Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam trong thời gian tới
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bảo hiểm thương mại là một trong những ngành hoạt động dịch vụ tài chính tuy còn rất mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua và được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính đến cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hướng đi trong tương lai ngày càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là một công cụ định hướng và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trường và do đó, nó đóng vai trò quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI ), thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong suốt quá trình hơn mười năm hình thành và phát triển đã dần khẳng định được vị trí của mình và hiện đang là doanh nghiệp bảo hiểm đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được tự do, bình đẳng hoạt động trên thị trường Việt Nam, đã và đang dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn trong thời gian tới. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự đình trệ của nền kinh tế trong nước cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Đứng trước thực trạng đó, PVI cần đề ra chiến lược kinh doanh như thế nào đề có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, hạn chế được các khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển? Đây là một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với PVI trong thời gian tới.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI), trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, kết hợp với sự tìm hiểu tình hình kinh doanh thực tế của PVI, em xin chọn đề tài : “ Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam trong thời gian tới ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và sự hữu hiệu của việc áp dụng mô hình phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Chương II: Áp dụng mô hình phân tích SWOT phân tích chiến lược kinh doanh của PVI trong giai đoạn 2009 – 2015.
Chương III: Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm hình thành và lựa chọn chiến lược kinh doanh của PVI trong giai đoạn 2009 - 2015.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ SỰ HỮU HIỆU CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH và qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DNBH
1.1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH
1.1.1.1: Quan điểm về chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh của DNBH
“Chiến lược” là một thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Chiến lược có nghĩa là mưu lược trong việc tiến hành chiến tranh, tức là việc căn cứ vào tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý…của cả hai bên, xem xét cục diện chiến tranh để chuẩn bị và sử dụng lực lượng của mình một cách hiệu quả nhất, đem lại thắng lợi cuối cùng cho mình.
Từ thuật ngữ “chiến lược” như trên, trong quá trình hình thành và phát triển lý luận về chiến lược kinh doanh, có nhiều quan điểm về chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp có thể đạt được. Chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược mở rộng về mặt địa lý, đa dạng hoá sản phẩm, sáp nhập, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm hay từ bỏ, thôn tính hay liên doanh.
Chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là mưu lược, con đường, biện pháp nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định và lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan và các nguồn lực sẵn có và có thể huy động được của doanh nghiệp.
Như vậy, từ các khái niệm về chiến lược, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung được trình bày ở trên, ta có thể nêu ra cách hiểu khái quát về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm như sau: “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là tập hợp những mục tiêu dài hạn và cách thức để đạt được những mục tiêu dài hạn đó căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan và các nguồn lực của doanh nghiệp bảo hiểm”. Chiến lược kinh doanh thường được xác định cho một thời kỳ nhất định, mang tính định hướng và có thể điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh.
Căn cứ vào phạm vi, chiến lược kinh doanh được chia thành chiến lược kinh doanh tổng quát ( chiến lược kinh doanh chung) và chiến lược kinh doanh bộ phận.
Căn cứ vào nội dung và lĩnh vực quản trị, chiến lược kinh doanh được chia theo từng lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp. Ví dụ như chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược nhân sự…
Căn cứ theo tính chất và phạm vi hoạt động, người ta chia chiến lược kinh doanh ra thành bốn loại : chiến lược kết hợp, chiến lược chuyên sâu, chiến lược mở rộng và chiến lược kinh doanh đặc thù ( thu hẹp, liên kết…).
1.1.1.2: Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải đối mặt với những thay đổi của môi trường kinh doanh đang xảy ra từng ngày, từng giờ. Mỗi sự thay đổi này đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như vậy, có một điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm luôn biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp bảo hiểm được xem như là một sự định hướng, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có thể vượt qua sóng gió, khó khăn của thương trường, vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn bằng chính nỗ lực và khả năng của mình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng một chiến lược kinh doanh có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực triển khai chiến lược, được xem như là một nghệ thuật trong trong quá trình quản trị doanh nghiệp bảo hiểm.
Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trên thị trường thay vì phản ứng một cách yếu ớt trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm đem lại cho mỗi người sự nhận thức hết sức quan trọng. Mục tiêu của quá trình này là nhằm đặt được sự thấu hiểu và cam kết thực hiện cả trong ban giám đốc cho đến đội ngũ nhân viên trong công việc. Một khi mỗi người trong doanh nghiệp đều hiểu được rằng họ sẽ phải làm gì và tại sao họ phải làm như vậy, mỗi người sẽ cảm giác mình thực sự là một phần của doanh nghiệp và sẽ tự cam kết để ủng hộ nó. Ban giám đốc và các nhân viên lúc này sẽ trở nên năng động hơn, họ hiểu và ủng hộ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; mỗi người trong công ty sẽ như được tiếp thêm sức lực, nhờ đó họ có thể phát huy được hết năng lực và phẩm chất cá nhân của mình, đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp bảo hiểm.
1.1.1.3: Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm cần đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau :
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cần đảm bảo tính tổng thể. Tính tổng thể của chiến lược kinh doanh thể hiện ở chỗ nó phải phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của doanh nghiệp; phù hợp với điều kiện quốc gia và sự phát triển của quốc gia trong một thời kỳ nhất định; phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Một chiến lược đảm bảo được tính tổng thể là nhân tố quan trọng cho sự phát triển đúng hướng và bền vững của doanh nghiệp.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được tầm nhìn. Điều này có nghĩa là mỗi chiến lược được đưa ra phải dựa trên cơ sở phân tích và dự báo dài hạn về xu thế biến động và phát triển của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Thứ ba, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo cho doanh nghiệp giành được thắng lợi khi cạnh tranh trên thị trường, tăng cường vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thực tế nếu doanh nghiệp bảo hiểm ở vị thế độc quyền và không có đối thủ cạnh tranh thì thực sự không cần xây dựng chiến lược kinh doanh. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường ngày càng khốc liệt và gay gắt. Cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của chiến lược kinh doanh ngày càng quan trọng, giúp doanh nghiệp phát huy lợi thế so sánh của chính mình, hạn chế phần nào các điểm yếu, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Thứ tư, do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Chính vì lý do này nên nguyên tắc an toàn mà cụ thể ở đây là an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là rất quan trọng. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cần đảm bảo tính an toàn cho việc đảm bảo khả năng chi trả, bồi thường đối với khách hàng, đảm bảo cho việc bảo toàn và tăng trưởng quĩ bảo hiểm.
Thứ năm, phải xác định được phạm vi kinh doanh, mục tiêu, lộ trình và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Trong điều kiện môi trường kinh doanh bên trong cũng như bên ngoài tác động vào doanh nghiệp bảo hiểm như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều bị giới hạn về nguồn lực. Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ phạm vi kinh doanh để có phương án sử dụng các nguồn lực có thể huy động được một cách hiệu quả nhất. Trong phạm vi kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu đề ra của mình một cách rõ ràng để tránh dàn trải về nguồn lực. Một chiến lược kinh doanh tốt luôn xác định được một hệ thống các chính sách, biện pháp và các điều kiện về tài chính, con người…để thực hiện các mục tiêu đó.
1.1.2: Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Chiến lược kinh doanh là một bảng phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. Cũng có thể hiểu chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định và hành động quản trị nhằm hướng tới sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động như hiện nay, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường cần nhận thức được một điều chắc chắn xảy ra, đó là sự thay đổi. Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Mô hình phân tích SWOT, một công cụ được dùng để phân tích chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, đối thủ cạnh tranh…, đã được phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX và ngày nay đang được sử dụng rộng rãi như là một công cụ hữu hiệu nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, mô hình SWOT đã được ứng dụng nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam(PVI) cho giai đoạn 2009 – 2015. Đề tài đã xem xét, phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của PVI cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI cho giai đoạn tới. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong quá trình xem xét, phân tích là các tạp chí, sách, báo chuyên ngành bảo hiểm và các tài liệu của PVI về tình hình tài chính, nhân lực, cơ cấu tổ chức…trong giai đoạn 3 năm, 2006, 2007 và 2008. Kết quả của quá trình phân tích dựa trên cơ sở phương pháp luận về mô hình SWOT, những phân tích về môi trường khách quan và kết hợp với những đánh giá, nhận định chủ quan của chính người viết.
Tuy nhiên, do nội dung của đề tài rất rộng, phải phân tích tổng hợp nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ nhận thức của người viết còn nhiều hạn chế nên các kết luận và ý kiến đưa ra nhât định không tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các thày cô giáo để em có thể thực hiện được tốt hơn trong các bài viết sau.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của ThS. Tô Thiên Hương về những ý kiến góp ý quí báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - TS Nguyễn Văn Định (Chủ biên).
2. Giáo trình bảo hiểm - TS Nguyễn Văn Định (Chủ biên).
3. Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Thành Độ; TS Nguyễn Ngọc Huyền.
4. Giáo trình Quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm (Chủ biên).
5. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương (Chủ biên).
6. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam các số 1,2,3,4 năm 2008.
7. Bản cáo bạch - Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam(PVI).
8. Báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 ( PVI).
9. Báo cáo Đại hội cổ đông 2008(PVI)
10. Báo cáo của Ban Kiểm soát gửi Đại hội cổ đông PVI (2008).
11. Webside: pvi.com.vn
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ SỰ HỮU HIỆU CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 4
1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH và qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DNBH 4
1.1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH 4
1.1.1.1: Quan điểm về chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh của DNBH 4
1.1.1.2: Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm 6
1.1.1.3: Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 7
1.1.2: Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 8
1.2: Các yêú tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh 12
1.2.1: Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: 12
1.2.1.1: Môi trường kinh tế trong nước và thế giới: 12
1.2.1.2: Môi trường chính trị và pháp luật 13
1.2.1.3: Môi trường tự nhiên 15
1.2.1.4: Môi trường văn hoá xã hội 16
1.2.1.5 Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.2.2: Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 19
1.2.2.1: Tác động của hoạt động marketing 19
1.2.2.2: Ảnh hưởng của nguồn nhân lực 19
1.2.2.3: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm 20
1.2.2.4: Tình hình tài chính của doanh nghiệp 21
1.3: Mô hình phân tích SWOT - một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 21
1.3.1: Giới thiệu về mô hình phân tích SWOT 21
1.3.2: Nội dung của phương pháp phân tích theo mô hình SWOT 24
Nguồn: Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp (Tr77) 30
1.3.3: Ưu, nhược điểm của mô hình phân tích SWOT 31
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA PVI TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 32
2.1: Giới thiệu khái quát về PVI 32
2.1.1: Giới thiệu chung 32
2.1.1.1: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của PVI 32
2.1.1.2: Cơ cấu tổ chức của PVI 35
2.1.1.3: Các lĩnh vực kinh doanh chính của PVI 39
2.2: Áp dụng mô hình phân tích SWOT phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI 44
2.2.1: Phân tích môi trường kinh tế 44
2.2.2: Phân tích môi trường chính trị và pháp luật 47
2.2.3: Phân tích môi trường tự nhiên 48
2.2.4: Phân tích môi trường xã hội 51
2.2.5: Phân tích môi trường cạnh tranh 52
2.3: Áp dụng mô hình phân tích SWOT đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI 55
2.3.1: Đánh giá hoạt động marketing 55
2.3.2: Đánh giá cơ cấu tổ chức của PVI: 67
2.3.3: Đánh giá nguồn nhân lực 68
2.3.4: Đánh giá năng lực tài chính 73
2.4: Tổng hợp kết quả phân tích SWOT của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 86
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT NHẰM HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 91
3.1: Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm hình thành chiến lược kinh doanh của PVI trong giai đoạn 2009 – 2015 91
3.1.1: Xây dựng ma trận SWOT: 91
3.1.1.1: Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Nguy cơ 91
3.1.1.2: Ma trận SWOT: 94
3.2: Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm lựa chọn chiến lược kinh doanh của PVI giai đoạn 2009 – 2015 97
3.2.1: Xác định nhóm chiến lược phù hợp nhất 97
3.2.2: Lựa chọn phương án chiến lược 98
3.2.2.1: Nội dung của các phương án 98
3.2.2.2: Lựa chọn phương án chiến lược bằng phương pháp cho điểm 102
3.3: Một số kiến nghị đối với PVI nhằm áp dụng có hiệu quả mô hình phân tích SWOT vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty 104
3.3.1: Xây dựng hệ thống thu thập thông tin 104
3.3.2: Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ phân tích: 106
3.4: Một số kiến nghị, giải pháp đối với PVI nhằm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của công ty được xây dựng qua mô hình phân tích SWOT: 106
3.4.1: Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược 106
3.4.2: Một số mục tiêu trước mắt cần thực hiện trong năm 2009 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Ma trận SWOT 26
Bảng1.2: Mẫu đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 30
Bảng 2.1: Một số vụ tổn thất điển hình PVI đã giải quyết bồi thường trong thời gian qua 50
Bảng 2.3: Năng lực bộ máy điều hành, lãnh đạo PVI 69
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của PVI tính đến cuối năm 2008 71
Bảng 2.5: Doanh thu bảo hiểm gốc của PVI giai đoạn 2004 - 2008 62
Bảng 2.6: Doanh thu của PVI giai đoạn 2004 – 2008 74
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh năm 2008 78
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của PVI trong giai đoạn 2006 – 2008 80
Bảng 2.9: Kết quả phân tích SWOT 87
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của PVI 94
Bảng 3.2: Đánh giá chiến lược kinh doanh của PVI 103
Biểu đồ 2.1: Thị phần của PVI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2008 54
Biểu đồ 2.2: Thị phần nghiệp vụ Bảo Hiểm Năng Lượng năm 2008 56
Biểu đô 2.3: Thị phần nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải năm 2008 57
Biểu đồ 2.4: Thị phần bảo hiểm tài sản năm 2008 58
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Qui trình tám bước xây dựng chiến lược kinh doanh 11
Sơ đồ 1.2: Môi trường cạnh tranh ngành 16
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI 36
Hình 1.1: Mô hình SWOT 23
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của PVI giai đoạn 2004 – 2008 và kế koạch 2009 73
Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của PVI giai đoạn 2004 – 2008 77
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản của PVI giai đoạn 2004 - 2008 79
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam trong thời gian tới
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bảo hiểm thương mại là một trong những ngành hoạt động dịch vụ tài chính tuy còn rất mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua và được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính đến cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hướng đi trong tương lai ngày càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là một công cụ định hướng và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trường và do đó, nó đóng vai trò quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI ), thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong suốt quá trình hơn mười năm hình thành và phát triển đã dần khẳng định được vị trí của mình và hiện đang là doanh nghiệp bảo hiểm đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được tự do, bình đẳng hoạt động trên thị trường Việt Nam, đã và đang dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn trong thời gian tới. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự đình trệ của nền kinh tế trong nước cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Đứng trước thực trạng đó, PVI cần đề ra chiến lược kinh doanh như thế nào đề có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, hạn chế được các khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển? Đây là một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với PVI trong thời gian tới.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI), trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, kết hợp với sự tìm hiểu tình hình kinh doanh thực tế của PVI, em xin chọn đề tài : “ Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam trong thời gian tới ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và sự hữu hiệu của việc áp dụng mô hình phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Chương II: Áp dụng mô hình phân tích SWOT phân tích chiến lược kinh doanh của PVI trong giai đoạn 2009 – 2015.
Chương III: Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm hình thành và lựa chọn chiến lược kinh doanh của PVI trong giai đoạn 2009 - 2015.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ SỰ HỮU HIỆU CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH và qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DNBH
1.1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH
1.1.1.1: Quan điểm về chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh của DNBH
“Chiến lược” là một thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Chiến lược có nghĩa là mưu lược trong việc tiến hành chiến tranh, tức là việc căn cứ vào tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý…của cả hai bên, xem xét cục diện chiến tranh để chuẩn bị và sử dụng lực lượng của mình một cách hiệu quả nhất, đem lại thắng lợi cuối cùng cho mình.
Từ thuật ngữ “chiến lược” như trên, trong quá trình hình thành và phát triển lý luận về chiến lược kinh doanh, có nhiều quan điểm về chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp có thể đạt được. Chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược mở rộng về mặt địa lý, đa dạng hoá sản phẩm, sáp nhập, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm hay từ bỏ, thôn tính hay liên doanh.
Chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là mưu lược, con đường, biện pháp nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định và lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan và các nguồn lực sẵn có và có thể huy động được của doanh nghiệp.
Như vậy, từ các khái niệm về chiến lược, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung được trình bày ở trên, ta có thể nêu ra cách hiểu khái quát về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm như sau: “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là tập hợp những mục tiêu dài hạn và cách thức để đạt được những mục tiêu dài hạn đó căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan và các nguồn lực của doanh nghiệp bảo hiểm”. Chiến lược kinh doanh thường được xác định cho một thời kỳ nhất định, mang tính định hướng và có thể điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh.
Căn cứ vào phạm vi, chiến lược kinh doanh được chia thành chiến lược kinh doanh tổng quát ( chiến lược kinh doanh chung) và chiến lược kinh doanh bộ phận.
Căn cứ vào nội dung và lĩnh vực quản trị, chiến lược kinh doanh được chia theo từng lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp. Ví dụ như chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược nhân sự…
Căn cứ theo tính chất và phạm vi hoạt động, người ta chia chiến lược kinh doanh ra thành bốn loại : chiến lược kết hợp, chiến lược chuyên sâu, chiến lược mở rộng và chiến lược kinh doanh đặc thù ( thu hẹp, liên kết…).
1.1.1.2: Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải đối mặt với những thay đổi của môi trường kinh doanh đang xảy ra từng ngày, từng giờ. Mỗi sự thay đổi này đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như vậy, có một điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm luôn biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp bảo hiểm được xem như là một sự định hướng, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có thể vượt qua sóng gió, khó khăn của thương trường, vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn bằng chính nỗ lực và khả năng của mình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng một chiến lược kinh doanh có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực triển khai chiến lược, được xem như là một nghệ thuật trong trong quá trình quản trị doanh nghiệp bảo hiểm.
Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trên thị trường thay vì phản ứng một cách yếu ớt trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm đem lại cho mỗi người sự nhận thức hết sức quan trọng. Mục tiêu của quá trình này là nhằm đặt được sự thấu hiểu và cam kết thực hiện cả trong ban giám đốc cho đến đội ngũ nhân viên trong công việc. Một khi mỗi người trong doanh nghiệp đều hiểu được rằng họ sẽ phải làm gì và tại sao họ phải làm như vậy, mỗi người sẽ cảm giác mình thực sự là một phần của doanh nghiệp và sẽ tự cam kết để ủng hộ nó. Ban giám đốc và các nhân viên lúc này sẽ trở nên năng động hơn, họ hiểu và ủng hộ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; mỗi người trong công ty sẽ như được tiếp thêm sức lực, nhờ đó họ có thể phát huy được hết năng lực và phẩm chất cá nhân của mình, đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp bảo hiểm.
1.1.1.3: Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm cần đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau :
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cần đảm bảo tính tổng thể. Tính tổng thể của chiến lược kinh doanh thể hiện ở chỗ nó phải phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của doanh nghiệp; phù hợp với điều kiện quốc gia và sự phát triển của quốc gia trong một thời kỳ nhất định; phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Một chiến lược đảm bảo được tính tổng thể là nhân tố quan trọng cho sự phát triển đúng hướng và bền vững của doanh nghiệp.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được tầm nhìn. Điều này có nghĩa là mỗi chiến lược được đưa ra phải dựa trên cơ sở phân tích và dự báo dài hạn về xu thế biến động và phát triển của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Thứ ba, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo cho doanh nghiệp giành được thắng lợi khi cạnh tranh trên thị trường, tăng cường vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thực tế nếu doanh nghiệp bảo hiểm ở vị thế độc quyền và không có đối thủ cạnh tranh thì thực sự không cần xây dựng chiến lược kinh doanh. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường ngày càng khốc liệt và gay gắt. Cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của chiến lược kinh doanh ngày càng quan trọng, giúp doanh nghiệp phát huy lợi thế so sánh của chính mình, hạn chế phần nào các điểm yếu, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Thứ tư, do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Chính vì lý do này nên nguyên tắc an toàn mà cụ thể ở đây là an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là rất quan trọng. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cần đảm bảo tính an toàn cho việc đảm bảo khả năng chi trả, bồi thường đối với khách hàng, đảm bảo cho việc bảo toàn và tăng trưởng quĩ bảo hiểm.
Thứ năm, phải xác định được phạm vi kinh doanh, mục tiêu, lộ trình và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Trong điều kiện môi trường kinh doanh bên trong cũng như bên ngoài tác động vào doanh nghiệp bảo hiểm như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều bị giới hạn về nguồn lực. Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ phạm vi kinh doanh để có phương án sử dụng các nguồn lực có thể huy động được một cách hiệu quả nhất. Trong phạm vi kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu đề ra của mình một cách rõ ràng để tránh dàn trải về nguồn lực. Một chiến lược kinh doanh tốt luôn xác định được một hệ thống các chính sách, biện pháp và các điều kiện về tài chính, con người…để thực hiện các mục tiêu đó.
1.1.2: Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Chiến lược kinh doanh là một bảng phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. Cũng có thể hiểu chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định và hành động quản trị nhằm hướng tới sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động như hiện nay, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường cần nhận thức được một điều chắc chắn xảy ra, đó là sự thay đổi. Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Mô hình phân tích SWOT, một công cụ được dùng để phân tích chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, đối thủ cạnh tranh…, đã được phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX và ngày nay đang được sử dụng rộng rãi như là một công cụ hữu hiệu nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, mô hình SWOT đã được ứng dụng nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam(PVI) cho giai đoạn 2009 – 2015. Đề tài đã xem xét, phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của PVI cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI cho giai đoạn tới. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong quá trình xem xét, phân tích là các tạp chí, sách, báo chuyên ngành bảo hiểm và các tài liệu của PVI về tình hình tài chính, nhân lực, cơ cấu tổ chức…trong giai đoạn 3 năm, 2006, 2007 và 2008. Kết quả của quá trình phân tích dựa trên cơ sở phương pháp luận về mô hình SWOT, những phân tích về môi trường khách quan và kết hợp với những đánh giá, nhận định chủ quan của chính người viết.
Tuy nhiên, do nội dung của đề tài rất rộng, phải phân tích tổng hợp nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ nhận thức của người viết còn nhiều hạn chế nên các kết luận và ý kiến đưa ra nhât định không tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các thày cô giáo để em có thể thực hiện được tốt hơn trong các bài viết sau.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của ThS. Tô Thiên Hương về những ý kiến góp ý quí báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - TS Nguyễn Văn Định (Chủ biên).
2. Giáo trình bảo hiểm - TS Nguyễn Văn Định (Chủ biên).
3. Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Thành Độ; TS Nguyễn Ngọc Huyền.
4. Giáo trình Quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm (Chủ biên).
5. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương (Chủ biên).
6. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam các số 1,2,3,4 năm 2008.
7. Bản cáo bạch - Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam(PVI).
8. Báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 ( PVI).
9. Báo cáo Đại hội cổ đông 2008(PVI)
10. Báo cáo của Ban Kiểm soát gửi Đại hội cổ đông PVI (2008).
11. Webside: pvi.com.vn
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ SỰ HỮU HIỆU CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 4
1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH và qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DNBH 4
1.1.1: Chiến lược kinh doanh của DNBH 4
1.1.1.1: Quan điểm về chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh của DNBH 4
1.1.1.2: Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm 6
1.1.1.3: Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 7
1.1.2: Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 8
1.2: Các yêú tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh 12
1.2.1: Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: 12
1.2.1.1: Môi trường kinh tế trong nước và thế giới: 12
1.2.1.2: Môi trường chính trị và pháp luật 13
1.2.1.3: Môi trường tự nhiên 15
1.2.1.4: Môi trường văn hoá xã hội 16
1.2.1.5 Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.2.2: Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 19
1.2.2.1: Tác động của hoạt động marketing 19
1.2.2.2: Ảnh hưởng của nguồn nhân lực 19
1.2.2.3: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm 20
1.2.2.4: Tình hình tài chính của doanh nghiệp 21
1.3: Mô hình phân tích SWOT - một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 21
1.3.1: Giới thiệu về mô hình phân tích SWOT 21
1.3.2: Nội dung của phương pháp phân tích theo mô hình SWOT 24
Nguồn: Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp (Tr77) 30
1.3.3: Ưu, nhược điểm của mô hình phân tích SWOT 31
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA PVI TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 32
2.1: Giới thiệu khái quát về PVI 32
2.1.1: Giới thiệu chung 32
2.1.1.1: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của PVI 32
2.1.1.2: Cơ cấu tổ chức của PVI 35
2.1.1.3: Các lĩnh vực kinh doanh chính của PVI 39
2.2: Áp dụng mô hình phân tích SWOT phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI 44
2.2.1: Phân tích môi trường kinh tế 44
2.2.2: Phân tích môi trường chính trị và pháp luật 47
2.2.3: Phân tích môi trường tự nhiên 48
2.2.4: Phân tích môi trường xã hội 51
2.2.5: Phân tích môi trường cạnh tranh 52
2.3: Áp dụng mô hình phân tích SWOT đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI 55
2.3.1: Đánh giá hoạt động marketing 55
2.3.2: Đánh giá cơ cấu tổ chức của PVI: 67
2.3.3: Đánh giá nguồn nhân lực 68
2.3.4: Đánh giá năng lực tài chính 73
2.4: Tổng hợp kết quả phân tích SWOT của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 86
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT NHẰM HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 91
3.1: Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm hình thành chiến lược kinh doanh của PVI trong giai đoạn 2009 – 2015 91
3.1.1: Xây dựng ma trận SWOT: 91
3.1.1.1: Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Nguy cơ 91
3.1.1.2: Ma trận SWOT: 94
3.2: Áp dụng mô hình phân tích SWOT nhằm lựa chọn chiến lược kinh doanh của PVI giai đoạn 2009 – 2015 97
3.2.1: Xác định nhóm chiến lược phù hợp nhất 97
3.2.2: Lựa chọn phương án chiến lược 98
3.2.2.1: Nội dung của các phương án 98
3.2.2.2: Lựa chọn phương án chiến lược bằng phương pháp cho điểm 102
3.3: Một số kiến nghị đối với PVI nhằm áp dụng có hiệu quả mô hình phân tích SWOT vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty 104
3.3.1: Xây dựng hệ thống thu thập thông tin 104
3.3.2: Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ phân tích: 106
3.4: Một số kiến nghị, giải pháp đối với PVI nhằm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của công ty được xây dựng qua mô hình phân tích SWOT: 106
3.4.1: Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược 106
3.4.2: Một số mục tiêu trước mắt cần thực hiện trong năm 2009 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Ma trận SWOT 26
Bảng1.2: Mẫu đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 30
Bảng 2.1: Một số vụ tổn thất điển hình PVI đã giải quyết bồi thường trong thời gian qua 50
Bảng 2.3: Năng lực bộ máy điều hành, lãnh đạo PVI 69
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của PVI tính đến cuối năm 2008 71
Bảng 2.5: Doanh thu bảo hiểm gốc của PVI giai đoạn 2004 - 2008 62
Bảng 2.6: Doanh thu của PVI giai đoạn 2004 – 2008 74
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh năm 2008 78
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của PVI trong giai đoạn 2006 – 2008 80
Bảng 2.9: Kết quả phân tích SWOT 87
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của PVI 94
Bảng 3.2: Đánh giá chiến lược kinh doanh của PVI 103
Biểu đồ 2.1: Thị phần của PVI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2008 54
Biểu đồ 2.2: Thị phần nghiệp vụ Bảo Hiểm Năng Lượng năm 2008 56
Biểu đô 2.3: Thị phần nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải năm 2008 57
Biểu đồ 2.4: Thị phần bảo hiểm tài sản năm 2008 58
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Qui trình tám bước xây dựng chiến lược kinh doanh 11
Sơ đồ 1.2: Môi trường cạnh tranh ngành 16
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI 36
Hình 1.1: Mô hình SWOT 23
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của PVI giai đoạn 2004 – 2008 và kế koạch 2009 73
Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của PVI giai đoạn 2004 – 2008 77
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản của PVI giai đoạn 2004 - 2008 79
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: