leon_1691

New Member
Download miễn phí Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế


Lời nói đầu
Chất lượng sản phẩm hàng hoá là một trong những vấn đề bức thiết ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp. Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thì vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng, có ý nghiã quyết định đến việc thành bại trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong đièu kiện hiện nay, khi xu hướng hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế quốc tế đang là một xu hướng chủ đạo và bao trùm lên mọi tư duy kinh tế hiện đại. Trong xu thế chung của phong trào hội nhập và hợp tác ấy, để củng cố vị trí của mình, để tồn tại và cao hơn nữa là để phát triển và để tự khẳng định mình, mỗi doanh nghiệp phải tự mình tìm ra một con đường, một cách thức và nỗ lực để tự vươn lên bằng tất cả khả năng của mình.
Công ty Da giày Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Da giầy Việt Nam và chịu sự quản lí trực tiếp của Bộ công nghiệp, đã trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển, cho đến nay công ty đã và đang trên con đường của sự phát triển nhất là trong xu thế hội nhập và hợp tác. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp các thị trường từ thị trường của các nước EU, thị trường Mỹ, thị trường australia … Đạt được điều đó, nhân tố chủ yếu và quyết định chính là việc công ty đã đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam khác, hiện nay công ty đang hướng các nỗ của mình vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hiệu quả cạnh tranh và thâm nhập, củng cố các thị trường tiêu thụ quốc tế. Qua thời gian thực tập, được làm việc và tìm hiểu thực tế tại công ty, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế'' làm luận văn tốt nghiệp của mình với hy vọng góp phần nhỏ vào sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Bố cục của luận văn này bao gồm :
Chương I: Lý luận chung về chất lượng sản phẩm, xu thế hội nhập và hợp tác.
Chương II: Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác.
Em xin chân thành Thank Thầy giáo, GS-TS Nguyễn Đình Phan đã giúp đỡ em hoàn thiện bài viết này. Em xin chân thành Thank Ban giám đốc, phòng QC và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Da giầy Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như bài viết này.
Chương i
những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm
và xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế
I. Những vấn đề cơ bản về chất lượng sản phẩm
1. Các khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một thuật ngữ đã được hình thành từ lâu trong đời sống kinh tế - xã hội của loài người nói chung và trong sản xuất kinh doanh nói riêng. Mặc dù vậy, việc đưa ra một định nghĩa chính xác và thống nhất về thuật ngữ này vẫn đang là điều còn gây ra nhiều tranh cãi. Lý do chính là các định nghĩa về chất lượng này thường được đưa ra bởi các quan điểm, các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng. Do vậy, giữa các định nghĩa này với nhau thường tồn tại một số sự khác biệt và đôi khi còn mâu thuẫn với nhau.
Theo định nghĩa của triết học: Chất lượng là tính xác định bản chất nào đó mà nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hay cũng nhờ nó mà nó khác biệt với các khách thể khác. Chất lượng của khác thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thống nhất bao trùm toàn bộ khách thể.
Theo định nghĩa trên về chất lượng thì chất lượng chỉ bao gồm trong nội bộ của sản phẩm cùng với những đặc tính kỹ thuật, những tính chất mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác. Chất lượng theo định nghĩa này hoàn toàn mang tính độc lập mà không phụ thuộc vào bất kỳ mối liên hệ nào khác ngoài vật thể là sản phẩm. Điều này là không hợp lý và không đảm bảo tính khoa học trong khi xem xét vấn đề, cụ thể ở đây là chất lượng sản phẩm. Ngoài ra định nghĩa về chất lượng theo quan điểm triết học cũng làm cho thuật ngữ về chất lượng bị trìu tượng hoá. Do đó nó chỉ có những khả năng và tính chất về mặt định tính, mặt định lượng cụ thể lại bị lu mờ. Chính vì vậy, định nghĩa về chất lượng theo quan điểm triết học thường ít có giá trị thực tiễn mà nó chỉ được sử dụng về mặt nghiên cứu khoa học.
Theo quan điểm của người sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật đã thiết kế.
Theo quan điểm này, khi sản xuất hàng loạt những sản phẩm không đảm bảo các đặc tính kỹ thuật cần thiết sẽ được phát hiện bằng phương pháp thống kê đo lường chất lượng sau dó sẽ được phân tích tỉ mỉ và có những biện pháp khắc phục và sửa chữa kịp thời.
Qua nhiều thập kỷ, ở các nước xã hội chủ nghĩa và ở cả trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cách tiếp cận này về chất lượng đã được chấp nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, cách tiếp cận này đã tỏ ra không hợp lý và mất dần đi sự phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại. Lý do chính là vì nó chỉ chú trọng vào các yếu tố bên trong của sản phẩm. Đó là các yếu tố liên quan đến các đặc tính về kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm. Cách thức mà quan điểm này sử dụng để đạt đến chất lượng là sự kiểm soát mang tính chất cứng nhắc và hoàn toàn chủ quan. Do vậy, chất lượng sản phẩm ngày càng có nguy cơ tụt hậu so với nhu cầu của người tiêu dùng vì các tiêu chuẩn thiết kế được xuất phát từ trình độ thiết kế, tay nghề và các ý niệm của người sản xuất. So với nhu cầu của người tiêu dùng, rất có thể các thiết kế này vẫn còn một sự khác biệt. Hơn nữa, nhu cầu của người tiêu dùng là luôn luôn thay đổi trong khi các thiết kế trong các đặc tính của sản phẩm thì lại chậm thay đổi hay hầu như không thay đổi. Hệ quả của việc này là việc chất lượng sản phẩm thường bị tụt hậu so với yêu cầu của thị trường về mẫu mã, hình dáng và các chất lượng hình thức cũng như chất lượng, nội dung khác thường kém phong phú và đa dạng.
Để khắc phục các mặt hạn chế của quan điểm trên, các nhà quản lý đã nhanh chóng đưa ra một định nghĩa mới về chất lượng. định nghĩa mới này lại dựa trên quan điểm của người tiêu dùng cùng với những đòi hỏi luôn thay đổi của họ. Định nghĩa này cho rằng: " chất lượng là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người tiêu dùng" bởi vì "chất lượng hoàn toàn dựa trên các đánh giá của người tiêu dùng".
Theo định nghĩa này về chất lượng thì mọi cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm trước hết sẽ được tập trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và luôn hướng tới việc cải tiến chất lượng liên tục để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là một quan điểm rất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và đang được thực hành hiện nay trong sản xuất kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm mà định nghĩa về chất lượng dựa trên quan điểm này mang lại thì nó còn tồn tại những nhược điểm. Đó là sự phụ thuộc đôi khi tỏ ra thái quá của nhà sản xuất vào người tiêu dùng. Điều này vi phạm nguyên tắc tự chủ trong kinh doanh và sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm của W.A.Shewart: Chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp là tập hợp các đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó.
Theo quan điểm này, Shewart đã đưa ra một định nghĩa về chất lượng mà ở đó nó không có sự trừu tượng về chất lượng theo quan điểm triết học. Nó đã giảm bớt được sự phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng. Ngoài ra định nghĩa này cũng đảm bảo tính khách quan hơn quan điểm sản xuất kinh doanh. Trong định nghĩa này của Shewart, chất lượng được thể hiện trong các đặc tính kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Do vậy, chất lượng ở đây hoàn toàn có thể đo được, đếm được...hay nói tóm lại, nó có những tính chất có thể lượng hoá. Điều này có thể có ích hơn trong việc hoạch định chất lượng sản phẩm thông qua việc điều tra, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng từ đó thiết kế và cho ra đời các sản phẩm phù hợp hơn với đòi hỏi của thị trường và người tiêu dùng. Tuy nhiên, định nghĩa về chất lượng theo quan điểm này ngoài ý nghĩa trên, nó còn tồn tại một số những nhược điểm nhất định. Nếu muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì điều đó đồng nghĩa với việc bổ sung thêm các đặc tính mới, điều này có thể làm ảnh hưởng tới các đặc tính khác vốn đã có trong sản phẩm và làm cho chất lượng sản phẩm giảm đi. Trường hợp khác, việc bỏ sung thêm các đặc tính của sản phẩm có thể làm cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm cho sự gia tăng chất lượng đó một khoản tiền. Mà đôi khi, khoản tiền này còn có giá trị lớn hơn là sự gia tăng mà chất lượng mang lại. Như vậy định nghĩa trên đây về chất lượng của W.A. Shewart vẫn có một sự xa vời so với nhu cầu của khách hàng, chưa lấy sự thoả mãn của khách hàng là mục tiêu để phấn đấu cho chất lượng. Nó không tính đến sự khác nhau có khi đến mâu thuẫn lẫn nhau về sở thích hay các đòi hỏi của khách hàng, người tiêu dùng. Vì lẽ trên, trong một số quan điểm khác về chất lượng, định nghĩa về chất lượng còn có thể được phát biểu như sau: "chất lượng là sự phù hợp với khách hàng".
Thực hiện một cách triệt để theo quan điểm "chất lượng là sự phù hợp với khách hàng" các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay đã thu được một số thành công rực rỡ trong sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm xe gắn máy, đồ gia dụng và điện tử của Trung Quốc đã xâm nhập mạnh và cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp Việt Nam và một số thị trường Đông Nam á khác.
Ngoài các quan điểm về chất lượng nêu trên, một số các định nghĩa khác về chất lượng dựa trên những quan điểm khác nhau cũng được đưa ra và sử dụng rộng rãi.
Theo định nghĩa của ISO - 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của mọi thực thể tạo cho thực thể ấy những khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hay cần đến.
Theo định nghĩa của ISO - 9000/2000: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu:
Với các chuyên gia về chất lượng:
- Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu.
- Chất lượng là sự phù hợp với công dụng.
- Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
- Chất lượng là sự phù hợp với tiêu chuẩn.
- Chất lượng là sự thoả mãn với các nhu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy theo ý kiến đưa ra của các chuyên gia về chất lượng thì chất lượng một sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chính là tổng hoà của các giá trị xuất phát cả từ phía người tiêu dùng, nhà sản xuất và xã hội về sản phẩm đó. Sự tổng hoà này luôn đòi hỏi một sự thoả mãn từ tất cả các bên tham gia vào quá trình sản phẩm. Đây cũng có thể xem như là việc xem xét về chất lượng trên tất cả các mặt, các phương diện. Vì thế tính thực tiễn và tính đúng đắn của có đã được khẳng định qua thực tiễn triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng thông qua quan điểm tổng hợp này.
1.5 Xây dựng ý thức cho mọi thành viên lao động trong công ty.
Một ý thức hướng về chất lượng và lợi ích mà chất lượng và hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 mang lại. Mỗi thành viên trong công ty phải coi đó như là mục đích của hành động. Mức độ ý thức cao hơn của các thành viên trong công ty sẽ tạo thành văn hoá công ty, ở công ty Da giầy Hà Nội. Đó chính là nét văn hoá hướng vào việc tạo ra tinh thần làm việc có hiệu quả và chất lượng cao trong tất cả các hoạt động, mọi khâu của quá trình sản xuất. Ngoài ra các quan niệm và nhận thức cũ chỉ coi chất lượng là vấn đề kỹ thuật đơn thuần. Do vậy cần đổi mới các quan niệm và nhận thức về chất lượng này cho không chỉ các thành viên trong công ty mà còn ở các nhà cung ứng và các khách hàng của Công ty.

2.Tăng cường đổi mới và cải tiến công nghệ.
Khuyến khích các phát minh, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nội bộ công ty và tranh thủ từ bên ngoài:
Chất lượng sản phẩm được quyết định phần lớn bởi công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Vì vậy đối với công ty Da giầy Hà Nội, để nâng cao chất lượng sản phẩm lên một trình độ mới cần tiến hành cải tiến, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị. Để cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất, công ty cần đề ra chính sách và chỉ tiêu thực hiện. Chiến lược phải có mục tiêu phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng hànhg hoá do doanh nghiệp sản xuất ra. Mặt khác các chiến lược và đổi mới công nghệ còn phải bám vào các khả năng, các mặt hạn chế của trình độ kỹ thuật, cũng như về trình độ quản lý của công ty. Tăng cường đổi mới và cải tiến công nghệ, công ty cần tiến hành những công việc sau:
Khuyến và động viên kịp thời bằng cả vật chất và tinh thần đến các bộ phận, phòng ban, các phân xưởng sản xuất nhằm tìm kiếm các sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất chất lượng, hạn chế tỷ lệ phế phẩm và các lỗi mắc phải.
Đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng mức độ hoàn thành công việc ở mỗi vị trí khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể với mỗi mức gia tăng khác nhau về năng suất, chất lượng người công nhân sẽ được hưởng một khoản lợi nhuận nhất định nào đó của công ty. Mức độ này tuỳ từng trường hợp vào điều kiện của công ty.
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong các phân xưởng, các xí nghiệp và trong toàn công ty về các phát minh cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ính cho công ty. Các phong trào thi đua và phạm vi thi đua phải hướng vào một cách toàn diện đến các mặt của công ty từ khâu nhập nguyên vật liệu, sắp xếp bố trí các loại máy móc thiết bị, phân luồng dòng sản xuất theo dây truyền, các cách thức để tổ chức kiểm tra, kiểm soát quá trình… đến các biện pháp, các sáng kiến kỹ thuật khác.
3. Tuyển dụng và đào tạo lao động.
Song song với các biện pháp quản lý và kỹ thuật khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyển dụng đào tạo vào công ty Da giầy Hà Nội có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó xuất phát từ các định hướng quản lý con người của doanh nghiệp và xuất phát từ chính đòi hỏi của hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 mà công ty đang áp dụng và từ thực tế khách quan trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc đào tạo không chỉ phục vụ mục đích lợi nhuận trước mắt về lao động mà còn cả mục tiêu tương lai, đáp ứng mục tiêu sản xuất cũng như các mục tiêu về chất lượng khác của doanh nghiệp ở mỗi sản phẩm và trên mỗi loại xu thế của hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Như vậy việc tuyển dụng và đào tạo lao động của công ty Da giầy Hà Nội cần đảm bảo các yêu cầu như sau:
Tuyển dụng và đào tạo cần thực hiện theo các mục tiêu chiến lược của công ty về thị trường, về sản phẩm, về các điều kiện sản xuất kinh doanh khác.
Việc tuyển dụng đào tạo cần được thực hiện theo nhu cầu về lao động, về cơ cấu biến động lao động của công ty đặc biệt trong trường hợp việc sản xuất của công ty mang tính thời vụ cao.





Kết luận
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố nền tảng, là cơ sở vững chắc tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng là một đòi hỏi bức xúc hiện nay trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của thế giới. Đó là một yêu cầu khách quan của thời đại.
Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã được thành lập từ lâu nhưng có thể nói hoạt đông sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty mới thực sự bắt đầu từ những năm sau khi đổi mới của Đại hội Đảng VI. Trong suốt những năm qua, công ty đã sớm biết thích ứng và linh hoạt trong điều kiện mới của sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Và đặc biệt là hiện nay, trước xu thế hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế quốc tế, chứng chỉ về quản lý chất lượng sản phẩm ISO-9002 của công ty là một trong những minh chứng cho sự phát triển này. Trong tương lai với sự phát triển của mình, một hướng đi mới phù hợp với các điều kiện khách quan và tạo ra cho mình một bước phát triển mới.
Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Da giầy Hà Nội” là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh về chất lượng sản phẩm của công ty Da giầy Hà Nội. Những hiểu biết của em về thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai lầm, những duy lý của lý thuyết kém thực tế. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức và sự am hiểu của các quy luật cũng như các triết lý kinh tế có hạn nên bài viết

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top