Luận văn: Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60.32.01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2007
Chủ đề: Báo chí học
Công chúng
Truyền hình
Đài truyền hình Việt Nam
Miêu tả: 83 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Nghiên cứu những vấn đề chung về công chúng và báo chí, truyền hình. Làm rõ các yếu tố tác động đến sự thay đổi đặc điểm tâm lý của công chúng báo chí và công chúng truyền hình nói chung, công chúng truyền hình hiện đại nói riêng thông qua mối liên hệ giữa công chúng với các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam. Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự tác động của nó đối với xã hội, con người Việt Nam trong 2 năm 2006, 2007. Khảo sát thực tế để tìm ra đặc điểm của công chúng truyền hình Việt Nam hiện đại. Đề xuất một số giải pháp về nâng cao chất lượng chương trình, về phát triển kỹ thuật và đội ngũ cán bộ làm truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ truyền hình cả trong và ngoài nước
Luận văn ThS Báo chí học 60.32.01 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quan
trọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu
ảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và
ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Con người dù ở bất cứ đâu
trên hành tinh này cũng đều có thể biết hàng loạt các sự kiện đang xảy ra trên thế giới mà
không bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian. Đó chính là sức mạnh của
truyền thông, báo chí đã có một bề dày lịch sử phát triển khá lâu dài và đã được xã hội
khẳng định, nó đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được đối với các
tầng lớp dân cư và hình thành nên một thói quen tiếp nhận thông tin từ báo chí.
Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đời
muộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong
việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem
như được tận mắt trong thấy những sự kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con
người như họ là người trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và
tiếng động hiện trường cộng với sắc thái của tình cảm thái độ người thực hiện chương
trình được thể hiện bằng lời bình, nhạc,...đã tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc
cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay
tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã
lên đến con số hàng tỷ và truyền hình ngày càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của
mình.
Mục đích nhắm tới của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng chính là công
chúng, phục vụ công chúng. Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báo
chí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng không
thể tồn tại mà không có báo chí, xã hội quan tâm đến việc phổ biến những thông tin có ý
nghĩa xã hội quan trọng trên quy mô đại chúng. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phigiữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng. Các
nhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểm
cụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các
hình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là công chúng tiếp nhận) thì báo
chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lực
xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng quê, ở một không gian hẹp thành
sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu. Và ngược lại báo chí có thể nhanh chóng
hay ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến góc nhà của mỗi
người, vai trò này được truyền hình đảm nhiệm một cách tốt nhất. Thứ đến, báo chí có vai
trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì
báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng và
điều hòa xã hội, điều hòa tâm lý, tâm trạng xã hội, đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu
quả tác động của báo chí.
Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia và là Đài truyền hình được
sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhất. Đồng thời, Đài cũng mang trọng trách lớn đó
là định hướng dư luận xã hội, là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính
trị của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân, vừa
là công cụ của nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế xã hội, góp phần làm lành mạnh
hóa các mối quan hệ trong xã hội. Chính vì vậy, có thể coi công chúng là đối tác của báo
chí nói chung và Đài truyền hình Việt Nam nói riêng. Mối liên hệ giữa công chúng và
Đài truyền hình Việt Nam ngày càng thể hiện rõ, đó là mối liên hệ bền chắc và không thể
phủ nhận.
Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một diện
mạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cư dân đang có những chuyển
biến rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu mọi mặt cũng
thay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự đòi hỏi chất lượng các kênh
truyền hình cũng phải được nâng cao. Điều này đã tạo nên một lớp công chúng kháctrước đây rất nhiều, một lớp công chúng truyền hình hiện đại. Sự tham gia của công
chúng vào công nghiệp truyền hình đang có xu hướng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệ
khăng khít giữa công chúng với Đài truyền hình.
Để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của công chúng hiện đại thì việc nghiên
cứu và nắm bắt được nhu cầu hay sự quan tâm của họ đối với báo chí là có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với các nhà làm truyền hình, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam.
Gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đang thực sự chiếm được lòng tin yêu của
công chúng, tạo được dư luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung và hình
thức. Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trường trong khi vẫn đảm bảo
chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nhưng để có thể duy trì sự
phát triển mạnh mẽ, Đài truyền hình Việt Nam cũng cần có những kế hoạch thực tế và
thường xuyên để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những kế hoạch này phải được dựa
trên cơ sở của sự định hướng chiến lược, những cơ chế hiện hành và sự thay đổi trong
tương lai. Khả năng thích ứng với tình hình, bao gồm cả sự phát triển về kỹ thuật, kỹ
năng và kinh tế, đặc biệt là khả năng nắm bắt đối tác - công chúng hiện đại, để có định
hướng tốt nhất.
Bằng thực tiễn và lý luận trên, tui chọn đề tài "Mối quan hệ giữa công chúng
với truyền hình Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, nghiên cứu về công chúng, dư luận xã hội đã được quan tâm từ lâu,
ở nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu công chúng, dư
luận xã hội của riêng mình.
Tại Việt Nam, công chúng của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng cũng
được quan tâm. Cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công chúng trong nhiều
năm qua, đặc biệt là công chúng của Đài truyền hình Việt Nam, vì đây là Đài truyền hình
quốc gia, phủ sóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về công chúng thì không
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phibao giờ cũ, bởi nhu cầu của công chúng luôn luôn thay đổi, nghĩa là công chúng luôn
thay đổi. Đặc biệt là trong thời đại thông tin đang là nhu cầu thiết yếu nhất và truyền hình
là phương tiện đáp ứng nhu cầu này hữu hiệu nhất hiện nay.
Có một số bài báo khoa học viết về vấn đề công chúng của báo chí nói chung
như: "Đối tượng tác động của báo chí và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của nhà báo" -
Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Dững trên Tạp chí Xã hội học.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu về công chúng với báo chí, nhu cầu của
công chúng của PGS.TS Mai Quỳnh Nam được in trên tạp chí xã hội học như: "Dư luận
xã hội - Mấy vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu", Xã hội học số 1 (49), 1995;
"Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình", Xã hội học số 4 (72), 2000; "Truyền thông và
phát triển nông thôn", Xã hội học số 3 (83), 2003;...
Mặc dù đây chỉ là số ít được kể ra trong rất nhiều các công trình nghiên cứu,
song đây vẫn là những công trình nghiên cứu mang tính chất chung công chúng, công
chúng đối với báo chí và truyền thông đại chúng, công chúng của báo in chứ không phải
về công chúng truyền hình hiện đại. Chúng ta có thêm một khái niệm nữa, đó là công
chúng truyền hình hiện đại.
Trước đây, có một số đề tài nghiên cứu về công chúng của báo chí nói chung
như:
Năm 2000, tác giả Đỗ Thu Hằng, khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ khoa học Báo chí với đề tài: "Tâm lý tiếp
nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên hiện nay".
"Truyền thông đại chúng và công chúng, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh" -
Luận án Tiến sĩ Xã hội học của nhà báo Trần Hữu Quang cũng được bảo vệ thành công
năm 2000.
Năm 2003, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã có đề tài nghiên
cứu cấp bộ với tên: "Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà
Nội".Năm 2005, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Hà Nội đã có cuộc điều tra "Nhu
cầu về truyền hình của sinh viên Hà Nội", hay cũng trong năm 2005, tác giả Vũ Phương
Dung, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã bảo bảo vệ
thành công luận văn Thạc sĩ Khoa học Báo chí với đề tài: "Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận
chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyền hình
trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam)".
Nhưng công chúng của truyền hình Việt Nam rất lớn và công chúng truyền hình
hiện đại không chỉ có thanh thiếu niên, sinh viên mà họ còn có nhiều ngành nghề khác
nhau ở những tầng lớp khác và lứa tuổi khác nữa.
Chính vì vậy, đề tài " Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam
hiện nay" là một đề tài mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
- Luận văn có mục đích tìm ra các đặc điểm của công chúng truyền hình hiện đại.
- Nghiên cứu tính đa dạng và phong phú trong nhu cầu của khán giả truyền hình
tại thời điểm năm 2006, 2007.
- Việc đáp ứng về nhu cầu của công chúng truyền hình hiện đại từ phía Đài
truyền hình Việt Nam.
- Tìm ra mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam.
- Đưa ra những đề xuất khả thi để điều chỉnh chiến lược phát triển của truyền
hình Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình để đáp ứng được nhu
cầu của công chúng truyền hình hiện đại một cách tốt nhất.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ các yếu tố có tác động đến sự thay đổi đặc điểm tâm lý của công chúng,
dẫn đến công chúng truyền hình hiện đại thông qua mối liên hệ giữa công chúng với
truyền hình, cụ thể là các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự tác động của nó đối với xã
hội, con người Việt Nam trong 2 năm 2006, 2007. Đồng thời tiến hành khảo sát thực tế
để tìm ra đặc điểm của công chúng truyền hình Việt Nam hiện đại.
- Chỉ ra mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các
giải pháp phục vụ cho sự phát triển của truyền hình Việt Nam trong thời gian hiện tại và
trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng của luận văn này là công chúng truyền hình Việt Nam trong cả nước.
Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu, tui xin lựa chọn một số công chúng tại các tỉnh thành
thay mặt cho mỗi miền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công chúng truyền hình sinh sống trên các địa bàn: Hà Nội, Bắc Kạn, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kon Tum.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Thứ nhất: Khi mới xuất hiện, truyền hình Việt Nam đã phải có công chúng và
tạo ra dư luận xã hội. Trải qua thời gian, sự phát triển của truyền hình cũng như sự thay
đổi về mức sống của công chúng đã làm thay đổi nhu cầu của công chúng. Từ đó làm
xuất hiện nhiều đặc điểm mới dẫn đến việc hình thành một kiểu công chúng truyền hình
mới, vì thế mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam cũng có sự thay đổi,
khác biệt.
- Thứ hai: Sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã làm thay đổi cơ cấu dân cư trong
xã hội, quá trình phân tầng xã hội đang diễn ra sâu sắc, làm thay đổi đặc điểm công
chúng và nhu cầu của họ đối với truyền hình Việt Nam.
- Thứ ba: Tác động của truyền hình Việt Nam đến với công chúng là rõ ràng,
nhưng khi tác động đó có hiệu quả, tức là công chúng đã được định hướng theo mộthướng nhất định, công chúng sẽ có sự thay đổi về hành vi, nhận thức,..thì công chúng sẽ
tác động trở lại với truyền hình. Quá rình này là điều kiện để thay đổi phong cách làm
việc, quy mô phát triển và cách thức phục vụ của truyền hình Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ đối tác của truyền hình Việt Nam, hay hiểu kỹ hơn về thị
trường của truyền hình Việt Nam.
- Làm rõ mối quan hệ giữa công chúng truyền hình với truyền hình Việt Nam, từ
đó thấy được mức độ quan trọng của công chúng đối với Đài truyền hình Việt Nam.
- Qua đây, Đài truyền hình Việt Nam hiểu rõ về công chúng để có sự đáp ứng
nhu cầu một cách tốt nhất, khẳng định một mối quan hệ tốt đẹp giữa công chúng với Đài.
Từ những ý nghĩa khoa học trên, luận văn sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Luận văn sẽ góp phần để Đài truyền hình Việt Nam xem xét, điều chỉnh xu
hướng phát triển hiện tại và tương lai cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, đặc
biệt là tâm lý, thị hiếu của công chúng truyền hình.
- Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa truyền hình với công chúng. Giúp Đài
truyền hình Việt Nam sản xuất những chương trình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn và tạo
được nhiều thiện cảm hơn với công chúng truyền hình.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Phân tích tài liệu
Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản,... có liên quan đến đề tài.
7.2. Quan sát thực tế
Nhằm thu thập những tư liệu thực tiễn về công chúng truyền hình và nhu cầu của
họ đối với Đài truyền hình Việt Nam bằng cách xem trực tiếp các chương trình truyền
hình được phát sóng trên các kênh truyền hình Việt Nam và truyền hình cáp Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7.3. Lập bảng ankét điều tra, khảo sát xã hội học
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn đưa ra hệ thống câu hỏi
đối với công chúng truyền hình mang tính chất thăm dò ý kiến nhu cầu xem các kênh của
Đài truyền hình Việt Nam.
Số lượng phiếu phát ra dự kiến khoảng trên 1000 phiếu.
7.4. Sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu
Lấy ý kiến của các công chúng xung quanh mối quan tâm của họ đối với Đài
truyền hình Việt Nam và sự tác động của các chương trình truyền hình Việt Nam đến họ.
7.5. Thống kê, xử lý và phân tích số liệu
Sau khi tiến hành khảo sát xã hội học, thu thập các mẫu phiếu điều tra để phân
tích, tổng hợp căn cứ theo mục đích, nhiệm vụ của đề tài, phát hiện mối liên hệ giữa các
hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát triển của công chúng, kiểm định các giả thuyết
đã đặt ra.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về công chúng và báo chí truyền hình.
Chương 2: Hiện trạng đáp ứng nhu cầu công chúng của Đài truyền hình Việt
Nam - Mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận truyền
hình của công chúng.Chương 1
Những vấn đề chung về công chúng
và công chúng truyền hình
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Đặc điểm tác động của thông tin truyền hình tới khán giả
Truyền hình trước hết là một phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải
thông tin, là loại báo chí đặc biệt. Truyền hình có thể cung cấp cho công chúng khán giả
nhiều loại thông tin với những tính chất khác nhau như: thông tin báo chí, thông tin chính
trị, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin khoa học giáo dục, thông tin văn học nghệ
thuật,...
Ra đời với sự thừa hưởng thành quả của điện ảnh, phát thanh và báo in,... Truyền
hình đến với công chúng trước hết là bằng hình ảnh, những hình ảnh sống động, xác thực
của đời sống. Hình ảnh là yếu tố khách quan, chứa đựng sự sinh động của cuộc sống
thực, không bị dàn dựng, chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố đem lại chất lượng
thông tin cao cho truyền hình.
Bên cạnh yếu tố hình ảnh còn có vai trò không thể thiếu được của âm thanh mà
chủ yếu là lời nói. Hình ảnh và âm thanh trong một tác phẩm truyền hình quan hệ với
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phinhau một cách hữu cơ, gắn bó, chúng tạo tiền đề, bổ sung và nâng đỡ nhau, hòa quện với
nhau trong một tổng thể, và cùng tác động đến công chúng khán giả một lúc.
Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh, trong đó hình ảnh là yếu tố
chính. Truyền hình luôn phản ánh sự kiện, sự việc chân thực, khách quan và có địa chỉ rõ
ràng, ngôn ngữ truyền hình có khả năng tác động nhanh, mạnh vào quá trình cảm nhận
thông tin của khán giả.
Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang được thể hiện rõ nét và sâu sắc
trong các chương trình truyền hình, đặc biệt là những kênh truyền hình lớn, như Đài truyền
hình Việt Nam chẳng hạn. Truyền hình đã vượt ra khỏi những biên giới cứng, mặc dù vẫn
là giao tiếp gián tiếp nhưng ở những chương trình phát trực tiếp, truyền hình đã có thể đưa
người xem thực sự nhập cuộc, xóa bỏ ranh giới không gian và xóa bỏ những rào cản tâm
lý, ngôn ngữ,..
Với ký hiệu thông tin đặc trưng là hình ảnh và âm thanh tổng hợp, quá trình
cảm thụ thông tin truyền hình của khán giả diễn ra với hiệu quả cao. Những thông tin
do truyền hình mang lại gây tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức của khán giả,
hiệu quả thông tin truyền hình có thể gây nên những dư luận rộng lớn nhờ tính xác
thực, sống động, khả năng biểu cảm cao và phủ sóng rộng khắp. Việc giao tiếp trên
truyền hình hiện nay đã xóa bỏ được khoảng cách về không gian rộng lớn, đồng thời tạo
được hiệu quả đặc biệt đối với công chúng. Người xem không phải hình dung ra sự kiện
mà là trực tiếp tham gia vào sự kiện, dẫn đến một hiệu ứng lan truyền, tạo ra dư luận xã
hội.
Thời điểm phát sóng và thời điểm thông tin đến với người xem là đồng thời,
những thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tạo cho khán giả cảm giác được chứng kiến
như những sự kiện, sự việc thật đang diễn ra ngay trước mắt họ. Hình ảnh trên truyền
hình có độ tin cậy cao, bằng những hình ảnh có màu sắc kết hợp với âm thanh tạo nên các
cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên cảm giác chân thực, đầy đủ
và chân thực cho người xem. Về hình thức tồn tại, truyền hình cũng giống như sân khấu
và điện ảnh, có liên quan đến thời gian và không gian. Tuy nhiên, thông tin truyền hình tựdo đi vào từng nhà. Số người xem truyền hình là hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người,
nhưng với môi trường cảm thụ thông tin là các gia đình, nên chất lượng hình ảnh và quy
mô của màn hình cũng rất khác với điện ảnh.
Có thể nói truyền hình là một yêu cầu có tính chất tiền đề để có thể sáng tạo ra
được những tác phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công
chúng.
1.1.2. Vai trò, chức năng của truyền hình trong đời sống xã hội
Trước hết, phải khẳng định rằng, truyền hình là một loại hình truyền thông nằm
trong hệ thống truyền thông chung nên nó cũng mang đầy đủ vai trò, chức năng của báo
chí.
Sự xuất hiện của truyền hình thực sự là một cuộc cách mạng trong thông tin đại
chúng, tạo ra những điều kiện, khả năng tuyệt vời cho báo chí. Công chúng của truyền hình
được trực tiếp thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật, danh lam thắng cảnh trực tiếp
tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội, các cuộc thi đấu thể thao, các hội nghị,...Bằng
hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanh với những cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền
hình có khả năng tạo nên những cảm giác chân thật, đầy đủ cho công chúng. Đó chính là
điều kiện tốt cho người xem truyền hình tiếp nhận thông tin. Truyền hình trở thành một
loại nhà hát, quảng trường công dân, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hóa đại
chúng.
Trong các chức năng của truyền hình, đầu tiên phải kể tới các chức năng tư tưởng.
Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ và toàn bộ xã hội,
hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể là truyền hình, có vai trò hết sức
to lớn trong công tác tư tưởng.Việc giáo dục lý tưởng, giáo dục chính trị, xây dựng lối sống
mới luôn gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực trong đời sống văn
hóa tinh thần của dân tộc. Đấu tranh với những âm mưu, những luận điệu phản tuyên
truyền, chống Đảng, chống chế độ là một nội dung và mục đích quan trọng của công tác tư
tưởng của báo chí.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrên phạm vi toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho công tác tư tưởng chính là liên kết
những thành viên riêng rẽ của xã hội thành khối thống nhất trên cơ sở một lập trường
chính trị chung, thái độ trách nhiệm tích cực nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Một
khi nhận thức rõ tính ưu việt của chế độ xã hội, mục đích và kết quả hành động phù hợp
với những lợi ích của mình, nhân dân sẽ tự giác thực hiện những nhiệm vụ to lớn của xã
hội trên những vị trí công việc cụ thể, trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Nói
một cách khác, nhân dân làm ra lịch sử theo ý thức của mình. Cho nên việc tác động có
định hướng vào ý thức của nhân dân chính là tác động có định hướng một cách gián tiếp
vào tiến trình của lịch sử.
Chức năng có tính mục đích đầu tiên trong hoạt động tư tưởng của báo chí chính
là nâng cao tính tự giác của quần chúng nhân dân. Để nâng cao tính tự giác của quần
chúng, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là phát triển nhận thức của họ. Trình độ nhận thức
chính là tiền đề qui định trình độ tự giác của nhân dân lao động. Một khi đã được hình
thành trong nhân dân lao động, tính tự giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho những
hành động sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của họ.
Tính tự giác cao của con người chỉ có thể hình thành trên cơ sở nhận thức một
cách toàn diện và sâu sắc thế giới xung quanh những qui định của tự nhiên và xã hội, các
quá trình và khuynh hướng vận động của đời sống xã hội và lịch sử. Tính tự giác được đặc
trưng bởi sự nhận thức vị trí của mỗi cá nhân trong thế giới, trong các mối quan hệ xã hội,
sự nhận thức mục đích ý nghĩa cuộc sống, những nhu cầu về lợi ích, con đường và phương
tiện để thực hiện những nhu cầu đó.
Việc nâng cao trình độ và mở rộng giới hạn nhận thức nhằm hình thành sự tự
giác trong nhân dân lao động đòi hỏi báo chí phải quan tâm tới việc thông tin một cách
đầy đủ, sinh động các sự kiện, hiện tượng hết sức phong phú của tự nhiên và xã hội, phân
tích các mối quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau, chỉ ra những biểu hiện cụ thể của
những mối quan hệ đó. Như vậy thông tin báo chí mang đến cho công chúng bức tranh toàn
cảnh về hiện tượng mà chính họ cũng là nhân vật hoạt động trong đó. Hơn hết các loại hình
truyền thông khác, truyền hình cho phép công chúng, khán giả chứng kiến gần như trực tiếpvào các hoạt động diễn ra, các thông tin, sự kiện,... Hơn thế nữa, báo chí giúp cho công
chúng nhìn nhận, đánh giá bức tranh ấy, xác định được tính chất hoạt động của mình trong
đó và định hướng các hành vi ý thức, các hành động tương lai của mình. ở đây, yêu cầu về
sự định hướng toàn diện của quần chúng xã hội trở thành chức năng mục đích của các
phương tin thông tin đại chúng.
Để thực hiện sứ mệnh của mình, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là khẳng định
những yếu tố tích cực, phát hiện và phản ánh những cái mới trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội, phê phán những tàn dư của chế độ cũ, những quan niệm, lối sống lỗi
thời trong nội bộ nhân dân, phát huy những trí tuệ tài năng và những tiềm lực của đất
nước, nhằm đặt ra và giải quyết những vấn đề chính trị to lớn. Truyền hình là phương
tiện truyền thông thực hiện sứ mệnh này khá tốt, với lợi thế về sự kết hợp hình ảnh và âm
thanh, và sự kết hợp lồng ghép với các loại hình nghệ thuật khác như kịch, điện ảnh,
truyền hình đã trở thành công cụ tuyên truyền đắc lực trong công cuộc cải cách, giáo dục
tư tưởng cho quần chúng. Những chương trình mang hình ảnh xác thực, những tin bài
mang tính thời sự, đồng thời có sự xuất hiện, tham gia của những người trong cuộc đã
làm cho hiệu quả thông tin tăng lên rất nhiều. Những phim ảnh, kịch,...đã góp phần
không chỉ làm nhiệm vụ giải trí cho người xem mà qua đó cũng có những bài học được
rút ra một cách khéo léo, tránh được áp lực từ sự giáo điều và mang lại hiệu quả tuyên
truyền cao.
Truyền hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và hướng dẫn dư luận xã
hội, trong đó phải kể đến chức năng giáo dục, các kênh truyền hình đều phải có chức
năng này. Chẳng hạn, kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam được gọi là kênh khoa
giáo, trong đó khai thác chủ yếu về mặt giáo dục khoa học, giúp cho không chỉ tầng lớp
thanh thiếu niên, mà là mọi tầng lớp. Người già có thể hiểu biết thêm về kiến thức sức
khỏe của mình, chăm sóc bản thân, người trung niên có thể hiểu biết những kiến thức về
khoa học, tự nhiên, thiên nhiên, những nhà kinh doanh tìm hiểu về kinh tế, các phương
cách làm giàu và kiến thức pháp luật, đối với các em học sinh sinh viên thì kiến thức
được phổ biến trên kênh này hết sức hữu ích,...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiVới tình hình phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, truyền hình không còn
xa lạ với hầu hết quần chúng. Việc mỗi nhà có ít nhất một chiếc tivi đang khẳng định vai
trò không thể thiếu được của truyền hình. Song hành cùng báo in, phát thanh và báo điện
tử, truyền hình vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống quần chúng. Báo chí là những
phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch sử - văn hóa của xã hội. Bằng khả
năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình, truyền hình có tác dụng như một
trường đại học đại chúng trong việc giáo dục và truyền thụ những tri thức, những giá trị lịch
sử - văn hóa. Có thể, truyền hình không thể trang bị cho các thành viên trong xã hội một hệ
thống tri thức lịch sử, văn hóa như nhà trường, song nó có khả năng to lớn trong việc thẩm
định và cổ vũ cho những giá trị lịch sử, văn hóa, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hình
thành ý thức tích cực của mỗi công dân và của cả xã hội hay là đại bộ phận các thành viên
xã hội.
Chức năng kế tiếp của truyền hình đó là quản lý và giám sát xã hội, truyền hình
đăng tải, bình luận, giải thích, phân tích các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Thông tin đến cho nhân dân lao động nội dung các văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nước,
giải thích cơ sở khoa học, thực tiễn và phương pháp, cách thức thực hiện đường lối và chủ
trương đó. Lợi thế của truyền hình đó là hình ảnh và lời nói, nhiều khi là những nhân vật
trực tiếp ban hành luật hay chuyên gia hiểu luật, đường lối, chính sách đó sẽ xuất hiện và
giải thích trực tiếp nên tránh được sự giáo điều, khô khan của những văn kiện, công chúng
dễ nhớ và sẽ làm theo hiệu quả hơn. Truyền hình phản ánh, phân tích tình hình thực tế, tình
trạng công việc ở từng địa phương, khu vực hay một khâu mắt xích nào đó của một quá
trình kinh tế xã hội. Kết quả của hoạt động này là thông tin một bức tranh toàn diện về sự
vật với những mối quan hệ phức tạp của nó, tạo điều kiện cho các cấp lãnh đạo, cơ quan
quản lý, người cán bộ lãnh đạo có đầy đủ các dữ kiện để đưa ra những quyết định quản lý
mới. Truyền hình đã là một phương tiện truyền thông hữu ích trong việc thông xin xác thực
và làm bằng chứng cho sự phát triển của xã hội. Truyền hình phát hiện nhanh chóng những
vấn đề bị làm sai của các đơn vị, các cơ sở, thậm chí là các cá nhân trong xã hội, đó là
truyền hình đã làm tốt chức năng giám sát và kiểm tra của mình, hết sức tích cực trongcuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực của đời sống kinh tế xã hội, trong tổ chức
Đảng và các cơ quan Nhà nước.
Hoạt động giám sát, kiểm tra của báo chí có ý nghĩa xã hội to lớn, song đó là
công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi những người thực hiện phải có trách nhiệm công
dân cao. Truyền hình là phương tiện thực hiện vai trò này khá hiệu quả, không thể có sự
dối trá trên truyền hình vì là hình ảnh thực, âm thanh thực.
Một chức năng cuối cùng và cũng đang là xu hướng của truyền hình hiện nay đó
là khai sáng và giải trí. Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam lại có thể được giải trí
trên truyền hình nhiều như bây giờ, qua đó công chúng được nâng cao tri thức mà vẫn có
thể giải tỏa những căng thẳng của công việc thường ngày. Truyền hình nâng cao trình độ
hiểu biết, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân lao động, giúp cho mỗi thành
viên của xã hội có cơ hội không ngừng bổ sung những kiến thức, làm phong phú đời sống
tinh thần của mình.
Truyền hình tạo nên điều kiện quan trọng cho sự tăng cường giao lưu văn hóa,
làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau. Những giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, bây giờ
truyền hình đã trở thành những tài sản, giá trị chung cho cả nhân loại hiện đại. Sự hiểu
biết và đời sống tinh thần của con người có khả năng để nâng cao, trở nên phong phú với
sự tiếp thu hợp lý và phê phán đúng đắn những tri thức của cả thế giới về văn hóa, nghệ
thuật.
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ giáo dục chung của công dân ngày càng
cao, sự hình thành nhân cách, lối sống văn hóa của con người chịu ảnh hưởng của càng
nhiều yếu tố phong phú. Truyền hình khi thực hiện các chức năng khai sáng, giải trí đã đề
cập đến rất nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, những khía cạnh rất phong phú của đời
sống con người, hình thành nên một nền văn hóa toàn diện, lành mạnh và tiên tiến. Cùng
với những nội dung trên việc đáp ứng các nhu cầu xã hội thông qua việc quảng cáo, chỉ
dẫn, dự báo thời tiết, thông báo giá cả thị trường, thông tin những hiện tượng kỳ lạ,...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSự hình thành nền văn hóa, về mọi phương diện của nó, gắn bó chặt chẽ với mọi
hoạt động tư tưởng và quản lý xã hội. Truyền hình thực sự đã phối hợp các chức năng
của mình và thể hiện vai trò to lớn trong việc phát triển xã hội nói chung.
1.1.3. Công chúng báo chí và công chúng truyền hình
Công chúng với nghĩa là một danh từ để chỉ một tập hợp xã hội được cấu thành
một cách phức tạp bởi nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, mỗi người đều đang sống trong
những mạng lưới xã hội và những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu về công
chúng của một phương tiện thông tin đại chúng, thì không thể tách rời những độc giả hay
khán giả ra khỏi môi trường sống của họ, mà ngược lại, phải đặt họ vào trong các hoàn
cảnh sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.
Công chúng báo chí là hầu hết toàn bộ công chúng của xã hội, trong thời đại
sống bằng thông tin hiện nay thì công chúng của báo chí quả thật là rất lớn. Tuy nhiên
cũng cần khẳng định, công chúng của báo chí chủ yếu là những người có tri thức, học vấn
nhất định. Chẳng hạn như là công chúng của báo in thì điều tối thiểu đó là phải biết chữ, đầu
óc bình thường có khả năng tư duy, đối với truyền hình thì công chúng còn rộng lớn hơn
nhiều vì không cần đến khả năng biết chữ, mắt có thể nhìn, tai có thể nghe, thậm chí truyền
hình còn phục vụ cả cho người khiếm thị nữa, đều có thể tiếp nhận thông tin qua truyền
hình.
Công chúng báo chí nước ta hết sức đa dạng và phân tán. Đó là một thực thể xã
hội rộng lớn, hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt nhau về lứa tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, mức sống, sở thích...Đối tượng công chúng
có thể là một cộng đồng người trong một thôn xóm, khối phố cho đến cộng đồng to lớn
có phạm vi toàn quốc. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ, thời gian, mục đích
tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trước kia khi báo chí chưa phát triển, công chúng báo chí có phần "dễ tính", họ
tiếp nhận báo chí, đọc hết những gì mà báo chí cung cấp, từ đầu chí cuối. Báo chí xuất
bản theo chỉ tiêu phân bổ của Nhà nước từ đó chuyển xuống các bưu cục. Số lượng báo
chí không nhiều, số lượng đầu báo có hạn nên công chúng thời kỳ bao cấp được được baocấp về kinh tế, và bao cấp cả về văn hóa nên công chúng tiếp nhận thông tin một cách thụ
động. Sau cải cách, đi đôi với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật...Báo chí
cũng có sự phát triển rõ rệt, hệ thống thông tin đại chúng với nhiều loại hình, các báo
tăng số lượng phát hành, nội dung thông tin phong phú đa dạng, đề cập đến mọi lĩnh vực,
mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Chưa bao giờ con người lại được sống trong một
môi trường truyền thông đa dạng, phong phú và nhiều chiều như hiện nay. Công chúng
báo chí hiện nay không còn là đối tượng thụ động, chỉ biết tiếp nhận những nội dung
thông tin báo chí cung cấp như trước kia. Bởi thế nên trước mỗi sự kiện, sự việc được
thông tin trên báo chí có thể nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập
nhau, hình thành dư luận xã hội rộng rãi. Từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ
động, công chúng đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền
thông. Họ có quyền nhất định trong việc lựa chọn những thông tin mà họ quan tâm và
thích thú. Như vậy, công chúng có vai trò như một yếu tố quyết định trong quá trình
truyền thông. Họ có quyền chọn những thông tin hữu ích. ở đây, đối tượng truyền thông
chủ động linh hoạt muốn được nghe, nói và tham gia vào quá trình truyền thông. Đây là
một xu thế của công chúng báo chí và cũng là xu thế của báo chí hiện đại.
Công chúng báo chí Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng biệt. So với các
nước trong khu vực Việt Nam là nước có tỷ lệ người biết chữ cao, có truyền thống hiếu
học. Đối tượng truyền thông ở nước ta là những người cần cù chịu khó nhưng cũng nhạy
bén trong việc tiếp cận các thông tin kỹ thuật tiên tiến. Song cũng còn những hạn chế
nhất định do lối tư duy mạng nặng tính bảo thủ còn rơi rớt lại. Do đó hiểu đặc điểm công
chúng và đáp ứng nhu cầu của công chúng là điều cần thiết. Mác từng nói: "Báo chí
không phải là cái gì khác mà là sự diễn đạt tâm tư tình cảm hàng ngày của nhân dân và
thành thực chia sẻ với họ niềm hy vọng và nỗi lo âu, tình yêu và lòng căm thù của họ"
(Các Mác và Ăngghen bàn về vấn đề báo chí).
Đặc điểm của công chúng truyền hình là những nét riêng biệt của công chúng
truyền hình so với công chúng báo chí nói chung và công chúng của các loại hình nghệ thuật
khác trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐối với báo in, công chúng có thể tiếp cận các ấn phẩm qua hệ thống phát hành
báo chí trong cả nước, đối với phát thanh chỉ cần một chiếc radio nhỏ, một đôi pin là có
thể "bắt sóng" và có thể mang đi mọi địa hình mọi thời điểm để tiếp nhận thông tin nhưng
với truyền hình việc tiếp nhận thông tin có phần "đòi hỏi" hơn về phần phương tiện thu
hình, hệ thống đường truyền tải điện lưới. Trước kia hệ thống chuyển tải điện năng của
chúng ta chưa rộng khắp, chưa về các vùng nông thôn và chưa lên được tới vùng sâu
vùng xa thì khái niệm truyền hình vẫn còn là một cái gì đó xa vời. Một số nơi chúng ta
thấy có những máy thu hình chạy bằng ắc quy, mặc dù bà con đã khắc phục tình hình
thiếu thốn khó khăn để đến với truyền hình nhưng số lượng máy thu hình hoạt động tiếp
sóng theo kiểu đó vô cùng ít. Và vì vậy, công chúng truyền hình giai đoạn này còn hạn
chế, chủ yếu ở những vùng thành thị, những vùng được phủ điện lưới quốc gia. Rất nhiều
năm trở lại đây, điều kiện điện lưới được khắc phục, điện đã về với bà con vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa, vùng bà con dân tộc thiểu số, bên cạnh đó là sự phát triển của
kinh tế, xã hội người đã đủ điều kiện để mua máy thu hình, số lượng người dân tiếp cận
với truyền hình đã tăng lên nhanh chóng và số lượng công chúng tiếp nhận thông tin trên
truyền hình cũng tăng lên rất nhanh. Do tác động của địa lý, địa bàn cư trú không có tính
quy tụ mà rải rác, phân tán nên công chúng của truyền hình rất đa dạng và tính chất tiếp
nhận thông tin cũng sẽ có sự khác biệt.
1.1.4. Công chúng truyền hình hiện đại
Công chúng truyền hình cũng như công chúng báo chí của chúng ta hiện nay
không còn thụ động trong việc tiếp nhận thông tin. Nếu như trước đây, khi truyền hình
mới ra đời, lớp công chúng truyền hình mới hình thành rất ấn tượng và bị hấp dẫn bởi
loại hình báo chí mới mẻ này. Công chúng thường theo dõi hết những giờ phát sóng ít ỏi
của chương trình truyền hình ở thời kỳ đầu, họ tiếp nhận thông tin mà truyền hình mang
đến một cách bị động, tuy nhiên thì công chúng vẫn hài lòng vì có truyền hình để xem đã
là cả một sự tiến bộ.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, trình độ dân trí được cải thiện và nâng cao,
công chúng có thể tự nhận thức và đánh giá được thông tin. Bên cạnh đó là tốc độ củatruyền hình, các chương trình ngày càng phong phú và đa dạng, với nhiều chương trình
hấp dẫn được phát 24/24h, trong khi đó công chúng lại ngày bận rộn với công việc của
cuộc sống hàng ngày, thời gian dành cho xem truyền hình do đó mà ít đi nên công chúng
ngày càng có xu hướng chủ động chọn lọc tiếp nhận những chương trình, thông tin mà
mình quan tâm, yêu thích,...phục vụ cho lợi ích của bản thân.
Công chúng, đối tượng truyền thông chủ động linh hoạt, không chỉ muốn nghe
mà muốn nói, muốn tham gia vào các chương trình truyền hình. Đây được xem là xu thế
của truyền thông hiện đại. Công chúng truyền hình ở đây vừa đóng vai trò là đối tượng
phản ánh vừa là người tiếp nhận các chương trình truyền hình. Công chúng cũng là
nguồn đề tài để các nhà làm truyền hình khai thác, sản xuất các chương trình truyền hình,
đi sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, tạo sự gần gũi với công chúng.
Trong xã hội thông tin hiện nay, con người của xã hội hiện đại đã và đang chịu
sự ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin được mang tới từ các loại phương tiện thông tin
khác nhau. Chính vì thế, đã tạo ra những lớp công chúng của từng loại hình báo chí riêng
biệt, có thể một cá nhân tiếp nhận thông tin từ nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng
nhưng sự tiếp nhận của từng loại rõ ràng là có sự khác biệt, và họ trở thành công chúng
riêng biệt đối với từng loại hình báo chí.
Thực tế trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam hiện nay, trong các chương
trình có sự tham gia của công chúng rất nhiều. Người dân được tham gia các chương trình
phỏng vấn, tọa đàm, đối thoại, được nêu ý kiến, thắc mắc hay gọi điện trực tiếp tới chương
trình,....Đặc biệt là sự tham gia của công chúng vào các chương trình trò chơi truyền hình,
một loại chương trình đang phát triển rất mạnh vì tính chất thú vị, bổ ích và hấp dẫn đối với
họ. Vì thế, số lượng cũng như phạm vi công chúng không ngừng phát triển và mở rộng, tạo
thành một lớp công chúng truyền hình khác trước rất nhiều, có thể gọi đó là công chúng
truyền hình hiện đại.
1.2. Các yếu tố tác động đến công chúng truyền hình
1.2.1. Các yếu tố chính trị
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrong mọi hoạt động của xã hội, thì chính trị đã, đang và sẽ giữ một vai trò hết
sức quan trọng. Các thể chế chính trị nói chung luôn vận hành theo những nguyên tắc
chung bảo đảm cho sự tồn tại và sự phát triển của một xã hội. ảnh hưởng của chính trị
bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội, không bỏ qua một lĩnh vực nào, trong đó có
báo chí.
Cũng giống như các sản phẩm văn hóa - tư tưởng khác, báo chí chịu sự chi phối
mạnh mẽ của chế độ chính trị. Nội dung báo chí thể hiện chủ trương đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước, hình thức thì phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Vì thế, chế độ chính trị xã hội nào thì nền báo chí ấy. Do đó một nền báo chí phát triển
phải thể hiện được bộ mặt chính trị đương thời. Nhà cầm quyền ban hành các văn bản
pháp luật, các quy định hoạt động báo chí, những đòi hỏi về báo chí có nội dung đi ngược
lại chủ trương chính sách quan điểm của Nhà nước sẽ không được phép đáp ứng, lưu
hành và phổ biến. Báo chí là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, không Nhà nước nào
lại không nắm lấy công cụ, vũ khí sắc bén này. Nói như vậy có nghĩa là những nội dung
báo chí mà công chúng hưởng thụ cũng chịu ảnh hưởng của chính trị. Hay nói một cách
khác nhu cầu hưởng thụ thông tin qua báo chí của công chúng mang tính định hướng của
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Truyền hình nằm trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng do đó nằm
trong phạm vi ảnh hưởng và quản lý hệ thống chính trị. Những ảnh hưởng ở đây thể hiện
ở tôn chỉ, mục đích của thể loại báo hình. Truyền hình chịu ảnh hưởng của chính trị từ
việc lựa chọn mục tiêu, sử dụng các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó, khả năng kiểm
soát và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có sẵn của truyền hình (bao gồm cả tiềm lực
tự nhiên và năng lực sáng tạo của đội ngũ những người làm truyền hình), việc cho phép
hình thành các cơ chế để quần chúng tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình
của truyền hình một cách có hiệu quả. Như vậy có thể thấy rằng chính trị có ảnh hưởng
cực kỳ to lớn đối với các hoạt động của truyền hình, khả năng tác động vào công chúng
để có thể tạo ra một sự thay đổi đối với công chúng truyền hình ở những giai đoạn khác
nhau, tạo cho công chúng có nhận thức và khả năng nhất định để hiểu biết về nền chính
trị, dân tộc, lịch sử, hệ thống chính trị của đất nước mình, mức hiểu biết của công chúngvề các vấn đề trên truyền hình, về quá trình thực thi các chính sách của Nhà nước, ý kiến
của người dân về vấn đề này...Tất cả các loại hình báo chí đều có khả năng tạo lập quan
hệ giữa chính trị và các cá nhân trong cộng đồng và ngược lại. Nhưng riêng với truyền
hình do bản thân nó đã chứa đựng khả năng rất lớn về vấn đề này, dựa trên cơ sở các mối
quan hệ xã hội, chính trị có tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội nói
chung và truyền hình nói riêng, chính trị có khả năng tạo ra sự huy động, nhất là tạo ra cơ
chế thích hợp để bộ máy của các Đài truyền hình phát triển. Truyền hình vừa là công cụ
phương tiện tuyên truyền của Đảng và Nhà nước nhưng cũng là đơn vị sản xuất, vừa có ý
nghĩa về kinh tế, vừa có ý nghĩa về văn hóa. Đối với công chúng truyền hình, chính trị có
thể đưa ra chính sách để phát triển nhanh hơn, nâng cao trình độ học vấn của công chúng,
truyền hình là kênh thông tin vô cùng hiệu quả. Lớp công chúng truyền hình vừa có khả
năng sáng tạo ứng dụng các thành quả phát triển của nhân loại đã đạt được, đây có thể coi
là lớp công chúng lý tưởng của truyền hình. Họ biết tiếp nhận thông tin từ truyền hình, có
khả năng phân tích tổng hợp những thông tin ấy và vận dụng sáng tạo vào cuộc sống,
không dừng ở đó lớp công chúng này còn có thể tham gia tích cực vào các chương trình
truyền hình, trở thành mắt xích quan trọng trong đó.
Các nhà sản xuất chương trình truyền hình muốn biết công chúng cần thông tin gì
và việc làm của mình của mình ảnh hưởng đến thái độ, cách cư xử của công chúng như
thế nào, hiểu biết được công chúng truyền hình là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên
hiệu quả của truyền thông. Để có được những tác phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thông
tin thời sự mà còn khiến công chúng thích thú, người làm truyền hình phải không ngừng
rèn luyện. Quá trình hoạt động và việc thường xuyên nghiên cứu công chúng của mình sẽ
đem lại cho người làm truyền hình những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích. Bên cạnh đó,
việc rèn luyện những kỹ năng giao tiếp với công chúng đã trở thành một trong những yêu
cầu quan trọng trong năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện
đại.
Ngày nay, công chúng không chỉ có nhu cầu biết thông tin mà còn có nhu cầu
thoải mái trong tiếp nhận thông tin. Các biên tập viên phải tạo được một chiếc cầu nối
giao lưu tình cảm giữa công chúng với chương trình. Bởi lẽ đó mà lối nói từ độc thoại
sang đối thoại chắc chắn sẽ tạo ra những hiệu quả cao hơn.
Với sự tham gia trực tiếp của công chúng, thông tin trên truyền hình trở nên
khách quan hơn, chân thực hơn và điều quan trọng nhất là đã tạo ra một quan niệm mới
khi truyền hình trở thành "diễn đàn", thành "sân chơi" của đông đảo công chúng. Điều
này gạt bỏ được rất nhiều rào chắn trên con đường đến với công chúng.
"Phần lớn các nhà báo không chọn báo chí như là một nghề chỉ để kiếm
sống. tui tin, báo chí đang và sẽ được nhỡn nhận đúng như vai trũ mà xó hội luụn chờ
đợi ở mỡnh: hành xử cú trỏch nhiệm hơn với đất nước, với dân tộc". Đó là nhận định của
nguyên Thủ tướng Vừ Văn Kiệt trong bài viết nhân kỷ niệm 82 năm Báo chí Cách mạng
Việt Nam. Nhận định của Thủ tướng cũng là mong muốn của các phóng viên truyền hình.
Người làm truyền hình cũng cần có cái tâm trong nghề, cái tâm xuất phát trước hết là
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ, trải nghiệm và sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top