để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực
hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không
gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đókhông có chủ quyền (ví dụ
quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định
đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác
Theo Luật biển Việt Nam 2012, đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao
bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập
hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Báo chí: là bao gồm tất cả các tổ chức thông tin thuộc những loại hình
khác nhau (xuất bản, radio, vô tuyến, truyền hình...) và ở các cấp độ khác
nhau từ trung ương đến địa phương với ý nghĩa là tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng.
Thông tin: Theo Philipppe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách
“Bùng nổ truyền thông”, khái niệm thông tin có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là,
nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome), thứ hai là, nói về
sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa
này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập
kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và
kiến thức.
Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của
vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông
tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự
vật khác. Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại
chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất
khác. Phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin, không có thông tin chung
chung mà thông tin là thông tin về sự vật này đối với sự vật khác.
Theo Từ điển tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin
cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin
truyền đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao).
Như vậy, đánh giá một cách tổng quát, thông tin được hiểu theo hai
nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện
thông báo, báo tin.
Cách hiểu này phù hợp với khái niệm thông tin nêu trong phần mở đầu
“Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết
định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ:
“Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công
cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu
để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp
tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội”.
Thông tin báo chí: Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân
loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp,
giải trí và nhận thức của con người. Thông tin là một hiện tượng vốn có của
thế giới vật chất. Theo các nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con
người chú ý về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết
báo chí vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Và từ đây, “Thông tin chính
là những cái mới khác với những điều đã biết”.
Thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương
tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo. Thực hiện
chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự17
kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự
nhiên, xã hội.
Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách
riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng
lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính
điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng
rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có
được.
Như vậy, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện
thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã
hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con
người.
Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới
công chúng.
Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu. Thông tin trở
thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng. Căn cứ việc phân loại theo
cách thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình:
Thông tin bằng chủ yếu chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói
(phát thanh); thông tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình, báo ảnh); thông
tin trên mạng internet (đa phương tiện).
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khác
nhau: có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn;
có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình. Ngay cả các tiêu đề, vị trí
của tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay
cách xếp chữ trên các tờ báo… đều chứa đựng thông tin.
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của
thông tin. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà
còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng
thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội. Thông tin thực sự là công cụ
cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự
phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn.
Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin báo chí
Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự
vật. Chất lượng theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, là hai mặt có mối
quan hệ biện chứng của mỗi sự vật, hiện tượng. Chất là tính quy định vốn có
của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với các sự
vật và hiện tượng khác. Lượng là tính quy định của sự vật và hiện tượng về
mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu
tố cấu thành nó. Quá trình thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và
ngược lại, khi chất mới ra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó.
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này
nói lên cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Chất lượng thông tin báo chí bao gồm 2 mặt: chất lượng nội dung thông
tin và chất lượng hình thức, cách thông tin. Bên cạnh đó, trong hoạt
động báo chí, nhận thức về chất lượng thông tin song song với nhận thức về
chức năng và đối tượng phản ánh của báo chí. Muốn có nhận thức đúng đắn
về thông tin, cần xác định được mục đích hoạt động của báo chí, đồng thời
phải nêu lên định hướng có tính nguyên tắc cho những hoạt động thực tiễn
của một nền báo chí. Sự định hướng rõ ràng sẽ trang bị cho nhà báo phương
pháp thông tin và biết cách vận dụng thông tin có hiệu quả để thực hiện chức19
năng của báo chí. Một hướng quan trọng trong cách tiếp cận thông tin báo chí
là mỗi chương trình, mỗi tác phẩm phải được xem xét kỹ lưỡng trong hệ
thống những mối quan hệ giữa báo chí và công chúng. Tác phẩm báo chí là
điểm trung gian trong mối quan hệ: Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng. Tác
phẩm báo chí khi được đăng tải, phát sóng, mới chỉ dừng lại ở thông tin tiềm
năng, vì thông tin đó chưa chắc đã được công chúng tiếp nhận. Người làm báo
phải tìm mọi cách biến thông tin tiềm năng thành thông tin hiện thực. Tính
chất thực tiễn của thông tin là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của thông tin cao
hay thấp, tức là có mang đến cho công chúng những thông tin phù hợp với
nhu cầu của họ không và có khả năng chuyển thông tin tiềm năng thành thông
tin hiện thực không.
Lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng
thông tin, đó là tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời (đúng lúc).
- Tính độc đáo của thông tin, là cái mới mà công chúng chưa biết.
Nhưng cái mới không phải là cái duy nhất thể hiện tính độc đáo. Cùng với sự
đòi hỏi tất yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ đã bị lãng quên, giúp
cho công chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mới. Tuy nhiên,
những thông tin được nhắc lại sẽ vô bổ, thậm chí có hại khi cái mới, cái độc
đáo bị chìm đi trong một loạt cái cũ; khi cái cũ không đóng vai trò bổ sung mà
lại cản trở việc nhận thức cái mới.
- Tính đại chúng (dễ hiểu) giúp cho công chúng nhận thức nội dung tác
phẩm tương ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (chữ viết, lời
nói, hình ảnh…) và cách viết, cách thể hiện… phải được công chúng nhận
thức đầy đủ. Nếu không thực hiện được nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng
là công chúng không hiểu được tác phẩm.
- Tính hợp thời (đúng lúc) đòi hỏi tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc,
đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm
đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng. Lượng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
thông tin còn phụ thuộc vào tính thời điểm của nó. Trong thời đại ngày nay,
lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, đúng lúc,
nhanh nhạy. Báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của thông
tin, nếu thông tin chậm, hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ bằng không.
Tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao đã được các cơ quan
quản lý nhà nước quy định cụ thể, đó là: “Những tác phẩm mang lại hiệu quả
thiết thực cho toàn xã hội hay một vùng miền, địa phương; có nhiều tìm tòi,
phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung
phù hợp, hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem; phù hợp với quan điểm
chỉ đạo, tuyên truyền, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước”.
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông cũng chỉ ra rằng, tác phẩm báo chí
là một chỉnh thể, bao gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Hai yếu tố này có
mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ, chi phối lẫn nhau tạo nên chất lượng
tác phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí còn được hiểu rộng hơn, đó là cả trang
báo, số báo, tờ báo, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình… Do
đó tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin báo chí phải coi trọng cả hai yếu tố
nội dung và hình thức thông tin.
Hoạt động báo chí là hoạt động có ý thức và mục đích của con người,
bởi vậy yêu cầu về tính hiệu quả báo chí phải được đặt lên hàng đầu. Hiệu quả
báo chí là việc vận dụng các quy luật, các nguyên tắc, hình thức, cách
hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
nhằm đạt mục đích đặt ra. Để báo chí hoạt động hiệu quả, trước hết nội dung
thông tin phải phong phú, mang lại cho công chúng một lượng thông tin mới,
phản ánh đúng, kịp thời, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công chúng
đang quan tâm hay đang thiếu thông tin, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác
động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của đối tượng. Về hình thức, thông tin
báo chí phải được chuyển tải bằng các hình thức tác phẩm và phương pháp21
thể hiện thuyết phục, dễ hiểu. Nó không chỉ làm cho công chúng thích thú mà
còn khơi gợi được sự suy nghĩ theo hướng đúng và thúc đẩy hành động tích
cực của họ2…
Tuyên truyền: có nhiều định nghĩa về tuyên truyền. Theo Từ điển tiếng
Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2007, tuyên truyền là hành
động phổ biến, giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ,
làm theo.
Theo Bách khoa toàn thư wikipedia, tuyên truyền là hành động truyền
bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của
quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một phong trào hay tập đoàn.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, nếu so sánh giữa thông tin và tuyên
truyền, thì tuyên truyền mang tính mục đích cao hơn, hướng tới việc tác động
đến độc giả theo một mục tiêu nhất định.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển
đảo và nhiệm vụ của báo chí
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5/1993 đã chỉ rõ “tiến
ra biển trở thành một hướng phát triển của loài người” và “trở thành một nước
mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện
khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam”.
Chỉ thị số 20 của Bộ Chính trị tháng 9/1997 nhấn mạnh: “Vùng biển,
hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát
triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp CNHHĐH”.
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX), Nghị quyết đại hội X và mới đây
2Dương Văn Thắng, 2014 “Nâng cao chất lượng thông tin báo chí trong tình hình hiện
nay”,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi22
là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt
Nam đến 2020” đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững
chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu
mạnh”.
Để tiếp tục duy trì bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam trên Biển
Đôngvà hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Nhà nước ta đã có nhiều văn
bản pháp lý để tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
mình. Các văn kiện đều phù hợp với hệ thống luật quốc tế và công ước của
Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, cụ thể:
Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977
lãnh hải, vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam (đây là văn bản pháp quy đầu tiên và là cơ sở nền tảng cho các văn bản
pháp quy sau này).
Theo Điều 5, Tuyên bố ngày 12/5/1977, các đảo và quần đảo như
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải Việt
Nam đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa riêng. Như vậy, nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực này như các vùng
tương ứng nằm trong lãnh hải vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam.
Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam nêu rõ: “Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam sẽ cùng các nước có liên quan thông qua thương lượng
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế
và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề vế các vùng biển và thềm lục địa của
mỗi bên”.23
Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982,
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và mới đây là
“Luật biển quốc gia” được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
17/6/2003 có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, tại Kỳ
họp thứ 5, ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982” (gọi tắt là Luật biển năm 1982) và có hiệu lực từ
ngày 16/22/1994 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo,
chúng ta cần thực hiện nhất quán các giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao
nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ
quốc.
Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ
biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải
đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta cần vận dụng sáng tạo
những bài học lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu
cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ sự đồng tình của
cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động
kinh tế biển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền
chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế.
Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các
biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển
năm 1982 của Liên hợp quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu
tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi24
chúng ta.
Trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài,
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm
phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh
chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc
chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa
phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau
nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông(DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử
trên Biển Đông (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định,
hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh
chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở Biển
Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở
Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi
dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc,
chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước có liên quan.
- Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về
lĩnh vực biển, đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sở
pháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữ gìn
và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển, đảocho sự nghiệp phát triển
của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.
- Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm
quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa25
phát triển các vùng biển, ven biển và hải đảo với phát triển các vùng đồng
bằng và đô thị theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Có chính sách thích hợp để hình thành các doanh nghiệp mạnh đồng
thời huy động các thành phần kinh tế trong nước và nguồn lực quốc tế để khai
thác có hiệu quả các tiềm năng từ biển và hải đảo; đóng góp ngày càng nhiều
cho ngân sách nhà nước, tăng nhanh tỷ trọng của kinh tế biển vào tăng trưởng
của cả nền kinh tế.
Tăng cường và thực thi có hiệu quả các biện pháp đồng bộ để bảo vệ
ngư dân, các lực lượng làm kinh tế và các hoạt động hợp pháp trên các vùng
biển, đảo của Tổ quốc.
Trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng
phải gắn với bảo vệ môi trường, phải lấy phòng ngừa ô nhiễm làm phương
châm hành động, khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt
mà coi nhẹ việc duy trì, bảo vệ và tái tạo môi trường; phải huy động tối đa và
đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xã hội
hóa công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo.
- Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý
và phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa
dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.
- Năm là, tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế
trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền,
lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải
quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi26
- Sáu là, các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền
các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và
nâng cao nhận thức về biển, đảocủa Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể,
thiết thực ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và mỗi người Việt Nam
chúng ta.
1.2.2. Vai trò của báo chí trong việc thông tin về chủ quyền biển, đảo
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện
chức năng giáo dục chính trị-tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục
chính trị tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng
việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội một
cách trung thực và khách quan.
Thể hiện ý thức dân tộc qua cả nội dung, ngôn ngữ và hình thức trình
bày không chỉ là ý thức mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan báo
chí và những người làm báo. Một nền báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc khi
nó trực tiếp tham gia phản ánh và giải quyết toàn bộ những vấn đề hệ trọng,
bức xúc nhất của dân tộc. Ra đời trong bão táp của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, ngót một thế kỷ qua, chủ đề lớn, xuyên suốt của báo chí cách mạng
Việt Nam là giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do, vì CNXH. Báo chí cách
mạng Việt Nam đã có những đóng góp lớn lao trong sự nghiệp cách mạng
chung của đất nước, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận và đánh giá
cao. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí đóng vai trò tích cực trong việc tuyên
truyền, phục vụ công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Những
biến động, tranh chấp phức tạp trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế
thời gian gần đây đã khiến vấn đề biển, đảo nói chung và vấn đề tuyên truyền
về chủ quyền biển, đảonói riêng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp nặng nề nhưng cũng rất đỗi
vinh dự, lớn lao ấy, từ nhiều năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã tích cực27
tuyên truyền mọi mặt về chủ quyền biển, đảoTổ quốc Việt Nam, góp phần
nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những hoạt động trên đã góp phần to lớn
vào việc nâng cao nhận thức của người dân trong nước cũng như cộng đồng
quốc tế đối với chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa cũng như các vũng lãnh hải trên Biển Đông.
Công tác tuyên truyền đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Các nước tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt
là Trung Quốc, đã và đang đẩy mạnh các nỗ lực theo hướng này để thu hút sự
ủng hộ của dự luận trong nước và quốc tế, tạo lợi thế trong đàm phán giải quyết
tranh chấp.
Công tác tuyên truyền biển, đảo vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt,
vừa là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài; tuyên truyền về biển, đảo
đòi hỏi phải xây dựng lực lượng rộng rãi, trong đó các cơ quan, báo chí,
truyền thông là lực lượng nòng cốt, lấy chủ quyền biển, đảo làm mục tiêu
tuyên truyền và tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng, huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc trong đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc. Báo chí cần tập trung tuyên truyền các nội dung sau:
- Nội dung 1:các thông tin cơ bản về biển, đảo Việt Nam, truyền thống
khai phá, bảo vệ biển, đảo của cha ông ta.
- Nội dung 2: Các diễn biến liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt
Nam.
- Nội dung 3: Quan điểm, chủ trương đường lối của Việt Nam trong
vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, phản bác các quan điểm hành vi sai trái.
- Nội dung 4: Hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Việt Nam hiện nay.
- Nội dung 5: Dư luận quốc tế về vấn đề liên quan đến chủ quyền biển,
đảo Việt Nam
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi28
- Nội dung 6: Luật pháp quốc tế và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp
biển, đảo trên thế giới.
1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử trong tuyên truyền chủ
quyền biển đảo
1.3.1. Khái niệm báo điện tử
Cùng với sự xuất hiện của cơn bão thông tin, một loại hình báo chí mới
ra đời, mang tính chất bước ngoặt, và có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại. Đó
chính là sự ra đời của báo điện tử. Có thể thấy đây là loại hình báo chí ra đời
muộn nhất nhưng lại có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, thay đổi hoàn toàn
bộ mặt của nền báo chí thế giới, cũng như góp phần vào việc nâng cao và
hoàn thiện nền báo chí của mỗi quốc gia. Trước hết chúng ta có thể hiểu, báo
điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”.3
1.3.2. Thế mạnh của báo điện tử trong đưa tin về chủ quyền biển đảo
- Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của
mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng cập nhật thông
tin, nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện tử.
Khác với báo giấy hay các loại hình báo chí khác, với báo điện tử, nhà
báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên
khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác. Chính vì
thế báo điện tử còn có một đặc trưng là tính phi định kì.
Đặc điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trội hơn so với các
loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời
sự và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả khi đưa tin về chủ quyền biển đảo Việt
Nam là vấn đề thường có các diễn biến mới.
KẾT LUẬN
Bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong đó có chủ quyền biển, đảo là một
quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam. Trong suốt hàng
nghìn năm lịch sử, dân tộc ta liên tục phải đấu tranh sinh tồn trước các thế lực
ngoại xâm bên ngoài. Chỉ riêng trong thế kỷ 20, chúng ta đã phải tiến hành 4
cuộc chiến tranh vệ quốc khốc liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Bước sang
thế kỷ 21, những thách thức đối với dân tộc Việt Nam tiếp tục xuất hiện trên
Biển Đông. Trong bối cảnh tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, các quốc gia hiện
nay đều có xu hướng tiến ra đại dương, tìm kiếm không gian sinh tồn. Trong
các đối tượng tranh chấp chủ quyền biển đảo của Việt Nam, có cường quốc
đang trỗi dậy với sức mạnh vượt trội hơn Việt Nam rất nhiều lần, đang tìm
mọi cách chiếm đoạt Biển Đông để phục vụ cho mục tiêu chiến lược của
họ.Có thể nói kể từ khi xảy ra sự kiện Gạc Ma năm 1988, chưa bao giờ chủ
quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông lại bị đe dọa nghiêm trọng như
hiện nay. Cuộc đấu tranh của chúng ta còn trở nên phức tạp vì nó nằm trong
bối cảnh khu vực đang có những diễn biến phức tạp về địa-chính trị, đặc biệt
là sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Điều này đòi hỏi dân tộc
phát huy bản lĩnh trí tuệ để có thể tìm ra giải pháp ứng phó phù hợp, đưa đất
nước vượt qua thử thách cam go này, giữ vững chủ quyền biển đảo, duy trì
quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, không để bị cuốn vào cuộc đối đầu
của các cường quốc.
Báo chí Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt cuộc trường
chính lâu dài bảo vệ Tổ quốc kể từ ngày có Đảng. Trong cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, báo chí tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng.
Những thông tin chính xác, kịp thời, mang tính chiến đấu của báo chí sẽ góp
phần kịp thời động viên khích lệ, khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm bảo vệ
biển, đảoquê hương của người dân Việt Nam, tố cáo ý đồ, âm mưu xâm lược
của các thế lực bên ngoài, thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
M 4
ỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................. 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................... 112
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 113
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ ........ 13
1.1. Những khái niệm cơ bản........................................................................... 13
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển, đảo và
nhiệm vụ của báo chí................................................................................... 21
1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử trong tuyên truyền chủ quyền biển,
đảo...........................................................................................................28
1.4. Giới thiệu về 2 tờ báo điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnet………….31
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRÊN 2
TỜ BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET VÀ TUỔI TRẺ ONLINE TỪ 2012-
2013………………………………………………………………………...36
2.1. Khảo sát tần số, quy mô, các bài viết về chủ quyền biển, đảo trên 2 tờ báo
điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnet............................................... ... 36
2.2. Nội dung thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Vietnamnet. và
Tuổi trẻ online các năm2012-2013.......................................................... 39
2.3. Hình thức thông tin về chủ quyền biển, đảo trên báo Vietnamnet và Tuổi
trẻonline các năm 2012-2013.....................................................................76
2.4. Sự tương tác của các báo điện tử Vietnamnet và Tuổi trẻ online trong việc5
thông tin về chủ quyền biển, đảo........................................................................81
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN CỦA
BÁO VIETNAMNET VÀ TUỔI TRẺ ONLINE VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN,ĐẢO ....................................................................................................92
3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm của 2 tờ báo Vietnamnet và Tuổi trẻ online...92
3.2.Các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về chủ quyền biển, đảo
......................................................................................................................107
KẾT LUẬN................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................124
PHỤ LỤC................................................................................................130
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn
nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa
Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại
(không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển
của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều
nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau
eo biển Hormuz). Biển Đôngrất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực
xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thương hàng hải và kinh tế. Theo
đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển
Đônglà 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.
Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3260 km,
hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú
và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển
nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài
nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc. Theo ước tính hiện nay, tỷ
trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước.
Biển Đông được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia của Việt
Nam; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều
lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Do
đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào
Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50
km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh
tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị
địch tấn công từ hướng biển.7
Với những lợi thế sẵn có của mình, Biển Đông đang trở thành mục tiêu
trong chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia. Trên Biển Đông, vùng
biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc
(phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia,
Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Từ nhiều năm nay, nhất
là trong thời gian gần đây, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển,
đảo rất quyết liệt và phức tạp giữa các nước, đặc biệt là những căng thẳng
giữa Việt Nam và Trung Quốc, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động
đến quốc phòng và an ninh nước ta,.
Chủ quyền biển, đảo đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước ta.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng
không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho
dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không
gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan
điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình
mới được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở
Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020.
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện
chức năng tuyên truyền vận động, giáo dục chính trị-tư tưởng cho quần
chúng. Thời gian qua, báo chí nước ta đã tham gia tích cực vào việc tuyên
truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc
tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo trên báo chí Việt Nam thời gian qua cũng
bộc lộ một số hạn chế nhất định. Có những tờ báo đưa tin chưa qua kiểm
chứng, làm nóng vấn đề một cách không cần thiết (như trong trường hợp tàu
Bình Minh bị cắt cáp ngày 30-11-2012). Công tác truyền thông về biển, đảo
nhìn chung vẫn chưa chủ động, thiếu tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán và
chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đông đảo của người dân. Nhiều đối tượng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
dân cư ven biển, hải đảo vẫn chưa tiếp cận được thường xuyên với các nguồn
thông tin chính thống. Các thông tin về địa phương, thế mạnh của biển, đảo
của những vùng biển xa nhưng giàu tiềm năng vẫn chưa được khai thác, ít
được đề cập tới. Khá nhiều tài liệu sử, tài liệu từ các kho tư liệu nước ngoài,
các cá nhân và tổ chức về tiềm năng, giá trị lịch sử, văn hóa của biển, đảo
Việt Nam còn chưa được thu thập, tổng hợp một cách có hệ thống; chưa giới
thiệu rộng rãi đến đông đảo công chúng trong nước và nước ngoài.
Do tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vai trò mũi
nhọn của báo chí trong cuộc đấu tranh này, thực tế đòi hỏi phải có một công
trình nghiên cứu, tổng kết lý luận về vấn đề trên, nhằm góp phần định hướng
cho hoạt động tuyên truyền biển, đảo trên báo chí. Trong bối cảnh đó, tôi
quyết định chọn đề tài “Thông tin về vấn đề chủ quyền biển đảo trên Tuổi trẻ
online và Vietnamnet” (khảo sát từ năm 2012 đến 2013). tui chọn 2 tờ báo
điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnet vì báo điện tử có lợi thế đưa tin rất
nhanh nhạy các diễn biến liên quan đến chủ quyền biển đảo, do đó được nhiều
độc giả ưa chuộng.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chủ quyền biển đảo và thông tin trên báo chí về chủ quyền biển,
đảo là một đề tài quan trọng và hấp dẫn. Hiện đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này như:
- Sách “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” của Tiến sĩ Trần Công Trục,
nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền
thông, 2012.Cuốn sách nói về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của
Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; Thực trạng và giải
pháp cho tranh chấp Biển Đông:
- Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của tác giả: Lưu Văn Lợi, Nhà xuất bản: Công an Nhân dân, năm 1995. Cuốn9
sách này phân tích lập trường của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc để
đánh giá khả năng, phương hướng giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.
- Sách “Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Nguyễn Bá Diến, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội 2012, trong đó tác giả chứng minh trên cơ sở lịch sử và luật
pháp quốc tế chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Luận văn “Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một số báo điện
tử” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013. Luận văn
phản ánh hoạt động truyền thông đối ngoại bằng tiếng Anh của báo chí về chủ
quyền biển, những ưu điểm và hạn chế, một số giải pháp nâng cao chất lượng.
- Khóa luận tốt nghiệp “Thông tin về vấn đề biển đảo trên báo in (Khảo
sát trên báo Tuổi Trẻ và Tiền phong từ tháng 1/2012-12/2012)”, Phạm Thị
Thùy An, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
- Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của báo chí trong thông tin tuyên truyền
về chủ quyền biển đảo”, Nguyễn Thị Châm, khoa Báo chí và Truyền thông,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
- Khóa luận tốt nghiệp, “Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt
Nam, (khảo sát trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên từ tháng 6-tháng 9/2012)”,
Nguyễn Thị Dung, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
- Khóa luận tốt nghiệp “ Thông tin bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa trên báo chí (khảo sát trên báo Quân đội nhân dân và Tuổi
Trẻ thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3-2009 đến tháng 3-2010”, Tạ Thị
Thanh Nhàn, 2011, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
- Luận văn thạc sĩ, “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên
sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam” ( Qua thực tế các chương trình
trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1), Nguyễn Thị Hoà, khoa Báo chí và
Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011
- Khóa luận tốt nghiệp “Báo chí nước ngoài viết về Biển Đông(khảo sát
trên BBC, Reuters, Xinhuanet từ 1/2012 đến 1/2013)”, Đoàn Biên Thùy, khoa
Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2013.
- Khóa luận tốt nghiệp “Báo chí nước ngoài viết về biển đảo Việt
Nam”, Lê Thị Thanh Thủy, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
- Luận văn thạc sĩ, “Thông tin về chủ quyền biển đảo trên kênh VTV
Đà Nẵng” (khảo sát từ 01/2013 đến 06/2013), Văn Công Nghĩa, khoa Báo chí
và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2014.
Luận văn của học viên kế thừa các kết quả nghiên cứu của những công
trình trên về vấn đề thông tin trên báo chí vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt
Nam, đồng thời đi sâu nghiên cứu các thông tin tuyên truyền chủ quyền biển,
đảo tiếng Việt trên các báo điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnetvào các năm
2012-2013.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc khảo sát và đánh giá việc thông tin về vấn đề chủ
quyền biển, đảo trên Vietnamnet và Tuổi trẻ online, luận văn đánh giá thành
công, hạn chế của 2 tờ báo điện tử đối với việc thông tin tuyên truyền về chủ
quyền biển đảo, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
thông tin về chủ đề này.11
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn xác định các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc thông tin trên báo chí về vấn đề chủ
quyền biển đảo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thông tin trên Vietnamnet và Tuổi trẻ
online về vấn đề chủ quyền biển, đảo ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thông tin
vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Vietnamnet. và Tuổi trẻ onlinevà báo chí Việt
Nam nói chung trong thời gian tới
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Vietnamnet và Tuổi trẻ
online.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Các phương tiện báo chí Việt Nam rất đa dạng. Do
điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn tập trung khảo sát các báo
Tuổi trẻ online, báo Vietnamnet là các kênh truyền thông có đông đảo độc
giả, đưa tin khá rộng rãi về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
Về mặt thời gian: Luận văn tập trung vào giai đoạn 2012-2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý
luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, những
quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí, vấn
đề chủ quyền biển đảo.
Để thực hiện đề tài này, học viên áp dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp lịch sử: Hệ thống hóa để tìm hiểu vấn đề chủ quyền
biển, đảoViệt Nam từ góc độ lịch sử.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các tin bài về chủ đề biển, đảo dưới
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
các khía cạnh khác nhau trên báo chí, như số lượng tin bài về các diễn biến
trên Biển Đông, về luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển
đảo, về dư luận quốc tế đối với tranh chấp trên Biển Đông...
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu tin bài về vấn đề
biển, đảocủa các tờ báo.
- Phương pháp điều tra: Học viên phát 300 phiếu điều tra tại Học viện
Khoa học Quân sự và Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng để tham khảo ý
kiến của một bộ phận công chúng về thông tin chủ quyền biển đảo trên các
báo Vietnamnet và Tuổi trẻ online.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các dữ liệu thu thập
được, phân tích rút ra kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Luận văn xây dựng khung lý luận của việc thông tin về vấn đề chủ
quyền biển, đảotrên báo chí, đưa ra những đánh giá về cách đưa tin về vấn đề
chủ quyền biển, đảotrên báo chí Việt Nam (về mặt nội dung và hình thức),
qua đó đóng góp về mặt lý luận cho việc tham gia của báo chí trong việc đấu
tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, khẳng định rõ báo chí là loại hình thông tin
chính trị-xã hội có chức năng giáo dục chính trị tư tưởng, cũng như tính dân
tộc, nhân dân của báo chí.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra trong công tác thông tin về
vấn đề chủ quyền biển, đảo của một số cơ quan báo chí, từ đó kiến nghị các
giải pháp nâng cao chất lượng, phát huy hơn nữa đóng góp của báo chí trong
công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là nguồn tài
liệu tham khảo có giá trị đối với những người quan tâm đến vấn đề tranh chấp
chủ quyền trên Biển Đông.13
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động thông
tin về chủ quyền biển, đảo trên báo chí.
Chương II: Khảo sát vấn đề chủ quyền biển đảo trên 2 tờ báo điện tử
Tuổi trẻ online và Vietnamnet từ 2012-2013.
Chương III: Đánh giá ưu, nhược điểm và một số giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin của báo điện tử Vietnamnet và
Tuổi trẻ online về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Những khái niệm cơ bản
Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc
tế1.
Theo Công ước LHQ vê luật biển năm 1982, chủ quyền là quyền làm
chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của
quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi
nội thủyvà lãnh hải của quốc gia đó.
- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên
cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng nhưđối với những hoạt động nhằm
thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó
vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu,
gió...
- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong
việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như:
cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân
tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ
1Hồng Chuyên, 2014 : “TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển, thế nào là chủ quyền và
chủ quyền quốc gia trên biển”,infonet.vn/the-nao-la-chu-quyen-va-chu-quyen-quoc-giatren-bien-post,ngày1-3-201415
và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của
quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền
tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường
để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực
hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không
gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đókhông có chủ quyền (ví dụ
quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định
đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác
Theo Luật biển Việt Nam 2012, đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao
bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập
hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Báo chí: là bao gồm tất cả các tổ chức thông tin thuộc những loại hình
khác nhau (xuất bản, radio, vô tuyến, truyền hình...) và ở các cấp độ khác
nhau từ trung ương đến địa phương với ý nghĩa là tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng.
Thông tin: Theo Philipppe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách
“Bùng nổ truyền thông”, khái niệm thông tin có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là,
nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome), thứ hai là, nói về
sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa
này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập
kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và
kiến thức.
Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của
vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông
tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự
vật khác. Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại
chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất
khác. Phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin, không có thông tin chung
chung mà thông tin là thông tin về sự vật này đối với sự vật khác.
Theo Từ điển tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin
cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin
truyền đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao).
Như vậy, đánh giá một cách tổng quát, thông tin được hiểu theo hai
nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện
thông báo, báo tin.
Cách hiểu này phù hợp với khái niệm thông tin nêu trong phần mở đầu
“Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết
định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ:
“Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công
cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu
để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp
tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội”.
Thông tin báo chí: Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân
loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp,
giải trí và nhận thức của con người. Thông tin là một hiện tượng vốn có của
thế giới vật chất. Theo các nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con
người chú ý về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết
báo chí vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Và từ đây, “Thông tin chính
là những cái mới khác với những điều đã biết”.
Thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương
tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo. Thực hiện
chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự17
kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự
nhiên, xã hội.
Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách
riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng
lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính
điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng
rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có
được.
Như vậy, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện
thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã
hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con
người.
Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới
công chúng.
Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu. Thông tin trở
thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng. Căn cứ việc phân loại theo
cách thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình:
Thông tin bằng chủ yếu chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói
(phát thanh); thông tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình, báo ảnh); thông
tin trên mạng internet (đa phương tiện).
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khác
nhau: có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn;
có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình. Ngay cả các tiêu đề, vị trí
của tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay
cách xếp chữ trên các tờ báo… đều chứa đựng thông tin.
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của
thông tin. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà
còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng
thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội. Thông tin thực sự là công cụ
cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự
phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn.
Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin báo chí
Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự
vật. Chất lượng theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, là hai mặt có mối
quan hệ biện chứng của mỗi sự vật, hiện tượng. Chất là tính quy định vốn có
của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với các sự
vật và hiện tượng khác. Lượng là tính quy định của sự vật và hiện tượng về
mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu
tố cấu thành nó. Quá trình thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và
ngược lại, khi chất mới ra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó.
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này
nói lên cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Chất lượng thông tin báo chí bao gồm 2 mặt: chất lượng nội dung thông
tin và chất lượng hình thức, cách thông tin. Bên cạnh đó, trong hoạt
động báo chí, nhận thức về chất lượng thông tin song song với nhận thức về
chức năng và đối tượng phản ánh của báo chí. Muốn có nhận thức đúng đắn
về thông tin, cần xác định được mục đích hoạt động của báo chí, đồng thời
phải nêu lên định hướng có tính nguyên tắc cho những hoạt động thực tiễn
của một nền báo chí. Sự định hướng rõ ràng sẽ trang bị cho nhà báo phương
pháp thông tin và biết cách vận dụng thông tin có hiệu quả để thực hiện chức19
năng của báo chí. Một hướng quan trọng trong cách tiếp cận thông tin báo chí
là mỗi chương trình, mỗi tác phẩm phải được xem xét kỹ lưỡng trong hệ
thống những mối quan hệ giữa báo chí và công chúng. Tác phẩm báo chí là
điểm trung gian trong mối quan hệ: Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng. Tác
phẩm báo chí khi được đăng tải, phát sóng, mới chỉ dừng lại ở thông tin tiềm
năng, vì thông tin đó chưa chắc đã được công chúng tiếp nhận. Người làm báo
phải tìm mọi cách biến thông tin tiềm năng thành thông tin hiện thực. Tính
chất thực tiễn của thông tin là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của thông tin cao
hay thấp, tức là có mang đến cho công chúng những thông tin phù hợp với
nhu cầu của họ không và có khả năng chuyển thông tin tiềm năng thành thông
tin hiện thực không.
Lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng
thông tin, đó là tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời (đúng lúc).
- Tính độc đáo của thông tin, là cái mới mà công chúng chưa biết.
Nhưng cái mới không phải là cái duy nhất thể hiện tính độc đáo. Cùng với sự
đòi hỏi tất yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ đã bị lãng quên, giúp
cho công chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mới. Tuy nhiên,
những thông tin được nhắc lại sẽ vô bổ, thậm chí có hại khi cái mới, cái độc
đáo bị chìm đi trong một loạt cái cũ; khi cái cũ không đóng vai trò bổ sung mà
lại cản trở việc nhận thức cái mới.
- Tính đại chúng (dễ hiểu) giúp cho công chúng nhận thức nội dung tác
phẩm tương ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (chữ viết, lời
nói, hình ảnh…) và cách viết, cách thể hiện… phải được công chúng nhận
thức đầy đủ. Nếu không thực hiện được nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng
là công chúng không hiểu được tác phẩm.
- Tính hợp thời (đúng lúc) đòi hỏi tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc,
đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm
đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng. Lượng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
thông tin còn phụ thuộc vào tính thời điểm của nó. Trong thời đại ngày nay,
lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, đúng lúc,
nhanh nhạy. Báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của thông
tin, nếu thông tin chậm, hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ bằng không.
Tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao đã được các cơ quan
quản lý nhà nước quy định cụ thể, đó là: “Những tác phẩm mang lại hiệu quả
thiết thực cho toàn xã hội hay một vùng miền, địa phương; có nhiều tìm tòi,
phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung
phù hợp, hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem; phù hợp với quan điểm
chỉ đạo, tuyên truyền, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước”.
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông cũng chỉ ra rằng, tác phẩm báo chí
là một chỉnh thể, bao gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Hai yếu tố này có
mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ, chi phối lẫn nhau tạo nên chất lượng
tác phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí còn được hiểu rộng hơn, đó là cả trang
báo, số báo, tờ báo, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình… Do
đó tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin báo chí phải coi trọng cả hai yếu tố
nội dung và hình thức thông tin.
Hoạt động báo chí là hoạt động có ý thức và mục đích của con người,
bởi vậy yêu cầu về tính hiệu quả báo chí phải được đặt lên hàng đầu. Hiệu quả
báo chí là việc vận dụng các quy luật, các nguyên tắc, hình thức, cách
hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
nhằm đạt mục đích đặt ra. Để báo chí hoạt động hiệu quả, trước hết nội dung
thông tin phải phong phú, mang lại cho công chúng một lượng thông tin mới,
phản ánh đúng, kịp thời, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công chúng
đang quan tâm hay đang thiếu thông tin, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác
động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của đối tượng. Về hình thức, thông tin
báo chí phải được chuyển tải bằng các hình thức tác phẩm và phương pháp21
thể hiện thuyết phục, dễ hiểu. Nó không chỉ làm cho công chúng thích thú mà
còn khơi gợi được sự suy nghĩ theo hướng đúng và thúc đẩy hành động tích
cực của họ2…
Tuyên truyền: có nhiều định nghĩa về tuyên truyền. Theo Từ điển tiếng
Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2007, tuyên truyền là hành
động phổ biến, giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ,
làm theo.
Theo Bách khoa toàn thư wikipedia, tuyên truyền là hành động truyền
bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của
quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một phong trào hay tập đoàn.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, nếu so sánh giữa thông tin và tuyên
truyền, thì tuyên truyền mang tính mục đích cao hơn, hướng tới việc tác động
đến độc giả theo một mục tiêu nhất định.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển
đảo và nhiệm vụ của báo chí
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5/1993 đã chỉ rõ “tiến
ra biển trở thành một hướng phát triển của loài người” và “trở thành một nước
mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện
khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam”.
Chỉ thị số 20 của Bộ Chính trị tháng 9/1997 nhấn mạnh: “Vùng biển,
hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát
triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp CNHHĐH”.
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX), Nghị quyết đại hội X và mới đây
2Dương Văn Thắng, 2014 “Nâng cao chất lượng thông tin báo chí trong tình hình hiện
nay”,
You must be registered for see links
.Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi22
là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt
Nam đến 2020” đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững
chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu
mạnh”.
Để tiếp tục duy trì bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam trên Biển
Đôngvà hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Nhà nước ta đã có nhiều văn
bản pháp lý để tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
mình. Các văn kiện đều phù hợp với hệ thống luật quốc tế và công ước của
Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, cụ thể:
Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977
lãnh hải, vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam (đây là văn bản pháp quy đầu tiên và là cơ sở nền tảng cho các văn bản
pháp quy sau này).
Theo Điều 5, Tuyên bố ngày 12/5/1977, các đảo và quần đảo như
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải Việt
Nam đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa riêng. Như vậy, nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực này như các vùng
tương ứng nằm trong lãnh hải vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam.
Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam nêu rõ: “Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam sẽ cùng các nước có liên quan thông qua thương lượng
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế
và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề vế các vùng biển và thềm lục địa của
mỗi bên”.23
Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982,
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và mới đây là
“Luật biển quốc gia” được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
17/6/2003 có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, tại Kỳ
họp thứ 5, ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982” (gọi tắt là Luật biển năm 1982) và có hiệu lực từ
ngày 16/22/1994 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo,
chúng ta cần thực hiện nhất quán các giải pháp sau:
- Một là, tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao
nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ
quốc.
Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ
biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải
đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta cần vận dụng sáng tạo
những bài học lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu
cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ sự đồng tình của
cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động
kinh tế biển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền
chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế.
Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các
biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển
năm 1982 của Liên hợp quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu
tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi24
chúng ta.
Trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài,
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm
phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh
chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc
chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa
phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau
nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông(DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử
trên Biển Đông (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định,
hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh
chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở Biển
Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở
Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi
dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc,
chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước có liên quan.
- Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về
lĩnh vực biển, đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sở
pháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữ gìn
và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển, đảocho sự nghiệp phát triển
của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.
- Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm
quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa25
phát triển các vùng biển, ven biển và hải đảo với phát triển các vùng đồng
bằng và đô thị theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Có chính sách thích hợp để hình thành các doanh nghiệp mạnh đồng
thời huy động các thành phần kinh tế trong nước và nguồn lực quốc tế để khai
thác có hiệu quả các tiềm năng từ biển và hải đảo; đóng góp ngày càng nhiều
cho ngân sách nhà nước, tăng nhanh tỷ trọng của kinh tế biển vào tăng trưởng
của cả nền kinh tế.
Tăng cường và thực thi có hiệu quả các biện pháp đồng bộ để bảo vệ
ngư dân, các lực lượng làm kinh tế và các hoạt động hợp pháp trên các vùng
biển, đảo của Tổ quốc.
Trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng
phải gắn với bảo vệ môi trường, phải lấy phòng ngừa ô nhiễm làm phương
châm hành động, khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt
mà coi nhẹ việc duy trì, bảo vệ và tái tạo môi trường; phải huy động tối đa và
đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xã hội
hóa công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo.
- Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý
và phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa
dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.
- Năm là, tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế
trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền,
lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải
quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi26
- Sáu là, các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền
các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và
nâng cao nhận thức về biển, đảocủa Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể,
thiết thực ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và mỗi người Việt Nam
chúng ta.
1.2.2. Vai trò của báo chí trong việc thông tin về chủ quyền biển, đảo
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện
chức năng giáo dục chính trị-tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục
chính trị tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng
việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội một
cách trung thực và khách quan.
Thể hiện ý thức dân tộc qua cả nội dung, ngôn ngữ và hình thức trình
bày không chỉ là ý thức mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan báo
chí và những người làm báo. Một nền báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc khi
nó trực tiếp tham gia phản ánh và giải quyết toàn bộ những vấn đề hệ trọng,
bức xúc nhất của dân tộc. Ra đời trong bão táp của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, ngót một thế kỷ qua, chủ đề lớn, xuyên suốt của báo chí cách mạng
Việt Nam là giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do, vì CNXH. Báo chí cách
mạng Việt Nam đã có những đóng góp lớn lao trong sự nghiệp cách mạng
chung của đất nước, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận và đánh giá
cao. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí đóng vai trò tích cực trong việc tuyên
truyền, phục vụ công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Những
biến động, tranh chấp phức tạp trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế
thời gian gần đây đã khiến vấn đề biển, đảo nói chung và vấn đề tuyên truyền
về chủ quyền biển, đảonói riêng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp nặng nề nhưng cũng rất đỗi
vinh dự, lớn lao ấy, từ nhiều năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã tích cực27
tuyên truyền mọi mặt về chủ quyền biển, đảoTổ quốc Việt Nam, góp phần
nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những hoạt động trên đã góp phần to lớn
vào việc nâng cao nhận thức của người dân trong nước cũng như cộng đồng
quốc tế đối với chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa cũng như các vũng lãnh hải trên Biển Đông.
Công tác tuyên truyền đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Các nước tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt
là Trung Quốc, đã và đang đẩy mạnh các nỗ lực theo hướng này để thu hút sự
ủng hộ của dự luận trong nước và quốc tế, tạo lợi thế trong đàm phán giải quyết
tranh chấp.
Công tác tuyên truyền biển, đảo vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt,
vừa là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài; tuyên truyền về biển, đảo
đòi hỏi phải xây dựng lực lượng rộng rãi, trong đó các cơ quan, báo chí,
truyền thông là lực lượng nòng cốt, lấy chủ quyền biển, đảo làm mục tiêu
tuyên truyền và tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng, huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc trong đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc. Báo chí cần tập trung tuyên truyền các nội dung sau:
- Nội dung 1:các thông tin cơ bản về biển, đảo Việt Nam, truyền thống
khai phá, bảo vệ biển, đảo của cha ông ta.
- Nội dung 2: Các diễn biến liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt
Nam.
- Nội dung 3: Quan điểm, chủ trương đường lối của Việt Nam trong
vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, phản bác các quan điểm hành vi sai trái.
- Nội dung 4: Hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Việt Nam hiện nay.
- Nội dung 5: Dư luận quốc tế về vấn đề liên quan đến chủ quyền biển,
đảo Việt Nam
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi28
- Nội dung 6: Luật pháp quốc tế và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp
biển, đảo trên thế giới.
1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử trong tuyên truyền chủ
quyền biển đảo
1.3.1. Khái niệm báo điện tử
Cùng với sự xuất hiện của cơn bão thông tin, một loại hình báo chí mới
ra đời, mang tính chất bước ngoặt, và có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại. Đó
chính là sự ra đời của báo điện tử. Có thể thấy đây là loại hình báo chí ra đời
muộn nhất nhưng lại có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, thay đổi hoàn toàn
bộ mặt của nền báo chí thế giới, cũng như góp phần vào việc nâng cao và
hoàn thiện nền báo chí của mỗi quốc gia. Trước hết chúng ta có thể hiểu, báo
điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”.3
1.3.2. Thế mạnh của báo điện tử trong đưa tin về chủ quyền biển đảo
- Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của
mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng cập nhật thông
tin, nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện tử.
Khác với báo giấy hay các loại hình báo chí khác, với báo điện tử, nhà
báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên
khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác. Chính vì
thế báo điện tử còn có một đặc trưng là tính phi định kì.
Đặc điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trội hơn so với các
loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời
sự và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả khi đưa tin về chủ quyền biển đảo Việt
Nam là vấn đề thường có các diễn biến mới.
KẾT LUẬN
Bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong đó có chủ quyền biển, đảo là một
quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam. Trong suốt hàng
nghìn năm lịch sử, dân tộc ta liên tục phải đấu tranh sinh tồn trước các thế lực
ngoại xâm bên ngoài. Chỉ riêng trong thế kỷ 20, chúng ta đã phải tiến hành 4
cuộc chiến tranh vệ quốc khốc liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Bước sang
thế kỷ 21, những thách thức đối với dân tộc Việt Nam tiếp tục xuất hiện trên
Biển Đông. Trong bối cảnh tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, các quốc gia hiện
nay đều có xu hướng tiến ra đại dương, tìm kiếm không gian sinh tồn. Trong
các đối tượng tranh chấp chủ quyền biển đảo của Việt Nam, có cường quốc
đang trỗi dậy với sức mạnh vượt trội hơn Việt Nam rất nhiều lần, đang tìm
mọi cách chiếm đoạt Biển Đông để phục vụ cho mục tiêu chiến lược của
họ.Có thể nói kể từ khi xảy ra sự kiện Gạc Ma năm 1988, chưa bao giờ chủ
quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông lại bị đe dọa nghiêm trọng như
hiện nay. Cuộc đấu tranh của chúng ta còn trở nên phức tạp vì nó nằm trong
bối cảnh khu vực đang có những diễn biến phức tạp về địa-chính trị, đặc biệt
là sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Điều này đòi hỏi dân tộc
phát huy bản lĩnh trí tuệ để có thể tìm ra giải pháp ứng phó phù hợp, đưa đất
nước vượt qua thử thách cam go này, giữ vững chủ quyền biển đảo, duy trì
quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, không để bị cuốn vào cuộc đối đầu
của các cường quốc.
Báo chí Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt cuộc trường
chính lâu dài bảo vệ Tổ quốc kể từ ngày có Đảng. Trong cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, báo chí tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng.
Những thông tin chính xác, kịp thời, mang tính chiến đấu của báo chí sẽ góp
phần kịp thời động viên khích lệ, khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm bảo vệ
biển, đảoquê hương của người dân Việt Nam, tố cáo ý đồ, âm mưu xâm lược
của các thế lực bên ngoài, thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bài báo về những người chống phá chủ quyền lãnh thổ, Trong lí luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai là, sự loan báo cho mọi người biết. Theo cách hiểu thứ nhất, thông tin thể hiện tính chất khởi đầu, khởi điểm (tương tư với khái niệm hình tượng trong nghệ thuật, hàng hóa trong kinh tế - chính trị v.v…). Đây chính là một đặc trưng cơ bản của báo chí nói chung. Còn theo cách hiểu thứ hai là sử dụng các phương tiên kĩ thuật hiện có để truyền đạt kết quả sáng tạo của nhà báo ra thế giới xung quanh
Last edited by a moderator: