daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU

Trong một xã hội rộng lớn nói chung, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng có nền văn hóa riêng biệt của nó. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời là một bộ phận cấu thành nên nền văn hóa lớn. Như lời một nhà quản trị nổi tiếng .E.Schein đã nói “Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý tới quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay “.(1)
Ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ, tuy nhiên, nó đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng, đặc biệt là từ các nhà quản lý doanh nghiệp. Doanh nhân và các nhà quản lý ngày càng nhận ra ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với sự thành công và hiệu quả của doanh nghiệp. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực các ngành dịch vụ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thương trường mà ngay cả trong việc thu hút lao động.Thực tế đã chứng tỏ rằng nền VHDN mạnh mẽ sẽ là nền tảng cho việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường và là yếu tố cơ bản thu hút lao động có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, VHDN ở Việt Nam còn đang ở bước phát triển sơ khai cần sự đầu tư hơn nữa từ phía các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ nói riêng và các nhà quản lý để có thể thực sự trở thành nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của ngành nói chung.
2/Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luậnvề văn hóa doanh nghiệp, phân tích sự giống và khác nhau giữa hai nền văn hóa doanh nghiệp phương đông và phương tây








BỐ CỤC:
Lời nói đầu…………………………………………………………………..2
Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….2

Phần I:khái niệm……………………………………………………………….3
1.Hiểu thế nào về văn hóa doanh nghiệp………………………………...3
2.văn hóa doanh nghiệp tại nhật…………………………………………..3
3.Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại việt nam………………………..4
4.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở nào……………………..5
5.các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp……………………………….......6
6.phát triển giao lưu văn hóa của các doanh nghiệp……………………6
7.Xây dựng văn hóa tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp…………….6
8.Văn hóa tập đoàn đa quốc gia…………………………………………..7
9.Văn hóa doanh nghiệp gia đình……………………………………… …7
Phần II: sự giống nhau và khác nhau của hai nền văn hóa doanh nghiệp
Phương đông và phương tây…………………………………………………8
1.Độc lập hay nhóm………………………………………………………….9
2.Nói thẳng hay vòng vo…………………………………………………….10
3.Đúng giờ hay trể giờ………………………………………………………10
4.sòng phẳng hay dựa trên mối quan hệ………………………………….11
5.cùng thắng hay là thua……………………………………………………11
Kết luận:…………………………………………………………………………12

Phần I: Khái niệm
1/ Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

2/ Văn hoá doanh nghiệp tại Nhật

Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trưng đó có tên là Kaizen.

Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Có một sự khác bịêt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích quản trị sự thay đổi tại Thế giới di động Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
C Phân tích công việc là công cụ cơ bản để quản lý nguồn nhân sự Luận văn Kinh tế 0
U Phân tích văn hoá doanh nghiệp của công ty CP bánh kẹo Kinh Đô tác động của văn hoá doanh nghiệp tới sự phát triển của công ty Kiến trúc, xây dựng 0
T Phân tích thiết kế hướng đối tượng ứng dụng trong bài toán quản lý nhân sự Tiền lương công ty thép Úc Luận văn Kinh tế 3
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích các khái niệm: Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý và sự thể hiện trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự của công ty bia huế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top