vanchungvnn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu 1
1.1 Đặt vấn đề. 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
Phần 2: Tổng quan tài liệu. 4
2.1. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở ngoài nước. 4
2.1.1. Vị trí phân loại, ký chủ, phân bố và triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh học. 9
2.1.3. Đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng 10
2.1.4. Biện pháp phòng trừ. 13
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở trong nước. 15
2.2.1. Phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng. 15
2.2.2. Đặc điểm sinh học. 16
2.2.3. Đặc điểm sinh thái. 17
2.2.4. Những nghiên cứu về phòng chống rầy lưng trắng 18
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 20
3.2. Đối tượng 20
3.3. Vật liệu nghiên cứu 20
3.4. Nội dung. 20
3.5. Phương pháp nghiên cứu. 21
3.5.1. Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch trên lúa vụ xuân 2010. 21
3.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa. 22
3.5.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng hại lúa. 22
3.5.4. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng 23
3.5.5. Đánh giá hiệu quả của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.25 FS 24
3.6. Phương pháp tính toán. 25
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 26
4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 26
4.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa. 26
4.1.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực - Nam Định. 27
4.2. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 29
4.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Bắc Thơm số 7 ở các mức độ thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định 30
4.2.3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy khác nhau 32
4.2.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống lúa trồng phổ biến 33
4.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng và thiên địch trên lúa Vụ Xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 33
4.3.1.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010. 33
4.3.2.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010. 33
4.3.3. Diến biến số lượng bọ xít mù xanh và nhện tổng số ở các công thức thí nghiệm 33
4.4. Đánh giá hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.5 FS với rầy lưng trắng trong nhà lưới tại Viện Bảo Vệ Thực Vật. 33
4.5. Một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng tại phòng thí nghiệm viện bảo vệ thực vật. 33
4.5.1. Thời gian phát dục pha sâu non và vòng đời rầy lưng trắng 33
4.5.2.Sức sinh sản của rầy lưng trắng . 33
Phần 5: Kết luận và đề nghị 33
5.1 Kết luận. 33
5.2. Đề nghị. 33
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân năm 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 26
Bảng 4.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. 28
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên giống Bắc Thơm số 7 29
vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 29
Bảng 4.4.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Bắc Thơm số 7 ở các mức độ thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. 31
Bảng 4.5.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy các khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. 33
Bảng 4.6.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống phổ biến 33
vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. 33
Bảng 4.7. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định (con/m2) 33
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010. 33
Bảng 4.9. Diễn biến số lượng bọ xít mù xanh trên các công thức thí nghiệm (con/m2 ) 33
Bảng 4.10. Diễn biến số lượng Nhện tổng số trên các công thức thí nghiệm(con/m2) 33
Bảng 4.11. Bảng Hiệu lực trừ rầy trưởng thành lưng trắng của Cruiser Plus 312.5 FS sau 7 ngày và14 ngày gieo với các nồng độ khác nhau. 33
Bảng 4.12: Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy lưng trắng. 33
Bảng 4.13. Sức sinh sản của rầy lưng trắng trong điều kiện nhà lưới 33
tại Viện Bảo Vệ Thực Vật năm 2010. 33

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Tương quan giữa diện tích trồng lúa lai và mức độ gây hại của rầy lưng trắng tại Wan - mu , Trung Quốc 1975- 1995 9
Hình 4.1. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 29
tại Nam Trực- Nam Định. 29
Hình 4.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng hại thân lúa trên các nền thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. 31
Hình 4.3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy khác nhau 33
Hình 4.4 Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống phổ biến vụ 33
Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định 33
Hình 4.5. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định (con/m2) 33
Hình 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010. 33
Hình 4.7. Diễn biễn số lượng bọ xít mù xanh tại các công thức thí nghiệm tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 33
Hình 4.8. Diễn biễn số lượng nhện tổng số tại các công thức thí nghiệm tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 33


Phần 1
Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề.
Khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định: Thành công lớn nhất là nông nghiệp. Cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng bậc nhất của Việt Nam, với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, đã có những thay đổi quan trọng về cơ cấu giống, biện pháp canh tác và quản lý dịch hại…. Bên cạnh những thành công vượt bậc về năng suất sản lượng lúa thì cũng xuất hiện những trận dịch như dịch rầy nâu, sâu đục thân, làm sản xuất điêu đứng. Nhất là trong tình trạng hiện nay, dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới truyền bệnh đang gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ từ vụ Đông –Xuân 2006-2007 đến nay; bệnh lùn sọc đen với môi giới truyền bệnh chính là rầy lưng trắng xuất hiện và gây hại nặng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền Trung từ vụ Hè –Thu 2009. Hiện trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xuất khẩu lúa gạo mà có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam.
Từ trước thập niên 70 của thế kỷ 20, nhóm rầy hại thân (bao gồm rầy nâu, rầy lưng trắng...) chỉ là những sâu hại thứ yếu trên cây lúa thuộc vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, sau thập niên 70 của thế kỷ trước rầy nâu và nhóm rầy hại thân đã trở thành những loài sâu hại nguy hiểm số một của ngành trồng lúa của châu Á. Có rất nhiều cách giải thích nhằm lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng tuyệt đại đa số các nhà khoa học đều thống nhất những thay đổi rất to lớn về cơ sở vật chất và kỹ thuật của ngành trồng lúa là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bùng phát số lượng và rút ngắn tần suất giữa các đợt bùng phát của nhóm rầy hại thân, đó là việc cung cấp nước, phân khoáng được sử dụng phổ biến với số lượng lớn và sử dụng giống mới. Ba yếu tố cơ bản trong sản xuất lúa: nước, phân, giống của ngành trồng lúa nước đã có sự thay đổi cơ bản và từ đó đồng thời tác động lên toàn bộ hệ thống trồng lúa của nước ta và các nước trồng lúa khác ở châu Á. Những thay đổi này đã dẫn đến sự thay đổi về kỹ thuật canh tác, tăng hệ số canh tác. Trước đây chúng ta chỉ cấy 1 vụ/năm nhưng từ những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước với việc đưa giống IR8 vào trồng rộng rãi và cùng với việc chủ động tưới tiêu nên tăng lên 2 vụ/năm, đặc biệt từ những thập niên 90 sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các giống lúa lai. Việc sử dụng các giống mới năng suất cao đã dẫn đến việc sử dụng nhiều phân khoáng trong đó đặc biệt là phân đạm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu thì sự phá hại của các loài sâu hại nói chung và rầy lưng trắng nói riêng là tất yếu.
Đặc biệt trong thời gian từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại đây, khi các giống lúa lai xuất hiện và phát triển rộng rãi thì rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) đã trở thành đối tượng gây hại cực kỳ nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam (Đ.V. Thành và nnk, 2008) [10]. Rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây và gây ra hiện tượng lá vàng, cây còi cọc giảm tỷ lệ trỗ, hạt lép và làm giảm năng suất với mật độ cao chúng còn gây ra hiện tượng “cháy rầy” dẫn đến thất thu hoàn toàn. Ngoài tác hại trực tiếp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam hại lúa, đây là một bệnh mới xuất hiện và gây hại rất nặng ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc như đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông… từ năm 2001 đến nay (G.H. Zhou và ctv, 2008) [23]. Từ vụ mùa 2009 bệnh lùn sọc đen phương Nam đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng trên lúa và ngô ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ nước ta (Ngô Vĩnh Viễn và nnk, 2009) [12] và môi giới truyền bệnh chính là rầy lưng trắng (N. V.Viễn và nnk, 2009; N. N. Cường và nnk, 2009) [4].
Tương tự như rầy nâu, rầy lưng trắng có khả năng phát tán, di chuyển rất xa nhờ gió, chúng có khả năng di chuyển từ phía Bắc Việt Nam tới phía Nam Trung Quốc và từ đó chúng di cư tới Nhật Bản và Hàn Quốc và ngược lại (Zhai Bao Ping, 2009; M. Matsumura, 2001)[20].
Với mức độ nguy hiểm rất cao về khả năng gây hại (trực tiếp và gián tiếp) như vậy, nhưng nghiên cứu về rầy lưng trắng ở nước ta cho đến nay còn chưa đầy đủ và cập nhật, các nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản như vòng đời, thời gian phát dục các pha cũng như xu thế phát sinh phát triển quần thể của chúng tại khu vực Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước của một số tác giả Nguyễn Đức Khiêm (1995) [7], Đinh Văn Thành (1998)[9].
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa và biện pháp phòng trừ vụ xuân 2010 tại Nam Trực – Nam Định”
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích :
Có được thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch của chúng, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng hại lúa. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng có hiệu quả theo hướng phòng trừ tổng hợp phục vụ sản xuất.
Yêu cầu:
-Xác định được thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch của chúng trên lúa tại Nam Trực- Nam Định trong vụ mùa 2010.
- Diễn biến mật độ của rầy lưng trắng(Sogatella furcifera (Horvath) với một số điều kiện canh tác (giống, phân bón, mật độ cấy)
- Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hóa học (thuốc xử lý hạt giống, thuốc phun) và thuốc sinh học trừ rầy lưng trắng.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ phòng trừ rầy lưng trắng
Phần 2
Tổng quan tài liệu.

2.1. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở ngoài nước.
2.1.1. Vị trí phân loại, ký chủ, phân bố và triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng.
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau đó được đổi là Sogatella furcifera. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có các tên khác đồng danh đã được sử dụng như:
- Năm 1899: Delphax furcifera Horvath
- Năm 1899: Liburnia furcifera Horvath
- Năm 1899: Calligypona furcifera Horvath
- Năm 1912: Sogata distincta Distant
- Năm 1912: Sogata furcifera Distancta
- Năm 1912: Sogata pallescens Distant
- Năm 1917: Megamelus furcifera Muir
- Năm 1917: Sogata kyusyunensis Masumura & Ishihara
- Năm 1917: Sogata tandojamensis Qadri & Mirz
- Năm 1924: Sogata furcifera Muir & Giffard
- Năm 1924: Megamelus furcifer
- Năm 1924: Megamelus furciferus
- Năm 1931: Delphacodes furcifera Esaki & Ishihara
- Năm 1956: Chloriona furcifera Fennah
Vị trí phân loại của rầy lưng trắng
Lớp (Class): Insecta.
Phần 5
Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận.
1. Tại Nam Định, trong vụ xuân 2010 nhóm rầy hại thân lúa xuất hiện 3 loài là rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ, trong đó rầy lưng trắng và rầy nâu có mức độ phổ biến cao nhất, thấp nhất là rầy nâu nhỏ.
2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân vụ xuân 2010 khá phong phú, gồm 12 loài thuộc 3 bộ, bộ cánh cứng có 4 loài , bộ cánh nửa (Hemiptera) có 2 loài, bộ nhện lớn (Araneae) có 6 họ với 6 loài. Trong đó, phổ biến nhất là là bọ rùa đỏ Micrarpis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophinoea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter và nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell, Nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. et Str
3. Trong 3 loài rầy hại thân, rầy nâu có mật độ cao nhất trung bình 508.95 con/m2 sau đó đến rầy lưng trắng 166.68 con/m2 cuối cùng là rầy nâu nhỏ 12.92 con/m2
4. Các giống lúa trồng phổ biến ngoài sản xuất tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 : không có sự khác biệt lớn về mật độ rầy lưng trắng ở các kỳ theo dõi.
Mật độ cấy phổ biến 35 khóm/m2 mật độ rầy lưng trắng luôn cao hơn so với mật độ cấy thưa 30 khóm/m2.
Chế độ thâm canh có ảnh hưởng lớn diễn biến số lượng rầy lưng trắng. Trên đồng ruộng chế độ thâm cao có mật độ luôn cao hơn trên các ruộng lúa có chế độ thâm canh trung bình và thấp ở tất cả các thời điển sinh trưởng phát triển của lúa mật độ rầy lưng trắng trung bình lần lượt là 295.24 con/m2 ,166.68 con/m2 con/và 91.08 con/m2
5. Khi xử lý rầy lứa 1 bằng thuốc Chess 50 WG, Buproferine và nấm Metarhizium anisopliae cho thấy Chess 50 WG là có khả năng hạn chế đáng kể số lượng quần thể rầy lưng trắng lứa 2 và tới cuối vụ.
Sử dụng thuốc Buproferine, Chess 50 WG và nấm Metarhizium anisopliae trừ rầy lứa 1 hay 2 bước đầu cho thấy thuốc Chess 50 WG được phun lứa 1 hay 2 đều có khả năng hạn chế tốt sự phát triển số lượng quần thể rầy lưng trắng tới cuối vụ(lứa 1 là2.4 con/m² lứa 2là 1.4 con/m² ) . Thuốc Buproferine và nấm Metazium không thể hiện rõ ràng khả năng hạn chế sự phát triển số lượng quần thể rầy lưng trắng ở các lứa rầy tiếp theo.
6. Tất cả các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm với các thời điểm phun khác nhau (lứa 1 hay lứa 2) đều an toàn với số lượng quần thể bọ xít mù xanh và nhện tổng số. Sử dụng Buproferine (CT1,2)và nấm Metarhizium anisopliae (CT5,6)phun rầy lứa 1 và 2 đều có số lượng quần thể BXMX cao hơn hay tương đương so với công thức trừ rầy theo nông dân(CT7).
Mật độ nhện tổng số ở các công thức sử dụng thuốc Buproferine (CT1,2) và nấm Metarhizium anisopliae (CT5,6)cao hơn hẳn so với các công thức khác, tiếp đến là thuốc Chess50WG thấp nhất là công thức phun thuốc theo nông dân (CT7) (5.23 con/m²).. Công thức không phun thuốc(CT8) mật độ nhện tổng số không cao nhưng quần thể của chúng phát triển ổn định trong suốt các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.5FS có hiệu lực cao trong phòng trừ rầy lưng trắng trưởng thành . Hiệu lực của thuốc đạt trên 80% ở 1 ngày sau thả rầy trên tất cả các liều lượng xử lý khác nhau khi thả rầy ở giai đoạn 7ngày sau gieo và trên 90% ở giai đoạn 14 ngày sau gieo mạ.
7. Khả năng sinh sản và vòng đời, thời gian phát dục các pha rầy lưng trắng đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.Ở nhiệt độ 22.52 -25.470C vòng đời là 26.27- 30.64 ngày, tổng số trứng trung bình/ Trưởng thành là 155.2 - 270.67 quả.
5.2. Đề nghị.
1.Tiếp tục nghiên cứu đề tài này, đi sâu nghiên cứu hơn về sinh học của rầy lưng trắng
2. Để hạn chế số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng tại Nam Trực- Nam Định có thể sử dụng thuốc Chess 50WG giúp tăng hiệu quả phòng trừ và giảm số lần phun thuốc.
3. Sử dụng kết quả nghiên cứu để phổ biến cho người sản xuất lúa tại Nam Định đối với giống lúa nhiễm rầy ( Bắc Thơm số7…) nên trồng với chế độ thâm canh vừa phải có thể chọn thâm canh thấp: 80 N: 40 P205: 50 K20 hay thâm canh trung bình: 90N: 70P205: 80 K20 để giảm sâu bệnh mang lại hiểu quả kinh tế cao.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top